Home Tạo Tương lai của một internet mở nằm chính trong tay chúng ta – Phần 2

Tương lai của một internet mở nằm chính trong tay chúng ta – Phần 2

Đọc toàn bộ chùm bài “Tương lai của một Internet mở nằm chính trong tay chúng ta” tại đây: https://bookhunter.vn/tag/tuong-lai-cua-mot-internet-mo/
Radio đã thành nạn nhân của Vòng Xoáy ra sao?
radio
 
Rất nhanh sau khi Marconi – hoặc có thể là Tesla – phát minh ra máy phát thanh, là sự bùng phát về thay đổi xu thế giải trí liên quan tới nó. Có hàng ngàn các trạm phát thanh địa phương phát các chương trình quần chúng. Khi lên làm giám đốc điều hành Tập đoàn phát thanh Mỹ (RCA), David Sarnoff có lẽ là giám đốc điều hành ranh ma nhất thế kỷ 20. Vào thời điểm đó, RCA định  tập trung kinh doanh vào phần cứng và xây dựng càng nhiều trạm phát thanh cũng như bán thiết bị thu thanh đến nhà dân càng nhiều càng tốt. Tuy nhiên, Sarnoff đã sớm nhận ra lợi nhuận chính là đến từ nội dung. Ông ta đã thúc đẩy quảng bá kênh phát thanh NBC và tập trung vào kinh doanh quảng cáo.
 
Sau đó Sarnoff đã tiếp cận Ủy ban phát thanh Liên bang (FRC), nay là Ủy ban truyền thông Liên bang (FCC), và thuyết phục họ rằng dải tần sóng radio là một loại hàng hóa khan hiếm, họ nên chia nhỏ băng tần và cấp phép cho từng dải.
Ngay lập tức, NBC xuất hiện ở mọi nhà và các trạm phát thanh giải trí địa phương lại bị bóp chết. RCA đến giờ đã thâu tóm hết các phần, từ các trạm phát thanh, đến các thiết bị thu thanh, cho đến nội dung truyền thông.
Sarnoff đã có các buổi nói chuyện với các nhà phát minh ra truyền hình và biết rằng cuối cùng thì nó cũng sẽ chiếm ưu thế của phát thanh. Nhưng ông ta đã lên kế hoạch để tuyên bố phát minh truyền hình sẽ thuộc về ông ta.
 
Truyền hình đã thành nạn nhân của Vòng Xoáy ra sao
truyen hinh
 
Truyền hình khác với các dạng công nghệ khác ở chỗ nó không liên quan nhiều đến giải trí trên sân khấu. Với sự bảo trợ của FCC, Sarnoff và RCA đã ngay lập tức thâu tóm truyền hình. Kết quả là trong hàng vài thập kỷ người Mỹ chỉ có 3 kênh để chọn là: NBC, CBS và ABC. Đấy cũng là thời đỉnh cao của văn hóa đại chúng, một nửa người dân Mỹ xem cùng một tập phim “Tôi yêu Lucy” cùng một lúc. Sự phổ biến của truyền hình kết hợp với việc các chương trình kém phong phú từ việc độc quyền này đã gây ra những hậu quả về chính trị và xã hội còn ám ảnh chúng ta đến tận bây giờ.
 
Liệu rằng internet mở có trở thành nạn nhân của Vòng Xoáy không?
Chúng ta đã trải qua thời kỳ đầu của phát minh này. Cơ sở hạ tầng được xây dựng từ dự án DARPA và định dạng trang web là từ CERN.
Chúng ta cũng đã trải qua việc ứng dụng nó trong ngành giải trí. Bây giờ thì ai cũng biết internet là gì và những thứ kỳ diệu có thể được tạo ra từ nó.
Chúng ta cũng đã trải qua thời kỳ thương mại hóa. Các nhà độc quyền nổi lên, tối ưu rồi mở rộng quy mô áp dụng internet.
Nhưng câu hỏi vẫn còn đó: chúng ta có thể né tránh vết xe lịch sử mà các công nghệ thông tin khác đã trải qua không? Liệu rằng lần này có thể làm khác đi không?
 
Phần 2: Cuộc chiến vì Atoms

“IBM Cable Ball” by David Lan. 2007. Cables.
“IBM Cable Ball” by David Lan. 2007. Cables.

“Quả cầu dây cáp IBM” – tác giả David Lan – 2007

 
 
“Mọi công nghệ tiên tiến hiệu quả đều giống như một phép thuật” – Định luật ba của Arthur C. Clarke
 
Phần đông chúng ta đều nghĩ internet là thế giới vô hình và trừu tượng, nhưng thực ra thì nó có hệ thống kiến trúc vật lý. Nó không có gì ma thuật cả. Và ngày càng nhiều người nhận thức được điều đó.
Internet là một chuỗi những sợ cáp quang và đồng chôn trong lòng đất hay ở dưới đáy đại dương. Chúng ta gọi chúng là đường trục internet.
 
Nó trông giống như thế này:
Mạng lưới đường cáp Internet
Internet sau đó được phân tán qua các đường trục trong khu vực. Đây là các đường cáp quang truyền tải dữ liệu internet khắp nước Mỹ. Hình tròn đỏ là biểu thị các kết nối giữa các tuyến cáp quang đường dài.
internet

Image credit: InterTubes: A Study of the US Long-haul Fiber-optic

Infrastructure

Người cung cấp internet giấu mặt chính là các nhà cung cấp đường trục
Sáu công ty lớn kiểm soát hệ thống đường trục, và họ lưu thông traffic lẫn nhau mà không cần trả phí cho nhau, đó là các công ty:

  • Level 3 Communications
  • Telia Carrier
  • NTT
  • Cogent
  • GTT
  • Tata Communications.

Trong nội bộ nước Mỹ, thì đường mạng trục nằm dưới sự kiểm soát của hãng viễn thông đường dài có thâm niên, bao gồm cả Verizon và AT&T, những công ty này cũng kiểm soát hai phần ba ngành công nghiệp không dây có giá trị lên đến 200 tỷ đô trên nước Mỹ.
Những công ty này có các đường nối trực tiếp với nhau trên đường trục mà do công ty kia kiểm soát hoặc trả phí cho nhau thông quá “hợp đồng trung chuyển”.
Mặc dù có sự can thiệp của các tập đoàn viễn thông lớn này thì mạng trục internet vẫn đại diện cho thị trường khá lành mạnh và công bằng. Khoảng gần 40% mạng trục là dưới sự kiểm soát của các nhà mạng nhỏ hơn mà bạn chưa bao giờ nghe tên.
 
Mafia internet: các nhà cung cấp dịch vụ internet (ISP)
Thị trường băng thông internet thì ngược lại, không hề lành mạnh chút nào. Đây là tuyến cuối trên đường cáp cắm vào mạng trục. Và họ là những trạm thu phí không trong sạch, được bảo vệ bởi đội ngũ đông đúc các luật sư và những người vận động hành lang pháp lý.
 
Thị trường băng thông internet bị kiểm soát bởi 3 nhà cung cấp cực kỳ quyền lực và không thiện cảm, đó là:

  • Cox
  • Charter (gần đây có mua thêm nhà cung cấp mạng khác là Time Warner)
  • và tập đoàn tai tiếng nhất nước Mỹ, Comcast, là tập đoàn kiểm soát 56% băng thông toàn nước Mỹ.

Một dạng nhà cung cấp dịch vụ mạng (ISP) khác là nhà nhà cung cấp dịch vụ không dây như:

  • AT&T
  • Verizon (trước đây là một phần của AT&T)

 
Hai nhà cung cấp không dây này kiểm soát hai phần ba thị trường không dây. Nếu bạn có một chiếc điện thoại di động, thì khả năng cao là bạn sẽ phải trả phí hàng tháng cho các công ty này với lưu lượng dữ liệu mà bạn sử dụng.
Nhưng nhà cung cấp dịch vụ mạng này có hàng triệu dặm dây cáp đồng chôn dưới lòng đất vào những năm 1970, và sở hữu các vệ tinh bắn vào quỹ đạo những năm 1990. Họ liên tục vi phạm luật, cấu kết với các cơ quan giám sát trong các cuộc đấu lê thê với tòa án và ngăn cản bất kỳ ai, kể cả là Google nhảy vào thị trường của họ.
Các nhà cung cấp dịch vụ internet (ISP). làm mọi thứ chỉ vì một và chỉ một lý do mà thôi, đó là ngăn cản cạnh tranh thị trường tự do và nếu công nghệ được cải tiến thì sẽ khó tránh khỏi điều đó. Trong lúc này thì họ vẫn tiếp tục là sự lựa chọn dù với giá độc quyền cho hai phần ba người dẫn Mỹ, những người mà chỉ có một lựa chọn nhà cung cấp dịch vụ mạng trong khu vực sinh sống của họ.
Trong hai năm gần đây, cộng đồng đã có một vũ khí chống lại các nhà cung cấp dịch vụ mạng. Nó không phải là vũ khí có thể gây sát thương đến họ, nhưng phần nào đe dọa đến xu thế độc tài của họ. Thứ vũ khí đó có tên gọi là Bình đẳng dữ liệu mạng (Net Neutrality)
 
Bình đẳng dữ liệu mạng (Net Neutrality) hoạt động như thế nào?
 Câu chuyện của các nhà cung cấp dịch vụ mạng suy cho cùng là thế này: họ đã từng kiếm bộn tiền từ các gói cung cấp cáp khác nhau. Nhưng người dùng phát hiện ra rằng khi họ đã có mạng internet rồi, thì họ không cần quan tâm đến gói cáp truyền hình nữa, họ chỉ cần có gói dữ liệu là có thể xem Youtube, Netflix hay bất cứ thứ gì họ muốn. Và họ vẫn có thể xem nhiều nội dung không phải video nữa.
 
Các nhà cung cấp dịch vụ mạng không thể kiếm nhiều tiền như trước nếu họ bán gói dữ liệu chứ không phải bán gói dịch vụ cáp. Và mục tiêu của họ lúc này là quay trở laị thời hoàng kim bằng cách kiểm soát mạng internet thông qua các kênh và các gói và họ bắt bạn phải mua kênh hay gói này.
Làm thế nào để chúng ta có thể ngăn chặn việc này? Tin tốt lành là điều chúng ta đã làm được. Vào năm 2015, Ủy ban Truyền thông Liên bang (FCC) đã thông qua một đạo luật coi các nhà cung cấp dịch vụ mạng là tiện ích. Luật này dựa trên nguyên lý của “Bình đẳng mạng”, nghĩa là về cơ bản là ở toàn bộ thông tin truyền qua mạng đều được đối xử bình đẳng.
 
Cũng trong phán quyết năm 2015 về Net Neutrality, FCC đã trưng cầu dân ý cho chủ đề này. Ba triệu người Mỹ đã phản hồi cho FCC. Dưới 1% trong số họ phản đối Bình Đẳng Mạng .
Sau một cuộc chiến cam go chống lại các tập đoàn viễn thông, chúng ta đã thuyết phục được FCC đưa Net Neutrality vào luật.
 
Mục 2 trong quy định của FCC thêm ba dòng quan trọng không cho phép các nhà cung cấp dịch internet làm những việc sau:

  1. Chặn nội dung từ các trang web
  2. Làm chậm tải nội dung của các trang web
  3. Nhận tiền từ các trang web để tăng tốc tải nội dung

 
Những điều luật này khiến cho các tập đoàn dù mạnh và giàu kể tập đoàn lớn nhất hành tinh như Apple và Google hay tập đoàn lớn không kém như Microsoft và Facebook cũng không thể bỏ tiền để có thể mua quyền ưu tiên sử dụng mạng internet.
Ai cũng phải cạnh tranh ở cùng một mức. Các tập đoàn công nghệ khổng lồ này cũng phải cạnh tranh với các công ty startup hiếu chiến, các hình thức kinh doanh nhỏ lẻ và thậm chí là các blogger độc lập chạy các trang wordpress của họ bằng tên miền riêng.
 
Không có ai cao hơn Net Neutrality. Nó đơn giản là công cụ để bảo vệ thị trường internet tự do khỏi các nhà độc quyền, những người đương nhiên sẽ lạm dụng quyền của họ.
Ngày nay thì các nhà cung cấp dịch vụ mạng chỉ được coi là cung cấp tiện ích. Vậy các gói tin định tuyến trên các mạng khác nhau qua các đương cáp khác gì so với việc nước chảy vào các đường ống dưới lòng đất hay điện được vận chuyển điện qua các hệ thống lưới điện?
Công ty nước thì không quan tâm đến việc việc bạn vặn vòi nước để rửa bát hay để tắm. Công ty năng lượng thì không quan tâm đến việc bạn cắm điện cho Ti Vi hay lò nướng.
Vậy thì các nhà cung cấp dịch vụ mạng cũng không nên quan tâm đến loại dữ liệu gì bạn muốn và dùng chúng vào việc gì.
Lý do mà các nhà cung cấp dịch vụ mạng muốn loại bỏ Net Neutrality rất đơn giản: nếu chúng ta không coi họ là công ty tiện ích với đúng nghĩa thì họ sẽ tìm cách để yêu cầu trả phí cao hơn.
 
Đây là dự định trong bản kế hoạch thâm độc của cựu Giám đốc điều hành AT&T:

“Hiện nay họ đang muốn sử dụng đường truyền của chúng ta miễn phí, nhưng tôi sẽ không cho phép họ làm vậy vì chúng ta đầu tư mới có được tài sản này và chúng ta phải thu được gì từ nó. Vì vậy sẽ có một cơ chế nào đó cho những người sử dụng đường truyền của chúng ta phải trả phần mà họ sử dụng. Tạo sao chúng ta lại cho phép họ sử dụng đường truyền của chúng ta được? Internet không thể là miễn phí như vậy được bởi vì chúng ta và các công ty đường truyền đã phải đầu tư  và đối với Google hay Yahoo! hay Vonage hay bất kỳ ai mong muốn sử dụng đường truyền của chúng ta miễn phí đều không bình thường.” – Edward Whitacre, AT&T CEO.

 
Ông ta nên hiểu một điều hiển nhiên là mọi người đã phải trả phí cho truy cập internet. Để đọc bài báo này thì bạn cũng đã phải trả tiền truy cập rồi. Tôi cũng trả tiền thì mới có thể xuất bản được bài báo này lên mạng. Trang web này cũng phải trả tiền cho lưu lượng dữ liệu từ máy chủ đến máy tính cá nhân của người đọc.
Chúng ta đã phải trả cho những gì chúng ta sử dụng từ nhà cung cấp dịch vụ mạng. Chẳng ai sử dụng đường truyền miễn phí cả.
Nhưng các nhà cung cấp dịch vụ internet lại nhìn thấy cơ hội lợi nhuận kép. Họ muốn thu phí cho băng thông và cũng muốn thu phí các trang web mà dân mafia gọi là “tiền bảo kê”. Họ rất muốn nói với các chủ website: “Đó là những gói dữ liệu hấp dẫn mà anh có thể có. Chắc chắn là rất xấu hổ với khách hàng nếu mà dữ liệu đó bị mất mát trên đường truyền khi đến với khách hàng”
Đương nhiên là hầu hết các dịch vụ internet mở không đủ khả năng chi trả cho “tiền bảo kê” này cho các nhà cung cấp mạng. Do đó các nhà cung cấp đã chặn lưu lượng các trang web đó, cản trờ tiêu thụ nội dung đến người dùng. Tuy nhiên họ không nhất thiết phải chặn hoàn toàn các trang web. Những gì họ cần làm chỉ là đưa đến độ trễ nhỏ thôi.
 
Cả Google và Microsoft đã thực hiện nghiên cứu chỉ ra ràng nếu bạn giảm tốc độc trang web chỉ 250 mili giây – ngang với thời gian một cái nháy mắt- thì hầu hết người dùng sẽ chán và rời bỏ trang web của bạn.
Hiển nhiên là tốc độ thì không phải là một tính năng, nó là yêu cầu cơ bản để thu hút người dùng. Con người chúng ta cực kỳ không kiên nhẫn và càng ngày thì lại càng mất kiên nhẫn hơn. Điều đó có nghĩa là nếu một nhà cung cấp dịch vụ mạng cố tình làm chậm một trang web, thì thực tế là mang đến tổn thất không khác gì việc chặn triệt để trang web đó. Hai hành động đó thì đều dẫn đến cùng một hậu quả: mất lưu lượng người dùng nghiêm trọng.
Lưu lượng là nguồn sống của các trang web. Không có lưu lượng người dùng thì hàng hóa không bán được. Chẳng ai đăng ký sử dụng dịch vụ. Quảng cáo cũng không đến được với người dùng.
Không có lưu lượng, các trang web sẽ chết cho dù các nhà cung cấp mạng có chặn chúng hay không.
 
Các nhà cung cấp mạng đã ra mắt một cuộc tổng tiến công toàn diện vào Net Neutrality.
Với sự thay đổi trong bộ máy cính quyền Mỹ và cuộc bầu cử tổng thống Mỹ lần thứ 45, FCC cũng có những thay đổi.
Chủ tịch FCC, ông Ajit Pai, trước là luật sư của Verizon, hiện tại điều hành một bộ phận quản lý làm việc với các nhà cung cấp mạng. Và đây là trích dẫn lời ông ta nói:
“Chúng ta cần phải diệt cỏ dại, phải loại bỏ những luật lệ cản trở đầu tư, cản trở sáng tạo, cản trở tạo công ăn việc làm”
Các nhà cung cấp mạng sẽ không dùng “tiền bảo kê” để tái đầu tư vào cơ sở hạ tầng. Họ đã có một nguồn lợi nhuận độc quyền khổng lồ. Đây là thu nhập ròng sau thuế của họ vào năm 2016:

  • AT&T: 16 tỷ đô
  • Verizon: 13 tỷ đô
  • Comcast: 8 tỷ đô
  • Charter: 8 tỷ đô

Họ sẽ có lợi nhuận nhiều hơn nữa nếu họ có thể chăm chú hơn vào việc nâng cấp cở sở hạ tầng thay vì việc chia toàn bộ tiền thu được cho các nhà đầu tư.
Chỉ hai tháng nữa thôi, Chủ tịc Pai sẽ có thể gây tổn thất lớn cho Net Neutrality. Ông ta đã bỏ những bộ luật “Zero Rating”, một khiếu kiện chống lại 4 nhà độc quyền đang ngang nhiên vi phạm nghiêm trọng luật Net Neutrality. Hiện nay Comcast và AT&T có thể tiếp tục truyền dịch vụ video của họ đồng thời hướng tới giới hạn dung lượng dữ liệu người dùng và FCC thì cũng không có can thiệp gì về việc này. Cựu chủ tịch FCC Tom Wheeler đã nỗ lực hết sức để tiếp cận Chủ tịch Pai nhằm thuyết phục ông về sự công chính của Net Neutrality. Hai người đã đặt lịch gặp nhau định kỳ trong văn phòng 2 tuần một lần trong suốt 18 tháng cuối nhiệm kỳ của Wheeler.
Nhưng cứ gặp một buổi thì Pai lại hủy một buổi. Cực Chủ tịch FCC Tom Wheeler đã phát biểu với Pai:

“Ông phải để mạng mở, không giới hạn ai cả, không có đặc quyền. Chấm hết. Không nói thêm nữa. Mạng mở là điều tối quan trọng cho tương lai.”

(còn nữa)
NguồnMedium
DịchVũ Thị Thanh Bình
Biên tậpLê Duy Nam

Kỷ nguyên thông tin: Kiến thức, sinh tồn và tiến bộ

Kỷ nguyên chúng ta đang sống được gọi là "kỷ nguyên thông tin", khi nhân loại sinh tồn dựa vào khả năng sử dụng thông tin hiệu quả. Chúng ta không có răng nanh và móng vuốt, lớp da cứng hoặc lông dày đủ cần thiết để thích ứng với những đe dọa của môi trường sống. Khả năng sinh tồn của chúng ta có được là do tích lũy kiến thức và ứng dụng chúng trong đời sống. Nói chung, việc truyền tải thông

Fee.org

28/08/2013

Có phải công cụ thông minh đang khiến chúng ta trở nên ngờ nghệch?

Bạn có muốn tất cả bạn bè trên Facebook của bạn có thể soi vào thùng rác nhà bạn? Một nhóm nhà thiết kế từ Anh và Đức nghĩ rằng bạn muốn. BinCam ra đời: một thùng rác "thông minh" hướng tới cách mạng trong quá trình tái chế. Liệu bạn có muốn sở hữu thùng rác thông minh BinCam? BinCam chỉ như thùng rác thường, nhưng có một chi tiết mới: Nắp của nó được trang bị một chiếc di động thực hiện chụp

Phỏng vấn Asa Wikforss về thách thức của giáo dục và dân chủ trong thời đại tin giả

Nhân dịp ngày Quốc tế Dân chủ 15/9, Book Hunter đã thực hiện cuộc phỏng vấn tác giả Asa Wikforss, tác giả của cuốn sách "Dữ Kiện Lấp Lửng" (Book Hunter & NXB Đà Nẵng, 2023) - một cuốn sách về những thách thức mà nền tri thức phải đối mặt trong thời đại Tin Giả (fake news). Åsa Wikforss có bằng tiến sĩ triết học tại Đại học Columbia, New York và là Giáo sư Triết học tại Đại học Stockholm. Bà có sự

Book Hunter

14/09/2023

Tiếp cận các đế chế truyền thông qua lăng kính phê bình kinh tế chính trị

Dù bạn là người làm việc với bàn giấy hay sử dụng công cụ bằng tay chân, ít nhiều trong một ngày bạn cũng đều dùng tới máy tính hoặc điện thoại thông minh để kết nối vào Internet. Và chính tại lúc này, bạn sẽ trở thành khách hàng, trở thành một người sử dụng các nội dung truyền thông được cung cấp bởi rất nhiều các tập đoàn truyền thông khổng lồ trên thế giới. Thậm chí nếu bạn không lên Internet, bạn
le-nam

Lê Nam

14/05/2024

Học chiều sâu-Google và Ray Kurweil đang đưa trí tuệ nhân tạo lên tầm cao mới

Với sức mạnh tính toán khổng lồ, máy móc giờ đây có thể nhận diện vật thể và thông dịch trong thời gian thực. Trí tuệ nhân tạo cuối cùng cũng đã thực sự thông minh. Khi Ray Kurzweil gặp gỡ với CEO của Google là Larry page vào tháng 7 năm ngoái, ông không hề có ý định đi xin việc lúc đó. Nhà phát minh đáng kính này và cũng là một người có thể nhìn thấy trước được trí tuệ của máy
le-nam

Lê Nam

14/05/2013