Home Soát TƯƠNG LAI CỦA NĂNG LƯỢNG BỀN VỮNG CHƯA TỪNG SÁNG SỦA HƠN … NHỜ VÀO THỊ TRƯỜNG TỰ DO

TƯƠNG LAI CỦA NĂNG LƯỢNG BỀN VỮNG CHƯA TỪNG SÁNG SỦA HƠN … NHỜ VÀO THỊ TRƯỜNG TỰ DO

Sự suy kiệt … ô nhiễm … an ninh … thay đổi khí hậu. Tất cả những điểm nóng của năng lượng bền vững vừa được dấy lên lại để ủng hộ sự chuyển đổi bắt buộc (của chính phủ) đối với nguyên liệu hóa thạch. Nhưng mỗi lời than phiền đã được phóng đại quá mức với mục đích làm hạ thấp vai trò chính yếu trong cuộc sống hiện đại của các loại năng lượng khoáng sản (khí gas tự nhiên, than đá, và dầu lửa).

Sự tương đồng giữa lợi ích tư nhân với lợi ích xã hội trên thị trường năng lượng là một lý do lớn để nói lời cảm ơn cho mùa lễ hội này. Những người tiêu dùng có lương tâm có thể giữ ấm với khí gas và dầu nhiên liệu, cũng có thể du lịch bằng xăng và dầu diezen. Điện cũng có thể được sản xuất với loại năng lượng các-bon linh hoạt nhất & rẻ nhất mà không phải tiếc gì cả.

Bối cảnh

Bền vững năng lượng là một nhánh của phát triển bền vững – khái niệm trong một báo cáo năm 1987 bởi Ủy ban Môi trường và Phát triển thế giới đã được định nghĩa kinh điển như sau “phát triển đáp ứng nhu cầu của hiện tại mà không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu của thế hệ tương lai. 

Báo cáo được gọi tên là Brundtland đã dẫn tới hội đàm LHQ năm 1992 ở Rio de Janeiro và chương trình nghị sự 21, một kế hoạch hành động dài 350 trang của LHQ cho vấn đề phát triển bền vững toàn cầu, đã được ký bởi 178 quốc gia, bao gồm Hoa Kỳ. Để triển khai các ý tưởng, chính quyền Clinton/ Gore đã thành lập hội đồng Tổng thống về phát triển bền vững (1993 – 1999), xác định bền vững là “sự tăng trưởng kinh tế mang lại lợi ích cho hiện tại và cả thế hệ tương lai mà không gây ảnh hưởng bất lợi tới nguồn tài nguyên hay các hệ sinh học trên Trái đất”

Theo “Tuyên bố Tầm nhìn” về Nước Mỹ bền vững của PCSD: Sự đồng thuận mới về Thịnh vượng, Cơ hội và một Môi trường Lành mạnh cho Tương lai (1996):

Tầm nhìn của chúng tôi về một Trái đất với sự sống bền vững …. Một Hoa Kỳ bền vững sẽ có một nền kinh tế đang phát triển mang lại cơ hội công bằng để đáp ứng cho đời sống và một cuộc sống an toàn, lành mạnh, chất lượng cao cho các thế hệ hiện tại và tương lai. Quốc gia của chúng ta sẽ bảo vệ môi trường, cơ sở tài nguyên thiên nhiên, các chức năng và khả năng tồn tại của các hệ thống tự nhiên mà tất cả sự sống phụ thuộc vào đó (p. Iv).

Với định nghĩa này, liệu những năng lượng khoáng sản có “bền vững”? Câu trả lời là chắc chắn có thể dưới sự diễn giải về thị trường tự do của phát triển bền vững:

Thị trường năng lượng bền vững là thị trường mà ở đó sản lượng, chất lượng và tính hữu ích của năng lượng cải thiện theo thời gian. Năng lượng bền vững trở nên sẵn có hơn, giá cả phải chăng hơn, dùng được nhiều hơn và đáng tin cậy hơn, và sạch hơn. Người tiêu dùng năng lượng không vay mượn từ tương lai; họ trợ cấp cho tương lai bằng việc cải tiến không ngừng nền kinh tế năng lượng ngày nay – đó là những sự cải tiến mà thế hệ tương lai thừa hưởng (Bradley, Chủ nghĩa tư bản tại công sở: Kinh doanh, Chính phủ, và Năng lượng, p.187)

Những than phiền trái chiều

Kiềng ba chân của năng lượng bền vững là suy kiệt, ô nhiễm và biến đổi khí hậu. Lĩnh vực thứ tư, an ninh năng lượng, khởi nguồn liên quan đến nguồn nhập khẩu dầu không ổn định từ các nước Trung Đông, đã dấy lên từ những năm 70 của thế kỷ 20, và lên đỉnh điểm vào thời Chiến tranh vùng vịnh 1990-91.

Sự suy kiệt đáng quan tâm ở đây là sự cạn kiệt tài nguyên được biết đến nhiều nhất như sự kiện Đỉnh Dầu (và Đỉnh khí đốt tự nhiên), lúc đó nhu cầu vượt quá khả năng cung cấp dẫn đến việc tăng giá. Vấn đề ô nhiễm xoay quanh tiêu chuẩn về chất thải không khí: Carbon monoxide (CO), Sun-phua dioxit (SO2), bụi mịn (PM), nitrogen oxit (NOx), chì (Pb), và các hợp chất hữu cơ dễ bay hơi (VOC). Biến đổi khí hậu đã chuyển đổi từ sự lo lắng ngắn ngủi về vấn đề lạnh đi toàn cầu do con người tới vấn đề đang diễn ra về sự ấm lên toàn cầu dưới tác động của con người.

Nỗi sợ hãi về Đỉnh cung ứng đã được đánh bay bởi thế hệ dầu mới và công nghệ chiết xuất khi đốt, nhưng một lần nữa, đã chuyển nguồn cung chi phí cao và khó tiếp cận thành những nguồn tài nguyên khai thác được một cách kinh tế. Đáp trả lại, những người phản đối nhiên liệu hóa thạch vừa mới chuyển sang chiến lược giữ những tài nguyên này dưới lòng đất thừa nhận rằng rất nhiều thập kỷ, nếu không phải hàng thế kỷ, tài nguyên dầu và gas vẫn đang để dành đó. Và với việc Hoa Kỳ đang trở thành trung tâm dầu lửa và khí ga cho thế giới, những quan ngại trước đây về an ninh năng lượng đã mờ nhạt dần.

Liên quan đến vấn đề ô nhiễm không khí ở đô thị đã từng gây khó chịu, Cơ quan bảo vệ môi trường Hoa Kỳ đã ghi nhận việc cắt giảm 73% lượng khí thải theo tiêu chuẩn kể từ 1970, với sự cải thiện vượt mong đợi. Công nghệ dựa trên các quy tắc quản lý có thể đạt được đã khiến nhiên liệu hóa thạch và không khí sạch trở thành một câu chuyện thành công mà những chỉ trích ngành công nghiệp này chưa từng nghĩ là có thể trước đây. 

Biến đổi khí hậu? Đó là một vấn đề tổng thể tách rời với vấn đề trên kia, nhưng lợi ích trực tiếp của phân bón Các-bon đi-ô-xít và việc ấm lên ở mức trung bình đã khiến cho cuộc tranh luận giữa chi phí và lợi ích của việc biến đổi khí hậu do con người gây ra trở nên mơ hồ. Điều chính sách công cần giải quyết không phải là điều tiết khí CO2 mà là nắm lấy thị trường tự do ở trong và ngoài nước để tận dụng những mặt tích cực và cải thiện những vấn đề tiêu cực của thời tiết và biến đổi khí hậu, bởi tự nhiên hoặc do con người.

Chủ nghĩa môi trường thị trường tự do

Cuộc tranh luận về năng lượng bền vững liên quan đến truyền thống tri thức rộng hơn về chủ nghĩa môi trường thị trường tự do. Tài sản cá nhân và mô hình đổi chác tự nguyện được giải mã bởi 2 tác giả Terry Anderson và Donald Leal như sau:

Chủ nghĩa môi trường thị trường tự do nhấn mạnh vào tầm quan trọng của các quá trình thị trường trong việc quyết định lượng tài nguyên tối ưu sử dụng. Chỉ khi các quyền lợi được xác định rõ ràng, thực thi và có thể chuyển đổi thì những cá nhân tư lợi mới phải đối mặt với sự đánh đổi vốn có trong một thế giới khan hiếm. (Chủ nghĩa môi trường thị trường tự do, 1991: tr. 22)

Doanh nghiệp khối tư nhân tìm kiếm lợi nhuận từ thương mại là chìa khóa để vượt qua những yếu tố bên ngoài tiêu cực:

Khi các doanh nhân tìm kiếm để lấp đầy cơ hội lợi nhuận của thị trường ngách, giá sẽ phản ánh giá trị chúng ta đặt trên nguồn lực và môi trường. Có thể sẽ mắc sai lầm, nhưng trong quá trình đó, một thị trường ngách sẽ lại được mở ra và những cơ hội lợi nhuận sẽ thu hút những nhà quản lý nguồn lực với một ý tưởng tốt hơn (ibid, trang 22-23).

“Trong những trường hợp định nghĩa và các chi phí thực thi pháp luật không giải quyết được, có thể cần viện đến các giải pháp chính trị”, Anderson và Leal thêm vào phần cảnh báo “những kiểu giải pháp này thường trở nên cố hữu và làm cản trở các quá trình đổi mới thị trường mà thúc đẩy trách nhiệm của chính sách tài khóa, sự sử dụng nguồn lực hiệu quả và tự do cá nhân” (ibid, tr.23)  

Trong một bài luận năm 1993, “Phát triển bền vững – Góc nhìn thị trường tự do”, Fred Smith đã ứng dụng mô hình Anderson/Leal như một giải pháp thay thế cho phát triển bền vững. Chủ nghĩa môi trường thị trường tự do, Smith nhấn mạnh (tr.297), “nhận ra những hi vọng lớn nhất cho việc bảo vệ các giá trị về môi trường nằm ở việc trao quyền cho các cá nhân để bảo vệ những nguồn lực môi trường mà họ coi trọng (thông qua việc mở rộng sáng tạo các quyền sở hữu tài sản)” Ông giải thích (tr. 298-99):

Phát triển bền vững không phải là một thứ tạo tác của thế giới vật chất mà là sự sắp đặt của con người. Các nguồn lực môi trường sẽ được bảo vệ hoặc đứng trên bờ vực suy kiệt phụ thuộc vào hình thức khung thể chế chúng ta thiết lập, hoặc cho phép biến chuyển, để giải quyết được những mối quan tâm này.

Sau khi xem qua các ví dụ về các giải pháp mang lợi ích cá nhân đối với sự phát triển kinh tế và môi trường, Smith kết luận: “Các bằng chứng thực nghiệm chỉ ra rõ: các nguồn lực được tích hợp trong hệ thống tài sản tư, thực tế, đạt được “tính bền vững” (tr. 301) 

Smith cũng nhấn mạnh rằng “sự thất bại của chính phủ” được đánh giá kèm với thị trường được cho là thất bại, ghi nhận việc làm thế nào “những cá nhân đưa ra các quyết định sử dụng nguồn lực một cách quan liêu lại hiếm khi là những đối tượng chịu các chi phí hoặc nhận những ích lợi từ những quyết định đó” (tr. 304) Liên quan vấn đề này, ông so sánh việc chính trị hóa hoạt động khoan dầu ở Khu bảo tồn Động vật Hoang dã Quốc gia Alaska (ANWR) với việc khoan dầu ở khu bảo tồn động vật hoang dã Rainey của Hiệp hội Audubon ở Louisiana (ibid.).

Kết luận

Trong một bài phân tích chính sách năm 1999 của Viện Cato với tiêu đề “Tính bền vững tăng lên của năng lượng truyền thống”, tôi kết luận:

Công nghệ khai thác, đốt cháy và tiêu thụ nhiên liệu hóa thạch tiếp tục cải thiện một cách nhanh chóng. Nhiên liệu hóa thạch tiếp tục đạt mức thị phần toàn cầu xấp xỉ 85%, và tất cả các chỉ số kinh tế và môi trường đều tích cực. Vô số tiến bộ về mặt công nghệ đã làm cho than đá, khí đốt và dầu lửa trở nên phong phú hơn, linh động hơn, tăng sự tin cậy và ít ô nhiễm hơn bao giờ hết, và công nghệ đang được chuyển giao từ các nước phát triển sang thị trường mới nổi. Người ta có thể tiếp tục kỳ vọng xu hướng tích cực này trong thế kỷ 21.

Gần 20 năm sau, xu hướng sản xuất và tiêu thụ nguồn năng lượng từ khoáng sản này vẫn diễn ra mạnh mẽ bất chấp những chính sách đầy quyết tâm, tốn kém của chính phủ để biến năng lượng gió và năng lượng mặt trời sản sinh ra điện và đưa ethanol vào thị trường vận tải. Thị phần toàn cầu của nhiên liệu hóa thạch vẫn giữ mức hơn 80%, với kết quả tăng trưởng ghi nhận trong năm gần đây là 3%, 1% và 1.6% tương ứng với khí ga, than đá, và dầu.

Không phải cảnh ảm đạm trên thị trường năng lượng mà khá là đối ngược. Những thế hệ công nghệ mới đã tăng sản lượng dầu, than đá và khí ga, những sản phẩm môi trường chưa từng thấy, chứ không chỉ những sản phẩm năng lượng. Sự đe dọa tính bền vững không chỉ là những thị trường tự do mà còn là sự sở hữu của chính phủ và định hướng sử dụng nguồn lực dưới tên gọi của phát triển bền vững.  Sự mỉa mai đó phải là chủ đề trong một ngày khác.

Robert L. Bradley Jr. (Robert L. Bradley Jr. là một CEO và là người sáng lập ra Viện nghiên cứu Năng lượng)

Sự tương đồng giữa lợi ích tư nhân với lợi ích xã hội trên thị trường năng lượng là một lý do lớn để nói lời cảm ơn cho mùa lễ hội này

Nguồn:  https://fee.org/articles/the-future-of-energy-sustainability-has-never-looked-brighter-thanks-to-free-markets/ 

Dịch: Susan

CHÍNH TRỊ KHÔNG BỀN VỮNG CỦA CHỦ NGHĨA TƯ BẢN TỰ NHIÊN

Các chính trị gia khiến nền kinh tế thiếu bền vững Trong cuốn bestseller Chủ nghĩa Tư Bản Tự nhiên, một cuốn sách được các nhà môi trường và các vị điều hành doanh nghiệp ca ngợi hết lời khiến cho ấn bản Mỹ của cuốn sách đã bán hết veo trước ngày xuất bản, tác giả Paul Hawken, Amory Lovins và L. Hunter Lovins đã buộc tội chủ nghĩa tư bản truyền thống như môt thể chế “lợi ích tài chính” nhưng “lầm lạc

Khủng khoảng năng lượng – Ivan Illich

Tác giả: Ivan IllichChương 1 cuốn “Năng lượng và Công bằng”, được Le Monde xuất bản lần thứ nhất vào đầu năm 1973.---             Hiện ngày càng có nhiều người chạy theo mốt cho rằng đang có một cuộc khủng hoảng năng lượng. Cụm từ hoa mỹ này che giấu một sự mâu thuẫn và tấn phong một ảo tưởng. Sự mâu thuẫn mà nó che giấu nằm trong việc muốn theo đuổi cả sự bình đẳng và việc phát triển công nghiệp cùng một

THỊ TRƯỜNG VÀ TỰ NHIÊN

Quy hoạch tập trung sinh thái không thể bảo vệ môi trường, nhưng nó có thể phá hủy quyền tự do dân sự và kinh tế của chúng ta. Nhiều nhà môi trường không hài lòng với hồ sơ môi trường của các nền kinh tế tự do. Chủ nghĩa tư bản, được cảnh báo, là một hệ thống lãng phí, phạm tội khai thác các nguồn tài nguyên hữu hạn của Trái đất trong một nỗ lực vô ích nhằm duy trì một mức

Phong trào Thực phẩm Địa phương: Mọi thứ Bạn Cần Biết

Olivia Rosane Phong trào Thực phẩm Địa phương là gì?   Phong trào thực phẩm địa phương là sự thúc đẩy ăn thực phẩm được trồng và thu hoạch gần nơi mua. Nó thường tương phản với hệ thống thực phẩm chính thống đương đại, trong đó bơ từ Mexico được mua vào tháng Giêng từ một cửa hàng tạp hóa lớn ở New England. Nó ủng hộ mối quan hệ trực tiếp hơn giữa người trồng trọt và người tiêu dùng, để các thành

Ivan Illich: xóa bỏ trường học, cộng sinh và học tập suốt đời

Được biết đến với những lời chỉ trích về hiện đại hóa và tác động có tính tha hóa gây ra bởi các thể chế, mối quan tâm của Ivan Illich đối với việc xóa bỏ trường học, các mạng lưới học tập và tác động vô hiệu hóa của các ngành nghề đã gây được sự đồng thuận trong nhiều nhà giáo dục không chính thức. Chúng ta khám phá ra những khía cạnh chính trong lý thuyết của ông và sự liên quan