Home Học Một nền giáo dục không trường lớp đang dần hình thành

Một nền giáo dục không trường lớp đang dần hình thành


Future of education Nhiều người có thể cho rằng những khóa học mở trực tuyến là cách tốt nhất để chúng ta mở mang, học tập với sự hỗ trợ của Internet; nhưng thực sự thì công nghệ có thể biến cuộc sống hàng ngày của chúng ta thành những trải nghiệm học tập.



Bạn có thể thấy những điều sau rất quen thuộc: Bạn và những người bạn của mình đang tranh cãi về một thông tin bé xíu hoặc một sự kiện lịch sử nào đó, một người trong số các bạn sẽ nói: “Chờ tớ tra Wikipedia đã”, đọc thật to thông tin đó và vấn đề tranh cãi được giải quyết. Bạn không nên cho rằng đó là một điều tầm thường vì thực sự nó là một trải nghiệm học tập hay chính xác hơn là trải nghiệm học vi mô (microlearning moment) mở đường cho một sự biến chuyển lớn hơn được gọi là “học tập qua trải nghiệm xã hội” (socialstructed learning).

“Socialstructed learning is an aggregation of microlearning experiences

driven not by grades but by social rewards”

“Học tập qua trải nghiệm xã hội” là sự kết hợp giữa những trải nghiệm học vi mô với nguồn nội dung phong phú và được đánh giá không phải bởi điểm số mà bởi những tán dương của xã hội và giá trị cốt lõi của mỗi người. Học tập qua trải nghiệm xã hội có thể là một điều diễn ra trong tương lai nhưng nền tảng của loại hình học tập này thực sự đã có từ rất lâu trong quá khứ, từ thời của những nhà triết học Socrates, Plutarch, Rousseau, Dewey. Ngày nay chúng ta đã có rất nhiều công cụ để biến những điều không tưởng này thành hiện thực.

Cùng xem xét trường hợp của ứng dụng điện thoại Yelp Monocle trên iPhone. Khi bạn hướng ống kính chụp ảnh của máy điện thoại về một địa danh cụ thể, tất cả các thông tin có thể bạn quan tâm sẽ hiện lên như các địa điểm quán ăn, cửa hàng hay bảo tàng. Tuy nhiên đó mới chỉ là khởi đầu; hãy tưởng tượng rằng thay vì các thông tin về các cửa hàng, chúng ta có thể biết nhiều hơn về lịch sử, hội họa, môi trường, kiến trúc và các thông tin khác trong thế giới thực. Đó là những gì dự án HyperCities của USC và UCLA đang tiến hành: ghép các thông tin về lịch sử cho một khu vực trên bản đồ, và mỗi khi bạn hướng điện thoại của bạn tới một cảnh nào đó, bạn sẽ nhìn thấy khu vực đó một thế kỷ trước – ai sống trong đó, không gian xung quanh như thế nào. Nếu bạn đam mê về các loại cây, ứng dụng của Smithsonian, Leafnap, có thể cung cấp một loại lá giống nhất so với loại lá bạn chụp ảnh. Trong giây lát, bạn sẽ nhận được các thông tin về tên loại lá, ảnh chất lượng cao và các thông tin liên quan đến hoa, quả, hạt và vỏ cây của loài cây đó. Chúng ta đang cố gắng truyền tải tất cả những đơn vị pixel ảnh thành một cuốn sách sống và một thư viện sống.

Vì vậy khi xem xét lại nền giáo dục trong tương lai, nếu chỉ nhìn thấy sự sụp đổ của các lớp học, trường học vì sự xuất hiện của các khóa học mở trực tuyến thì chúng ta đã bỏ lỡ một phần rất lớn. Các khóa học mở trực tuyến ấy chỉ giống như những chiếc TV trong thời kỳ đầu khi nó giống như một cái đài radio phát ra âm thanh. Các khóa học đang được coi như một thứ thay thế cho các bài giảng truyền thống đơn giản là trên môi trường Internet thay vì là một vật thể hữu hình. Trong thời gian tới sẽ có một bước tiến vượt ra khỏi môi trường học tập truyền thông mà ứng dụng vào mọi lúc mọi nơi trong cuộc sống giao tiếp hàng ngày. Đó sẽ là sự phát triển lớn mạnh và nhanh chóng của những kho kiến thức mở như Wikipedia, chuyên sâu theo yêu cầu, thiết bị di động và được định vị để chúng ta có thể truy cập tất cả các thông tin xung quanh chúng ta sẽ được cập nhật mọi lúc mọi nơi.

Half-Life-of-Learning-3
Chúng ta đang dần bỏ xa khái mô hình học tập từ trường lớp quy củ – một mô hình có thể tốt hoặc xấu nhưng đang được coi là cánh cửa chính của nền giáo dục và sự vận động của xã hội. Một hệ thống mới khác đang dần thay thế, nơi mà các nguồn tài liệu học vô cùng phong phú, cơ hội học tập đa dạng và người học có thể tăng khả năng tự học và tự đào sâu của mình.

Với thời kỳ của việc học tập thông qua trải nghiệm xã hội, thay vì phải lo lắng cách phân bổ nguồn tư liệu học tập khan hiếm, chúng ta sẽ bắt đầu giải quyết vấn đề làm cách nào để tạo động lực cho người học đào sâu hơn kiến thức họ mong muốn một cách nhanh chóng và công bằng để tạo nhiều cơ hội nâng cao cuộc sống cho nhiều người hơn.

Dịch bởi: Na Ngổ Ngáo 

Nguồn: FastCompany (www.fastcoexist.com) 

 

Học chiều sâu-Google và Ray Kurweil đang đưa trí tuệ nhân tạo lên tầm cao mới

Với sức mạnh tính toán khổng lồ, máy móc giờ đây có thể nhận diện vật thể và thông dịch trong thời gian thực. Trí tuệ nhân tạo cuối cùng cũng đã thực sự thông minh. Khi Ray Kurzweil gặp gỡ với CEO của Google là Larry page vào tháng 7 năm ngoái, ông không hề có ý định đi xin việc lúc đó. Nhà phát minh đáng kính này và cũng là một người có thể nhìn thấy trước được trí tuệ của máy
le-nam

Lê Nam

14/05/2013

MUÔN NẺO CÁI HỌC NGOÀI CHÍNH THỐNG

Do những thiếu sót của hệ thống giáo dục chính thống, từ những học sinh – sinh viên cho đến các bậc phụ huynh đều hoang mang tìm đủ các phương pháp học, các trung tâm, các sách hướng dẫn kỹ năng… những mong xây dựng cho mình một tay nghề để có thể vững bước vào đời. Tuy nhiên, khi bước chân ra khỏi hệ thống giáo dục chính thống, một người muốn tìm cho mình một hướng học tập đúng đắn cũng không
le-nam

Lê Nam

13/09/2017

Krishnamurti bàn về giáo dục và ý nghĩa cuộc sống

Mỗi khi chuẩn bị bước vào năm học mới, dù còn trên ghế nhà trường hay đã rời khỏi chốn ấy, chúng ta đều không khỏi băn khoăn về ý nghĩa của giáo dục. Tại sao chúng ta phải cần phải được “giáo dục”, tại sao chúng ta phải tuân thủ một loạt các định chế do nhà trường tạo ra. Tất cả những cải cách giáo dục dường như không thay đổi được gì nhiều tình thế của chúng ta, chúng có thể có

Krishnamurti và câu chuyện mới về giáo dục

Bài viết này đơn thuần giống như một ghi chép riêng của người viết về quan điểm giáo dục của J. Krishnamurti trong lúc dịch cuốn “Toàn thể biến dịch của cuộc sống là học tập”. Trước khi dịch tập sách này, người viết chưa từng đọc qua cuốn sách nào của ông. Điều duy nhất mà người viết biết về tác giả là ông không nhận mình là triết gia, chính trị gia hay bậc thầy tâm linh như cách người ta vẫn tôn

Bắt bệnh chứng “cuồng Harvard” hay giấc mơ khoa bảng chưa nguôi

Cách đây 10 năm, người ta đã xôn xao nhau về những người Việt Nam học Harvard. Ở cái thành phố Hà Nội bé tí nơi tôi sống, ai đó học Harvard sẽ lập tức nổi tiếng, lập tức được đồn đại như là thiên tài vậy. 10 năm sau, nỗi ám ảnh về Harvard ngày càng tăng, và đặc biệt ảnh hưởng đến những bạn trẻ cũng như những gia đình thời thượng mong muốn được nước mình có thể “sánh vai” với Âu

Tô Lông

14/12/2016