Home Tạo Giao thông vận tải và hình thái đô thị (phần 1): Đô thị hóa toàn cầu

Giao thông vận tải và hình thái đô thị (phần 1): Đô thị hóa toàn cầu

Minh Hùng

15/12/2018

Tác giả: Tiến sĩ Jean-Paul Rodrigue

Đô thị hóa là một trong những xu hướng thống trị trong chuyển dịch kinh tế xã hội của thế kỷ 20, đặc biệt là ở các nước đang phát triển.

Đô thị hóa: Quá trình chuyển đổi từ một xã hội nông thôn trở thành thành thị. Theo góc nhìn thống kê, đô thị hóa phản ánh tỉ lệ ngày càng tăng của dân số sống trong các khu định cư được coi là thành thị, vốn tạo nên từ các cuộc di cư từ nông thôn vào thành thị. Mức độ đô thị hóa là tỉ lệ phần trăm dân sống ở đô thị trên tổng dân số, còn tốc độ đô thị hóa được phản ánh ở tốc độ tăng trưởng của tỉ lệ đó (Quỹ Dân số Liên Hợp Quốc, 2007).

Dù các thành phố đóng một vai trò quan trọng trong suốt lịch sử loài người, nhưng phải đến cuộc cách mạng công nghiệp, một mạng lưới những thành phố lớn mới bắt đầu xuất hiện ở những khu vực có nền kinh tế tiên tiến nhất trên thế giới. Kể từ năm 1950, số dân đô thị trên thế giới đã tăng hơn gấp đôi, chạm tới con số 3,8 tỉ vào năm 2014, chiếm 54% dân số toàn cầu. Chuyển dịch này được hy vọng sẽ tiếp diễn trong nửa sau thế kỷ 21, một xu hướng thể hiện ở sự tăng tiến của cả quy mô thành phố lẫn tỷ lệ dân đô thị. Các thành phố cũng thống trị sản lượng kinh tế quốc gia vì chúng chiếm phần lớn trong sản xuất, phân phối lẫn tiêu thị. Các vấn về di chuyển trong đô thị đã tăng lên tỷ lệ thuận, trong vài trường hợp là cấp số nhân, cùng với quá trình đô thị hóa do nhu cầu di chuyển tập trung vào một khu vực cụ thể.
Đô thị hóa toàn cầu là kết quả của ba xu hướng nhân khẩu học chính:

  • Gia tăng dân số tự nhiên: là kết quả của việc số người sinh ra lớn hơn số người tử vong ở các khu vực đô thị, một tác dụng trực tiếp của tỷ lệ sinh cũng như chất lượng hệ thống chăm sóc sức khỏe (tỷ lệ tử vong thấp hơn, đặc biệt là ở trẻ sơ sinh). Các giai đoạn trong quá trình chuyển dịch nhân khẩu học thường được liên kết với tỷ lệ đô thị hóa. Mặc dù gia tăng tự nhiên chiếm một vị trí quan trọng trong quá khứ, ngày nay nó không còn quá quan trọng nữa vì tỷ lệ sinh ở nhiều nước phát triển đã giảm đáng kể, ở vài trường hợp như Tây Âu, Nhật Bản, Hàn Quốc, tỷ lệ sinh nằm dưới mức tỷ lệ thay thế.
  • Di dân từ nông thôn ra thành thị: Đây là một yếu tố mạnh dẫn đến sự đô thị hóa, bởi chỉ riêng ở các nước đang phát triển, cuộc di dân từ nông thôn đóng góp khoảng 40 đến 60% trong phát triển đô thị. Quá trình này đã có từ khi bắt đầu cuộc cách mạng công nghiệp vào thế kỷ 19, đầu tiên là ở các nước phát triển, sau đó đến các nước đang phát triển. Các yếu tố đằng sau di dân vào đô thị thì rất nhiều, có thể liên quan đến hy vọng tìm việc làm, hay việc năng suất nông nghiệp gia tăng đã giải phóng các lao động nông nghiệp, hoặc thậm chí có cả các vấn đề chính trị hay môi trường khiến dân cư buộc phải rời khỏi nông thôn.
  • Di dân quốc tế: Sự gia tăng của dòng di cư quốc tế là một nhân tố quan trọng trong tiến trình đô thị hóa của các thành phố cửa ngõ lớn như Los Angeles, Miami, New York, London và Paris. Quá trình này có xu hướng diễn ra ở các thành phố lớn, và có tác dụng giảm dần ở các thành phố có quy mô nhỏ hơn.

Thông qua quá trình đô thị hóa, những thay đổi cơ bản trong môi trường kinh tế xã hội với các hoạt động của con người đã được quan sát và ghi nhận. Thúc đẩy quá trình đô thị hóa là tập hợp phức tạp của những yếu tố kinh tế, nhân khẩu học và công nghệ. Sự tăng trưởng GDP bình quân đầu người là động lực chính của quá trình đô thị hóa, nhưng điều đó được hỗ trợ bởi sự phát triển tương ứng trong hệ thống giao thông và thậm chí là sự phổ biến rộng rãi của điều hòa không khí. Đô thị hóa gắn liền với các hình thức mới của nghêf nghiệ, hoạt động kinh tế và lối sống. Quá trình công nghiệp hóa ở vùng ven biển Trung Quốc và sự hòa nhập của nó vào hệ thống thương mại toàn cầu từ những năm 1980 đã dẫn tới cuộc di dân từ nông thôn ra thanh thị lớn nhất trong lịch sử. Theo Quỹ Dân số Hoa Kỳ, chỉ riêng Trung Quốc đã có đến khoảng 18 triệu người di cư từ nông thôn ra thành thị hằng năm.

Tổng dân số đô thị thế giới trong giai đoạn 1950 – 2010 và dự kiến đến 2030

Những thành phố lớn nhất thế giới vào năm 1850

Những thành phố lớn nhất thế giới vào năm 2010

Những trung tâm đô thị với hơn 10 triệu dân (đơn vị trong biểu đồ: triệu dân)

Dân số đô thị và tỷ lệ dân đô thị ở các lục địa, 1950 – 2030 (ước tính)

Chuyển dịch nhân khẩu học (Đỏ – tỷ lệ tử, Xanh lục – Tổng dân số, Xanh dương – tỷ lệ sinh)

Biểu đồ phân bố thiết bị gia dụng điều hòa nhiệt độ ở các vùng nước Mỹ (1980 – 2015)

Viễn cảnh cấu trúc không gian đô thị: từ lưỡng phân đến miền liên tục (continuum)

Xu hướng toàn cầu hiện nay cho thấy dân số thành thị tăng khoảng 50 triệu người mỗi năm, tức là thêm 1 triệu người mỗi tuần. Hơn 90% tăng trưởng ấy diễn ra ở các nước đang phát triển, những nơi đặt áp lực lớn trong việc giải quyết các vấn đề liên quan đến cơ sở hạ tầng đô thị, đặc biệt là giao thông. Đến năm 2050, dự kiến 6,4 tỷ người, tức là khoảng 2/3 trong toàn thể nhân loại sẽ là dân thành thị. Một vùng được coi là đô thị khi nó có toàn bộ trọn vẹn các cấu trúc không gian đô thị, từ các thị trấn nhỏ đến các trung tâm đô thị lớn. Điều này cũng mang đến câu hỏi về quy mô tối ưu của thành phố, bởi những hạn chế về kỹ thuật (đường xá, dịch vụ tiện ích) không còn là trở ngại lớn trong việc xây dựng những thành phố khổng lồ. Nhiều thành phố thuộc hạng lớn nhất thế giới có thể được gán nhãn “rối loạn chức năng” chỉ bởi khi quy mô thành phố tăng lên, chuyên môn quản lý không theo kịp để đối phó với những chuyện phức tạp dần nảy sinh sau đó.

Nguồn: https://transportgeography.org

Người dịch: Minh Hùng

 
 
 
 

NEW YORK – NƯỚC VÀ ĐÔ THỊ (3): Hệ thống đường ống

Đường ống số 1 và số 2 Phân phối nước trong thành phố dựa vào hai hệ ống lớn trải rộng khắp năm khu vực: Đường ống số 1 và Đường ống số 2. Đường ống số 1 hoàn thành vào năm 1917, kéo dài 18 dặm từ hồ chứa Hillview ở Yonkers qua khu Bronx, qua sống Harlem để vào Manhattan. Nó đi dưới Công viên Trung tâm và tiếp tục xuống dưới khu Lower East Side, băng qua bên dưới sông Đông đến

Minh Hùng

18/10/2019

Nông thôn, Hoang dã, Đô thị

Tóm lược Trong nhiều ngôn ngữ, những từ đề cập đến nông thôn cũng chính là những từ được sử dụng để mô tả sự hoang dã: ye trong tiếng Trung Quốc, agreste trong tiếng Tây Ban Nha, v.v.. Tuy nhiên, kể từ khi thời kỳ Đồ đá mới bị xóa sổ, nông thôn đã được xác định trong sự đối lập với rừng rậm. Phương trình nông thôn/hoang dã chỉ ra rằng sự đối lập giữa chúng sau đó đã bị thay thế bởi

Phỏng vấn Edward Glaeser: Người giàu, người nghèo & Đô thị

Nền kinh tế Việt Nam đang chuyển mình, những làn sóng đầu tư vĩ mô từ các quốc gia phát triển vẫn cứ tiếp tục đổ vào nước ta, và đô thị hóa đang diễn ra với tốc độ chóng mặt... đi kèm với đó là rất nhiều vấn đề lớn được đặt ra, mà vấn đề mấu chốt nhất chính là khoảng cách giàu nghèo & chính sách sẽ hỗ trợ cho người giàu hay người nghèo. Rất nhiều cuộc tranh luận diễn ra

Book Hunter

10/11/2023

New York – Nước và đô thị (1): Lịch sử hình thành

Nguồn nước của thành phố New York nổi tiếng là dồi dào và trong sạch. Thành tựu ấy được tạo nên từ một hệ thống phức tạp gồm những đập, hồ chứa, đường ngầm và cống dẫn đã đưa 1,3 tỷ gallon nước mỗi ngày từ khu vực đầu nguồn được bảo vệ ở miền đất cao phía trên New York xuống đến cho cư dân của năm khu trong thành phố. Trên đường vận chuyển, mỗi ngày hệ thống này cũng mang 100 triệu

Minh Hùng

17/10/2019

Nghiên cứu mô hình chất lượng không khí dựa trên các yếu tố kiểm soát của bụi mịn (PM2.5) tại Hà Nội: Một nghiên cứu về ô nhiễm không khí vào tháng 12 năm 2010

Tóm tắt Khí tượng và nguồn phát thải là hai yếu tố chính quyết định nồng độ các chất ô nhiễm không khí, bao gồm cả các chất dạng hạt mịn. Một hệ thống mô hình chất lượng không khí khu vực đã được sử dụng để phân tích các nguồn ô nhiễm không khí hạt mịn ở Hà Nội, Việt Nam, vào tháng 12 năm 2010. Tác động của lượng mưa và gió lên nồng độ PM2.5 đã được điều tra. Lượng mưa có