Home Tạo Tương lai của một internet mở nằm chính trong tay chúng ta – Phần 1

Tương lai của một internet mở nằm chính trong tay chúng ta – Phần 1

Đọc toàn bộ chùm bài “Tương lai của một Internet mở nằm chính trong tay chúng ta” tại đây: https://bookhunter.vn/tag/tuong-lai-cua-mot-internet-mo/
Ngày nay, xung quanh chúng ta diễn ra rất nhiều thứ đáng sợ, và chúng đã khiến tôi thao thức nhiều đêm. Có quá nhiều các tập đoàn đang biến mạng internet mở thành những thứ như thế này:
corps
 
Những tập đoàn này muốn hạn chế truy cập internet và chỉ cho phép chúng ta truy cập vào một vài nơi có hàng rào bảo vệ. Họ muốn đốt thư việc Alexandria và thay thế nó bằng một kho chứa tạp chí.
Tại sao họ lại muốn vậy? Bởi vì họ sẽ có thể kiếm lời nhiều hơn bằng cách đó. Nghe có vẻ như một thuyết âm mưu, nhưng tiến trình này đang được xúc tiến và đã đến mức nguy hại đáng báo động.
 
Lịch sử đang được lặp lại
Tới thời điểm hiện tại, những gì diễn ra với internet đang đi theo một kịch bản tương tự như đối với các công nghệ thông tin khác trong vòng 160 năm qua như:

  • điện tín
  • điện thoại
  • rạp chiếu phim
  • radio
  • ti vi

Mỗi công nghệ này đều đi theo kịch bản chính như sau:

  1. Các nhà phát minh sáng chế ra công nghệ.
  2. Những người đam mê đi tiên phong đưa ra các ứng dụng áp dụng công nghệ này và phổ biến chúng.
  3. Các tập đoàn bắt đầu để mắt. Rồi họ thương mại hóa công nghệ, tinh chỉnh và áp dụng trên quy mô lớn.
  4. Khi các tập đoàn đủ lực, họ sẽ hối thúc chính phủ giúp họ quản chế công nghệ đó. Và họ xây dựng bản thân thành “các nhà độc tài tự nhiên”.
  5. Sau một khoảng thời gian dài chững lại, một công nghệ mới sẽ ra đời đe dọa công nghệ cũ. Có lúc công nghệ mới có thể đánh bật nhà độc tài cũ, nhưng có lúc lại giúp củng cố sức mạnh của họ.

 
Quá trình lặp đi lặp lại này đã diễn ra rất nhiều lần mà Tim Wu – giáo sư dạy luật tại trường Harvard, người đa đưa ra thuật ngữ “Bình đẳng dữ liệu mạng” – đã đặt tên cho quá trình này là: Vòng Xoáy.

“Lịch sử đã chỉ ra tiến trình điển hình của công nghệ thông tin, đi từ sở thích cá nhân của ai đó đến một ngành công nghiệp của ai đó; từ những công cụ tưởng chừng như vô ích thành sản xuất hàng loạt khổng lồ; từ kênh truy cập miễn phí đến kênh giám sát chặt chẽ và bị thao túng bởi một tập đoàn đến siêu tập đoàn; từ mở cửa tự do đến hệ thống bế quan tỏa cảng.” – Tim Wu

 
Và tại thời điểm này, chúng ta bước sang giai đoạn 4 của câu chuyện về mạng internet. Chúng ta đang bị bao quanh bởi các nhà độc tài. Vấn đề là chúng ta đã ở giai đoạn 4 hàng thập kỷ nay. Và chưa có dấu hiệu cho bước tiến sang giai đoạn 5 do sự suy thoái về sáng tạo mà đã được nhà kinh tế học Joseph Schumpeter lần đầu nhận định vào đầu những năm 1900s trong những nghiên cứu của mình.
Mạng internet, xem ra khá đặc biệt. Nó là công nghệ thông tin với sức mạnh vô hạn – có khả năng thay thế cho điện tín, điện thoại, radio, rạp chiếu phim, ti vi và còn nhiều hơn thế nữa – và dường như chẳng có cách nào ngăn cản sự phát triển của nó cả.
Nhưng cuộc chiến để chiếm cứ các điểm cao trong internet thì còn lâu mới kết thúc. Rất nhiều đối tượng tham gia cuộc chơi trên bàn cờ toàn cầu. Nào là chính phủ, các tập đoàn độc quyền viễn thông, những gã khổng như Google hay Facebook cho đến các tổ chức phi chính phủ, các công ty khởi nghiệp, rồi các hacker và quan trọng nhất là chính bạn.
 
Cuộc chiến chiếm lĩnh internet mang tính chất quyết định trong thời đại chúng ta. Nó là mong muốn kiểm soát nền tảng cơ bản cho sự trao đổi thông tin giữa người với người. Và thông tin chính là thứ sẽ ngăn cách chúng ta khỏi một xã hội lý tưởng mà hàng ngàn thế hệ ông cha chúng ta đã cố gắng hướng đến – với một xã hội dystopia mà Orwell, Huxley, Kafka đã nói tới với khả năng ngăn chặn Internet. Cuối bài báo này, bạn đọc sẽ hiểu điều gì đang diễn ra, các lực đẩy thị trường đang định hướng chúng ta ra sao và làm thế nào để bạn có thể góp phần ngăn chặn điều đó. Chúng ta sẽ bàn về những nhà độc quyền vô liêm sỉ lèo lái như thế nào để chiếm giữ interner, về những nhà tư tưởng quyết tâm tranh đấu cho việc internet mở cửa tự do, và về phần đông là những người thờ ơ hoàn toàn về cuộc đấu cho tương lai này.
 
Trong phần một, chúng ta sẽ tìm hiểu internet mở tự do là gì và sẽ đi sâu vào lịch sử của các mạng công nghệ đã dẫn đến sự ra đời của internet.
Trong phần hai, chúng ta sẽ nói về các yếu tố cơ bản cấu thành nên mạng internet, như là kiến trúc vật lý của internet, xương sống của internet, các vệ tinh truyền tin, và sợi dẫn đồng hay cáp quang phục vụ cho truyền tài internet.
Trong phần ba, chúng ta sẽ bàn về các vấn đề quan trọng như là bản chất phân tán và mở của internet và nó bị phong tỏa, bị thao túng bởi các tập đoàn xuyên quốc gia trên thế giới ra sao.
Trong phần bốn, chúng ta sẽ tìm hiểu những ý nghĩa với người tiêu dùng và các công ty khởi nghiệp. Bạn đọc sẽ được biết làm thế nào mà các bạn có thể tham gia bảo vệ internet mở. Tôi sẽ chia sẻ các bước thực tiễn mà bạn có thể thực hiện với vai trò của một công dân trong xã hội internet và nghĩa vụ phải bảo vệ tính mở tự do của internet.
 
Phần 1: Internet mở là gì?
 Chỉ có một từ để mô tả về internet mở đó là: hỗn độn.
Internet mở là bản tạp âm của 3 tỉ giọng hò hét lẫn nhau. Nó là chợ trời khổng lồ đông đúc, hỗn tạp và lộn xộn. Nhưng cũng chính internet sản sinh ra những thành tựu vĩ đại nhất về nghệ thuật và công nghiệp trong thời đại chúng ta.
 
Internet mở là nơi trao đổi độc đáo cho các ý tưởng, được điều khiển bởi bàn tay vô hình Smithian trong thị trường tự do của chủ nghĩa tư bản.
Internet mở là hệ phân tán. Mọi người tham gia đều nắm giữ một phần và chẳng có ai là sở hữu toàn bộ mạng internet cả. Và nó không bị giới hạn trong các chính phủ mà phần lớn lại nằm ngoài chính phủ. Đó cũng chính là mục đích ban đầu khi người ta thiết kế ra internet.
Điều này cũng chính là sự thể hiện tài năng của Vincent, Bob Khan, J. C. R Licklider và tất cả những người hùng gần như không ngủ đã sáng tạo ra internet. Họ đã tiên đoán trước được số phận của những người chống chủ ngữ tư bản, những người theo chủ nghĩa nghiệp đoàn khi có điện tín, điện thoại, máy phát thanh và vô tuyến truyền hình. Và họ thực sự không muốn điều tương tự với phát minh của họ.
 
Internet mở là Hiệp hội New Mexico Quilters, nó là câu lạc bộ người hâm mộ Jeremy Renner. Nó là hội văn thơ North Carolina. Nó là nơi dành cho hacker ở Washington D. C. Nó là trang web về đô thị cho Truckee, California. Nó là trang web về câu lạc bộ về bộ tiểu thuyết Babylon 5.
Internet mở là công cụ phổ biến để ai cũng có có thể xuất bản nội dung và ai cũng có thể tiêu thụ nội dung. Nó là cuộc bùng nổ về ý tưởng và hiện thực hóa chúng.
Liệu rằng những trang web có thể sống sót nếu như internet là hệ thống đóng, bị giám sát bởi các mệnh lệnh và các cấp chỉ huy từ trên xuống? Liệu họ có phải trả phí cho những không gian riêng trên hệ thống cáp truyền hình với những gói tin khác nhau? Liệu họ có phải trả cho một góc của của khu vườn chen chúc có rào chắn.
Chúng ta bị mặc kẹt trong Vòng Xoáy.
Sau đây là lược sử về việc các công nghệ thông tin có trước internet và làm cách nào mà chúng nhanh chóng bị các tập đoàn và chính phủ thâu tóm.
western union
 
Trước đây thì ai có thể kết nối bằng các đoạn dây cáp thì có thể gõ tin nhắn bằng mã Morse cho bạn bè. Điện tín là một công cụ hấp dẫn và có những ứng dụng thực tế. Kinh doanh trong nội bộ các địa phương nhờ vậy mà phát triển. Năm 1851, Western Union xây dựng các đường truyền giữa các lục địa và xây dựng các trạm tiếp tiến hiệu. Lúc đó những công ty điện tín nhỏ muốn cạnh tranh thì họ cần phải thông qua mạng của Western Union. Và nhanh chóng, các công ty đó bị bóp chết hoàn toàn. Một mặt nào đó, thì Western Union rất mạnh và có thể một tay dựng nên tổng thống Mỹ. Nếu bạn lớn lên ở Mỹ, bạn có thể nhớ tên của vị tổng thống này lúc nhỏ là Rutherford B. Hayes.
Western Union không chỉ tài trợ về mặt tài chính cho chiến dịch của Hayes mà nó cũng sử dụng vị trí độc quyền của mình trong việc nắm giữ xương sống của hệ thống truyền tin cho các mục đích gián điệp. Nó có thể đọc các điện tín từ đối thủ của Hayes và đảm bảo rằng Hayes luôn dẫn trước.
Sự thống trị của Western Union với độc quyền về giá kéo dài nhiều thập kỷ cho đến khi Alexander Graham Bell phát minh ra điện thoại.
 
Làm thế nào mà điện thoại cũng trở thành nạn nhân của “Vòng Xoáy”
 
Sau một khoảng thời gian với các tuyến thoại ngắn và các công ty điện thoại địa phương, thì AT&T của JP Morgan đã triển khai một mạng lưới điện thoại đường dài trên toàn nước Mỹ.
Với những công ty địa phương, để khách hàng của họ có thể gọi điện đến các thành phố khác thì họ phải chi trả cho AT&T để có quyền sử dụng mạng lưới thoại đường dài.
 
Theodor Vail – có thể xem là một nhà độc quyền hảo tâm nếu như thực sự người như vậy tồn tạ – cho rằng nắm quyền điều khiển toàn bộ hệ thống thoại nước Mỹ là cách tốt nhất để tránh cạnh tranh tư bản lãng phí và lộn xộn. Ông ta quả quyết rằng cách của ông ta sẽ đem lại lợi ích tốt hơn cho người dùng. Và quả là người dùng cũng đã có lợi thật. Ít nhất là trong giai đoạn ban đầu. Vail đã sử dụng nguồn lợi nhuận độc quyền của AT&T để hỗ trợ đầu tư phát triển các tuyến thoại vùng nông thôn. Việc làm này đã giúp ông ta nhanh chóng kết nối toàn nước Mỹ và hợp nhất chung dưới một hệ thống chuẩn duy nhất. Tuy nhiên vấn của độc quyền cực đoan là họ không thể sống mãi như vậy. Sớm hay muộn thì cũng có thế hệ CEO mới lên thay thế, và thường thì họ không kế thừa toàn bộ lý tưởng của những người tiền nhiệm. Họ chị quan tâm đến một điều đó là đặc quyền tư bản nhằm tối đa hóa giá trị cổ phần. Nghĩa là họ quan tâm đến tạo ra lợi nhuận, chia cổ tức, đạt được các chỉ tiêu dự báo thu nhập quý. Đồng nghĩa với việc càng lấy được nhiều tiền từ khách hàng càng tốt.
AT&T cuối cùng thì cũng bóp ngạt các đối thủ cạnh tranh. Và khi vai trò độc quyền của AT&T là rành rành, thì chính phủ Mỹ sẽ tiến hành điều chỉnh nó. Nhưng AT&T thông minh hơn nhiều so với những cơ quan quản lý và đã tóm được cơ hội để trở thành một “nhà độc quyền tự nhiên” được chính phủ hỗ trợ.
AT&T đã thoải mái kiếm lợi nhuận bằng việc độc quyền nhiều thập kỷ cho đến khi thế độc quyền ấy bị tan rã thành các công ty con vào năm 1982 bởi FCC. Tuy nhiên các công ty con cũng không ở thể chia rẽ lâu. Năm 1997, các công ty này đã có thể sát nhập lại thành một tập đoàn thậm chí còn lớn hơn cả tập đoàn trước khi phân rã.
Kết cục là một tập đoàn lớn mạnh nhất trên hành tinh – mạnh đến nỗi mà có thể lan sự độc quyền từ công nghiệp điện thoại có dây sang cả công nghiệp thoại không dây.
AT&T vận hành như một công ty của chính phủ và có những phòng nghiên cứu khổng lồ, nhưng có một ưu đãi đặc biệt nhất là họ có quyền giữ bí mật về những phát minh mà họ cho rằng có thể đe dọa đến công việc kinh doanh của họ.
Hộp thư thoại là một băng từ đã được số hóa, mà sau này được sự dụng là một dạng lưu trữ dữ liệu quan trọng trong máy vi tính. Phát minh này thực sự được tạo ra trong phòng nghiên cứu của AT&T vào năm 1934. Nhưng họ đã chôn giấu nó. Và phải hàng thập kỷ sau thì người ta mới biết đến phát minh này.
Thử nghĩ xem với khoảng thời gian đó mà AT&T công bố thay vì chôn vùi thì tốc độ phát triển của công nghệ thông tin sẽ thế nào khi mà dữ liệu lưu trữ sẽ tăng đáng kể với cách sắp xếp của công nghệ đó.
Để bạn đọc có thể hình dung dễ hơn cái giá mà xã hội phải trả cho quyết định này của AT&T như thê nào, chúng ta có thể tưởng tượng điều gì sẽ xảy ra khi một tập đoàn trì hoãn phát minh thư điện tử 10 năm. Điều đó sẽ tác động như thế nào lên hiệu suất của toàn xã hội? Bao nhiêu nghìn tỷ đô thiệt hại trong các hoạt động kinh tế nếu không có thư điện tử? Đây là câu chuyện cảnh giác về những gì có thể xảy ra nếu để việc nghiên cứu khoa học cho các hãng tư nhân chứ không phải là các phòng nghiên cứu công hay các trường đại học.
 
Bạn vẫn sẽ cảm nhận được dấu vết của đế chế độc quyền AT&T nếu bạn gọi điện cho một người lớn tuổi từ bang khác. Họ vẫn có phản xạ cố gắng nói ngắn gọn nhất có thể vì họ vẫn lo ngại phát sinh cước đắt với những cuộc gọi đường dài như vậy cho dù là bây giờ đã khác rồi.
Tôi đã từng nghĩ là chỉ có bà tôi là có phản xạ như vậy, nhưng không phải, những người ở thế hệ bà tôi đều vậy. Cả xã hội lúc bấy giờ đều chết khiếp với cái giá độc quyền của AT&T.
 
Rạp chiếu phim đã thành nạn nhân của Vòng Xoáy thế nào?
cinema
 
Rất nhanh sau khi phát minh về rạp chiếu phim ra đời, hàng ngàn rạp chiếu phim cũng mở cửa trên khắp nước Mỹ minh chứng cho sự da dạng của các hãng phim sản xuất độc lập về các thể loại đề tài. Ai cũng có thể làm phim, và chiếu ở các rạp địa phương.
Nhưng điều đó đã thay đổi khi Adolf Zukor thành lập hãng phim Paramount. Ông ta đi tiên phong trong việc áp dụng “mua theo gói”. Nếu những rạp chiếu độc lập nhỏ muốn chiếu phim ví dụ như là phim mới nhất của Mae West, thì họ phải mua và chiếu hàng tá các phim khác.
Chính sách này đã làm mất đi phong cách riêng của các nhà hát địa phương và cũng khiến chọ họ mất khả năng chu cấp cho nhu cầu xem phim của dân địa phương. Kết quả là các rạp chiếu phim mất đi phong cách riêng và thành đại trà chiếu các phim giống nhau, dẫn đến sự lên ngôi của các phim bom tấn.
(còn nữa)
Nguồn: Medium
Dịch: Vũ Thị Thanh Bình
Biên tập: Lê Duy Nam

Kỷ nguyên thông tin: Kiến thức, sinh tồn và tiến bộ

Kỷ nguyên chúng ta đang sống được gọi là "kỷ nguyên thông tin", khi nhân loại sinh tồn dựa vào khả năng sử dụng thông tin hiệu quả. Chúng ta không có răng nanh và móng vuốt, lớp da cứng hoặc lông dày đủ cần thiết để thích ứng với những đe dọa của môi trường sống. Khả năng sinh tồn của chúng ta có được là do tích lũy kiến thức và ứng dụng chúng trong đời sống. Nói chung, việc truyền tải thông

Fee.org

28/08/2013

Chẳng còn điều gì là riêng tư nữa: Google và Facebook biết rất rõ về bạn

Sự riêng tư bị đe dọa nghiêm trọng Sự riêng tư không phải là về dữ liệu mà là về con người. Sự riêng tư không phải là về sự bí mật, cũng không phải là về sự che giấu thông tin, mà cũng chẳng phải là một vấn đề về công nghệ. Sự riêng tư là một vấn đề mang tính xã hội. Nó liên quan tới việc xử lý các thông tin xác định cá nhân và tôn trọng sự minh xác đối với

Anh Khôi

23/08/2013

Review sách “Trí tuệ giả tạo – Internet đã làm gì chúng ta”

Logic của sách Ở lời dẫn nhập, tác giả nói đến việc con người thường coi công cụ là vật vô tri, đánh giá thấp ảnh hưởng của công cụ lên cách tư duy và hành động của chúng ta. Cách suy nghĩ đó thật sai lầm. Internet đang dần làm biến mất một kiểu tâm trí cũ "bình thản, tập trung, tuyến tính và lỗi thời" vốn đã tồn tại 500 năm từ thời Gutenberg để sang một kiểu tâm trí mới "nhanh hơn,

Tiếp cận các đế chế truyền thông qua lăng kính phê bình kinh tế chính trị

Dù bạn là người làm việc với bàn giấy hay sử dụng công cụ bằng tay chân, ít nhiều trong một ngày bạn cũng đều dùng tới máy tính hoặc điện thoại thông minh để kết nối vào Internet. Và chính tại lúc này, bạn sẽ trở thành khách hàng, trở thành một người sử dụng các nội dung truyền thông được cung cấp bởi rất nhiều các tập đoàn truyền thông khổng lồ trên thế giới. Thậm chí nếu bạn không lên Internet, bạn
le-nam

Lê Nam

14/05/2024

Tương lai của một internet mở nằm chính trong tay chúng ta – Phần 2

Đọc toàn bộ chùm bài "Tương lai của một Internet mở nằm chính trong tay chúng ta" tại đây: https://bookhunter.vn/tag/tuong-lai-cua-mot-internet-mo/ Radio đã thành nạn nhân của Vòng Xoáy ra sao?   Rất nhanh sau khi Marconi - hoặc có thể là Tesla - phát minh ra máy phát thanh, là sự bùng phát về thay đổi xu thế giải trí liên quan tới nó. Có hàng ngàn các trạm phát thanh địa phương phát các chương trình quần chúng. Khi lên làm giám đốc điều hành