Home Sống Trói buộc trong tính nữ

Trói buộc trong tính nữ

Tính nữ – một khái niệm mơ hồ được đẻ ra bởi tâm trí thích phân chia của loài người. Giữa dòng lịch sử do nam giới thống trị, “tính nữ” được người ta nhắc đến như một trạng thái đối lập, một hình thức chống đối. Nếu tính nam là cương – áp chế – mạnh mẽ thì tính nữ sẽ được định tính bởi nhu – yêu thương – mềm mại, như thể mọi thuộc tính của tính nam là phản diện còn tính nữ là đấng cứu rỗi thần thánh của thời đại mới.

Cơn cuồng tính nữ được thúc đẩy mạnh mẽ bởi phong trào nữ quyền manh nha từ thế kỷ 18, để rồi bùng phát mang đậm màu sắc tôn giáo trong phong trào Venus Transit đầu thế kỷ 21. Trong một loạt các phát ngôn trong suốt 3 thế kỷ, tính nữ đã đi từ mơi lòng thương cảm, đến sự thù ghét đàn ông vì những áp chế phụ nữ trong một loạt các giáo lý tôn giáo và chính trị, rồi đến nay là sự tự huyễn sức mạnh tính nữ và kỳ vọng rằng những thuộc tính yêu thương, mềm mại có thể mang đến hòa bình và phồn thịnh cho nhân loại.

Tất cả chỉ là sự lệch lạc của những cuộc tuyên truyền.

Tính nam và tính nữ – không có gì khác ngoài sự định danh giới tính dựa trên các đặc tính của cơ thể. Chúng ta sống trong cơ thể của chúng ta, nhưng chúng ta có phải cơ thể ấy chăng? Những thuộc tính ấy có thể ảnh hưởng ít nhiều đến chúng ta, nhưng chúng ta vẫn không phải chúng. Chúng ta có thể ở trong một túp lều tranh hoặc ở một tòa biệt thự sang chảnh, nhưng chúng ta vẫn không phải ngôi nhà ấy, thế thì tại sao chúng ta lại nhầm lẫn bản thân mình với giới tính của mình.

Và bởi vì thế, chẳng có lý lẽ nào xứng đáng để phán xét lối suy nghĩ hay hành vi của ai đó là thuộc tính nam hay tính nữ. Mềm mại hay cứng rắn không liên quan tính nữ hay tính nam. Chiến tranh hay hòa bình không liên quan đến xu hướng giới tính của những người lãnh đạo xã hội. Sự phồn thịnh của cộng đồng không được quyết định bằng cơn cuồng tín tính nữ.

Hãy quay lại với những giả định về lịch sử loài người.

Tạm chấp nhân rằng ở thời xa xưa, cộng đồng thật sự phân chia theo hai mô hình săn bắn và hái lượm, vậy liệu có phải chỉ đàn ông sẽ đi săn bắn còn phụ nữ sẽ hái lượm? Chẳng có bằng chứng khoa học nào củng cố cho điều ấy, chỉ có những phỏng đoán rằng đàn ông sẽ đi săn còn phụ nữ sinh con và hái lượm quanh chỗ ở của mình. Nhưng hái lượm liệu có phải là công việc mang tính chất nữ? Đàn ông sẽ không hái lượm ư? Điều ấy không chắc chắn. Những người đàn ông có sức khỏe yếu hơn vẫn có thể tham gia hoạt động hái lượm. Phụ nữ tham gia đời sống hái lượm có thể bởi sau khi sinh con và nuôi con thì không thể tham gia các cuộc săn bắn được nữa. Từ đó, phụ nữ bị cộng đồng của mình trói buộc vào thuộc tính của những người hái lượm với sự hình dung mơ hồ bằng các tính từ cần cù, tỉ mỉ, cẩn thận… và các danh từ như nuôi dưỡng, chăm sóc… Dần dần, chúng được lãng mạn hóa lên thành sự yêu thương. Vì phụ nữ bị trói buộc vào công việc hái lượm và chăm sóc con, không có cơ hội được săn bắn, và không trực tiếp tham chiến, nên họ nghiễm nhiên trở thành đại diện cho hòa bình. À, còn một thực tế khó cưỡng, đó là phụ nữ trong suốt dòng lịch sử nhân loại, luôn là công cụ trao đổi giữa các tộc, các quốc gia để đổi lấy hòa bình.

Bạn là phụ nữ, và tự hào vì tất cả những điều tuyệt vời ấy ư?

Không, đó là sự lãng mạn hóa của những người chán ghét với một xã hội nhiều xung đột, tranh chấp. Trên thực tế, tất cả những thuộc tính ấy là trói buộc.

Sự đề cao phụ nữ và tính nữ không mang đến tự do, mà đang trói buộc phụ nữ nhiều hơn và chính giới tính của mình. Xã hội phải trao quyền cho phụ nữ, điều ấy là cần thiết. Nhưng đề cao phụ nữ và thần thánh hóa tính nữ ấy chính là sự trói buộc. Người phụ nữ hiện đại sau khi đã đòi quyền của mình phải gánh vác nhiều trách nhiệm trong cộng đồng hơn, và mang trong mình áp lực nuôi dưỡng tính nữ của bản thân mà có lẽ trước đấy họ không hoàn toàn phải bân tâm.

Nếu hành xử của bạn không mềm mại, yêu thương, nuôi dưỡng… bạn sẽ dễ bị đánh giá là thiếu tính nữ. Họ có thể kết luân rằng bạn có vấn đề với tâm thần, thậm chí là thiếu nội tiết tố nữ, hay bị rối loạn giới tính… Nhưng mọi quy định về tính nữ chỉ là sự nhào nặn của tâm trí cộng đồng, chẳng có gì ở đó là thực. Cho dù chúng mang ý nghĩa tích cực thì đó vẫn là những điều giả dối. Sự giả dối lên đến cao độ của nực cười đó là khi một người đàn ông nào đó tự nhận mình là mang tính nữ và tự đắc rằng mình có các phẩm chất tuyệt hảo của sự mềm mại, yêu thương, hòa bình… Người đàn ông kiểu ấy đang chẳng hiểu gì cả, chỉ đang tự rơi vào huyễn ảnh về bản thân mình và thế giới, tự khoác lên mình vỏ bọc của những phẩm chất. Thực chất, họ biết có một thứ tính nữ được định danh bằng các phẩm chất tốt đẹp, và cố bắt chước theo để ra vẻ như những đấng cứu thế của thời đại mới.

Mọi phẩm chất tốt đẹp hoàn toàn vô giới tính, không tính nam và chẳng tính nữ. Vậy thôi. Chẳng nên gắn chúng với bất cứ giới tính nào cả.

Ai cũng có thể vừa cứng rắn và vừa mềm mại.

Tương tự như vậy, mọi đặc tính tiêu cực cũng vô giới tính. Sự yêu thương đồng thời cũng mang trong đó đặc tính áp chế.

Tính nữ cứ thế trở thành một mô hình trói buộc cả cộng đồng, bất kể là nam giới hay phụ nữ, hay LGBT. Con người cứ thế bị giáo dục và định hình theo giới tính bởi vì tâm trí của họ chỉ nhận thức được cơ thể của họ mà không nhân thức được những điều bên ngoài cơ thể.

Thế thì, con đường để ra khỏi những huyễn ảnh về giới tính, chẳng cách nào tốt hơn là hiện hữu là mình và cả những thứ vượt trên cả mình, mà chẳng cần bận tâm gì cả. Khó lắm ư? Không khó đâu, chỉ cần nhân thức rõ rệt về sự trói buộc. Khó khăn chỉ nằm chông chênh ở quyết định cởi trói hoặc không.

Hà Thủy Nguyên

Mưa rào không mây – Osho bàn về chứng ngộ của phụ nữ

Nhi nữ đa tình nguyên thị PhậtAnh hùng mạt lộ bán vi Tăng Thời bé, khi đọc hai câu thơ này, tôi rất tâm đắc, tâm đắc một cách vô thức mà không hiểu vì lẽ gì mình lại thích thú đến thế. Tại sao nữ nhi say đắm vì tình thì đích thị là Phật, còn đấng anh hùng quy ẩn lại chỉ nửa là Tăng, trong khi giáo lý của Đức Phật luôn nhắc nhở các tỳ kheo đừng si mê, đừng bám

“Triết học cho con gái” hay triết học của “cơi đựng trầu”

“Đàn ông nông nổi giếng khơi Đàn bà sâu sắc như cơi đựng trầu” Cặp ca dao Việt Nam này thường được dùng  để mỉa mai phụ nữ, ý muốn ám chỉ rằng phụ nữ dẫu có sâu sắc đến mấy cũng nông chư chiếc cơi đựng trầu, không thể sánh với đàn ông, dẫu có nông nổi mấy thì cũng có ý nghĩa thâm sâu. Thực ra, cặp ca dao này có thể được hiểu theo một nghĩa khác nếu ta mở rộng tầm

Y học đối xử với phụ nữ thật kinh khủng

“Thật bàng hoàng và phẫn nộ với cách y học hủy hoại phụ nữ suốt thời gian qua”, Elinor Cleghorn nói. Hippocrates, người lập ra nền y khoa hiện đại, tin rằng phụ nữ bị dạ con của họ điều khiển. Cha đẻ của ngành phụ khoa hiện đại, James Marion Sims, thí nghiệm vào giữa những năm 1800 trên các nữ nô lệ da đen không có thuốc gây tê, tin rằng họ cảm thấy ít đau đớn hơn phụ nữ da trắng. (Cho
le-ai

Lê Ái

23/12/2021

Khi phụ nữ đương đầu với đói nghèo, bệnh tật & tình trạng nhận thức thấp về sức khỏe phụ nữ

Đôi điều suy nghĩ khi đọc “Từ Phẫn Nộ đến Can Đảm” của Anne Firth Murray Trong rất nhiều cuộc trò chuyện về những người phụ nữ yếm thế phải chịu đựng cách cư xử thờ ơ, hơn cả thế, sự bạo hành từ nam giới và cả chính những phụ nữ khác trong cộng đồng, tôi luôn nghĩ: lỗi là do họ. Họ đã quá bạc nhược và kém cỏi để không dám đứng dậy và đấu tranh, và đời sống họ đang phải

Tại sao nghiên cứu khoa học vẫn chủ yếu tập trung vào nam giới

Bất chấp chỉ thị của chính phủ, phụ nữ thường được coi là những người đi sau trong nghiên cứu khoa học. Các ý quan trọng trong bài Một nghiên cứu mới phát hiện ra rằng mặc dù có nhiều phụ nữ tham gia vào các thí nghiệm hơn nhưng dữ liệu cụ thể về giới tính thường không được phân tích. Chỉ khoảng một phần ba các nghiên cứu phân tích người tham gia được công bố theo giới tính. Một số nhà nghiên

Book Hunter

04/03/2023