Home Chuyên đề tháng Thoái Tăng Trưởng là gì và tại sao có thể ngăn chặn biến đổi khí hậu

Thoái Tăng Trưởng là gì và tại sao có thể ngăn chặn biến đổi khí hậu

Minh Tân

25/12/2022

Cứu tinh cho biến đổi khí hậu có thể là một nền kinh tế chậm chạp.

Không có cách nào khác khi nói về nó – vì biến đổi khí hậu ngày càng bao trùm lên cuộc sống của chúng ta, chúng ta sẽ phải thay đổi cách ta sống. Điều đó có nghĩa là phải chuẩn bị cho thời tiết bất thường hơn, thay đổi chế độ ăn uống, và sử dụng năng lượng sạch hơn. Nhưng, một ý tưởng về tăng trưởng kinh tế cũng đang nhen nhóm: Liệu tăng trưởng kinh tế chậm lại có phải là chìa khóa trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu không?

“Khi kinh tế tăng trưởng nhiều hơn, giảm nhẹ tác động lên khí hậu lại càng khó đạt được hơn, vì lượng năng lượng và vật chất sử dụng càng lớn dần, thứ đến lượt mình lại cần đến CO2. Do đó điều này giống như việc chạy lên một thang cuốn đang tăng tốc hướng xuống”, theo Lorenz T. Keyßer, tốt nghiệp ngành hệ thống và chính sách môi trường tại ETH Zurich và là tác giả của nghiên cứu gần đầy về Bản chất mối quan hệ giữa kinh tế và khí hậu.

Không có bí mật gì khi hầu hết những kẻ gây ô nhiễm lớn nhất trên thế giới có xu hướng là những nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất. Và một vài chuyên gia nhận định rằng tăng trưởng xanh – ý tưởng ở đó ta có thể tiếp tục phát triển kinh tế nhưng đồng thời cũng giảm thiểu khí thải và sử dụng tài nguyên một cách bền vững hơn – có thể là lời giải đáp. Trọng tâm của tăng trưởng xanh là cái được gọi là “tách gỡ” – xé tan ràng buộc giữa tăng trưởng cao và khí thải lớn. Điều đó khó hơn rất nhiều so với tưởng tượng. Nghiên cứu dựa trên các báo cáo chỉ ra rằng tách biệt các nền kinh tế ra khỏi khí thải khó hơn rất nhiều và diễn ra với số lượng ít hơn rất nhiều so với tưởng tượng.

Mời bạn đọc thêm về sách Kinh tế học thiêng liêng của của Charles Eisenstein tại đây. Sách bàn về cách hệ thống tiền tệ cần phải thay đổi – và đang thay đổi. Một loạt các phân tích liên ngành giữa lý thuyết kinh tế, nghiên cứu chính sách và khảo sát thực tiễn là nền tảng cho những khái niệm mới đi ngược lại niềm tin kinh tế đương thời, bao gồm “tiền tệ có lãi suất âm”, “nội tệ”, “kinh tế dựa trên tài nguyên”, “kinh tế quà tặng” và “sự phục hồi của đồng tiền”….

“Những nghiên cứu này đã chỉ ra rằng tăng trưởng xanh đang không diễn ra, hay nó chỉ đang diễn ra trên quy mô rất, rất nhỏ”, theo Timothee Parrique, một nhà kinh tế sinh thái và là tác giả của bài viết về tăng trưởng xanh năm 2019.

Một số quốc gia đã cho thấy một chút ít thành quả về tăng trưởng xanh và tách gỡ, chẳng hạn như Vương quốc Anh “được ca ngợi đã thu được kinh nghiệm nhanh nhất về tách gỡ trên Trái Đất”, Parrique nói. Nhưng thậm chí thành quả có phức tạp, nó cũng vẫn gần như không diễn ra với tốc độ đủ nhanh để tuân thủ theo Hiệp định Paris.

Do đó, các quốc gia với nền kinh tế lớn, đang phát triển sẽ đi về đâu? Các nhà kinh tế sinh thái cho rằng có một giải pháp cho những quốc gia này nhằm giảm thiểu dấu ấn của môi trường trong khi vẫn duy trì phúc lợi cho dân chúng. Kích thích thoái tăng trưởng, một khái niệm liên quan đến giảm tiêu thụ năng lượng và tài nguyên thiên nhiên ở những quốc gia phát thải lớn, và bằng cách giải tốc độ tăng trưởng kinh tế. Nghiên cứu của Keyßer, xuất bản bàn về Bản chất vào tháng 5/2021, phát hiện rằng thoái tăng trương có thể đóng vai trò thiết yếu để giữ cho biến đổi khí hậu chỉ giới hạn ở mức 1,5 độ C.

Trong khi vẫn có nhiều tranh cãi liệu làm thế nào thoái tăng trưởng so sánh được với hệ thống kinh tế của chúng ta hiện hay như thể một kế hoạch cho tương lai, đây là một phân tích về một phần ý tưởng cho tương lai, và cho chính bạn.

Giải thích về Thoái tăng trưởng

Thoái tăng trưởng, xét về bản chất, là một sự thay thế đối với tư bản chủ nghĩa, Parrique nói. Nhưng đích đến cuối cùng của nó lại không phải vậy, mà đó là một sự thụt lùi có kế hoạch để đạt được mục đích. Tạm dừng sự phát triển của các nền kinh tế trong một thời gian không chỉ tác động tương đối ít lên thảm họa tự khí hậu (hãy xem COVID-19 tỏ ra không hiệu quả như thế nào trong việc giảm thiểu khí thải trong dài hạn), mà nó còn đụng chạm đến những người nghèo khổ và dễ tổn thương nhất trước tiên.

Parrique phác họa nên những nền kinh tế như những con người đang chuyển hóa – khi bạn còn trẻ, bạn cần phải ăn nhiều, và kết quả là, sản sinh ra nhiều chất thải, để lớn lên và khỏe mạnh. Nhưng nếu bạn cứ ăn như Gióng ở độ tuổi trưởng thành, có thể đó không phải là cách thức lành mạnh nhất. Là một người lớn, tức bạn phải có nhận thức cân bằng ăn uống để ổn định nhu cầu hiện tại của cơ thể mình.

Với những nền kinh tế lớn như Hoa Kỳ, Parrique nói, nền kinh tế ấy đã lớn mạnh trong một giai đoạn nào đó, nhưng vẫn chưa ăn hết tất cả. Cho nên không chỉ có những vấn đề nghiêm trọng với nền kinh tế (mất cân bằng thu nhập, lực lượng lao động quá tải, mức sống tăng nhưng mức chi trả không tăng), nó cũng đang tiêu thụ tài nguyên quá mức cần thiết và nói trắng ra là đang không có chỗ đổ rác.

Nhưng một sự suy thoái sẽ không thể giải quyết những vấn đề này, và thậm chí có thể còn tạo ra những vấn đề mới. Sự suy thoái giống như việc ăn kiêng khi ta cứ cố ăn thật ít calo đến mức nó lần thứ hai thì quên sạch, bạn quay trở về với những thói quen không lành mạnh, thỉnh thoảng thậm chí còn ở mức độ lớn hơn trước đây. Thoái tăng trưởng, mặt khác, lại giống như việc tìm ra một chế độ ăn kiêng bền vững, lành mạnh, và thực hiện theo nó.

Liệu nó có khả thi không? Dù nó có vẻ như quái dị khi nghĩ về một thế giới ở đó việc tăng trưởng GDP hầu như không liên quan gì, Parrique nói thêm rằng tăng trưởng kinh tế chỉ được quan tâm hàng đầu như một thước đo tích cực từ những năm 50, 60 sau Thế chiến thứ 2.

“Chúng ta có hàng trăm năm bị ám ảnh kỳ lạ bởi những con số GDP, giờ là lúc ta cần phải nhận thức có lẽ ta đã đi quá xa”, ông nói.

Jason Hickel, một nhà nhân học kinh tế tại Trường Kinh tế London, bổ sung rằng thoái tăng trưởng không nên được áp dụng đồng loạt với mọi đối tượng. Sau tất cả, có một số ngành kinh tế – như năng lượng tái tạo và giao thông công cộng – cần tiếp tục tăng trưởng vì một tương lai lành mạnh và bền vững. Những những nền công nghiệp sản xuất máy bay cá nhân, thịt bò công nghiệp, thời trang nhanh, và phương tiện chạy bằng khí gas cần phải cắt giảm.

“Có nhiều đoạn khúc lớn trong nền kinh tế tồn tại chỉ để thúc đẩy lợi nhuận doanh nghiệp và tiêu dùng của giới tinh hoa, tất cả đều không liên quan đến phúc lợi con người”, Hickel nói. “Những nhà sinh thái kinh tế kêu gọi chúng ta từ bỏ tăng trưởng với tư cách là một vật cản, giảm thiểu sự bất bình đẳng và tổ chức lại nền kinh tế xoay quanh việc phát triển sinh kế và phúc lợi thay vì xoay quanh việc tích lũy tư bản”.

Vậy còn những tiến bộ thì sao?

Trong những câu chuyện về thảm họa khí hậu, bạn có thể thường gặp ý tưởng về những tiến bộ trong tương lai sẽ cứu giúp tất cả chúng ta – có lẽ vì có hiệu quả hơn nên ta có thể cứ duy trì lối sống giống như trước nhưng vẫn tránh được những tác động xấu nhất của biến đổi khí hậu. Nhưng nếu bạn nhìn ra thế giới ngày nay, biến đổi khí hậu không còn là một ý tưởng mơ hồ nữa – nó đang diễn ra ở Hoa Kỳ và ở bất cứ nơi nào khác trên thế giới với nhiều mức độ khác nhau và đang thách thức cơ sở hạ tầng, hệ thống lương thực của chúng ta.

Những tiến bộ là một phần của những thành phần gắn chặt với tăng trưởng xanh trong nhiều thập kỷ qua, Parrique nói, những thứ ít nhiều vẫn hoạt động bình thường. Thực ra, với mọi “cải tiến sinh thái” xuất hiện, thậm chí nhiều bằng sáng chế hơn đang được nộp cho những ngành công nghệ truyền thống hay công nghệ khai khoáng.

Nhưng, thoái tăng trưởng không có nghĩa là ngừng cải tiến. Thay vào đó, nó có nghĩa là quy định những tài nguyên và khí thải ta sử dụng. Nếu tính bền vững bao gồm thành hai phần – đầy đủ và hiệu quả – thì thoái tăng trưởng là một cách để chắc chắn rằng chúng ta có đủ nguồn tài nguyên, trong khi vẫn làm việc hướng tới sự hiệu quả trong những lĩnh vực có nhu cầu, ông nói.

Càng sử dụng ít năng lượng, chúng ta càng dễ khử carbon”, Hickel nói. “Vậy nên ý tưởng giảm quy mô các hình thức sản xuất và tiêu dùng không cần thiết để cắt giảm năng lượng sử dụng, do đó khả năng nhanh chóng chạm ngưỡng zero là cao hơn nhiều”.

Thoái tăng trưởng có ý nghĩa gì với bạn?

Một trong những phản ứng tiêu cực của thoái tăng trưởng là ý tưởng về sự hy sinh, Parrique nói. Nhưng thực tế, nếu bạn không phải là một trong những người giàu nhất hành tinh, thì một bữa ăn dân chủ, cân bằng và tiết kiệm hơn sẽ khả thi hơn với bạn.

Nghĩ về nó như một buổi ăn buffet – trong một chốc, những gã to lớn đã tiêu thụ nhiều hơn phần thức ăn họ cần. Nhưng trong viễn cảnh thoái tăng trưởng, các nền kinh tế đang túng thiếu, vẫn tiếp tục phát triển có thể có được cái họ cần từ bàn ăn trong khi những nền kinh tế lớn có thể chỉ nhai vừa đủ để giữ gìn sức khỏe và hạnh phúc. Vì vậy, với những người nhỏ con, dù có là những quốc gia đang phát triển hay thậm chí con người trong các nước lớn nhưng có thu nhập thấp, nó có nghĩa là một đĩa thức ăn nặng ký hơn.

Xét tính 10% những người giàu nhất thế giới chiếm đến 52% lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính trong giai đoạn 1990-2015, những người này sẽ phải bay ít hơn, tiêu thụ ít hơn và căn bản phải thay đổi hoàn toàn lối sống của mình. Nhưng với phần còn lại của thế giới, đặc biệt là những cộng đồng có thu nhập thấp nhất, việc tiếp cận nhiều hơn sẽ trao cho họ nhiều phúc lợi hơn ở cả mức độ cá nhân lẫn cộng đồng.

Một số quốc gia đã cam kết đặt phúc lợi lên trước GDP như một nhân tố của thành công – như Scotland, Iceland và New Zealand. Và thậm chí với những người thu nhập cao, vẫn có nhiều tranh cãi xung quanh việc bao nhiêu tiền sẽ mua được hạnh phúc (một vài nhà khoa học đã đưa ra một con số kỳ diệu về thu nhập “đỉnh” hạnh phúc là 75 ngàn đô, nhưng không ai tham gia), vì vậy có lẽ thay vì thắc mắc cái giá phải trả cho hạnh phúc, thì hãy tập trung vào những thứ bạn cần cho phúc lợi của chính mình. Trong bối cảnh đó, chẳng hạn như làm việc ít hơn có thể là một cơ hội, chứ không phải là rào cản.

“Cái chúng ta đang thực sự phải hy sinh là gì?”, Parrique nói. “Thay vào đó, tôi nghĩ chúng có cái để phấn đấu”.

Sara Kiley Watson

Nguồn: https://www.popsci.com/environment/what-is-degrowth-and-how-can-it-fight-climate-change/

Dịch: Lê Minh Tân

Cuốn sách “Tương lai sẽ là Thoái Tăng Trưởng”, dịch giả Nguyễn Phương Anh, do Book Hunter xuất bản trong tháng 1/2023.

> Đọc thêm:

Bàn về các món ăn lên men trong văn hóa ẩm thực Việt Nam – Book Hunter

RẤT TIẾC, NÔNG NGHIỆP HỮU CƠ TRÊN THỰC TẾ CÓ HẠI HƠN ĐỐI VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU – Book Hunter

Nghiên cứu mô hình chất lượng không khí dựa trên các yếu tố kiểm soát của bụi mịn (PM2.5) tại Hà Nội: Một nghiên cứu về ô nhiễm không khí vào tháng 12 năm 2010 – Book Hunter

Đường cong môi trường Kuznets – Đi lên nhưng chưa chắc đã đi xuống – Book Hunter

Đầu tư khu công nghiệp và môi trường – Cuộc đánh đổi lớn – Book Hunter

TƯƠNG LAI CỦA NĂNG LƯỢNG BỀN VỮNG CHƯA TỪNG SÁNG SỦA HƠN … NHỜ VÀO THỊ TRƯỜNG TỰ DO

Sự suy kiệt … ô nhiễm … an ninh … thay đổi khí hậu. Tất cả những điểm nóng của năng lượng bền vững vừa được dấy lên lại để ủng hộ sự chuyển đổi bắt buộc (của chính phủ) đối với nguyên liệu hóa thạch. Nhưng mỗi lời than phiền đã được phóng đại quá mức với mục đích làm hạ thấp vai trò chính yếu trong cuộc sống hiện đại của các loại năng lượng khoáng sản (khí gas tự nhiên, than đá,

9 thủ thuật digital marketing khiến bạn bội chi

Đây là cách để tránh bị lừa bởi "các mô hình hắc ám" của các doanh nghiệp trực tuyến. Các ý quan trọng trong bài Từ đồng hồ đếm ngược đến “khơi gợi tội lỗi”, các digital marketer đã nghĩ ra nhiều chiến lược - hoặc “mô hình hắc ám” - để khiến bạn tiêu nhiều tiền hơn trên mạng. Giống như các cửa hàng thực tế được bố trí theo cách được thiết kế để thu hút người mua sắm, các website thương mại

Book Hunter

26/12/2022

SỰ THAY ĐỔI TƯ DUY CỦA NGƯỜI DÂN TỘC THIỂU SỐ DƯỚI TÁC ĐỘNG CỦA KINH TẾ THỊ TRƯỜNG

Trong vài thập niên qua, nền kinh tế, xã hội và văn hóa của người dân tộc thiểu số ở miền núi Việt Nam đã có những biến đổi sâu sắc dưới tác động của nhiều yếu tố, động lực khác nhau. Về vĩ mô, đó là tác động của quá trình toàn cầu hóa, hiện đại hóa và thị trường hóa. Bên cạnh đó là những thay đổi về mặt chính sách phát triển từ các cơ quan nhà nước kể từ khi thực

Đã đến lúc cần bỏ qua chỉ số GDP

Robert F. Kennedy đã từng nói rằng, tổng sản phẩm quốc nội (GDP) cho ta biết "mọi thứ trừ những thứ đáng giá trong cuộc sống". Chỉ số này được một nhà kinh tế học người Mỹ Simon Kuznets phát triển theo yêu cầu của chính quyền liên bang những năm 1930. Thời đó, người ta không có cách nào để biết được chính xác thì nền kinh tế đang tốt lên hay xấu đi, tất cả chỉ là quan điểm cá nhân của các

Ivan Illich: xóa bỏ trường học, cộng sinh và học tập suốt đời

Được biết đến với những lời chỉ trích về hiện đại hóa và tác động có tính tha hóa gây ra bởi các thể chế, mối quan tâm của Ivan Illich đối với việc xóa bỏ trường học, các mạng lưới học tập và tác động vô hiệu hóa của các ngành nghề đã gây được sự đồng thuận trong nhiều nhà giáo dục không chính thức. Chúng ta khám phá ra những khía cạnh chính trong lý thuyết của ông và sự liên quan