Home Đọc Nền tảng tri thức – Sức mạnh để những đô thị trỗi dậy từ suy tàn

Nền tảng tri thức – Sức mạnh để những đô thị trỗi dậy từ suy tàn

“Hơn cả cơ sở hạ tầng vật chất, nguồn nhân lực mới là thứ giải thích thành phố nào sẽ thành công.” – Trích “Chiến thắng của đô thị”, tác giả Edward Glaeser (Nhóm dịch Book Hunter, Lê Duy Nam hiệu đính, NXB Hội Nhà Văn & Book Hunter, tái bản lần I, 2022)

Thu hút nhân tài để phục hồi – lựa chọn lịch sử

Sau loạn 12 sứ quân và những cuộc tranh giành quyền lực ở thời Đinh Lê, Lý Thái Tổ lên ngôi và thực hiện một quyết định quan trọng: dời đô về Thăng Long. Đây là điều được ca tụng trong nhiều thế kỷ của lịch sử Việt Nam nhưng ít ai hình dung được hoàn cảnh mà Lý Thái Tổ phải đối đầu trong quá trình dời đô về một đô thành đã bị bỏ hoang sau khoảng thời gian biến loạn. Trong suốt giai đoạn thuộc Đường nghìn năm, Đại La – tên cũ của Thăng Long, tức trung tâm Hà Nội ngày nay, là trung tâm đô hộ phủ, và với vị trí trung tâm này, hẳn nhiên, Đại La thu hút lượng cư dân đông đúc, đa dạng, trung tâm kinh tế – văn hóa – chính trị của Giao Châu. Từ sau khi gia tộc họ Khúc mất quyền lực (khoảng 930), Đại La không còn vị thế trung tâm, mà chuyển dịch về Cổ Loa, Đông Anh, thậm chí là Hoa Lư, Ninh Bình. Khi trung tâm dịch chuyển, kèm theo đó là sự đi xuống của số lượng và năng lực của dân cư, và dần dần là các cơ sở vật chất. Lý Thái Tổ đã phục hưng lại Đại La sau gần một trăm năm suy tàn và công cuộc này được thực hiện song song với xây dựng nền móng quốc gia vững chắc. Trong những năm trị vì của mình, Lý Thái Tổ đã nỗ lực biến Đại La thành Thăng Long – một đô thị an toàn và phồn vinh, với nền chính trị ổn định, tạo nên lực hút giao thương bắc – nam, đông – tây.

Những nền móng mà Lý Thái Tổ gây dựng tương đồng với sự phục hưng Athens của Solon (Thế kỷ 6 TCN). Athens trước cải cách của Solon được sử gia Plutarch mô tả là rơi trong cảnh “khốn cùng với món nợ đẫm máu”, “các quan chấp chính bị dân nguyền rủa và căm ghét”, “thành phố bị xâu xé bởi hai bè phái”.  (TríchSự hưng thịnh và suy tàn của Athens”, NXB Thế giới & Omega+). Song song hòa giải các bè phái, cải cách tư pháp và đời sống tín ngưỡng, Solon bắt đầu thực hiện chính sách khuyến khích cư dân cải thiện tay nghề thủ công và mở rộng cửa đón những gia đình nhập cư bị rơi vào tình cảnh lưu vong do chiến tranh ở các thành bang khác. Tương tự như Solon của Athens, vua Lý Thái Tổ cũng song song điều hòa các mâu thuẫn nội tại trong triều đình, đồng thời thực hiện các chính sách thu hút nhân tài, mà cụ thể là tầng lớp sư sãi, vốn là nhóm người có học thức cao, kinh nghiệm lịch duyệt phong phú do được tự do di chuyển truyền đạo, và không bị lôi kéo vào các cuộc tranh giành quyền lực trước đó. Do đó, ông thực hiện cải tạo chùa chiền, xây nhà chứa kinh, và biến các am tu hành tạm bợ thành các trung tâm Phật giáo ngay tại Thăng Long (theo “Đại Việt sử ký toàn thư”, Ngô Sỹ Liên. Sự lựa chọn tầng lớp tăng sĩ làm nền tảng của Lý Thái Tổ trên thực tế không hề bị chi phối bởi tín ngưỡng của ông, mà bởi trong suốt giai đoạn Bắc thuộc trước đó, các Nho sĩ người Việt chỉ được đào tạo để thực hiện các công việc hành chính của chính quyền đô hộ; trong khi các thầy tu Phật giáo với truyền thống bảo lưu kinh điển và sẵn sàng học tập tư tưởng từ kinh sách của các phái khác theo chủ trương Tam giáo đồng nguyên, không bị trói buộc với các nghĩa vụ hành chính như các nho sĩ, có đủ vị thế và vốn tri thức để đưa ra các cố vấn đa chiều không phải chỉ ở trong triều đình mà còn ở trong cộng đồng dân cư. Triều đình và chùa chiền, kéo theo đó là những người dân có nhận thức cao hơn và sùng đạo vốn tập trung ở các khu vực gần Thăng Long, (Thời bấy giờ, tín ngưỡng dân gian bản địa thuộc về nhóm thường dân, và Phật giáo là giáo phái ưa chuộng của tầng lớp quan lại, phú hộ và những người có học), đã thu hút thêm nhiều thợ thủ công giỏi về thành thị và những vùng ven. Bằng cách này, Lý Thái Tổ thực sự đã đặt nền móng cho sự phồn thịnh của Thăng Long kéo dài đến tận ngày nay.

Đi ngược lại với xu hướng này, thời kỳ công nghiệp nửa đầu thế kỷ 20 đã tạo ra nhiều đô thị công nghiệp mà tại đó thu hút những người dân có trình độ thấp để đảm nhận vai trò công nhân trong các nhà máy. Mặc dù phát triển nhanh chóng ở thời kỳ cực thịnh nhưng nó nhanh chóng suy thoái dẫn đến sự sụp đổ của Vành đai Gỉ Sắt tại Mỹ những năm 1950. Có thành phố đến nay vẫn tiếp tục ở trong đổ nát và sự phục hồi chậm đến mức không đáng kể, ví dụ như Detroit. New York cũng từng nằm trong số các thành phố suy thoái thời bấy giờ, nhưng giải pháp được đưa ra kịp thời và hợp lý đã biến New York thành con phượng hoàng tài chính hồi sinh từ tro tàn vào những năm 1970. Không cố đẩy bong bóng bất động sản như Detroit, chính quyền New York thực hiện cải cách hành chính và thuế để thu hút những doanh nhân tới lập nghiệp tại đây. Các công ty tràn đầy hứng khởi với mô hình kinh doanh đòi hỏi trí tuệ hơn đã thu hút nhiều nhân tài hơn, và đúng như Edward Glaeser nhận định: “…mọi đô thị thành công đều có một điểm chung. Để phát triển thịnh vượng, các đô thị này cần thu hút những người thông minh và cho phép họ hợp tác với nhau để làm việc. Chẳng bao giờ có một đô thị thành công mà thiếu đi nguồn vốn nhân lực.” (Trích “Chiến thắng của đô thị”)

chien-thang-cua-do-thi

Khắp nơi trên thế giới, dẫu phương Đông hay phương Tây, dẫu xa xưa hay hiện đại, cung cấp một nền tảng tri thức để vươn tới phồn thịnh bền vững hơn cho cộng đồng dân cư đã là điều tất yếu, nhưng không phải đô thị nào, quốc gia nào cũng có đủ kiên nhẫn để thực hiện, và đặc biệt khó được những quốc gia nghèo và kém phát triển lựa chọn, trong khi thứ họ cần là “tiền tươi thóc thật” trước mắt. Họ quên mất rằng “tiền tươi thóc thật” chỉ là giải pháp ngắn hạn, trong khi đó nền tảng tri thức mới là giải pháp dài hạn, và để thực hiện kế hoạch dài hạn ấy cũng đòi hỏi những nhà lãnh đạo có tầm nhìn.

Nền tảng tri thức không chỉ là sách và trường học

Cũng giống như các đô thị thành công vốn đặt con người làm trọng tâm cho sự phát triển, nền tảng tri thức lệ thuộc vào con người. Con người là chủ thể đồng thời là đối tượng hưởng lợi của nền tảng tri thức, mà trong đó sách và trường học giữ vai trò quan trọng nhưng không phải là tất cả. Sách được viết ra khi con người muốn lưu trữ và truyền tải tri thức, còn trường học là nơi để các thế hệ người truyền trao các đúc rút kinh nghiệm và lý thuyết cho nhau, nhưng cả hai nhân tố này sẽ ở trạng thái chết nếu chúng bị ngắt khỏi sự tương tác với thực tiễn để liên tục bổ sung thông tin và tri thức mới. Sách luôn tĩnh, trường học vận động theo trình tự, còn cuộc sống với môi trường lao động và tương tác thì biến động liên tục không ngừng nghỉ. Cùng với sự phát triển của Internet và giao thương toàn cầu, tốc độ biến động càng nhanh hơn và khó dự đoán hơn, bởi thế, nền tảng tri thức có biên độ rộng lớn hơn, trên thực tế, nó nằm trong ở mọi khía cạnh của cuộc sống xã hội.

Tính chất xã hội của tri thức ngày càng gia tăng đi kèm với nó là sự lỗi thời nhanh chóng của hệ thống học thuật, một nền tảng tri thức mới đang được hình thành mà tại đó con người “tập trung vào các kiến thức đến từ cá nhân, công ty và trong xã hội nói chung – cũng như cái cách mà những kiến thức đó thay đổi, được truyền bá và đưa vào sử dụng” và “học cách học” được đề cao hơn so với “học kiến thức”. Năng lực học tập từ môi trường làm việc, xã hội và đáp ứng nhanh chóng những gì xã hội cũng như môi trường làm việc cần trở thành tiêu chí tuyển dụng của các thị trường lao động chuyên nghiệp tại phương Tây, nơi bằng cấp học thuật đang dần mất đi ưu thế so với chứng chỉ nghề, khả năng lĩnh hội nhanh chóng và kinh nghiệm thực tiễn.”  (Trích “Xây dựng xã hội học tập”, Joseph E.Stigliz & Bruce C.Greenwwald, Đỗ Đức Thọ – Nguyễn Thị Lan Anh – Dương Bá Đoan – Phan Thu Hoài, NXB Chính trị Quốc gia & Omega+)

Dù nhận thức được xu hướng tất yếu này, nhưng chọn điểm bắt đầu để xây dựng nền tảng tri thức mang tính xã hội không hề dễ. Solon chọn những người thợ thủ công, Lý Công Uẩn chọn những tu sĩ Phật giáo, New York chọn những doanh nhân,… còn với bối cảnh Việt Nam hiện nay, chúng ta sẽ chọn nhóm nào để thắp lên ngọn lửa tri thức hay sẽ thúc đẩy đồng đều toàn xã hội, đến nay vẫn là một câu hỏi lớn chưa có lời giải đáp thích hợp.

Hà Thủy Nguyên

Bài đã đăng trên Báo An ninh thế giới giữa & cuối tháng

Tư tưởng đô thị của Edward Glaeser: thách thức những quan điểm cũ về đô thị

Với cương vị giáo sư Kinh tế học tại Harvard, đồng thời là Giám đốc Chương trình Nghiên cứu Đô Thị tại Trung tâm Tăng Trưởng Quốc Tế, Edward Glaeser được biết đến như nhà kinh tế học đô thị hàng đầu thế giới hiện nay. Ông có đóng góp đáng kể cho nghiên cứu thực nghiệm về kinh tế đô thị, một lĩnh vực nghiên cứu mà Gary Becker (Giải Nobel Kinh tế 1992) nhận xét rằng vốn đã “cạn kiệt” trước sự xuất

Chris Wellisz giới thiệu về Edward Glaeser của Harvard, người coi đô thị hóa là con đường dẫn đến thịnh vượng

Lớn lên ở thành phố New York vào những năm 1970, Edward Glaeser chứng kiến những đô thị lớn đang suy tàn. Tội phạm tăng vọt. Rác chất đống trên vỉa hè khi các công nhân vệ sinh đình công vì bất mãn. Thành phố đang đứng trên bờ vực phá sản. Vào giữa những năm 1980, không khó để thấy New York phục hồi trở lại. Nhưng nơi đây vẫn có thể là một nơi đáng sợ; một vụ án mạng giết ba người

Nguyen Water

12/12/2023

Sự chiến thắng của đô thị hiện đại

Vào năm 2007, lần đầu tiên trong lịch sử, sự đô thị hóa, quy mô và dân số thành thị trên thế giới đã tăng vượt trội so với nông thôn. Theo điều tra và ước lượng của Quỹ Dân số Liên Hợp Quốc thì vào năm 2030, dân số thành thị sẽ chiếm tới hơn 60% tổng dân số trên thế giới. Số liệu đó là kết quả của các đường lối, sự thi hành các chính sách kinh tế thông minh và mang
le-nam

Lê Nam

10/10/2017

Bong bóng bất động sản và phát triển đô thị – Kỳ 1 (Edward Glaeser)

Bong bóng bất động sản thường xuyên xảy ra trên khắp thế giới, để lại đằng sau nhiều vụ phá sản và khủng hoảng tài chính đau đớn. Bất động sản là một khoản đầu tư yêu thích đối với các nhà đầu tư theo phong cách đầu tư thụ động bằng việc cho vay, bao gồm cả ngân hàng, vì tính linh hoạt của bất động sản khiến nó trở thành nguồn tài sản thế chấp tốt hơn so với các cơ sở sản

Yến Nhi

23/11/2022

Bong bóng bất động sản và phát triển đô thị – Kỳ 2: Sụp đổ và Bùng nổ (Edward Glaeser)

Đọc các bài khác thuộc chùm bài Bong bóng bất động sản và phát triển đô thị của nhà kinh tế học đô thị Edward Glaeser tại đây: bong bóng bất động sản và phát triển đô thị Archives - Book Hunter Bùng nổ trong thập niên 1920 (Roaring Twenties) và cú sụp đổ năm 1929 Cuộc đại khủng hoảng (quanh 1933) gắn liền với sự sụp đổ của thị trường chứng khoán năm 1929 hơn là bất động sản, nhưng giá tài sản song

Yến Nhi

23/11/2022