Home Ngẫm Sự sống và cái chết

Sự sống và cái chết

Buổi sáng sớm lạnh ngắt và lang thang một mình ngoài đường…

Càng ngày tôi càng chìm vào sự trống rỗng miên man. Đôi khi tôi cố an ủi mình rằng có lẽ tôi đang được chuẩn bị cho một cuộc hành trình vĩ đại để rời bỏ nơi này. Nhưng tôi đã đợi rất lâu từ nhiều kiếp xa xôi để có ngày ấy để rồi rơi dần, rơi dần trong vô vọng.

Nhiều người đã cố gắng chỉ cho tôi con đường giải thoát, họ đều là những vị tôn sư. Một phần tôi đặt niềm tin vào họ, một phần khác là sự đối kháng mạnh mẽ của phản đồ. Thế nên tôi luôn cảm thấy sự đồng cảm sâu sắc với Lucifer và Judas. Các vị tôn sư, họ đều nói rằng: Hãy rời bỏ thế giới này, sắp đến ngày tàn và chúng ta phải chuẩn bị cho sự hồi sinh! Mâu thuẫn thật, dù chán ghét thế giới đến tận cùng nhưng cũng không muốn nghe lời họ nói. Tôi đã ở thế giới này, đi lại, ăn uống, yêu đương, cuồng si một thời… tôi đã để lại quá nhiều dấu vết đến mức khó có thể rời bỏ nó cho đến ngày phán xử cuối cùng.

Và cứ thế, cứ thế tôi đi chắp vá thế giới… một thế giới đang đến ngày tàn của nó. Ai rồi cũng phải chết, cố gắng níu kéo sự sống theo cách này hay cách khác cũng chỉ là vô vọng. Bản thân cái chết chỉ là một mặt khác của sự sống. Khi chúng ta chọn lấy bào thai của người mẹ, chúng ta chấm dứt đời sống linh hồn và bắt đầu đời sống thể xác. Khi chúng ta chết, thoát thai khỏi thể xác này và bắt đầu một đời sống linh hồn. Không có sự sống và cái chết, chỉ đơn thuần là dạng tồn tại. Và tồn tại cách này hay cách khác thì cũng có khác gì nhau.

Nếu coi sự sống là vận động và cái chết là không vận động, thì dường như từng giây từng khắc trong tôi luôn ở trong sự sống và cái chết. Sự sống là cơ thể, là cảm xúc, là suy nghĩ luôn vận động trong hỗn độn; nhưng cái chết vẫn ở đó lặng lẽ nhìn ngắm tất cả để rồi không gì cả.

Và vì vậy cái chết không đẹp, không vĩ đai, không đáng sợ, không bí hiểm… Nó luôn hiện diện dù con người luôn lẩn tránh. Bởi thế, chuyện ngồi đợi chết của tôi thật sự là ngớ ngẩn. Tôi quên rằng thực ra mình đã chết lâu rồi…

Hà Thủy Nguyên 

4/2013

Ma thuật của ngôn từ

“Hôm nay, tôi nhốt mình cả ngày trong căn phòng kín.” Đó là một câu trần thuật không thể xác định được thời gian. Hôm nay là hôm nào? Cả ngày là bắt đầu từ bao giờ và kết thức từ bao giờ? Thậm chí, đến không gian cũng không thể xác định. Căn phòng kín đến mức độ nào? Một căn hộ 5m2 cũng có thể gọi là kín, một tòa biệt thự cũng là một cấu trúc đóng kín, một đô thị cũng

Khó khăn của việc lười biếng

Đôi lúc, có lẽ chẳng hiểu vì đâu, chúng ta rơi vào trạng thái "lười" toàn tập. Chúng đơn giản là không thể viết ra bất kỳ thứ gì mới mẻ hay không thể đối mặt với việc đặt ra nhiều cuộc họp hơn. Chúng ta không muốn dọn tủ lạnh hay đi ra ngoài giao thiệp với các khách hàng tiềm năng. Tất cả những gì chúng ta muốn, dường như, là thơ thẩn trên ghế sofa và có thể ngẫu nhiên đắm chìm
le-ai

Lê Ái

28/07/2019

“ Zorba Phật” – Con người mới, tôn giáo mới

“Zorba Phật” là khái niệm được Osho đưa ra trong các bài thuyết giảng của mình vào năm 1978. Năm 1979, tại thính đường Trang Tử, ông đã luận giải về khái niệm này.  Trong số các tác phẩm văn chương, Osho đặc biệt hứng thú với “Zorba – Tay chơi Hy Lạp” của Nikos Kazantzakis. Cuốn tiểu thuyết kể về tình bạn sâu sắc giữa Zorba – đại diện cho chủ nghĩa khoái lạc Dionysus và nhân vật “tôi” – đại diện cho chủ

Đối thoại của Krishnamurti và David Bohm về nguồn gốc của sự xung đột tâm lý

Lời người dịch: Đây là một đối thoại kỳ thú của bậc thầy tâm linh Krishnamurti và nhà vật lý lượng tử David Bohm. Cuộc đối thoại hé lộ cách tâm linh và khoa học đã tiến gần đến nhau để nhận diện sự thật. Những câu hỏi được đặt ra khi hai ông cùng trao đổi về lý do thế giới của loài người vận hành bằng cướp bóc và nô dịch, rồi sau đó dẫn đến nỗi ám ảnh về "sự trở thành"

CHỈ DẪN CHO BẠN TỚI ĐỊA NGỤC

Theo thống kê của tôi, trong 31 cõi giới của Vũ trụ quan Phật giáo cũ, 25 cõi là cõi thần linh, thường được cho là đủ điều kiện để được gọi là “thiên đường”. Trong những cõi giới còn lại, thường thì, chỉ có một cái được nhắc đến là “địa ngục”, hay còn gọi là Niraya trong tiếng Pali (tiếng Ấn Độ cổ) hoặc Naraka trong Phạn ngữ. Naraka là một trong sáu cõi giới của Dục giới. Hiểu một cách ngắn gọn,