Home Sống KHÁM PHÁ KHOA HỌC CHO THẤY NIỀM TIN CÓ THỂ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ SỐNG

KHÁM PHÁ KHOA HỌC CHO THẤY NIỀM TIN CÓ THỂ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ SỐNG

“Khoảnh khắc bạn nghi ngờ mình có thể bay, bạn đã mất đi khả năng thực hiện nó”

(“Peter Pan” – J.M Barrie)

Trong cuốn tiểu thuyết cho thiếu nhi nổi tiếng “Peter Pan”, J.M Barrie đã đề cập đến sức mạnh của niềm tin khi những đứa trẻ sống trong xã hội công nghiệp tin tưởng vào thế giới kỳ diệu. Niềm tin ấy mang lại cho chúng niềm vui, có thể khiến chúng bay bổng trong không gian. Thông điệp của cuốn sách rất rõ ràng về việc niềm tin có thể làm thay đổi mỗi cá nhân. Ở thế kỷ 21, đó không phải là thứ triết lý đầy màu sắc cổ tích của các câu truyện thời thơ ấu, mà đã được nhà sinh học Bruce Lipton với các nghiên cứu epigenetics – một lĩnh vực sinh học mới chuyên xem xét sự thay đổi chức năng gen mà không phải do đột biến – chứng minh rằng niềm tin của con người thậm chí có thể thay đổi hoạt động của tế bào con người.
Bruce Lipton (sinh ngày 21 tháng 10 năm 1944 tại New York) có thể nói là nhà sinh vật học tiên phong của Mỹ chủ trương rằng gen có thể bị ảnh hưởng bởi các yếu tố môi trường – ý tưởng chính của ngành epigenetics. Những nghiên cứu của ông về niềm tin tác động đến gen đã trở thành gạch nối giữa tâm linh và khoa học. Ông bắt đầu sự nghiệp khoa học của mình trong lĩnh vực sinh học tế bào, nhận bằng tiến sĩ của Đại học Virginia trước khi tham gia khoa Giải phẫu tại Đại học Y Wisconsin. Nghiên cứu của ông về chứng loạn dưỡng cơ (muscular dystrophy) dựa trên nghiên cứu sử dụng các tế bào gốc nhân bản, đặc biệt là vào các cơ chế phân tử kiểm soát hành vi của tế bào. Ông đã có phát hiện đột phá về màng tế bào khi chỉ ra rằng lớp ngoài của tế bào khá tương đồng về mặt cơ chế với một con chip máy tính, như thể một bộ não của tế bào. Sau đó, ông tiếp tục đi xa hơn trong quãng thời gian làm việc tại Trường đại học Stanford khi các nghiên cứu chỉ ra rằng môi trường có thể tác động tới tế bào. Những khám phá của ông đã đi ngược lại quan điểm khoa học chính thống vốn cho rằng gen kiểm soát hoàn toàn sự sống của con người.
Mặc dù các khám phá của ông đã thay đổi cách nhìn của thế giới với gen tuy nhiên chỉ đến khi ông có các nhận thức vê tâm linh và kết hợp yếu tố tâm linh với cách tiếp cận khoa học thì ông mới có thay đổi trong cuộc đời mình. Ông nhận ra rằng cơ chế tâm trí đã kiểm soát các chức năng cơ thể. Áp dụng cách tiếp cận này cùng với các hiểu biết về sinh học của mình, ông nhận ra rằng thể chất và chất lượng sống của mình có thể được tăng cường khi ông thay đổi niềm tin của mình.
Trong  “The Wisdom of Your Cells – How Your Beliefs Control Your Biology” (Trí tuệ tế bào – Cách niềm tin kiểm soát sinh học của bạn) của mình, Bruce Lipton đã phát biểu rằng chúng ta không phải là tù nhân của bộ gene có trong người chúng ta, rằng chúng ta không phải là một cỗ máy sinh học chỉ biết tuân theo các quá trình sinh hoá của cơ thể. Chúng ta có thể ảnh hưởng đến các quá trình đó, hay thậm chí là thay đổi các yếu tố sinh học của cơ thể. Để đi được tới kết luận này, Bruce Lipton đã trải qua một thời gian dài làm thí nghiệm và quan sát tế bào. Từ chia sẻ trên blog cá nhân của Bruce thì chúng ta biết được thí nghiệm đầu tiên ông thực hiện đó là vào năm 1968, khi ông bắt đầu nghiên cứu về cách thức nhân bản tế bào gốc, dưới sự hướng dẫn của Tiến sĩ Irv Konigsberg. Tế bào mà ông nghiên cứu có tên là myoblastMyo có nghĩa là cơ bắp, còn blast có nghĩa là nguồn gốc. Khi ông đưa tế bào này vào các môi trường khác nhau, ông nhận thấy sự phát triển của nó thay đổi tuỳ vào hoàn cảnh môi trường. Khi thì ông nhận được kết quả là các tế bào xương, khi thì lại nhận được mô cơ bắp hoặc mô mỡ. Điều này vô cùng thú vị, bởi lẽ từ trước tới nay, khoa học vẫn luôn cho rằng cách tế bào phát triển được quy định bởi bộ gene của chúng ta, chứ không phải là môi trường sống. Tuy nhiên phát hiện của ông không được cộng đồng khoa học dễ dàng chấp nhận. Kể từ khi phát hiện ra DNA vào năm 1944, nghiên cứu sinh học chỉ tập trung giải quyết một điều gì duy nhất đó là giải mã gene người vì họ cho rằng gene không chỉ quy định hình dạng cơ thể, mà nó còn ảnh hưởng tới hành vi và cảm xúc của con người. Con người chỉ là những cỗ máy sinh học không hơn không kém được quy định bởi gene có trong DNA của chính mình.
Trong tác phẩm “The Biology of Belief – Unleasing the Power of Consciousness, Matter & Miracles” của mình Bruce Lipton đã chia sẻ rằng các nghiên cứu sinh học mới nhất cho biết bộ não của các tế bào nằm ngay ở bộ da của chúng, tức màng tế bào. Tế bào giống như một chiếc máy tính, mà nhân của chúng chính là một ổ đĩa cứng lưu trữ thông tin. Gene là các chương trình được nạp sẵn trong ổ cứng. Chúng có góp phần không nhỏ trong việc vận hành, điều phối mọi hoạt động của tế bào; nhưng chính những thông tin được nhập vào từ môi trường mới là thứ điều khiển cách sinh tồn của tế bào. Màng tế bào chính là nơi tiếp nhận những thông tin và tín hiệu từ môi trường. Do DNA ở trong nhân (ổ cứng) của mỗi tế bào đều lưu trữ mọi thông tin, chức năng của các tế bào khác thông qua 25 nghìn gene (đối với con người), hay 25 nghìn đoạn chương trình; cho nên các tế bào gốc đều có tiềm năng biến đổi thành mọi loại tế bào khác trong cơ thể chúng ta. Điều kiện để tác động đến tiềm năng, quá trình phát triển đó chính là điều kiện môi trường; tùy vào môi trường yêu cầu thế nào, cần loại tế bào nào thì tế bào gốc có thể biến đổi thành kiểu tế bào đó. Nói cách khác, chính chúng ta là người lập trình nên các tế bào của chúng ta thông qua những trải nghiệm sống, suy nghĩ, cảm xúc…
Khám phá này không chỉ đưa khoa học tiến tới gần thế giới tinh thần của con người mà còn mở ra hướng đi mới trong việc xây dựng niềm tin để cải thiện đời sống. Chúng ta thu nhận thông tin từ môi trường và từ đó điều chỉnh các hoạt động sinh hoá của cơ thể. Nhưng không phải lúc nào chúng ta cũng nhận thức đúng và thông tin mà chúng ta thu nhận vào có thể bị sai. Nhận thức sai lầm sẽ khiến chúng ta có những điều chỉnh sai lầm lên cơ thể, thậm chí huỷ hoại cơ thể. Khi bị mệt mỏi hay ốm đau, thay vì vội vàng tìm đến thuốc hay thậm chí điều chỉnh gene, chúng ta hãy điều chỉnh tâm trí và thái độ sống. Hãy luôn cố gắng nhận thức nhiều hơn, tốt hơn, đầy đủ hơn về môi trường sống của chúng ta. Hiện nay, chúng ta gặp nhiều vấn đề trong xã hội, từ ô nhiễm môi trường đến mất cân bằng sinh thái, tất cả đều xuất phát từ nhận thức một nhận thức sai lầm, đó là tự cho mình là ưu việt, coi mọi thứ sinh ra trên đời để cho con người sử dụng, hay tham lam, ích kỷ. Để có thể chung sống bền vững trên trái đất, chúng ta phải nhận thức rằng con người là một phần của tự nhiên, và cần sống hài hoà với nó.
Ngoài tác phẩm “The Wisdom of Your Cells – How Your Beliefs Control Your Biology” và “The Biology of Belief – Unleasing the Power of Consciousness, Matter & Miracles”, Bruce Lipton còn viết một số cuốn khác nữa đó là “Spontaneous Evolution: Our Positive Future and a Way to Get There from Here”, và “The Honeymoon Effect: The Science of Creating Heaven on Earth.” Trong tác phẩm “Spontaneous Evolution: Our Positive Future and a Way to Get There from Here” (Tiến hoá tự phát: Tương lai tích cực của chúng ta và cách đi từ đây tới đó), Bruce Lipton đã cùng với triết gia chính trị Steve Bhaerman đưa ra các vấn đề về tiến hoá ngẫn nhiên, vài trò của DNA, mối quan hệ giữa tâm trí và vật chất, cách thức niềm tin của chúng ta về tự nhiên và bản chất con người đã định hình chính trị, văn hoá và đời sống mỗi cá nhân ra sao, và làm cách nào để mỗi chúng ta có thể trở thành một “tế bào gốc” để có thể hỗ trợ cho sự sống và sự tăng trưởng của thế giới này.
Vẫn còn quá sớm để nói rằng epigenetics đúng hay sai nhưng những đóng góp của nó, đặc biệt là của cá nhân Bruce Lipton, đáng để chúng ta xem xét một cách nghiêm túc. Chưa bao giờ khoa học và tâm linh lại tiến tới gần với nhau như vậy trong kỷ nguyên mới này và nó có thể mở ra một cơ hội mới để giúp con người đối phó với những thách thức mà chúng ta chưa bao giờ gặp phải trước đây.

Hà Thủy Nguyên

Bài đã đăng trên Tạp chí Văn hóa Nghệ An

Tham tuyệt đối, Sân tuyệt đối, Si tuyệt đối

Phật giáo đề xướng diệt Tham, diệt Sân, diệt Si, để tự tính hiển lộ, để có được bát nhã, để giác ngộ. Với con mắt của kẻ vẫn vướng vào bụi trần thì đó cũng là một loại Tham – Sân – Si. Diệt tất thảy những điên rồ cuồng loạn, bẩn thỉu thấp hèn trong con người nhưng những huyễn tưởng sẽ vẫn bay lượn trong thế giới tâm trí. Diệt ngay cả sự diệt ấy cũng là một loại khó khăn, bởi

Khó khăn của việc lười biếng

Đôi lúc, có lẽ chẳng hiểu vì đâu, chúng ta rơi vào trạng thái "lười" toàn tập. Chúng đơn giản là không thể viết ra bất kỳ thứ gì mới mẻ hay không thể đối mặt với việc đặt ra nhiều cuộc họp hơn. Chúng ta không muốn dọn tủ lạnh hay đi ra ngoài giao thiệp với các khách hàng tiềm năng. Tất cả những gì chúng ta muốn, dường như, là thơ thẩn trên ghế sofa và có thể ngẫu nhiên đắm chìm
le-ai

Lê Ái

28/07/2019

KRISHNAMURTI: THỜI GIAN & CÁI CHẾT

Sáng nay, nếu có thể, tôi muốn nói về thời gian và cái chết. Và bởi vì nó là một chủ đề khá là phức tạp nên tôi nghĩ là sẽ cần thiết để chúng ta hiểu về ý nghĩa của sự học. Cuộc đời là một phức hợp rộng lớn, với tất cả những xáo trộn, khổ đau, lo âu, yêu thương, ghen tỵ và sự tích lũy; và chúng ta học qua những công việc vất vả. Sự học này là một quá

Ma thuật của ngôn từ

“Hôm nay, tôi nhốt mình cả ngày trong căn phòng kín.” Đó là một câu trần thuật không thể xác định được thời gian. Hôm nay là hôm nào? Cả ngày là bắt đầu từ bao giờ và kết thức từ bao giờ? Thậm chí, đến không gian cũng không thể xác định. Căn phòng kín đến mức độ nào? Một căn hộ 5m2 cũng có thể gọi là kín, một tòa biệt thự cũng là một cấu trúc đóng kín, một đô thị cũng

Những hiểu biết sâu sắc về Suryanamaskar (chuỗi chào mặt trời) từ nguồn gốc đến ứng dụng đối với sức khỏe

Tóm tắt Ngày nay, Suryanamaskar (chuỗi chào mặt trời) được coi là một phần của các thực hành theo truyền thống yoga, mặc dù chuỗi động tác này không được coi là asana (các tư thế yoga) cũng không phải là một phần của Yoga truyền thống. Thực hành Suryanamaskar trước khi bắt đầu các hoạt động thường ngày sẽ tiếp thêm sức mạnh cho người tập và mang lại một ngày hoàn toàn tràn đầy năng lượng. Bắt nguồn từ Raja[1] (quốc vương) của Aundh[2] – người đầu tiên đề xướng suryanamaskar, sau