Home Soát Ayurveda & Yoga – Những hạn chế trong tiếp cận tại Việt Nam

Ayurveda & Yoga – Những hạn chế trong tiếp cận tại Việt Nam

Như chúng ta biết, cho đến nay Yoga đã trở nên khá là phổ biến ở Việt Nam. Khi nhắc đến, hầu như ai cũng sẽ biết về Yoga. Ayurveda cũng mới xuất hiện và cũng chưa có nhiều thông tin được phổ biến ở Việt Nam. Hiện tại, có một vài trung tâm Yoga tổ chức khóa học về Ayurveda, thế nhưng, do nền tảng triết lý của người Việt Nam mình không thông thuộc hệ thống triết lý  Nam Á, cụ thể là Ấn Độ, cho nên cả người học và người dạy đều gặp rất nhiều hạn chế trong truyền đạt và tiếp nhận kiến thức. Bởi vì, người dạy không thể nào truyền đạt hết tất cả những hệ thống triết lý ấy. Hơn nữa, triết lý Ấn Độ cũng không phải vấn đề chuyên sâu trong khóa học. Và đại đa số người tập hiện nay, do nhịp sống rất nhanh, nên chỉ muốn những thông tin dạng công thức mì ăn liền, theo gạch đầu dòng. Cho đến khi những tình huống trong cuộc sống mà chúng ta gặp phải ra khỏi công thức đấy, thì chúng ta bị bối rối; và điều này là một trong những hạn chế rất lớn trong việc dạy và học Ayurveda cũng như Yoga ở Việt Nam.

Trong quá trình tu học Yoga và Ayurveda ở Asaram, cô giáo người Ấn của tôi hiện đang giảng dạy ở Thái Lan đã cung những kiến thức ít tính thực hành, nghĩa là không phải dạng công thức. Ban đầu, tôi cảm thấy rất chán. “Tại sao lại học này? Tôi muốn học những mang tính ứng dụng cao, tại sao lại dạy tôi những này?” Thế nhưng, về sau tôi lại thấy là tất cả những kiến thức mà mình được học  rất có ích. Ví dụ, tôi đã được học về lịch sử hình thành Ayurveda, các hệ thống triết lý chính của Ấn Độ và ảnh hưởng của chúng lên Ayurveda và Yoga ra sao. Những kiến thức ấy giúp tôi có thể biến hóa được với tất cả những kiểu công thức hay tình huống mà mình gặp phải ở cuộc sống bình thường, chứ không phải chỉ đơn giản học thuộc công thức.

I. Tìm hiểu về Ayurveda

Đầu tiên tôi sẽ đi vào tên gọi của Ayurveda trước. Ayurveda được dịch là khoa học về sự sống hay tri thức về sự sống.

tim-hieu-ve-ayurveda

Ở đây  có một sơ đồ mô tả về lịch sử Ayurveda tại Ấn Độ. Nó nằm ở đâu, nó nằm ở khoảng nào trong lược đồ về thời gian so với các nước khác ở trên thế giới?

Ấn Độ cổ đại với Ayurveda xuất hiện ở tầm khoảng 1500 TCN, khi người ta phát hiện ra có những văn tự được viết ra. Thế nhưng, Ấn Độ từ ngày trước đã rất phổ biến dạy truyền miệng, cho nên những kiến thức về Ayurveda và Yoga có thể tồn tại trước đó rất nhiều, [điều này] cần các nhà khoa học xác minh cụ thể niên đại. Ở đây, chỉ có một bảng đưa ra những thông tin áng khoảng thôi. Mặc dù có một số tranh cãi, nhưng nhiều học giả cho rằng Ayurveda là Upaveda của Antharveda. Một số học giả khác lại cho rằng nguồn gốc của Ayurveda xuất hiện ở trong giai đoạn Rigveda. Trải qua nhiều thế kỷ, Ayurveda dần dần được đưa vào đào tạo chính quy ở Ấn Độ và sau đó được phổ biến ra khắp nơi trên thế giới như chúng ta biết ngày nay.

Ayurveda là một ngành khoa học y tế mà mục đích của nó là để chữa bệnh và duy trì chất lượng cũng như tuổi thọ của cuộc sống.

 

Và bởi vì Ayurveda là một hệ thống giúp chăm sóc sức khỏe toàn diện, nên nó giúp chúng ta:

  1. Dưỡng sinh: giúp sống khỏe và lành mạnh
  2. Phòng bệnh
  3. Trị bệnh: giúp cơ thể trở về trạng thái bình thường

Như Charaka nói, “tâm trí, linh hồn và thể xác tạo nên ba trụ cột, mà ở đó không chỉ có sự tồn tại của con người mà còn của cả thế giới”. Cho nên, Ayurveda là một nghệ thuật sống hàng ngày phát triển từ sự soi sáng thực tế từ triết học và tâm linh, cung cấp sự hiểu biết sâu sắc về cơ thể, tâm trí và ý thức độc đáo của mỗi người chúng ta, và là nền tảng của sức khỏe và hạnh phúc. Tóm lại, Ayurveda chú trọng vào việc chúng ta sống cân bằng, hài hòa cơ thể, tâm trí và tinh thần. Bởi những người mà thực hành Ayurveda tin rằng: chính sự cân bằng này giúp cho cơ thể chúng ta có thể ngăn ngừa được bệnh tật và đem lại cho chúng ta một cuộc sống dài lâu và khỏe mạnh hơn.

1. Triết học Ấn Độ

Khi nhắc đến Ayurveda, chúng ta cần phải tìm hiểu một chút sơ qua về hệ thống triết học Ấn Độ. Tại sao chúng ta lại cần phải quan tâm đến nó? Rõ ràng Ayurveda chỉ là một lối sống, một hệ thống y học cổ truyền của Ấn Độ và chỉ là chữa bệnh thôi, tại sao tôi phải quan tâm đến hệ thống triết học của họ làm gì?

Thế nhưng, tất cả những hệ thống triết học ở Ấn Độ, những hệ thống chính đều có những đóng góp và ảnh hưởng lên kiến thức và tri thức của Ayurveda. Nó được gom nhặt trong rất nhiều năm và đến bây giờ thì đó là một kho kiến thức đồ sộ.

Đầu tiên, chúng ta sẽ xem qua sơ đồ này trước. Triết học Ấn Độ chia làm hai nhóm trường phái. Nhóm thứ nhất là nhóm Hindu giáo – Ấn Độ giáo, họ công nhận Vệ đà là nguồn của tri thức của họ. Nhóm thứ hai không công nhận Vệ đà là nguồn của tri thức, trong này bao gồm Phật giáo, Kỳ Na giáo và Charvaka – trường phái duy vật.

Nhóm Hindu giáo lại phân làm hai nhánh lớn. Một nhóm phủ nhận sự hiện diện của Thượng Đế, nhóm còn lại thì không (có thể họ có công nhận). Nhóm đầu tiên (nhóm phủ nhận Thượng Đế) chia làm ba trường phái chính: Sankhya thiên về nhị nguyên, Nyaya thiên về logic, và Vaisheshika thiên về khoa học thực chứng. Trường phái thứ hai mà không phủ nhận Thượng Đế cũng có ảnh hưởng lên hệ thống Nyaya và Vaisheshika, nhưng nó ảnh hưởng chính lên ba trường phái khác: Yoga thiên về thiền và giải thoát, Purva Mimamsa thiên về các nghi lễ, và Vedanta thiên về nghiên cứu kinh Vệ đà. Vedanta chia thành ba nhánh nhỏ: Advaitha – không Nhị Nguyên, Visishtadvaitha – không Nhị Nguyên đủ điều kiện, và Dvaitha – hoàn toàn Nhị Nguyên. Sau đó, Vedanta tiếp tục thay đổi và phát triển thành hệ thống Tân Vedanta – Neo-Vedanta chú trọng nghiên cứu về nghiệp, đức tin, tri thức và Raja yoga. Đây là một biểu đồ bao quát về một số những trường phái triết học chính ở Ấn Độ để mọi người có thể tham khảo. Từ những từ khóa này, nếu mọi người quan tâm thì có thể tìm hiểu thêm những thông tin ở trên mạng sau.

2. 6 trường phái triết học Hindu & Ayurveda

Bây giờ chúng ta sẽ tìm hiểu sơ qua một chút về sáu trường phái triết học chính của Hindu và hệ thống triết học của Phật giáo ảnh hưởng lên Ayurveda như thế nào.

Đầu tiên, ba trong số sáu hệ thống chính của Hindu giáo mà chúng ta sẽ tìm hiểu là Samkhya, Nyaya, và Vaiseshika. Ba hệ thống này đi cùng với nhau, bởi vì đây là nhóm không tin rằng có Thượng Đế, tức là phủ nhận Thượng Đế; và chủ yếu là nghiên cứu về thế giới vật chất – những hệ thống triết lý này cố gắng hiểu và giải thích những trải nghiệm hàng ngày của chúng ta ở trên phương diện vật chất (chứ không sử dụng về mặt tâm linh, tinh thần hay suy luận). Họ nghiên cứu những cái trải nghiệm hang ngày, hoặc những lý luận logic, hiểu nguyên nhân và kết quả, hoặc những trải nghiệm mà người ta có thể rút gọn thành nhân. Và đó cũng là những trọng tâm của hệ thống triết học Nyaya. Trường phái Vaiseshika tập trung vào mức độ của thế giới vật chất, không quan tâm đến cái gì đã tạo ra những vật chất đấy, hay nó đến từ đâu. Hệ thống triết lý này hình thành như một mô hình vật lý về sự tương tác giữa các hạt với nhau. Cho nên, nó khá là thiên về chủ nghĩa nguyên tử. Hệ thống Samkhya cung cấp cho Ayurveda thuyết vũ trụ luận, một kiến thức rất quan trọng đối với Ayurveda và thuyết nhân quả. Còn hệ thống triết lý NyayaVaiseshika mang lại cho Ayurveda tư duy logic và tuần tự, và để những người thực hành Ayurveda có thể hiểu được rằng: cơ thể là một cỗ máy và nên được sửa chữa khi hỏng; khi nó hỏng thì cần phải sửa chữa như thế nào, nó có các bộ phận như thế nào, bình thường nó vận hành ra sao… Hai hệ thống này sẽ đưa ra tất cả thông tin, kiến thức và tri thức đấy cho người thực hành Ayurveda có thể nắm rõ về cơ thể của mình cũng như thế giới xung quanh bên ngoài, để có thể đưa ra những phương án điều trị hay phán đoán chính xác.

Còn ba hệ thống triết học sau – Yoga, Mimamsa Vedanta đi cùng với nhau bởi họ khá tương đồng với nhau. Ba hệ thống triết lý này không phủ nhận sự hiện diện của Thượng Đế. Họ chủ trương quan sát thực tại bên trong như một nỗ lực để hiểu thực tại bên ngoài, nghĩa là để hiểu được thế giới thì chúng ta phải hiểu được chính chúng ta trước, chúng ta phải hiểu được thế giới nội tâm bên trong của chúng ta. Ba trường phái này quan tâm nhiều hơn đến triết học thuần túy và ít quan tâm hơn đến việc hiểu sự tương tác vật lý của sự vật bởi ba hệ thống triết học trước đã chú trọng rồi. Ayurveda chấp nhận hệ thống Mimamsa với mục đích chữa bệnh và kết hợp các nghi lễ, như những nghi lễ để thanh tẩy, để thực hành những vấn đề liên quan đến tâm linh cho phần tâm của chúng ta được sáng suốt hơn. Hệ thống triết lý Yoga là do vị Guru Patanjali – người tiên phong trong việc tổ chức một cách có hệ thống những thực hành cho các nhà yogi như một môn khoa học; và thông qua Yogasutra do ông viết, Ayurveda đã chấp nhận hệ thống triết lý này cho mục đích chữa bệnh trị liệu. Những người thực hành Ayurveda dựa trên những nguyên lý về năng lượng, vũ trụ luận và dựa trên những nguyên lý trong Yogasutra mà đã phân loại các tư thế Yoga theo các dạng kết cấu Dosha để sử dụng trong mục đích chữa bệnh. Trường phái Vedanta là một hệ thống triết lý sâu sắc mà Ayurveda đã chấp nhận để đưa vào trong việc trị liệu. Triết lý này còn được gọi là Upanishad. Nếu hệ thống SamkhyaVaiseshika theo khuynh hướng nhị nguyên, thì hệ thống Vedanta theo khuynh hướng nhất nguyên, nghĩa là mọi thứ đều được gọi là ý thức và có một ý thức phổ quát mà tất cả chúng ta cùng chia sẻ với nhau (tất cả chúng ta đều có chung một ý thức chung đó). Ayurveda chấp nhận triết lý này cho mục đích chữa bệnh. Vedanta cho Ayurveda suy nghĩ sâu sắc về chân lý tuyệt đối bất biến và những thành tựu cuối cùng của mỗi một con người. Để đạt được những mục tiêu đó, người ta cần phải có một cuộc sống khỏe mạnh và phải sống đủ lâu đến khi có thể có được những giác ngộ của riêng mình. Một cơ thể ốm yếu, bệnh tật thì không thể nào đạt được những điều đó. Cho nên, Ayurveda rất quan trọng trong việc dưỡng sinh và duy trì tuổi thọ, để những người tu hành có thể đủ sức khỏe và sống đủ lâu để theo đuổi mục đích cuối cùng của họ – được giải thoát.

3. Ayurveda & Phật giáo

Ngoài sáu hệ thống triết lý này, Ayurveda đã tích hợp thêm những triết lý của Phật giáo thông qua triết lý được đức Phật cô đọng trong Tứ Diệu Đế. Mình nghĩ là đa số mọi người ở Việt Nam đều biết đến Tứ Diệu Đế, và mọi người có thể tìm thêm thông tin hay kiến thức về Tứ Diệu Đế trên kênh sách, hoặc trên mạng. Mình sẽ nói sơ qua Tứ Diệu Đế góp phần như thế nào trong Ayurveda.

Đầu tiên, khổ đế giúp nhận biết được mình đang khổ ở đâu. Từ việc thấy mình đang khổ như thế, mình khổ vì bị bệnh, già, mong cầu không được như ý, xa lìa người thân yêu, phải gặp những người mình ghét, hay mình khổ vì thân khổ, tâm khổ…

Thứ hai là tập đế sẽ giúp những người mà thực hành Ayurveda có thể xác nhận, xác định được nguyên nhân của việc khổ đấy đến từ đâu, do đức tính gì của chúng ta, do phần tâm tính nào của chúng ta, do chúng ta tham lam, nóng giận hay si mê, ngạo mạn, kiêu căng, nghi ngờ… Chúng ta cho rằng cái tôi của chúng ta là có thật, hay tính cách độc đoán, cố chấp, nghe theo những tà giáo, mê tín dị đoan. Tất cả đây là 10 nguyên nhân chính có thể khiến chúng ta đau khổ.

Thứ ba là diệt đế. Đức Phật đưa ra viễn cảnh là khi chúng ta thoát được khổ, thì cuộc sống của chúng ta sẽ như thế nào? Chúng ta có thể không còn tái sinh, không còn phải nhập lục đạo luân hồi, thân tâm chúng ta được thanh tịnh, chúng ta được giải thoát khỏi vô minh, chúng ta có được những cái nhìn đúng đắn về mọi việc trong cuộc sống xung quanh…

Vậy thì làm thế nào để chúng ta có thể thành tựu được những việc đấy? Đức Phật lại đưa ra con đường: phần thứ tư – đạo đế, cách làm sao để thoát khổ. Tùy thuộc vào căn cơ hay những khả năng của mỗi người, sẽ có những con đường để thực hành tu luyện khác nhau, bao gồm tứ niệm xứ, tứ tránh cần, tứ như ý túc (nghĩa là 4 điều chúng ta phải biết đủ), ngũ căn, ngũ lực, thất bồ đề phầnbát chánh đạo. Ở đây mình không chia sẻ cụ thể. Mọi người có thể tìm đọc nếu mọi người quan tâm đến triết lý của tứ diệu đế này ở trên mạng hoặc trong những kinh sách của đạo Phật.

4. Ayurveda & Vũ trụ luân – phái Samkhya

Sẽ thật thiếu sót nếu mình không chia sẻ thêm với mọi người những kiến thức, thông tin cơ bản về vũ trụ luận của hệ thống Samkhya, vì vũ trụ luận này ảnh hưởng rất lớn lên Ayurveda trong việc dưỡng sinh và trị liệu. Quá trình tự nhận thức là một trong những sự chú tâm đảo ngược quá trình thể hiện, nghĩa là chúng ta nhận thức lại và đảo ngược để chúng ta đưa ý thức chúng ta trở về thông qua việc ta xác định được nguồn gốc của ý niệm đấy đến từ đâu hay tư duy chúng ta có gốc rễ đâm chồi nảy lộc từ đâu. Chúng ta phải soi xét, và xem căn nguyên từ đâu để diệt nó ở đấy, chẳng hạn như vậy.

Vũ trụ luận này là một mô tả ngắn gọn về sự diễn sinh của Prakriti, hay còn gọi là tự nhiên, và Purusha mà theo hệ thống triết học của Samkhya mô tả đấy là ý thức hay linh hồn. Các nguyên tắc rất quan trọng trong biểu đồ này mà mọi người có thể để ý là Purusha, Prakriti và những thứ như là trạng thái cân bằng của 3 Guna, những phần diễn sinh ở phía dưới. Bây giờ, mình sẽ giải thích qua với mọi người về sơ đồ vũ trụ luận này để mọi người có một góc nhìn, thông tin cơ bản về vũ trụ luận của Ấn Độ. Từ đó mọi người tìm hiểu thêm những thông tin khác dễ dàng và giúp cho mọi người dễ hiểu hơn. Ví dụ, mọi người đọc Bhagavad GitaChí Tôn Ca, nó có nhắc đến rất nhiều từ khóa mà mọi người cảm thấy khó hiểu, hoặc khi mọi người tìm hiểu Ayurveda cũng vậy. Vũ trụ luận này sẽ giúp cho mọi người có một góc nhìn đúng hơn về những thông tin mà mọi người tìm hiểu.

>> Đọc thêm: Lời khuyên từ Bhagavad Gita: Hãy hành động! Hãy chiến đấu! – Book Hunter

PurushaPrakriti. Purusha là tinh thần nguyên thủy hay còn gọi là ý thức, tồn tại song hành cùng với Prakriti – tự nhiên. Theo hệ thống triết lý của Samkhya, phần ý thức không bị ô ế mà luôn luôn thanh tịnh. Purusha tồn tại và đứng riêng biệt với các bản sắc khác của cá thể, nó là nguyên lý của thần, tinh thần lực và không bị ảnh hưởng bởi những phần diễn sinh phía sau. Còn Prakriti là phần vật chất nguyên thủy, hay còn gọi là tự nhiên. Ban đầu, nó tồn tại song hành cùng với Purusha, và nó là nguyên lý vô thức, không thị hiện và rất tinh tế về mặt vật chất của năng lượng. Prakriti là trạng thái nguyên thủy của vật chất. Khi ở trạng thái cân bằng, thì nó sẽ thị hiện ở dưới dạng là ba Guna:  Sattva, Rajas Tamas. Khi ba Guna này ở trạng thái cân bằng, ngang với nhau, thì Prakriti sẽ không bị ảnh hưởng. Thế nhưng, nếu ba Guna bị mất cân bằng, thì Prakriti đấy bị vỡ, tức là bị vỡ khỏi trạng thái hoàn hảo đấy và nó sẽ diễn sinh ra thế giới.

[Trong] ba Guna, hay còn gọi là ba thuộc tính cơ bản, Sattva có đặc tính nhẹ nhàng và thanh thoát, Rajas có tính bốc, có tính hoạt động ,và Tamas có tính ổn định, kết dính mọi thứ. [Tamas] kết dính hai thứ kia lại với nhau để tạo thành một khối bền chắc và cân bằng. Chỉ cần một trong ba Guna nhiều hoặc ít hơn, nó sẽ làm hai ngày kia mất cân bằng theo và mọi thứ ở bên trong nó sẽ rối loạn. Khi ba thuộc tính bị rối loạn và mất cân bằng, chúng sẽ tham gia vào tiến trình phân tách và kết hợp của Prakriti, [từ đó] tạo nên các khía cạnh khác nhau của tâm trí và sẽ diễn sinh ra thế giới, diễn sinh ra tất cả mọi thứ ở phía dưới [sơ đồ].

Phần Mahat hay Buddhi là phần tinh khiết nhất, phần tốt nhất mà được tách ra từ Prakriti. Đây [cũng] là phần diễn sinh đầu tiên, diễn hóa đầu tiên của Prakriti và mang tính tách biệt. Phần Buddhi thể hiện cho tính tách biệt dùng cho con người. Trong khi phần Mahat đề cập đến khía cạnh của toàn thể tiến trình này, mang tính của phần tự nhiên. Sau đó Buddhi/Mahat tiếp tục diễn sinh diễn hóa và sinh ra Ahamkara, hay còn gọi là cái tôi/bản ngã. Đây là ý thức về bản ngã được gắn cá nhân hóa và ý thức về cái tôi, tức là cái tôi có thật. Từ bản ngã được sử dụng không phải để chỉ những phẩm chất thực tế như anh chị em, yêu thương, độc ác.. mà nó tự thân đảm nhận những danh tính bao gồm cả bản ngã giả, nghĩa là nó có cả bản ngã thật và bản ngã giả, định danh thật và định danh giả… Tất cả bao gồm cả thật và giả – những cái chúng ta tự tạo ra, chúng ta tự cho rằng chúng ta là như thế. Đấy là phần Ahamkara.

Sau đó, cái tôi/bản ngã tiếp tục chao đảo, tiếp tục bị ảnh hưởng bởi ba Guna, tiếp tục mất cân bằng, rồi diễn sinh ra hai phần ở phía dưới. Mọi người có thể nhìn sang phần bên trái trước: tâm trí, năm cơ quan cảm giác và năm cơ quan hành động. Phần đầu tiên là tâm trí, ý chí, ý niệm của chúng ta, hay còn gọi là Manas. Nó là cái tâm của chúng ta, là động lực để thúc đẩy hành động, lời nói và tư duy. Vậy nên là Manas – phần tâm – là cánh cổng tiếp nhận thông tin từ các giác quan khi chúng ta tiếp xúc với các đối tượng giác quan bên ngoài.

Rất thú vị ở trong hình này, đấy là tâm trí được sử dụng như một cánh cổng để tiếp nhận thông tin thay vì tiếp nhận giữa thế giới ngoại tâm và thế giới nội tâm của chúng ta. Thông qua năm cơ quan biểu đạt hành động – tay, chân, miệng, cơ quan bài tiết, cơ quan sinh sản, chúng ta tác động ra thế giới bên ngoài, sau đó thu nhận những thông tin từ thế giới bên ngoài thông qua năm cơ quan nhận thức – mắt, tai, mũi, lưỡi và da, [điều này] tác động lên thế giới nội tâm của chúng ta. Manas sẽ ảnh hưởng lên những cái phần khác ở phía trên: Buddhi (chân ngã), Chitta (linh hồn) và Ahamkara (cái tôi) của chúng ta. Từ những thông tin mà chúng ta thu nhận được từ thế giới bên ngoài, cánh cửa Manas (cánh cửa phần tâm của chúng ta) sẽ đưa những thông tin đó vào thế giới nội tâm. Thông qua quá trình nhận thức và quá trình mà ý nghĩ của chúng ta được diễn hóa, nó sẽ làm ảnh hưởng lên tất cả những phần khác trong tâm trí của chúng ta.

Quay lại hình Vũ trụ luận, năm cơ quan cảm giác và năm cơ quan hành động ở bên trái là “mắt, tai, mũi, lưỡi, da” và “tay, chân, miệng, cơ quan bài tiết, cơ quan sinh sản”. Năm cơ quan hành động giống như năm cánh cửa đi ra – chúng ta tác động với thế giới bên ngoài, và năm cơ quan cảm giác là năm cánh cửa đi vào – tiếp nhận thông tin đi vào tâm trí nội tâm của chúng ta. Mười cơ quan này ảnh hưởng nên quá trình tiến hóa của tâm trí – diễn hóa diễn sinh của tâm trí của chúng ta. Phần phía bên tay phải là năm Tanmatras (đối tượng cảm nhận) và năm Mahabhutas (nguyên tố lớn). Năm đối tượng cảm nhận gồm có âm thanh, cảm giác (khi chúng ta chạm vào, chúng ta sẽ có cảm giác xù xì, trơn mượt hay mịn màng), hình dáng/màu sắc, vịmùi hương. Chúng chính là năm đối tượng của giác quan: khi các giác quan của chúng ta tác động vào những đối tượng cảm nhận này, chúng sẽ thu thập thông tin về cho tâm trí chúng ta xử lý. Ví dụ, chúng ta tiếp nhận âm thanh, chúng ta sẽ thu nhận những âm thanh đấy về và phân tích – chúng ta thích hay không thích, chúng ta ghét, hay chúng ta thấy âm thanh này hay hoặc không hay… Từ đấy, nó sẽ sinh ra những cảm xúc: vì không hay nên tôi ghét, hay vì ồn quá nên tôi rất ghét âm thanh này. Và nó sinh ra chúng ta bị cáu: vì ghét nên tôi rất cáu, cáu thì tôi sẽ sinh ra tất cả cảm xúc hay đưa ra những quyết định khác. Cáu nên muốn cãi nhau với người đấy, cáu nên tôi muốn đập phá, hay cáu mà tôi phải chuyển đi… Những thứ này sẽ ảnh hưởng lên nhận thức và hành động của chúng ta.

Năm nguyên tố lớnkhông gian, gió/khí, lửa, nướcđất. Vũ trụ luận của Samkhya hay Ấn Độ giáo gọi đây là ngũ đại – năm nguyên tố lớn, khác với ngũ hành ở Trung Quốc. Mọi người lưu ý chúng không giống nhau. Khi năm nguyên tố lớn tiếp tục bung tỏa, chúng sẽ diễn sinh ra hàng vạn thế gian, tức là rất nhiều vật chất khác được hình thành nên từ năm nguyên tố lớn này. Theo quan điểm của Samkhya, chúng là năm nguyên tố gốc và bất biến, từ chúng sẽ sản sinh ra vạn vật.

Những ai, mà tìm hiểu những thông tin về Ayurveda ở Việt Nam hay bằng tiếng Anh, thường sẽ thấy những biểu đồ như thế này. Chúng ta biết được rằng ngũ đại kết hợp với nhau sẽ sinh ra/tạo nên kết cấu Dosha:

  • Không gian và khí/gió sẽ tạo thành Vatta – có đặc điểm khô, lạnh và nhẹ.
  • Lửa kết hợp với nước sẽ sinh ra kết cấu Pita – nóng, nhẹ và ẩm.
  • Nước với đất kết hợp với nhau sẽ tạo ra kết cấu Kapha – nặng, lạnh và ẩm.

Thế nhưng, chúng ta chỉ biết đến đây thôi, chúng ta không biết được những phần ở phía trên, chúng ta không hiểu được rằng: từ đâu mà năm nguyên tố lớn – ngũ đại được sinh ra, chúng liên quan đến nhau thế nào, năng lượng của chúng vận hành ra sao, và chúng tác động lên tâm trí của chúng ta như thế nào… Chúng ta không biết được, tức là chúng ta bị mất phần thông tin đấy, bởi vì, những thông tin, kiến thức mà chúng ta tiếp nhận không biểu lộ phần kiến thức đấy, hoặc chúng có nhắc đến nhưng lại rất rời rạc, giống như chẳng liên quan gì đến hai biểu đồ này. Đấy là thiếu hụt rất lớn đối với những người tìm hiểu hay thực hành Ayurveda hiện nay. Không chỉ riêng Việt Nam, mà cả các nước phương Tây cũng đều có những vấn đề liên quan đến biểu đồ này, giống như chúng ta có thể nói như vẹt về kiến thức ngũ hành của Trung Quốc – kim, mộc, thủy, hỏa, thổ. Chúng ta bảo cái này khắc cái kia, cái này sinh ra cái kia… nhưng chúng ta không kết hợp được với thuyết âm dương, chúng ta không biết năng lượng của nó vận hành như thế nào… Đấy cũng là một kiểu bị mất gốc khi chúng ta tìm hiểu về ngũ hành. Trong Ayurveda, chúng ta cũng tương tự như vậy: bị mất gốc khi tìm hiểu về Doshangũ đại – chúng ta không truy được nguồn gốc của năng lượng nguyên thủy, chúng ta không biết chúng tác động đến tâm trí chúng ta như thế nào, hay chúng ta phải làm như thế nào để thay đổi được những tình trạng về tâm lý. Ví dụ, chúng ta đang có vấn đề – đang buồn, chúng ta khó mà truy được nỗi buồn đấy do chúng ta dư thừa loại năng lượng gì; chúng ta có thể dùng đồ ăn hay luyện tập để cải thiện nỗi buồn đấy hay không, hay chúng ta cần phải gặp những người như thế nào để nỗi buồn đấy vơi đi… Đấy là phần rất thiếu hụt đối với người thực hành và tìm hiểu Ayurveda hiện nay.

>> Tìm hiểu về khóa học Ayurveda của Sophia Ngo: Coaching 1-1: Sống khỏe với hiểu biết dinh dưỡng và Ayurveda – Book Hunter Lyceum

5. Tám nhánh Ayurveda & hạn chế tư duy hệ thống

Khi chúng ta bị thiếu hụt những phần thông tin về năng lượng như thế, quay lại với sơ đồ, biểu đồ này, mọi người tìm được rất nhiều thông tin về bảy loại mô, hệ bạch huyết, hệ tuần hoàn, hệ cơ mỡ, hệ xương, hệ thần kinh, hệ sinh sản.

Chúng ta có thể nói vanh vách những loại mô này là gì, kết cấu như thế nào, có công năng gì trong cơ thể của chúng ta. Thế nhưng, chúng ta khó phân tích được cái sự liên hệ với nhau như thế nào và tác động lên cơ thể, năng lượng của chúng ta như thế nào. Hay chúng ta có thể biết rõ, có thể nói vanh vách được rằng ngũ đại trong cơ thể chúng ta là gì: ví dụ, những phần rỗng trong cơ thể chúng ta liên quan đến không gian, những gì mà chạy được/chuyển động trong cơ thể chúng ta là gió, dịch/máu trong cơ thể chúng ta là nước, hay những kết cấu phần xương hay phần cơ thịt liên quan đến phần đất… Tất cả những điều này chúng ta đều nói ra được bởi sách vở đều nhắc đến. Thế nhưng, chúng ta chỉ biết được những mẩu thông tin rất rời rạc mà không lắp ghép, không suy luận được nó theo một hệ thống, và không biến hóa được khi có những vấn đề xảy ra với cơ thể chúng ta.

Hay chúng ta có thể biết rất rõ về các kết cấu cơ thể, chúng ta có thể nói được rằng: tôi là tạng người thiên về Vatta, tôi là tạng người thiên về Pita, hay tôi là tạng người kết hợp VattaPita. Chúng ta có thể thông qua những bài test để có thể nói vanh vách về tạng người như thế, nhưng chúng ta vẫn thiếu hụt những kiến thức về mặt năng lượng để phân tích, xử lý những thông tin, thức ăn cho cơ thể chúng ta hàng ngày (bao gồm cả thức ăn về mặt vật chất – đồ ăn, thực phẩm, và thức ăn về mặt tinh thần). Nếu chúng ta không có cái nhìn đúng về phần năng lượng, thì chúng ta sẽ tiếp nhận những thức ăn không được chính xác. Và nó có thể không tốt cho cơ thể nếu chúng ta ăn sai: vì có thể rõ ràng cơ thể tôi là tạng người Pita; thế nhưng, khi tôi ăn theo chế độ Pita đấy, thì hôm nay tôi lại cảm thấy không khỏe, tôi cảm thấy không ổn, tôi cũng không biết tại sao lại như thế… Đấy là một trong những thiếu hụt rất lớn khi chúng ta nghiên cứu Ayurveda. Mọi người hãy chú ý: tìm hiểu thêm những thông tin về năng lượng gốc – năng lượng tạo nên ngũ đại, từ đó nó tạo nên ba kết cấu Dosha. Mình nhắc lại một lần nữa: vũ trụ luận rất quan trọng. Những gì mình giải thích vừa rồi chỉ là những thông tin rất cơ bản để mọi người có thể đại khái hiểu được biểu đồ thôi. Nếu để mà hiểu tường tận và nắm được sự tác động của năng lượng, thì mọi người nên tìm hiểu sâu hơn vũ trụ luận trong khi tìm hiểu về Ayurveda.

II. Thực trạng tập Yoga ở Việt Nam

Phần thứ hai tôi muốn đề cập đến là thực trạng tập Yoga ở Việt Nam hiện nay. Sau nhiều năm du nhập vào Việt Nam, phong trào tập các động tác Yoga phát triển rất nhanh và dần trở nên rất phổ biến hiện nay. Theo cá nhân tôi thấy, những người luyện tập đã dần nâng cao nhận thức hơn và chú trọng hơn vào học thở kết hợp cùng các động tác, và những bài tập tác động đến cơ thể như thế nào. Thế nhưng, không phải tất cả mọi người đều như vậy. Nếu bạn gặp được giáo viên có tâm và trình độ chuyên môn: (ví dụ) ít nhất họ phải có kiến thức cơ bản về giải phẫu cơ thể, nền tảng y học cơ bản, hiểu được việc quan trọng của thở trong Yoga, và nhất là chú trọng đến sức khỏe toàn diện của học viên; những lớp như vậy sẽ có độ an toàn nhất định đối với người học, và ít nhất khi bạn tập sẽ không gặp chấn thương đáng tiếc (hoặc những ảnh hưởng xấu lên xương khớp, cơ bắp), và phần cơ của bạn sẽ được thả lọng thư giãn. Hiện nay, một số bạn bè của mình là bác sĩ Đông y hay bác sĩ Tây y: các bạn ấy đều đi học thêm về Yoga, thực hành tập luyện Yoga và áp dụng những động tác Yoga trong trị liệu cho bệnh nhân của họ; và họ cũng mở thêm những lớp dạy tập Yoga. Nhóm giáo viên này không đa dạng như bây giờ… Còn nếu bạn tập với giáo viên mới vào nghề – họ chỉ biết ốp những công thức mà họ được dạy khi tham gia những khóa học, sẽ có những nguy cơ tiềm ẩn: ví dụ bạn có thể bị lệch đốt sống, trượt đĩa đệm, vôi hóa cột sống nếu bạn tập sai, hoặc thậm chí bạn sẽ bị tiêu hao năng lượng thái quá ở một khu vực nhất định trong cơ thể của bạn (nếu những động tác đấy tác động vào phần đấy thái quá hoặc quá thường xuyên)… Đấy là những tác động xấu về mặt vật lý.

Về những tác động về mặt tinh thần, bạn khó mà nhận biết được, bởi chúng ta không đủ tinh tế, cũng không đủ rảnh để nhìn sâu vào bên trong để tự phân tích, đánh giá phần tâm trí của mình (khi tập Yoga, chúng ta thường hay lờ phần tâm trí đi). Tôi cũng chia sẻ thêm, động tác trồng cây chuối tốt nhất  không nên tập, bởi chúng ta có rất nhiều cách để máu lên não chứ không phải chỉ trồng cây chuối. Vì với những người mà đốt sống đang có vấn đề, ban đầu họ tập thì sẽ cảm thấy rằng nó khá hiệu quả: bởi họ cảm thấy máu lên não nhanh và không bị đau đầu chóng mặt. Thế nhưng, nếu tập một thời gian dài thường xuyên, nó sẽ làm cả trọng lượng cơ thể của bạn chèn lên những phần đốt sống ở cổ, khiến những đốt sống bị thu hẹp lại (khoảng cách giữa các đốt sống với nhau bị thu hẹp, và phần đĩa đệm bị hẹp dần đi) … dần dần đến một lúc nó có thể làm dính các đốt sống với nhau – vôi hóa đốt sống. Khi đó chúng ta sẽ gặp rất nhiều vấn đề liên quan đến đốt sống cổ. Động tác Yoga trồng cây chuối không nên tập.

Trong hình là những cái tên về các loại Yoga mà bạn thường thấy ở trên mạng, ở những lớp chiêu sinh Yoga.

Đây chỉ là một trong số những ví dụ tên lớp thôi [vì] có rất nhiều tên lớp Yoga khác nhau: như là Hatha Yoga, Yoga giảm cân, Yoga trị liệu, Flow Yoga, Ashtanga Yoga… rất nhiều loại tên các lớp Yoga khác nhau. Nếu bạn chỉ là một người tập Yoga đơn thuần để cho cơ thể khỏe mạnh (như tập thể dục dưỡng sinh), lớp nào [bạn học] cũng được: vào tập, bạn cảm thấy cơ thể khỏe mạnh, khoan khoái, thì bạn cứ hài lòng với những lớp Yoga và với những giáo viên đấy… không cần phải băn khoăn quá nhiều. Thế nhưng, nếu bạn là người mà muốn tìm hiểu sâu về Yoga thực sự là gì, Yoga có phải là những động tác đấy hay không… thì bạn có thể tham khảo thêm những thông tin sau đây.

Như trong cái sơ đồ này, phần số ba – Asana (chính là các động tác, những tư thế mà chúng ta thường hay tập ở trong các lớp Yoga) được gọi chung là tọa pháp Yoga hay tư thế Yoga. Nó chỉ là bước thứ ba trong tám bước thực hành Yoga theo trường phái triết lý Yoga mà Yoga Sutra có nhắc đến một cách rất chi tiết về các bước này. Với những người mà tu luyện thực hành theo hệ thống Yoga, những Asana có những công dụng:

  • Nếu họ ngồi thiền lâu, có những động tác tập giúp họ xả những tắc nghẽn của cơ.
  • Trước khi đi vào giai đoạn tập điều khí, mà chúng ta hay gọi quen là khí công, thì đầu tiên họ phải tập những động tác Asana để đả thông khí huyết, lưu thông những phần ách tắc trong cơ thể, giúp phần đốt sống được thông suốt. Với Asana, khi họ tập sâu hơn vào luyện thở và luyện khí, phần năng lượng chạy sẽ không bị tắc nghẽn và không sinh ra những tai nạn đáng tiếc trong quá trình tu luyện. Ví dụ, họ có thể bị bốc hỏa, khí bị chạy loạn hay nặng hơn, (giống trong phim chưởng hay nói là tẩu hỏa nhập ma) … Những thứ này đều có thể xảy ra nếu họ không luyện tập giai đoạn Asana trước.

Asana hay các tư thế chỉ là một bước trong tám bước của quá trình tu luyện Yoga, chứ bản thân nó không phải là toàn bộ của Yoga. Mọi người lưu ý nếu mọi người muốn tìm hiểu sâu hơn.

Ở đây có tất cả 8 bước. Cái đầu tiên – Yama là năm điều mà chúng ta không làm với thế giới bên ngoài: không sát sinh, không nói dối, không dâm dục, không trộm cắp và không tham lam.

Thứ hai, Niyama là năm điều mà chúng ta cần phải làm cho bản thân: thanh tịnh, phải biết đủ, phải có kỹ thuật, có kỷ luật, không ngừng tự học hỏi/trau dồi kiến thức & tri thức, và phụng sự.

Thứ ba, như chúng ta đều biết, đó là các tư thế – Asana.

Thứ tư, Pranayama là quá trình thở, điều tức bắt đầu luyện khí.

Thứ năm, Pratyahara là chế cảm: bắt đầu đi vào thu rút các giác quan của chúng ta để không bị ảnh hưởng bởi thế giới bên ngoài, mà chỉ tập trung vào thế giới bên trong.

Thứ sáu, Dharana là chỉ quán: chúng ta bắt đầu ngồi để luyện sự tập trung. Ví dụ trong thiền tông của Phật giáo, chúng ta ngồi thiền và đếm hơi thở để tập trung lại, không cho ý nghĩ của chúng ta chạy lăng xăng. Đấy là phần chỉ quán ở bên Yoga.

Thứ bảy, Dhyana là khi chúng ta đi vào thiền định: chúng ta đã tập trung vào tinh thần thì chúng ta sẽ bắt đầu ngồi thiền.

Thứ tám, Samadhi – giai đoạn nhập định, đấy là đã đạt được những giác ngộ hay những kết nối được với ý thức phổ quát…

Trên đây là tám bước trong hệ thống triết lý Yoga. Cụ thể từng bước một mọi người lưu ý như thế nào, tập luyện như thế nào… mọi người có thể tham khảo Yoga Sutra của Patanjali. Bản kinh này nói rất chi tiết liên quan đến các lưu ý và những chặng đường trong quá trình tu tập.

Tôi có trích dẫn câu thứ hai ở chương đầu tiên của Yoga Sutra về định nghĩa của Yoga. Câu kinh này viết rằng “Yogas citta-vrtti-nirodhah”, nghĩa là Yoga là việc tu luyện để đình chỉ sự dao động của tâm trí, để tâm trí không còn dao động, không còn chạy lăng xăng và chỉ tập trung lại một điểm, sau đó mới bắt đầu ngồi thiền định để đạt được những giải thoát hay những lý giải, thấu ngộ riêng của từng người.

Hệ thống Yoga cung cấp một số những phương pháp luận để mở rộng ý thức cá nhân của mỗi người thành những ý thức phổ quát. Và có rất nhiều phương pháp, con đường tu luyện Yoga khác nhau. Nếu mọi người đọc Bhagavad Gita, sách có nhắc đến nhắc đến Karma Yoga, Jnana Yoga, Bhakti YogaRaja Yoga. Về bốn con đường Yoga này, còn gọi là bốn con đường dẫn tới giải thoát, tùy vào căn cơ của mỗi người khác nhau: (ví dụ) họ cảm thấy phù hợp với con đường nào thì họ sẽ đi theo con đường đấy để thực hành và tu luyện Yoga của họ.

Karma Yoga là chúng ta hành động mà không mong cầu thành quả, nghĩa là chúng ta dựa vào những hành động đúng và thái độ đúng của chúng ta, để chúng ta làm viên mãn những nghiệp quả mà chúng ta đang có sẵn, mà không hề tạo thêm những nghiệp quả mới. Thông qua quá trình viên mãn nghiệp và quá trình hành động không mong cầu kết quả, tâm trí của chúng ta được gột rửa theo và có những diễn sinh mới theo; và chúng ta sẽ có những nhìn đúng đắn về cuộc sống.

Jnana Yoga là con đường của Tuệ Mẫn. Chí Tôn Ca, hay còn gọi là Bhagavad Gita, có nhắc đến. Con đường Tuệ Mẫn này liên quan đến việc chúng ta thấu hiểu bản chất thực sự của hiện thực và của chân ngã: chúng ta nhìn thấy được sự thực của thực tại.

Bhakti Yoga là con đường liên quan đến sùng kính và cống hiến.

Raja Yoga là con đường thiền định.

Cụ thể, chi tiết hơn thì mọi người có thể tham khảo trong Bhagavad Gita, hoặc mọi người có thể tìm kiếm thêm thông tin ở trên mạng.

>> Tìm hiểu thêm về khóa học Lý thuyết Yoga của Sophia Ngo: Lý thuyết yoga trị liệu theo nguyên lý Ayurveda – Y học cổ truyền Ấn Độ online – Book Hunter Lyceum

Kết luận

Vừa rồi tôi đã chia sẻ với mọi người một số những thông tin liên quan đến cách nhìn nhận đúng đắn về Ayurveda và Yoga. Tôi cũng lưu ý thêm là hiện nay, rất nhiều lớp Yoga liên quan đến Yoga làm đẹp, Yoga giảm cân, hay Yoga lấy lại vóc dáng…Tôi luôn phản đối lớp Yoga giảm cân hay Yoga làm đẹp, vì học viên có thể sẽ luyện tập quá đà. Nếu không may mắn gặp phải giáo viên không đủ trình độ hoặc lớp quá đông (giáo viên không quan tâm được từng học viên), thì sẽ có rất nhiều rủi ro có thể xảy ra. Ví dụ, nếu bạn muốn tập cho eo thon bụng nhỏ, nhưng phần xương sống của bạn đang có vấn đề, thì việc tập những động tác, bài tập nặng để tác động vào các vùng cao sâu và tập liên tục sẽ tổn thương đến xương sống của bạn và làm hao hụt năng lượng của bạn. Hoặc khi bạn sa đà quá vào các động tác khó, ví dụ, nhiều người thích tập được động tác khó để chụp ảnh, check in hay để khoe, để cảm thấy thành tựu, thì nó có thể khiến bạn vô tình làm cho phần khớp xương của bạn bị lệch, hoặc nó tắc nghẽn một vùng năng lượng nào đó. Bởi vì thông thường, để tập sâu vào những động tác khó như vậy, một người mà thực hành Yoga phải có một mục đích cụ thể. Khi họ có mục đích cần phải tập động tác đấy, họ sẽ có những chuẩn bị cơ thể, để cơ thể có thể sẵn sàng đón nhận được những tác động từ các động tác khó đó lên cơ thể. Và họ phải có những phương pháp để thoát khỏi tư thế đó và lấy lại cân bằng cho cơ thể sau khi họ tập động tác đấy. Chứ không phải là động tác đấy chỉ đơn giản là để thách thức khả năng uốn dẻo hay tập cho chúng ta thật là giỏi. Không có đâu ạ! Những động tác khó đều có mục đích: ví dụ, với những người tu luyện và thực hành Yoga là nam giới, sẽ có những động tác giúp diệt dục, tức là giúp cho ta không bị phần năng lượng dục bị bốc lên quá đà. Họ sẽ có những động tác nhất định giúp giải tỏa những phần năng lượng đấy, hay để cho phần năng lượng ở khu vực đấy sẽ không bị mạnh quá.

Thứ hai, chúng ta hãy lưu ý là tìm hiểu những động tác có tác động lên cơ thể chúng ta như thế nào. Nếu đơn giản chỉ tập để cơ thể chúng ta được khỏe khoắn, thư thái, giãn cơ, thì những động tác đơn giản như chuỗi chào mặt trời hay những động tác rất bình thường đều có những tác dụng rất tốt, và chúng ta có thể tập lặp đi lặp lại những động tác đấy hàng ngày. Đừng nay tập động tác này, mai muốn nó khác (vì tôi cảm thấy chán quá rồi, tôi muốn đổi bài…) Thế nhưng, chúng ta có chắc chắn chúng ta tập một bài đã đúng chưa, chính xác chưa, hay chúng ta đã làm chủ từng động tác chưa… thì chúng ta hãy có một nhìn đúng khi chúng ta tập các động tác Yoga.

Đấy là những chia sẻ mà mình muốn chia sẻ với mọi người trong buổi Hỏi đáp chuyên môn ngày hôm nay.

Câu hỏi

1. Lộc: Mình có câu hỏi.

Cho mình hỏi triết lí của phát ngôn Yoga của Sophia Ngo có liên quan gì đến kinh Vệ Đà ạ?

Như lđã chia sẻ về sơ đồ này, triết lý Vệ đà hay những kinh Vệ đà, được những người trong Hindu giáo – Ấn Độ giáo công nhận là nguồn gốc của tri thức. Những hệ thống triết lý hay những trường phái tu luyện mà họ sử dụng tri thức từ Vệ đà thì là ở những nhánh phía bên trái chỉ xuống, trong đó bao gồm cả hệ thống triết lý của Yoga. Trong Yoga có dùng các triết lý, tri thức của Vệ đà, nhưng có diễn giải khác hoặc tương đồng nào đó với những trường phái khác thôi. Còn phần Vệ đà bao quát hết tất cả những hệ thống triết lý ở bên tay trái.

Còn nếu muốn tìm hiểu sâu hơn, bạn có thể tìm hiểu (ví dụ) lịch sử các hệ thống triết học của Ấn Độ giáo để tìm hiểu sơ qua nó có những hệ thống triết học nào; mỗi một hệ thống có những đặc điểm gì; trong những hệ thống đấy, nếu họ có tu luyện, tu tập, thì họ có những đặc trưng gì… Từ những từ khóa đấy bạn có thể tìm hiểu thêm. Nhưng những thông tin đó hiện tại đều ở dạng tiếng Anh. Việt Nam mình chưa phổ biến những thông tin như vậy.

>> Tìm hiểu thêm về Ayurveda

2. Những bài tập thở như Awareness Exercise, tức là mình tập trung vào hơi thở của mình, quan sát quán chiếu những giác quan (50 giác quan của mình) và điều hòa hơi thở; hoặc có những người tập khí công cũng có những bài tập để tập trung vào điều hòa hơi thở… không biết nó có giống và tương đồng với Pranayama – bước thứ 4 ở trong Yoga không? Nếu mà nó có tương đồng thì nó có tác hại gì không?

Phần Pranayama – thờ điều tức có rất nhiều phương pháp thở khác nhau: ví dụ có thể có phương pháp thở – hít vào 3s rồi thở ra cũng 3s, hoặc hít vào 3-4s… tức là phần hơi hít vào và hơi thở ra bằng nhau; hoặc hít vào 2s, nín thở 6s, thở ra mấy s đấy… Tức là nó sẽ có những bài thở khác nhau và những quy tắc (thở và nín thở như thế nào; thở bằng mũi trái, thở bằng mũi phải hay thở luân phiên hai mũi; hoặc trong quá trình thở, khóa phần bụng hay khóa phần cổ: không hẳn là khóa hẳn lại, mà sẽ có những động tác để khóa, chặn phần đường đấy, để phần khí đi qua chậm và nó ít hơn…).

Nói chung, phần thở đều tức đấy có rất nhiều bài thở khác nhau. Có những bài không ảnh hưởng gì, vẫn an toàn với bạn. Ví dụ, những bài hít thở bình thường để tập trung lấy hơi thở thôi, để điều lại hơi thở của mình… thì không vấn đề gì cả. Hoặc những bài như vừa tập vừa kết hợp thở với động tác cũng không ảnh hưởng gì. Nhưng có những bài tập mang tính đặc thù, ví dụ hít thở bằng một mũi hoặc luân phiên hai mũi… bạn phải chú ý xem phần mũi của bạn ấy có bị lệch vách ngăn hai bên hay không. Thường sẽ có nhiều người bị lệch vách căn mũi – một bên bị hẹp, một bên bị rộng; hoặc lúc thở, chúng ta bị tắc nghẽn mũi, thì nó cũng ảnh hưởng đến quá trình thở của chúng ta.

Thứ hai, trong Yoga cũng có thông tin quy định: ví dụ thở bằng mũi bên nào thì sẽ lấy khí âm vào, thở bằng mũi bên nào thì lấy khí dương vào. Bạn phải xem cơ thể của bạn lúc đấy đang có vấn đề gì về sức khỏe, thì bạn phải điều chỉnh lại. Ví dụ đơn giản như là khi bị covid, phần phổi của bạn đang rất nóng, bạn không thể lấy thêm những khí nóng ở bên ngoài vào được nữa. Bởi vì nó sẽ càng làm phổi của bạn nóng thêm và làm tổn hại đến sức khỏe của bạn. Khi đó, chúng ta lại phải thở theo kiểu thở nửa bài thôi, nghĩa là hít vào bình thường, nhưng thở ra thì chúng ta sẽ đẩy khí nóng ở trong phổi ra. Kiểu thở như thế sẽ giúp mang lại sức khỏe cho bạn và giải tỏa được những phần nóng trong cơ thể và trong phổi của bạn ra. Còn khi cơ thể chúng ta đang có vấn đề như thế mà chúng ta vẫn cứ cố cưỡng để tập bài tập thở, thì nó sẽ không tốt cho sức khỏe của mình. Có những bài thở yêu cầu: trước khi thở cái bài đấy, phải tập để phần xương sống của bạn linh hoạt, được dẻo để phần xương sống đấy được thông suốt, không bị tắc nghẽn trong quá trình mình thở. Ví dụ, nếu bạn có vấn đề về thoái hóa đốt xuống cổ chẳng hạn, thì việc thở của bạn ngay như bình thường thôi đã có vấn đề rồi: hơi thở rất nông và không được sâu, thở khó khan. Trong tình trạng xương sống, đốt sống có vấn đề như thế mà còn tập những bài khí công phức tạp thì sẽ có những tác động mà không biết là sẽ tác động đến cơ thể như thế nào. Bởi vì tình trạng sức khỏe lúc đấy sẽ khác nhau, và nó sẽ làm cho phần luồng khí, năng lượng ở bên trong cơ thể của bạn bị loạn. Những bài thở đơn giản (chỉ ngồi hít thở, tập trung suy nghĩ như đếm đếm từ 1-10 xong ngược lại, quan sát hơi thở, quan sát tâm trí của mình) thì không vấn đề gì cả. Còn những bài tập phức tạp khác, thì cần phải chú ý về mặt sức khỏe, về mặt lưu thông của khí huyết, về xương sống trước khi tập những bài đó.

Đấy là lí do vì sao mà những người thực hành Ayurveda và Yoga nên có kiến thức về Ayurveda để đánh giá được cơ thể của mình trước khi quyết định là hôm nay mình sẽ tập bài gì, hôm nay mình sẽ ăn gì, mình sẽ tập ở đâu, mình tập bao lâu… Họ phải có những kiến thức về Ayurveda thì mới đưa ra được những cái nhìn nhận đúng đắn và chính xác để tập mà khỏe người. Chứ tập xong mà cảm thấy mệt mỏi, ốm yếu hay suy cơ thể, thì lại là đang đi phản tác dụng rồi.

Bạn có hỏi một câu về tài liệu 8 bước Yoga. Nếu bạn có thể đọc tài liệu tiếng Anh thì bạn có thể tìm hiểu về Yoga Sutra của Patanjali. Còn nếu bạn muốn đợi bản tiếng Việt thì có thể trong năm 2023, Book Hunter sẽ xuất bản.

3. Có những nguyên tắc hoặc những best practice (thực hành tốt nhất) đối với việc tập và tìm hiểu Ayurveda và Yoga ở Việt Nam hay không? Tiếp nữa, câu hỏi của mình liên quan đến mối quan hệ tập luyện giữa thầy trò, giữa trò và người hướng dẫn/người cố vấn, thì để đạt được trạng thái tốt nhất, trạng thái cân bằng nhất, hiệu quả tối đa trong Yoga, không biết là người hướng dẫn đấy có thể chỉ cho mình một cách thức tập luyện, hoặc con đường tập luyện như thế nào thì có theo sát được hay không? Mình đang hướng đến việc tập luyện như vậy.

Câu hỏi đầu tiên: có những lưu ý gì khi mới bước đầu tìm hiểu về Ayurveda và Yoga. Như lúc nãy mình đã nói, đầu tiên hãy tìm hiểu về vũ trụ luận trước, sau đó tìm hiểu sâu về cơ sở năng lượng ở trong vũ trụ luận đấy: năng lượng đấy hình thành nên ngũ đại và ba Dosha như thế nào.  Từ những kiến thức gốc như thế, sau đó mới bắt đầu đi tìm hiểu sâu hơn về chúng ở trong cơ thể chúng ta như thế nào? Ở bên ngoài thế giới thì những Dosha đấy, những năng lượng đấy và ngũ đại đấy thể hiện ở trạng thái gì? Chúng kết hợp, kết nối với nhau như thế nào và tác động lên cơ thể của mình như thế nào?… Đấy là cái lời khuyên của mình cho câu hỏi đầu tiên. Dù muốn tìm hiểu gì thì tìm hiểu, trước mắt hãy tìm hiểu về vũ trụ luận trước.

Nếu người thầy đấy đủ năng lực, đủ khả năng, đủ kiến thức và đủ trải nghiệm tâm linh, thì hoàn toàn có thể đồng hành với học trò xuyên suốt quá trình mà người đấy tìm hiểu và học về Ayurveda và Yoga. Ở bên Ấn Độ, với mỗi một người như vậy họ đều có một vị thầy. Ví dụ như cô giáo của mình ở bên Thái là cô người Ấn: cô cũng sẽ có hai người thầy chỉ dẫn về mặt tâm linh lẫn thực hành luyện tập. Nếu bạn tìm được một người (ví dụ trước mắt với level – trình độ của bạn ở mức sơ cơ), thì có thể tìm gặp những người có khả năng cao hơn mình vài bậc để có thể hướng dẫn mình trong chặng đường mà mình tìm hiểu ban đầu đấy. Đến khi cảm thấy mối nhân duyên/quan hệ thầy trò đấy không còn đáp ứng được với tiến bộ tâm linh và tiến bộ thực hành của bạn nữa (tức là bạn cảm thấy người thầy đấy không không còn giải đáp được những điều mà bạn cần), bạn có thể tiếp tục đi tiếp và tìm những người thầy khác.

Tức là trong một quá trình chúng ta tu tập như thế, chúng ta sẽ gặp được rất nhiều vị thầy chứ không phải chỉ có đi xuyên suốt cùng một người thầy duy nhất. Trừ khi chúng ta gặp được một người rất giỏi và người đấy muốn truyền kiểu đấy, thì chúng ta đi theo một người. Ví dụ, bản thân mình cũng đỗ rất nhiều bến, mình gặp rất nhiều vị thầy. Khi mình cảm thấy mình đã học xong cái này và mình cảm thấy cần phải đi tiếp để học cái khác, thì mình sẽ đi tiếp và đi gặp những người thầy khác để mình học những cái mới, chứ mình sẽ không dậm chân tại một chỗ. Bởi vì mỗi một người thầy sẽ có những cái mạnh nhất định.

4. Yoga  có một sự gọi là sự truyền thừa, sự ấn chứng giữa thầy trò với nhau không ạ?

Mọi người rất quen với từ Guru – đạo sư đúng không ạ? Thực ra là không phải ai cũng dám tùy tiện dám nhận là Guru. Ví dụ, cô giáo của tôi có hai người thầy, nhưng mà chỉ có một người thầy thì cô ấy gọi là Guru thôi. Mặc dù người kia giỏi hơn, nhưng cô gọi người này là Guru, vì người thầy đấy đã làm lễ để nhận cô thành đệ tử và họ có trách nhiệm đi xuyên suốt trong một quá trình như thế để theo dõi quá trình phát triển, học hỏi và tu luyện của người đệ tử. Thậm chí họ cần phải (ví dụ) đỡ bớt nghiệp hộ hay gánh bớt nghiệp hộ nếu trong quá trình đấy họ cảm thấy cần thiết phải làm như thế. Chính vì thế, nên không phải ai cũng tùy tiện nhận làm Guru của người khác. Không như kiểu chúng ta thấy ở trên mạng là suốt ngày thấy đăng Guru này Guru kia tổ chức khóa học. Không có đâu ạ. Nên cái việc truyền thừa đấy là có nhưng phải do cơ duyên ạ.

Nó khác nhau ở chỗ là nếu chúng ta có một người thầy đi cùng xuyên suốt trong một quá trình nhất định (mà chúng ta đang tìm hiểu về kiến thức đấy, hay loại hình tu tập đấy), thì nó sẽ mang tính cá nhân hóa cao hơn và người thầy có thể sẽ sát sao vào từng vấn đề mà chúng ta đang gặp phải hơn, so với việc chúng ta tự bơi một mình.

Việc mà chúng ta đi tìm hiểu những chia sẻ (ví dụ như buổi chia sẻ ngày hôm nay), thì nó sẽ chỉ dừng lại ở buổi chia sẻ đấy thôi, bởi vì chúng ta sẽ chỉ kết nối với nhau qua một buổi chia sẻ: bạn hỏi những thắc mắc ở trong buổi chia sẻ đấy và tôi giải đáp cho bạn. Thế nhưng, hết buổi chia sẻ đấy thì chúng ta sẽ phải dừng lại và chúng ta sẽ dựa vào những từ khóa nhận được trong buổi chia sẻ đấy (nếu chúng ta quan tâm) để tự tìm hiểu thêm, đào sâu thêm… Và có thể bạn sẽ gặp những người khác. Họ sẽ chia sẻ thêm về những thứ mà bạn đang quan tâm. Thế nhưng, về mặt xuyên suốt của thông tin, thì nó sẽ bị lỡ dở. Thứ hai là sẽ mất nhiều thời gian cho bạn. Trừ khi bạn là một người chuyên về nghiên cứu, thích tìm tòi một mình, thì những buổi chia sẻ đơn giản như thế này thì lại có ích cho người đấy. Còn nếu không, để tiết kiệm thời gian và tránh có những rủi ro, thì có một người thầy giỏi hơn mình đi cùng mình trong quá trình mình thực hành sẽ an toàn và hiệu quả hơn. Nhất là khi chúng ta thực hành Yoga và Ayurveda.

5. Về mặt Yoga ấy, hiện tại bây giờ ở Việt Nam theo như Sophia thấy, có các nhóm tập như thế nào và đang dừng ở những khía cạnh gì của Yoga?

Sophia Ngo: Hiện tại như mình quan sát, có những nhóm tập:

  1. Nhóm tổ chức các khóa đào tạo để lấy chứng chỉ: có thể có những người học cho biết, có những người học để làm giáo viên.
  2. Nhóm tập để giảm cân, làm đẹp: nhóm này khá là phổ biến.
  3. Một số đông người bắt đầu quan tâm vào các lớp Yoga trị liệu. Như ngày trước, mình thấy là lớp Yoga trị liệu rất ít người học, bởi vì họ chê lớp nhẹ nhàng quá, học chán… họ không thích học. Thế nhưng, bây giờ thì dần dần [mình] lại thấy là người ta yêu cầu những lớp Yoga trị liệu nhiều hơn ở các trung tâm, cũng như các công ty. Khi họ thuê tuyển người về dạy, họ sẽ yêu cầu dạy Yoga trị liệu.

Còn những lớp mà thiên về giảm cân hoặc làm đẹp lại có nhu cầu tập những động tác khó, mang tính thử thách cao. Họ quen với cường độ tập mạnh như thế rồi. Và khi họ quay về tập những lớp Yoga dưỡng sinh hay Yoga trị liệu, họ không chịu được (nó chán quá!), họ cảm thấy quá buồn tẻ, và họ nghĩ giáo viên đấy dạy không ra gì…

Người học thường có xu hướng đánh giá hình thể của giáo viên. Ví dụ, giáo viên mà người không được đẹp lắm thì sẽ bảo “Cô này, người cô còn chẳng đẹp thì cô dạy ra gì!”… Thế nhưng, cô giáo của em cũng rất béo. Cô bảo rằng đâu phải tập Yoga cho đẹp đâu mà lại đánh giá hình thể của giáo viên.

Đấy là một số những điều mà em thấy trong thị trường Yoga ở Việt Nam hiện tại vẫn đang tồn tại.

6. Về Yoga trị liệu, hiện tại bây giờ nên hiểu đúng từ trị liệu này như thế nào? Bởi vì liệu nó có rơi vào tình trạng là Yoga trị liệu sẽ bị sử dụng như một phương thức thuốc giảm đau nhất thời hay không? Giống như những lối tập thiền cũng bị rơi vào tình trạng đấy, thì liệu Yoga trị liệu có rơi vào không và làm thế nào để nó không rơi vào?

Trong Yoga, một số người khi tập Yoga thì cảm thấy rất vui tươi, rất phúc lạc. Thế nhưng, cái phúc lạc đấy không thật. Bởi vì họ không đối diện với thực tại của họ, họ không nhìn nhận sâu vào bên trong tâm hồn họ, cái đau khổ của họ vẫn còn ở đấy… Thế nhưng, khi họ chia sẻ với người khác, họ muốn ốp người khác, tức là họ nói với người khác rằng “phải đi theo con đường này thì bạn mới hạnh phúc được. Đây là con đường duy nhất để hạnh phúc”… Trông họ rất hạnh phúc, rất hớn hở, tươi cười… lúc nào trông cũng vui vẻ.

Với Yoga, nếu nhìn nhận không đầy đủ trong quá trình luyện tập. thì sẽ cũng bị giống như tập thiền: sẽ có những loại phúc lạc giả, hạnh phúc giả.  Ở phương Tây, người ta dễ bị sa đà vào loại thiền và Yoga này rất nhiều. Cho đến khi học ở tu viện Yoga bên Thái, tôi có tiếp xúc với nhiều bạn phương Tây. Trong quá trình dẫn thiền, tôi lại dẫn theo một bài khác: đấy là tôi hướng cho người ta về quan sát bản thân. Những phản hồi mà các bạn ấy đưa ra rất tích cực: các bạn ấy bảo rằng các bạn ấy chưa được tham gia một lớp học nào mà nó lại như thế, tức là nó lại thú vị như thế, và các bạn ấy cảm thấy bản thân mình được yêu thương. Trong khi những lớp khác: ví dụ khi dẫn thiền, có những người họ khóc lóc nức nở trong quá trình nằm thư giãn, bởi vì những bài dẫn thiền đấy đưa người ta vào những cái tình thế, cảm xúc rất tiêu cực. Ở Việt Nam hiện tại cũng bắt đầu khá là phổ biến.

7. Trong quá trình tu tập Yoga, yếu tố tâm linh – tu tập về tâm linh đóng vai trò như thế nào và có nhất thiết không? Tại vì mình quan sát thì có người chỉ tập như kiểu đấy là một bài thể dục hoặc chỉ như phương pháp khác rèn luyện sức khỏe thôi mà không cần phải đi sâu vào tu tập tâm linh hay những hiểu biết sâu hơn về cơ thể cũng như tâm trí. Thì như thế nào? Và nếu một người muốn đi tập sâu và kiên trì với Yoga, thì có nhất thiết phải có hiểu biết và rèn luyện tu tập tâm linh và tâm trí của mình không?

Nếu chúng ta đơn giản chỉ tập cho khỏe – tập ở trong trạng thái dưỡng sinh để cho khỏe mạnh thôi, thì chúng ta chỉ cần quan tâm đến những động tác Yoga đấy tác động đến cơ thể, cơ bắp xương khớp như thế nào, và người giáo viên đấy có đủ năng lực chuyên môn để đảm bảo việc bạn tập lớp đấy an toàn hay không.

Còn nếu chúng ta muốn đi sâu hơn về một hệ thống, tức là tâm linh. Nói là tâm linh thì nghe hơi bị cực đoan và hơi bị kiểu dạng như ép uổng, thế nhưng, nó thực ra là một lối sống, một hệ thống triết lý. Giống như đạo Phật cũng là một lối sống, một hệ thống triết lý. Nếu bạn cảm thấy hợp với trường phái triết lý này, thì bạn sẽ đào sâu hơn, bạn tìm hiểu về nó. Chứ không nhất thiết là chúng ta tập Yoga mà chúng ta phải tìm hiểu về triết lý hay phải tu luyện tâm linh của Yoga. Không có ạ.

Nếu chúng ta chỉ đơn giản coi nó như một môn thể dục và một môn dưỡng sinh, thì chúng ta hãy tập một cách có an toàn và tập đúng, không bị sa đà, không làm tổn thương đến cơ thể của chúng ta. Còn nếu coi nó là một hệ thống triết lý, thì chúng ta mới tìm hiểu nghiêm túc; xem là nó có những gì hay ho, nó có gì thú vị; cảm thấy có hợp với chúng ta hay không… thì chúng ta sẽ tiếp tục tìm hiểu, đào sâu hơn. Còn nếu không thì chúng ta sẽ chuyển sang một hệ thống triết lý khác và tìm hiểu tiếp. Chứ không nhất định là phải gắn vào một trường phái. Ví dụ, bản thân mình cũng tìm hiểu rất nhiều các trường phái khác nhau, chứ mình không đi sâu vào một trường phái nhất định.

Các động tác Yoga sẽ chia thành nhóm các động tác. Không phải tự nhiên mà buổi hôm nay tôi lại tập động tác này đâu ạ, ví dụ thế. Bởi vì có những động tác làm cho tâm trí chúng ta tĩnh lại. Hay có những động tác, ví dụ khi chúng ta tập, phần đầu chúng ta cúi thấp xuống hơn phần tim, nghĩa là chúng ta tập để cho cho cái phần tâm trí/cái tôi của chúng ta hạ thấp xuống để bớt kiêu căng đi và đẩy lòng vị tha lên. Hoặc khi chúng ta tập những động tác mà phần đầu cao hơn trái tim của chúng ta, những động tác đấy sẽ tác động để giúp chúng ta cảm thấy tự tin hơn, mạnh mẽ hơn và dũng cảm hơn. Hoặc những động tác liên quan đến uốn dẻo, không phải uốn dẻo mà liên quan đến xoay, vặn, rồi cần phải có độ linh hoạt của cơ thể… thì chúng sẽ cho chúng ta có một tâm trí có độ linh hoạt hơn về mặt suy nghĩ. Hay khi chúng ta đang bị tăng động quá, bị phấn khích quá, hay các thứ quá đà, thì chúng ta tập những động tác tĩnh để tĩnh tâm lại, kiềm chế tâm lý chúng ta lại. Hoặc khi chúng ta đang bị trì trệ, ù lì quá, thì chúng ta tập những động tác mang tính chuyển động liên tục, có tính flow, thì sẽ làm cho chúng ta bớt bị trì trệ.

Nói như thế thì nghe có vẻ giống như là bảo nhau ra chợ mua cái bùa, rồi nó sẽ như thế như thế. Nhưng thực ra thì những động tác khi chúng ta tập lâu dài sẽ có một độ vô hình tác động đến phần tâm trí của chúng ta. Nó làm thay đổi chúng ta từ từ thông qua cơ thể và tâm trí. Thế nhưng, nếu phần tâm của chúng ta đang đang bị bất ổn hoặc chúng ta đang có những động cơ gì đấy, mà chúng ta tập những bài tập mang tính ví dụ như cần thúc đẩy tình yêu thương, từ bi bác ái, thì nó sẽ làm xung đột nội tâm, có thể ảnh hưởng xung khắc đối với phần năng lượng của chúng ta. Phần lớp cơ thể năng lượng sẽ bị ảnh hưởng.

Sophia Ngo trình bày

Book Hunter gỡ băng & chỉnh sửa

 

Khái niệm Thực phẩm và Dinh dưỡng theo Ayurveda

Tóm tắt: Ayurveda đặc biệt chú trọng Ahar (chế độ ăn uống) và Anna (thực phẩm) và tin rằng dinh dưỡng lành mạnh nuôi dưỡng tâm trí, cơ thể và tâm hồn. Ayurveda không phân biệt thực phẩm tốt hay xấu, thay vào đó, nhấn mạnh các yếu tố khác nhau ảnh hưởng đến thực phẩm, chẳng hạn như đặc tính sinh học, nguồn gốc, các yếu tố môi trường, các mùa trong năm, sự chuẩn bị, độ tươi mới, và đưa ra cách giải

Yoga không phải lúc nào cũng là về Asana và Vóc dáng

Nhắc đến “yoga” thì có lẽ một loạt các tư thế và asana vặn vẹo ngay lập tức xuất hiện trong tâm trí bạn. Nhưng thật thú vị, sự liên kết giữa yoga với “thực hành tư thế”, trên thực tế, là cách giải thích của thế kỷ 20 về một nền văn hóa có niên đại hơn 3000 năm. Thiền hay dhyana, từng là khía cạnh quan trọng nhất của các thực hành yoga, đã phát triển thành một ngành công nghiệp toàn cầu

Bhagavad Gita của J. Robert Oppenheimer: Một trường hợp diễn giải sai kinh văn

Ý tưởng cơ bản trong câu trả lời mà Krishna đưa ra cho Arjuna là thông qua việc thực hiện các nhiệm vụ tương xứng với địa vị của mình, mà không nghĩ đến kết quả, người ta đang đến nơi cứu rỗi. John McKenzie, Hindu Ethics (1922)[1] MỘT TRONG NHỮNG trích dẫn được nhấn mạnh nhiều nhất và ít được giải thích nhất trong lịch sử thời đại nguyên tử chính là điều mà J. Robert Oppenheimer khẳng định đã nghĩ khi chứng kiến

Sự chuyển đổi của Hindu giáo, các nguồn gốc của Bhagavad Gita, và Gita không chỉ nói về một chân lý

Hindu giáo đã phát triển qua tám giai đoạn trong lịch sử, trong đó các tư tưởng đã thay đổi linh hoạt. Bhagavad Gita đứng ở đâu trong số tất cả những điều này? Krishna – vị thần mà chúng ta vẫn tổ chức lễ Janmashtami kỷ niệm sự ra đời của ngài hàng năm, được cho là người diễn ngôn của các thông điệp trong Bhagavad Gita. Gita được biết đến cực rộng rãi với cái tên “sách thiêng của người theo đạo Hindu”,

Lời khuyên từ Bhagavad Gita: Hãy hành động! Hãy chiến đấu!

Ở vị trí địa lý của Việt Nam, trong hai ngàn năm, và có thể còn xa xưa hơn thế, thường xuyên chịu ảnh hưởng của hai trục văn hóa: một trục là từ phương Bắc tức Trung Quốc, một trục là từ Tây Nam tức Ấn Độ. Và dẫu cho chính sử cố gắng xóa nhòa những dấu vết của văn hóa Ấn Độ tới các nhóm dân cư sinh sống trên cương vực lãnh thổ của Việt Nam hiện nay, thì dấu ấn