Home Soát “SỰ BỀN VỮNG” KHÔNG VỮNG BỀN

“SỰ BỀN VỮNG” KHÔNG VỮNG BỀN

Một loạt các trường Đại học và Học viện đã công bố các “Nghiên cứu về bền vững”. Tất nhiên, “bền vững” chỉ là một thuật ngữ khác của chủ nghĩa môi trường, nhưng nó thể hiện rất rõ trạng thái tâm lý của phong trào môi trường. Ý tưởng của phong trào này là nếu chúng ta không buộc mình sử dụng ít tài nguyên hơn, loài người sẽ không thể duy trì cuộc sống của mình trên trái đất và con người sẽ biến mất hoặc ít nhất là chúng ta sẽ phải đối mặt với thảm họa trên diện rộng.

Vì vậy, chúng ta phải đưa một số thứ vào cuộc sống hàng ngày của chúng ta để giúp mình “sống xanh”. Tất cả mọi thứ đều có vẻ ổn với các buổi mít-tinh và các cuộc họp về “sống xanh” được tổ chức thường xuyên không chỉ tại khuôn viên trường chúng tôi, mà còn tại các cơ sở trên toàn quốc. Người ta giáo dục sinh viên và những người khác phải ngừng “lãng phí năng lượng” và giảm thiểu “tác động” của mình bằng cách ăn những thực phẩm đã được phê duyệt theo tiêu chuẩn của quản lý nhà nước, và mua hàng hóa có bao bì chứng nhận “bền vững”.

Tuy nhiên, thường thì cái gì nghe có vẻ hay lại không thực sự như vậy, và “bền vững” đã trở thành một trò lừa đảo khác – vâng, một trò lừa đảo – mà những người ủng hộ mô hình tập quyền* đã đánh tráo khái niệm với người dân trên danh nghĩa để cứu nhân loại và Trái Đất. Tôi thậm chí sẽ còn đi xa hơn nữa vào vấn đề này: Cái được gọi là “bền vững” thậm chí không bền vững, không phải bằng một sự mạo hiểm. Điều trớ trêu là việc thực hiện các chính sách “bền vững” sẽ khiến cho cuộc sống của mọi người trở nên khó khăn hơn một cách không cần thiết.

Chúng ta đang thậm chí không nói về các sự kiện tương lai. Chính phủ các nước trên khắp thế giới dưới danh nghĩa “bền vững” đang đưa ra các quy định về “thực phẩm làm nhiên liệu” đã làm tăng giá lương thực và thực sự gây khó khăn cho người nghèo. Hơn nữa, nhiên liệu nguồn gốc từ thực phẩm, chẳng hạn như ethanol sản xuất từ ngô, được trợ cấp rất nhiều và được áp đặt theo các chỉ thị của chính phủ.

Chính phủ đang buộc các cá nhân làm điều mà họ không bao giờ muốn tự mình làm: đổ một phiên bản rượu whisky vào ô tô của họ thay vì uống nó.

Sự hỗ trợ về mặt chính trị

Không có gì đáng ngạc nhiên khi nhiên liệu làm từ thực phẩm có lượng lớn cử tri (mặc dù nhóm cử tri này không bao gồm những người tiêu dùng các loại nhiên liệu đó), và các nhóm lợi ích tạo ra các đóng góp về mặt chính trị và chào đón các bài phát biểu từ các chính trị gia. Ví dụ: Newt Gingrich, người được xem là ứng cử viên tranh cử tổng thống của Đảng Cộng hòa vào năm tới, gần đây đã kêu gọi chính phủ ra yêu cầu tất cả các xe ô tô được sản xuất tại Hoa Kỳ phải là loại sử dụng “nhiên liệu linh hoạt”, cho phép chúng chạy được bằng ethanol.

Việc ép buộc người tiêu dùng mua những chiếc xe mà họ từ chối mua, giờ đây chỉ làm chúng ta hiểu thêm về sự băng hoại trí tuệ và tình trạng thiếu hiểu biết về nền kinh tế mà những người như Gingrich cổ xúy. (Gingrich tuyên bố rằng sự áp đặt như vậy sẽ cho phép ngành công nghiệp ethanol “tự đứng vững”, như thể việc buộc người Mỹ sử dụng nhiên liệu kém chất lượng, đắt đỏ sẽ hồi sinh nền kinh tế Mỹ, như ông và những người khác tuyên bố).

Mục tiêu khác của phong trào bền vững là việc xây dựng hàng nghìn cối xay gió tạo ra điện. Trớ trêu thay, nhiều nhà bảo vệ môi trường phản đối những chiếc máy kỳ cục được cho là “năng lượng sạch” này vì chúng giết chết các loài chim và thay đổi cảnh quan. Tất nhiên các dự án này cũng được chính phủ trợ cấp rất nhiều. Nhưng với tư cách là nhà sản xuất điện, chúng khó có thể là thuốc chữa bách bệnh.

Năm 2009, Tổng thống Barack Obama tuyên bố với Quốc hội rằng ông sẽ sử dụng “năng lượng sạch” để giúp “tái thiết nền kinh tế”. Với việc dường như tất cả những dự án năng lượng sạch được ưu ái được trợ cấp, Obama đang tuyên bố rằng chính phủ của ông có thể mang lại sự phục hồi bằng các khoản trợ cấp khổng lồ cho các ngành công nghiệp có lợi về mặt chính trị.

Xét về mặt kinh tế, điều đó là không thể. Những gì Obama đang nói là ông có thể tái thiết một nền kinh tế suy yếu bằng cách “ăn thịt” những ngành công nghiệp vẫn còn khỏe mạnh và chuyển nguồn lực đến những phần của nền kinh tế không bao giờ có thể tự đứng vững nếu không có sự ra tay của chính phủ.

Ý tưởng đó không chỉ viển vông mà còn đưa chính phủ vào con đường kinh tế thiếu bền vững. Chính phủ không thể cứu vãn nền kinh tế bằng cách phá hủy nó hơn cái cách mà lực lượng vũ trang Hoa Kỳ có thể cứu Việt Nam bằng việc dội bom vào họ vào thời kỳ đồ đá.

Trong khi “tính bền vững” chỉ hơn một xíu những lời hùng biện, nhưng nó là sự hùng biện có hại, vì nó mang tính chất kêu gọi sự ép buộc ngay lập tức của chính phủ. Về mặt kinh tế, tính bền vững không thể tự duy trì. Thay vào đó, nó thúc đẩy trạng thái ký sinh làm cạn kiệt năng lượng và sức sống của một nền kinh tế – và cả con người.

William L. Anderson

Dịch: Susan

Nguồn: https://fee.org/articles/sustainability-isnt-sustainable/  

*statist: người ủng hộ mô hình chính trị mà chính quyền trung ương nắm toàn bộ hoạt động xã hội và kinh tế

Thoái Tăng Trưởng tại Việt Nam để “định hướng phát triển về phía chất lượng cuộc sống” – Phỏng vấn Aaron Vansintjan

Book Hunter: Đứng trước những biến động lớn về kinh tế và thiên nhiên, một lần nữa chúng ta cần xem xét một cách nghiêm túc xu hướng THOÁI TĂNG TRƯỞNG. Trong một thời gian dài, THOÁI TĂNG TRƯỞNG bị coi là gần với mô hình kinh tế tự cung tự cấp thuở ban sơ và không kích thích thương mại, nhưng mọi dị nghị đều dần bị loại bỏ bởi chính hiện thực của nền kinh tế được ưa chuộng hiện hành và tương

CHÍNH TRỊ KHÔNG BỀN VỮNG CỦA CHỦ NGHĨA TƯ BẢN TỰ NHIÊN

Các chính trị gia khiến nền kinh tế thiếu bền vững Trong cuốn bestseller Chủ nghĩa Tư Bản Tự nhiên, một cuốn sách được các nhà môi trường và các vị điều hành doanh nghiệp ca ngợi hết lời khiến cho ấn bản Mỹ của cuốn sách đã bán hết veo trước ngày xuất bản, tác giả Paul Hawken, Amory Lovins và L. Hunter Lovins đã buộc tội chủ nghĩa tư bản truyền thống như môt thể chế “lợi ích tài chính” nhưng “lầm lạc

Ivan Illich: xóa bỏ trường học, cộng sinh và học tập suốt đời

Được biết đến với những lời chỉ trích về hiện đại hóa và tác động có tính tha hóa gây ra bởi các thể chế, mối quan tâm của Ivan Illich đối với việc xóa bỏ trường học, các mạng lưới học tập và tác động vô hiệu hóa của các ngành nghề đã gây được sự đồng thuận trong nhiều nhà giáo dục không chính thức. Chúng ta khám phá ra những khía cạnh chính trong lý thuyết của ông và sự liên quan

Lợi nhuận đến từ hào phóng – Phỏng vấn Charles Eisenstein, tác giả “Kinh tế học thiêng liêng”

Charles Eisenstein là tác giả của hai trong số những cuốn sách tôi yêu thích, The Ascent of Humanity (tạm dịch Nhân loại thăng hoa) và Sacred Economics (Đã được dịch sang tiếng Việt với tên Kinh tế học thiêng liêng). Ông tốt nghiệp ngành Triết học và Toán học tại đại học Yale và giờ đang giảng dạy tại trường đại học Goddard. Ông được biết đến là diễn giả của nhiều chủ đề như văn hóa, tâm linh, kinh tế, quà tặng, hệ

Minh Tân

28/12/2022

Mua Hàng Địa Phương- Như thế nào và Tại sao

Amy Schmidt   Phong trào Mua Hàng Địa Phương khuyến khích mọi người mua các thực phẩm, sản phẩm và dịch vụ có nguồn gốc từ cộng đồng địa phương.   Phong trào thúc đẩy tính địa phương mang lại lợi ích cho Môi trường và Cộng đồng của Chúng ta như thế nào? Phong trào Mua hàng địa phương đã trở nên phổ biến trong thập kỷ qua. Có nhiều lý do để xem xét việc mua sắm tại các cửa hàng địa phương