Home Hiểu Vì sao giữ nguyên vẹn những khu rừng trưởng thành là giải pháp then chốt trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu?

Vì sao giữ nguyên vẹn những khu rừng trưởng thành là giải pháp then chốt trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu?

Nhà khoa học chính sách William Moomaw cho biết việc bảo tồn các khu rừng trưởng thành có thể đóng một vai trò quan trọng trong việc loại bỏ CO2 khỏi bầu khí quyển. Trong một cuộc phỏng vấn trên E360, ông đã nói về tầm quan trọng của những khu rừng hiện có và lý do tại sao việc thúc đẩy chặt chúng để lấy nhiên liệu sản xuất điện là sai lầm.

William Moomaw đã có một sự nghiệp xuất sắc với tư cách là một nhà hóa học vật lý và một nhà khoa học môi trường, ông đã giúp thành lập nên Trung tâm chính sách quốc tế về Môi trường và Tài nguyên ở trường Fletcher thuộc đại học Tufts và đảm nhiệm với tư cách tác giả chính cho năm bài báo cáo của Ủy ban liên chính phủ về biến đổi khí hậu (IPCC). Trong những năm gần đây, ngài Moomaw đã quay ra tập trung làm việc về những giải pháp mang tính thiên nhiên cho tình trạng biến đổi khí hậu và trở thành người tiên phong đề xướng ra khái niệm mà ông gọi là “proforestation” –  việc để nguyên vẹn những khu rừng già và trung niên vì khả năng cô lập carbon siêu cường của chúng.

William Moonmaw

Trong khi Moomaw kích những nỗ lực mạnh mẽ để trồng hàng tỷ các cây non, ông đồng thời cũng nói rằng bảo tồn những cây trưởng thành đang tồn tại sẽ có những tác động sâu hơn trong việc làm chậm sự nóng lên toàn cầu trong các thập kỷ tới, bởi các cây non cô lập CO2 kém hơn nhiều so với các cây lớn già tuổi hơn. Trong cuộc phỏng vấn với báo Yale Environment 360, Moomaw giải thích về các lợi ích từ việc để nguyên vẹn các khu rừng hiện có, thảo luận về các thay đổi trong chính sách dẫn tới việc bảo tồn những cánh rừng đang tồn tại, và phê phán mạnh mẽ xu hướng mới đây về việc biến những khu rừng ở phía nam nước Mỹ thành những viên gỗ nén được đốt lên để sản xuất điện cho châu Âu và các nơi khác.

“Việc hiệu quả nhất mà chúng ta có thể làm là để yên cho các cây đã mọc và đang phát triển tiếp tục lớn lên, để đạt được toàn bộ tiềm năng sinh thái của chúng, nhằm dự trữ carbon, và phát triển nên một cánh rừng thực hiện đầy đủ các chức năng môi trường,” Moomaw nói. “Chứ chặt cây để đốt chúng không phải là cách làm đúng.”

Yale Environment 360: Ông định nghĩa như thế nào về khái niệm “proforestation” ?”

William Moomaw: “Tôi bắt đầu xem xét một số số liệu và một vài bài báo mới ra gần đây, và nhận thấy rằng nếu chúng ta đã quản lý rừng và các đồng cỏ theo một hướng khác thì ta đã có thể cô lập nhiều gấp đôi lượng carbon dioxide từ khí quyển so với cách làm bây giờ. Một bài nghiên cứu đã tìm ra rằng trong các khu rừng già trên toàn thế giới, một nửa lượng carbon được tích trữ trong những cây có đường kính lớn nhất (chiếm 1% tổng số cây). Thế là tôi bắt đầu nghĩ về điều này, và tôi nhận ra việc hiệu quả nhất mà chúng ta có thể làm là để yên cho các cây đã mọc và đang phát triển tiếp tục lớn lên, để đạt được toàn bộ tiềm năng sinh thái của chúng, nhằm dự trữ carbon, và phát triển nên một cánh rừng thực hiện đầy đủ các chức năng môi trường.

Chúng ta cần đặt tên cho việc đó, thế là tôi bắt đầu nghĩ đến các cái tên. Thực sự tôi đã ngồi xuống và lên Google tìm kiếm các tiền tố, tìm thấy một đống từ, và cuối cùng thì nhất trí với từ “pro”. Proforestation. Điều đó không có nghĩa là chúng ta không nên trồng rừng [trồng các cây mới] và trồng lại rừng. Chúng ta nên làm vậy. Nhưng phải công nhận rằng đóng góp của chúng sẽ còn xa hơn trong tương lai, đó là điều quan trọng. Nhưng để đáp ứng những mục tiêu biến đổi khí hậu, bây giờ chúng ta phải có sự cô lập lớn hơn bởi các hệ thống tự nhiên. Vì vậy, điều đó đòi hỏi phải bảo vệ trữ lượng carbon mà chúng ta đã có trong rừng, hoặc ít nhất là một phần đủ lớn cần thiết. Chúng ta phải bảo vệ những vùng đất ngập nước, chúng thực sự đang trữ một lượng carbon ở Hoa Kỳ tương đương với lượng carbon trong các khu rừng cây đứng. Chúng ta cần bảo vệ và cải thiện sự cô lập carbon bằng đất nông nghiệp và đất chăn thả.

Con người sẽ mất nhiều thời gian để tập trung vào một thứ nào đó bên cạnh việc giảm lượng khí thải carbon dioxide và các khí nhà kính khác. Và phải thừa nhận rằng mặc dù chúng ta đang đưa gần 11 tỷ tấn carbon vào khí quyển hàng năm, nhưng lượng tăng thêm trong bầu khí quyển chỉ là 4,7 tỷ tấn. Vậy số còn lại ở đâu? Chúng đi vào các thực vật trên cạn và dưới đại dương. Và chỉ có nơi lớn nhất mà loại bỏ carbon dioxide (khỏi khí quyển) hàng năm là các cánh rừng. Ngay cả những gì mà chúng ta nghĩ là rừng trưởng thành vẫn đang tích tụ carbon bởi carbon chiếm khoảng một nửa trọng lượng của gỗ, tuy vậy nó cũng có cả trong đất. Ngay cả những khu rừng già hơn vẫn liên tục tích tụ carbon trong đất. Trên thực tế, có những khu rừng mà có nhiều carbon trong đất hơn là trong những thân cây đứng thẳng. Khi cây lớn lên, chúng hấp thụ nhiều carbon hơn qua các năm, và bởi vì chúng lớn hơn nên chứa nhiều carbon hơn.

“Mức biến mất của vòm rừng ở Đông Nam Hoa Kỳ là lớn nhất so với bất kỳ nơi nào trên thế giới.”

Ta nhận thấy rằng gần đây có rất nhiều người muốn trồng thêm cây xanh. Trồng cây là điều tuyệt vời và nó giúp chúng ta cảm thấy thoải mái, điều đó thật tốt, chúng ta hoàn toàn nên trồng lại rừng ở những nơi đã bị chặt phá. Một tờ báo gần đây đã nói về việc chúng ta có thể trồng hơn một nghìn tỷ cây trên gần một tỷ hecta đất như thế nào và điều đó có thể giúp được bao nhiêu để giải quyết vấn đề. Làm những điều đó thật là tuyệt, nhưng chúng sẽ chả thay đổi gì trong hai hay ba thập kỷ tới vì những cây nhỏ không tích trữ nhiều carbon. Việc để cho các khu rừng tự nhiên hiện có trưởng thành điều cần thiết cho bất kỳ mục biến đổi tiêu khí hậu nào.

Yale Environment 360: Nói về phát thải CO2, hàng năm, chúng ta đã thải vào bầu khí quyển 30 tới 35 tấn CO2 từ việc đốt nhiên liệu hóa thạch, đồng thời có cả việc chặt phá rừng cực kỳ nghiêm trọng ở Amazon và Đông Nam Á nữa.  Những gì mà chúng ta chứng kiến bây giờ thực sự là một cơn bão hoàn hảo của sự phát thải CO2 đang tăng lên vòn vọt.

Moonmaw: Đúng vậy. Nhưng đừng có bỏ qua Hoa Kỳ. Những khu rừng bị xáo trộn nhất trên thế giới là ở Mỹ chứ không phải ở Amazon hay Indonesia. Tôi không muốn làm giảm tầm quan trọng của Amazon và Indonesia. Nhưng mức biến mất của vòm rừng ở Đông Nam Hoa Kỳ là lớn nhất so với bất kỳ nơi nào trên thế giới.

E360: Chúng ta hãy nói về những gì đang xảy ra ở Đông Nam Hoa Kỳ và ngành công nghiệp sản xuất viên gỗ nén và đốt sinh khối gây nên việc mất rừng, với cả những gì ta có thể làm để giải quyết vấn đề.

Moonmaw: Chuyện là, hơn một thập kỷ trước, chính vì sự thay đổi quy tắc ở Liên minh Châu Âu, họ đã tuyên bố rằng năng lượng sinh học, như là việc đốt củi viên, về cơ bản là một nguồn năng lượng tái tạo và trung hòa carbon. Nhưng năng lượng sinh học lại đắt hơn tất cả các nguyên liệu hóa thạch, đắt hơn cả gió là năng lượng mặt trời, và ngành công nghiệp này sẽ chẳng thể đạt được hiệu quả kinh tế nếu không có những khoản trợ cấp khổng lồ. Thế nên EU, đặc biệt là Vương quốc Anh, đang đưa ra những khoản trợ cấp rất lớn cho năng lượng sinh học. Anh đã giảm lượng tiêu dùng than đi rất nhiều, tuy nhiên lượng khí thải lại không giảm ở mức tương đương với đó bởi vì phần lớn sự thay thế lại là từ việc đốt gỗ dưới dạng các viên gỗ nén chủ yếu đến từ Đông Nam Hoa Kỳ. Nhà máy than lớn nhất [ở Anh], Drax, đã chuyển một nửa số đơn vị sản xuất của họ sang dùng các viên gỗ nén thay vì than. Và có rất nhiều nhà máy điện khác ở Vương quốc Anh cũng đang làm như vậy, điều tương tự cũng đang xảy ra trên lục địa này. Họ khẳng định rằng việc này không tạo ra carbon.

Một vùng rừng bị chặt phá ở lưu vực sông Tar-Pamlico phía Đông Bắc bang North Carolina. DOGWOOD ALLIANCE

Thảm họa ở Đông Nam Hoa Kỳ [nơi bắt nguồn một lượng lớn gỗ để đốt sinh khối] nó là vùng giàu đa dạng sinh học nhất ở Bắc Mỹ và có nhiều loài động thực vật hơn bất kỳ nơi nào khác. Nó đang bị tàn phá nghiêm trọng. Đối với dạng viên gỗ, các khu rừng đất ngập và rừng gỗ cứng lại được ưa chuộng hơn rừng thông và những đồn điền trồng thông, đó là thứ không dễ đốt, thế nên những khu rừng đất ẩm gỗ cứng ấy thực sự đang biến mất. Trong một thời gian dài, các công ty đã cam kết họ sẽ chỉ sử dụng những phần còn sót lại, các cành cây, v.v. Một tổ chức phi chính phủ tên là Dogwood Alliance đã chứng minh bằng các tài liệu rằng điều đó không đúng. Các công ty ấy đang chuyển toàn bộ số cây [thành những viên gỗ nén].

E360: Giải pháp ở đây là gì, cả ở Hoa Kỳ lẫn châu Âu?

Moonmaw: Nếu anh còn nhớ, [cựu quản lý ở Cơ quan Bảo Vệ Môi sinh Hoa Kỳ] Scott Pruitt đã tuyên bố rằng tất cả các năng lượng sinh học trong rừng đều trung hòa carbon. [ Thượng nghị sĩ Hoa Kỳ] Susan Collins thuộc tiểu bang Maine, thực sự đã đưa ra một sửa đổi vẫn còn ràng buộc, đề ra rằng tất cả các cơ quan liên bang phải coi mọi năng lượng sinh học rừng từ những khu rừng được quản lý bền vững là trung hoà carbon. Có nhiều những lá thư được gửi tới từ các nhà khoa học nói rằng đó là điều sai sự thật.

Chúng ta sẽ tiếp tục có nhu cầu và mong muốn những sản phẩm lâm nghiệp – đó là điều dễ hiểu. Nhưng thái độ của hầu hết ngành lâm nghiệp thể hiện rằng tất cả các khu rừng cần được quản lý theo nguyên tắc để cải thiện rừng nhằm sản xuất gỗ. Nhưng chúng ta phải phân biệt được giữa rừng sản xuất công nghiệp và rừng tự nhiên, và ta cần làm rõ rằng rừng tự nhiên được quản lý vì sự đa dạng sinh học và đầy đủ các chức năng sinh học mà rừng cung cấp. Và, nhân tiện đây, đa dạng sinh học nào mà chúng ta đang thiếu hụt nhất? Đa dạng sinh học liên quan tới những cánh rừng già. Chúng ta hầu như không còn khu rừng già già nào nữa ở 48 tiểu bang vùng hạ. Nó nằm trong số ít những những khu rừng nguyên sinh của chúng ta. Cơ quan Lâm nghiệp nói rằng Các khu rừng hơn 100 tuổi chỉ chiếm ít hơn 7% diện tích rừng ở Hoa Kỳ.

“Những khu rừng có độ tuổi từ 70 đến 125 năm là những khu rừng sẽ cô lập nhiều carbon nhất trong nhiều thập kỷ tới.”

E360: Ông hãy nói về sự cần thiết phải mở rộng việc bảo vệ những cánh rừng mà hiện nay có rất ít hoặc không có sự bảo vệ nào.

Moonmaw: Ngoại trừ các khu vực hoang dã được liên bang chỉ định trong các khu rừng quốc gia, các khu rừng còn lại của chúng ta hầu như đều bị dành cho việc sản xuất gỗ. Và như anh có thể thấy đấy, chính quyền Trump hiện cũng đang theo đuổi các khu vực không đường xá. Chúng ta cần bàn luận về những khu rừng nào có khả năng cô lập carbon cao nhất trong thời gian tới. Và đó là những khu rừng nhìn chung có độ tuổi từ 70 đến 125 năm – chúng là những khu rừng sẽ cô lập nhiều carbon nhất trong nhiều thập kỷ tới. Thật không may, 70 năm tuổi, đối với nhiều loài cây, là kích thước hoàn hảo để đưa vào xưởng cưa. Vậy thì, tức là chúng ta cần nói rằng, chúng ta sẽ không đốn hạ chúng. Điều này phải được áp dụng ở mọi khu rừng thuộc các liên bang và tiểu bang. Ở Connecticut, không có một mẫu rừng nào mà không bị đem ra chặt phá.

E360: Và đây là New England, ngôi nhà huyền thoại của việc trồng rừng ở thế kỷ trước.

Moonmaw: Đúng vậy. Và tất cả điều đó xảy ra do sự làm ngơ vô hại, thứ diễn ra có lợi cho chúng ta. Sở Lâm nghiệp [Hoa Kỳ] vừa chuyển đến Massachusetts, liên minh với bang này và đang thành lập các tổ chức hợp tác, điều đó sẽ dẫn đến việc chặt phá nhiều hơn những khu rừng giàu carbon và trù phú mà chúng ta đang có ở vùng New England này. Bộ Tài nguyên năng lượng ở Massachusetts đã đề xuất những thay đổi và quy định nhằm tăng lượng rừng đủ tiêu chuẩn để được trợ cấp cho năng lượng sinh học như một nguồn tài nguyên tái tạo và một nguồn năng lượng thay thế. Các cộng đồng khoa học, tổ chức phi chính phủ và người dân phản đối rất kịch liệt. Áp lực được hình thành nhằm xây dựng một trạm phát điện chạy bằng gỗ đốt trong khu dân cư thu nhập thấp ở Springfield, Massachusetts. Và điều đó đang bị công chúng phản đối rất gay gắt. Nhưng thống đốc và nhóm của ông ta đang nỗ lực biến điều đó thành hiện thực, cùng với nhiều khoản trợ cấp hơn – trợ cấp đến từ các hoá đơn tiền điện của chúng ta. Khoản trợ cấp đó không dành cho các tấm năng lượng mặt trời, nó dành cho việc đốt gỗ. Chúng ta đang có một vấn đề thực sự ở đây.

Một khu rừng trưởng thành ở Berkshỉre Hills phía Tây bang Massachusetts

E360: Vậy theo ông, cần những chính sách nào để có một ngành lâm sản bền vững?

Moonmaw: Tôi nghĩ những gì anh làm là tập trung việc đó vào một khu đất thích hợp. [Nhà sinh vật học] E.O. Wilson đã lập luận rằng chúng ta cần “một nửa trái đất” – nghĩa là, một nửa trái đất cần được để nguyên cho tự nhiên thực hiện chức năng của nó. Tôi cho rằng với một quả thận và một lá phổi, chúng ta có thể làm được.

Một chính sách mà tôi muốn đề xuất, rằng với các khu rừng thuộc sở hữu tư nhân và những lô rừng tương đối nhỏ, người dân nên được trả tiền cho các dịch vụ hệ sinh thái trong việc chứa carbon và thúc đẩy đa dạng sinh học lâu đời, và khả năng chống chọi với biến đổi khí hậu mà những khu rừng này đem lại. Chúng ta cần bồi thường cho các chủ đất tư nhân vì họ đã không tác động đến rừng của mình. Không phải ai cũng sẽ làm thế, nhưng điều đó có thể tạo cơ chế để chúng ta tiến gần hơn  mục tiêu của mình.

Một điều khác – có luật được đề xuất ở đây tại Massachusetts – là không còn khai thác gỗ trên đất rừng của tiểu bang nữa. Hiện chúng ta có một hệ thống quản lý dành ra khoảng 60% đất rừng thành công viên hoặc các khu bảo tồn. Điều này có nghĩa là các khu rừng còn lại của tiểu bang sẽ không được khai thác. Chà, điều đó có nghĩa là 13% diện tích rừng ở bang Massachusetts sẽ không cho phép khai thác gỗ. Một tiếng hét vang lên đến khó tin – “Tận thế đến rồi!”. Tuy nhiên, ngày nay, hệ thống quản lý không hề kiểm soát điều này một cách đầy đủ.

E360: Thế còn ở Đông Nam Hoa Kỳ thì sao? Ông làm thế nào để làm chậm lại những gì đang diễn ra với ngành sản xuất viên gỗ nén?

Moonmaw: Tốt nhất là chúng ta bỏ các khoản trợ cấp. Điều đó sẽ kết thúc ngành sản xuất kia.

“Các nhà máy sản xuất viên gỗ nén đều đang được xây dựng tại các cộng đồng người Mỹ gốc Phi có thu nhập thấp.”

Còn việc khác là về vấn đề công bằng xã hội. Các nhà máy sản xuất viên gỗ nén đều đang được xây dựng tại các cộng đồng người Mỹ gốc Phi có thu nhập thấp và có tỷ lệ mắc bệnh hen suyễn cao gấp 5 lần so với toàn bộ bang North Carolina. Những nhà máy này tạo ra một lượng bụi và hạt vật chất khủng khiếp. Một số cộng đồng này đang bắt đầu chống lại. Hiện có một sự thúc đẩy lớn về mặt chính trị để giải quyết vấn đề này. Anh biết đấy, thật đáng kinh ngạc khi lợi ích kinh tế ngắn hạn có thể chi phối sự công bằng xã hội, hậu quả khí hậu và những thứ khác nữa. Vì vậy tôi nghĩ đến một cách là lấy độc trị độc và xoay chuyển tình thế bao cấp. Hãy loại bỏ trợ cấp năng lượng sinh học, bắt đầu hỗ trợ duy trì các khu rừng hiện có cùng các chủ đất tư nhân, và thực sự thay đổi các chính sách của chúng ta về đất công của tiêu bang và liên bang.

E360: Theo ông, liệu có chuyển biến nào ở châu Âu trong việc nhận thấy rằng đây không phải là nguồn năng lượng trung hoà carbon và không nên được hỗ trợ hay trợ cấp không?

Moonmaw: Đã có những cố gắng. Có một tổ chức tên là Biofuelwatch ở Vương Quốc Anh. Họ là một nhóm các nhà hoạt động thông minh và biết nhiều đến kinh ngạc. Cộng đồng khoa học ở châu Âu đang bắt đầu thay đổi quan điểm về vấn đề này. Hoá ra là gần hai phần ba tổng số năng lượng tái tạo được sử dụng ở châu Âu là năng lượng sinh học.

360: Nếu chúng ta làm tốt hơn trong việc bảo vệ các cánh rừng già, thì điều đó có thể tạo ra những thay đổi gì trong việc làm giảm sự tăng nhiệt?

Moonmaw: Nếu chúng ta đạt được mức không làm tăng lượng khí phát thải vào năm 2050, và ta tiếp tục tăng khả năng hấp thụ sinh học – các giải pháp có nền tảng từ thiên nhiên đôi khi được đề cập tới – thì chúng ta sẽ thực sự bắt đầu giảm lượng carbon dioxide trong khí quyển từ năm 2050 đến năm 2100. Chúng ta càng tăng tốc độ cô lập và giảm lượng khí thải, điều đó sẽ càng có lợi cho chúng ta. Nhưng việc chặt cây để đốt không phải là cách để đạt được điều đó.

Nguồn: Yale Environment 360

Dịch: Hien Anh

Đầu tư khu công nghiệp và môi trường – Cuộc đánh đổi lớn

Sau khi vào WTO đến nay, Việt Nam cũng như các quốc gia đang phát triển khác, trở thành địa điểm ưa thích của các nhà đầu tư nước ngoài bởi những mảnh đất còn bỏ hoang và nguồn nhân công giá rẻ. Các nhà đầu tư ồ ạt xây những khu công nghiệp lớn tại các vùng ngoại thành và nông thôn, tạo ra một sự xáo trộn lớn trong môi trường sống của người dân. Theo Viện Kiến Trúc và Quy Hoạch, tính

Tô Lông

14/08/2016

Suối thượng nguồn cạn & câu chuyện Sơn Tinh – Thủy Tinh nên được kể thế nào?

Điều thôi thúc tôi viết bài viết này chính là con suối Lũng Vầy ở tỉnh Hà Giang, một con suối đang bị “bức tử” bởi xả thải và các hoạt động khai khoáng ở thượng nguồn. Tôi chưa từng đến đây, cũng chẳng quen biết bất cứ người dân nào tại khu vực này. Bài phóng sự “Bức tử dòng suối huyết mạch ở Hà Giang” được đăng tải trên báo Thanh Niên đúng lúc tôi đang có phiên trò chuyện tại group Read&Chat

Khúc kinh cầu của Nhà Thờ Đổ

Bài viết dự thi KỂ CHUYỆN BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU nhân dịp xuất bản cuốn sách "Khí Hậu - Câu Chuyện Mới" của Charles Eisenstein do Book Hunter tổ chức.   3h sáng ngày cuối hè ở một huyện ven biển tỉnh Nam Định. Chiếc xe ôm chở tôi lao đi vun vút trên những cung đường vắng vẻ tối om. Thị giác nhường phần cho khứu giác, tôi cảm nhận được mùi vị từ gió biển thổi vào. Cái vị mặn mòi xen lẫn

Book Hunter

24/08/2023

Ký sự Rừng và người ở Piêng Coọc

Con người với tự nhiên có một mối quan hệ thật mơ hồ. Có những lúc người ta cứ nghĩ mình làm chủ tự nhiên, khai thác và cải tạo tự nhiên theo ý muốn. Nhưng rồi đến một lúc nào đó, họ chợt nhận ra, mình chỉ là một phần rất là bé nhỏ của tự nhiên, thuộc về tự nhiên và mong chờ tự nhiên chấp nhận. Nghĩ đến chuyện này, tôi lại nhớ chuyến đi về Piêng Coọc đầu năm 2018. Hồi

Hội đồng Liên hợp quốc nhất trí: Môi trường trong sạch là quyền của con người

Hội đồng Nhân quyền cũng chỉ định báo cáo viên đặc biệt để giám sát tác động của khủng hoảng khí hậu đối với các quyền con người. Hội đồng Nhân quyền đã thông qua nghị quyết về môi trường sạch với số phiếu 43-0, đồng thời kêu gọi các quốc gia tăng cường khả năng cải thiện môi trường. Ảnh: Jerome Gilles/NurPhoto/REX/Shutterstock Cơ quan nhân quyền chính của Liên hợp quốc đã bỏ phiếu áp đảo để công nhận quyền có môi trường an