Home Đọc SÁCH VĂN HỌC TRONG NƯỚC THÁNG 5 NĂM 2022: CHÙA ĐÀN, DỌC ĐƯỜNG, NHỮNG NGÃ TƯ VÀ NHỮNG CỘT ĐÈN,… 

SÁCH VĂN HỌC TRONG NƯỚC THÁNG 5 NĂM 2022: CHÙA ĐÀN, DỌC ĐƯỜNG, NHỮNG NGÃ TƯ VÀ NHỮNG CỘT ĐÈN,… 

Ghé ngang một chút quanh những trang điểm sách trong nước, ta có thể dễ dàng nhận ra dòng sách văn học vẫn luôn rất

Trần Cúc

04/06/2022
sach-van-hoc-trong-nuoc-thang-5-2022

Ghé ngang một chút quanh những trang điểm sách trong nước, ta có thể dễ dàng nhận ra dòng sách văn học vẫn luôn rất được ưa chuộng. Hàng tháng, vẫn luôn đều đặn có những cuốn sách mới được phát hành, có những cuốn được tái bản lại. Tất cả đều là những câu chuyện thú vị mang đến cho người đọc nhiều cung bậc cảm xúc. Một sự thật khác ở các bài điểm sách trong nước đó dù là “trong nước” nhưng số lượng các tác phẩm được dịch luôn nhiều hơn tác phẩm của chính tác giả người Việt. 

Trong các sách văn học trong nước tháng 5 năm 2022, dù rằng các tác phẩm được dịch vẫn chiếm số lượng lớn hơn, tuy nhiên chúng ta lại được gặp lại những tác giả người Việt quen thuộc như Nguyễn Tuân, Nguyên Ngọc, Trần Dần. Mời các bạn cùng tìm và thường thức những tác phẩm văn học nước ngoài và những tác phẩm đậm chất người Việt xưa bên dưới:

1. CHÙA ĐÀN – Nguyễn Tuân

Nguồn: Nam Thi | Zing

‘Chùa Đàn’ – một Nguyễn Tuân ma mị và duy mỹ

Đa phần người đọc, đặc biệt là người đọc trẻ, biết đến Nguyễn Tuân nhiều hơn với thể loại tùy bút hay truyện ngắn như Vang bóng một thời, Tùy bút sông Đà… Tuy nhiên, trong giai đoạn 1943 – 1945, Nguyễn Tuân còn theo dòng văn học ma mị bởi sự ảnh hưởng sâu sắc từ các truyện ngắn trong Liêu trai chí dị của Bồ Tùng Linh.

Vẫn là phong cách duy mỹ thường thấy ở Nguyễn Tuân, ngòi bút của ông trong tác phẩm này hướng đến việc đi tìm cái đẹp, nhưng không còn là cái đẹp hoài vọng, phảng phất u buồn về một thời xa vắng, về những thú chơi trong Vang bóng một thời. Cái đẹp của Chùa Đàn kỳ quái, bi thương và đau đớn hơn rất nhiều khi con người ta sẵn sàng hy sinh thân mình để dùng nghệ thuật mà tái sinh cho một người khác.

Bản nguyên của Chùa Đàn mang đậm tinh thần vị nghệ thuật vốn có trong bút pháp của Nguyễn Tuân, nhưng nhờ sự tài tình trong cách khai thác nội dung, trong ngôn từ đa dạng mà nó hòa hợp với cả vị nhân sinh nữa.

Ta thấy được trong tác phẩm khía cạnh nhân sinh với những con người mang trong mình nỗi khổ đau khác nhau, nhưng họ đều tha thiết với nghệ thuật. Lãnh Út khao khát muốn được thưởng thức, Bá Nhỡ bất chấp cái chết để đánh lên một bản đàn mong thức tỉnh cậu Lãnh, còn đầu Tơ thực sự mong được cất tiếng hát sau nhiều năm mà cầu xin vong linh của chồng cho phép được sánh cùng ngón đàn tài hoa của Bá Nhỡ.

Để rồi người đọc cùng hòa vào đêm nhạc tuyệt mỹ mà hồi hộp, đau xót từng hồi cùng với sự chết dần chết mòn của Bá Nhỡ giữa tiếng nhạc, tiếng trúc, tiếng tơ và giọng hát xúc động của đầu Tơ.

Bàn đến khía cạnh nghệ thuật của Nguyễn Tuân, nhà biên khảo Nguyễn Mạnh Đăng có viết: “Những đoạn văn như thế, phi Nguyễn Tuân, chắc không ai viết được. Bởi vì trong giới cầm bút, ai sành sỏi được như Nguyễn Tuân về các ngón nghề của hát ả đào, của cây đàn đáy, của chiếc trống chầu…”. Nguyễn Tuân đã đưa toàn bộ kiến thức uyên bác về nghệ thuật hát theo lối ả của mình vào trong tác phẩm khiến nó đậm chất thơ trong từng câu chữ. Ngay cả khi ông điều chỉnh lại kết cấu của tác phẩm thì ba phần Dựng – Tâm sự cùng nước độc – Mưỡu cuối cũng là một ngụ ý của tác giả để thể hiện đúng cấu trúc ba phần của ca trù.

Ảnh: Nhã Nam

2. DỌC ĐƯỜNG – Nguyên Ngọc

Nguồn: Nhã Nam

Nhà văn Nguyên Ngọc tự nhận mình là một người ham sống. Quả thật có thể nhìn ra điều ấy trong tập sách Dọc đường dày dặn này, tuyển những bài viết và ghi chép của ông trên một hành trình sống đầy ắp trải nghiệm.

Những cuốn sách đã đọc, những con người đã gặp, những vùng đất đã lang bạt, được nhà văn Nguyên Ngọc ghi lại vừa chân thực, giàu cảm xúc, suy tư, luôn đặt ra những vấn đề lớn: trách nhiệm của người viết, dịch thuật và sự phát triển của dân tộc, sự vượt thoát của văn chương, những giá trị quá khứ bị lãng quên, tình yêu và chiến tranh, sự nghiệp giáo dục, con người tự chủ…

Trên những trang viết này, chúng ta nhận ra những trằn trọc khôn nguôi và tấm lòng tưởng yên ổn mà luôn xáo động của một người trí thức.

3. NHỮNG NGÃ TƯ VÀ NHỮNG CỘT ĐÈN – Trần Dần

Nguồn: Nhã Nam

Tôi qua ngã tư Cửa Nam. Ngã tư Cửa Nam đầy khói. Để không thể đếm bao nhiêu nốt chân trên ngã tư. Ai đếm bao nhiêu nốt chân khôn dại. Bao nhiêu nốt chân vui buồn? Ai đếm những ngã tư đời láo nháo nốt chân. Láo nháo cột đèn láo nháo đèn? Đời tôi đã rẽ rồi. Như đã hạ nước cờ không sao đi lại được. Nhưng tại sao tôi cứ ám ảnh: cái ngã tư tại sao ấy. Tôi quên không được. Đi đi không được. Tôi ngồi bệt lề đường. Tôi là đàn ông: tôi không đau khổ. Nhưng tôi muốn khóc. Tôi là đàn ông: Tôi không khóc. Nhưng tôi đau khổ lắm. Tôi ngồi bệt mà nhìn láo nháo cột đèn. Láo nháo khói. Láo nháo hàng cây bên đường lá rụng. Tôi nghe gà gáy te te nội thành. Chỗ tôi ngồi không xa có vườn hoa Canh Nông. Tôi lảo đảo dậy: tôi đi tìm vườn hoa Canh Nông. Tôi vào vườn hoa. Tôi ngồi ghế đá. Ghế đá lạnh. Gà gáy te te. Phố bắt đầu mất khói. Vườn hoa cũng bắt đầu hết khói. Là rạng đông rồi. Tôi không mệt. Buồn ngủ cũng không. Tôi đã nói rồi: tôi đi thấu sáng. Bây giờ tôi ngồi. Cùng với rạng đông. Trong một vườn hoa.

4. DỰA TRÊN MỘT CÂU CHUYỆN CÓ THẬT – Delphine de Vigan

Nguồn: Nhã Nam

Sau khi xuất bản cuốn tiểu thuyết mới nhất mang màu sắc tự truyện, Delphine nhận được những lá thư nặc danh buộc tội cô gây tổn hại đến gia đình mình. Là một nhà văn best-seller, cô đột ngột mắc chứng sợ viết. Giữa lúc đó thì L., một phụ nữ xinh đẹp, nữ tính, quyến rũ, xuất hiện và mê hoặc cô. Thấu hiểu, đồng cảm, L. dần bước chân vào cuộc sống của Delphine, để rồi thao túng, gây ảnh hưởng và thế luôn vào vị trí của cô. L. là ai, mục đích thực sự của cô ta là gì?

Mạo hiểm đi trên lằn ranh giữa thực tế và hư cấu nhưng được viết vô cùng giản dị, tự nhiên, cuốn tiểu thuyết mang màu sắc trinh thám tâm lý của Delphine de Vigan đã chạm tới độc giả, đưa họ đi cùng nhân vật với tất cả cảm xúc để khám phá những miền sâu khó dò của lòng người.

5. KIM CÁC TỰ – Mishima Yukio

Nguồn: Nhã Nam

Năm 1950, ngôi chùa trăm tuổi Kim Các Tự chìm trong biển lửa, tàn lụi dưới tay phóng hoả của một vị tiểu tăng. Dựa trên sự kiện có thật này, Kim Các Tự – tác phẩm nổi tiếng nhất của Mishima Yukio đã ra đời. Có nhiều thông tin cho thấy Mishima đã cất công thu thập mọi thông tin về sự kiện này, thậm chí vào tù để gặp vị tiểu tăng đã phóng hoả đốt chùa.⠀

Cuốn tiểu thuyết cuộn xoáy trong những ám ảnh của chú tiểu Mizoguchi với vẻ đẹp vô song của Kim Các Tự. Bị cầm tù trong vẻ đẹp tuyệt mỹ của ngôi chùa, chú tiểu với bản tính cô độc, tự ti vì sự xấu xí và tật nói lắp dần dần nung nấu những ý định xấu xa, rằng cái sự đẹp đẽ kia phải hoá thành tro bụi. ⠀

“Tôi hầu như ngây say với ý nghĩ ngọn lửa thiêu hủy tôi cũng là ngọn lửa sẽ hủy thiêu Kim Các. Cùng chịu một kiếp nạn, một vận mệnh của ngọn lửa tai họa, Kim Các và cõi thế nơi tôi sống sẽ cùng thuộc một chiều không gian. Cũng giống như thân xác mỏng giòn, xấu xí của tôi, tòa kiến trúc, dẫu là cứng cạnh, cũng ôm một thân thể làm bằng các bon dễ cháy. Khi nghĩ như thế, đôi khi tôi cảm thấy là tôi có thể trốn chạy đồng thời giấu Kim Các trong máu thịt tôi, trong cấu trúc thân thể tôi, giống như tên ăn trộm nuốt đá quý vào bụng rồi chạy trốn.”⠀

Mishima Yukio là tác giả nổi tiếng của văn chương hiện đại Nhật Bản, từng hai lần được đề cử giải Nobel. Các tác phẩm của ông được hưởng ứng đông đảo tại Nhật và được dịch ra rất nhiều thứ tiếng trên thế giới. ⠀

6. TUYẾT – Maxence Fermine

Nguồn: Thư Books

Vào cuối thế kỷ XIX, ở nước Nhật, chàng trai trẻ Yuko miệt mài với nghệ thuật thơ haiku vô cùng khó. Để đạt tới sự hoàn thiện, anh quyết định đi về miền Nam của xứ sở, theo học một bậc thầy, người mà anh gắn kết sâu đậm ngay lập tức, và không chắc ai trong hai bọn họ mang đến nhiều điều cho người còn lại hơn. Trong mối quan hệ này được xây dựng từ sự tôn trọng, từ im lặng và những ký hiệu, hình ảnh đầy ám ảnh của một người con gái mất tích trong tuyết đã nối hợp hai người đàn ông.

Bằng thứ ngôn ngữ súc tích và trắng, Maxence Fermine khắc nên một câu chuyện, nơi cái đẹp và tình yêu có được sự sáng lóe của haiku. Ta cũng thấy ở đó hình ảnh một nước Nhật thanh nhã, giữa bạo liệt và dịu dàng, truyền thống đối mặt với các lực của đời sống.

Gặp lại Neige sau 13 năm, bản thân người dịch sững thấy nàng đẹp và trong hơn. Vẻ đẹp của cái mong manh – vĩnh cửu, của tuyết và haiku.

Đêm ngàn xưa

Thấm lên màu tuyết

Vừa yêu.

7. KHÁCH SẠN METROPOL – Eugen Ruge

Nguồn: Tao Đàn

Khách Sạn Metropol là cuốn sách hấp dẫn về một chương ít được biết đến của lịch sử Comintern – và là một cuốn tiểu thuyết xuất sắc của tác giả Eugen Ruge. Câu chuyện được xây dựng dựa trên những tài liệu có thật, được tác giả tìm thấy trong hồ sơ mật vụ của bà nội mình, về giai đoạn những năm 1936-1938. Bà là nhân viên một đơn vị bí mật của Comintern, nhưng bị giải thể, nhiều thành viên bị đưa ra xét xử. Trong khi chờ xem liệu họ có bị đưa đi hành quyết hay không, họ “được phép” lưu trú tại một trong những khách sạn sang trọng nhất Moscow – Khách Sạn Metropol.

Khách sạn Metropol sang trọng và hào nhoáng thuở nào, nay đã trở thành nhà tù giam giữ những con người bị thất sủng, những con người bị nghi ngờ về lòng trung thành, đang chờ phán quyết. Bằng các tư liệu lịch sử, bằng các sự kiện có thật, Eugen Ruge đã đưa người đọc đến với bầu không khí ở Moscow những cuối thập niên 30 của thế kỷ trước, đến với những nhân vật phải đối mặt với một số phận bất định, đứng bên ranh giới giữa lý tưởng và kiến thức, tin tưởng và vâng lời, nghi ngờ và phản bội… Ai là người bị xử tử, ai sẽ được phóng thích, hay rốt cuộc chỉ là sự tình cờ, là trò chơi của số phận?

8. SIDDHARTHA – Hermann Hesse

Nguồn: Tao Đàn

Siddhartha là câu chuyện ngụ ngôn giản dị trữ tình về hành trình khám phá tâm linh của một chàng trai sống cùng thời với Đức Phật, nhưng lại chọn con đường riêng, khác với Đức Phật. Trải qua muôn nẻo nhân sinh, từ khổ tu cầu minh triết cho tới giàu sang phú quý, từ hoan lạc nồng nàn xác thịt cho tới sầu bi tử biệt sinh ly, rốt cuộc, chỉ khi từ bỏ hết thảy tục lụy thì Siddhartha đã chinh phục được Bản Ngã. Giữa thiên nhiên tinh khiết, bên dòng sông rì rầm, anh học cách lắng nghe, khám phá tình yêu thương và học cách chấp nhận sự khác biệt của kiếp người, tìm ra con đường thoát khỏi vòng tuần hoàn để trở thành một với Phạm Thiên – Đại Ngã…

9. BÁN MẠNG – Yukio Mishima

Nguồn: Tao Đàn

Được viết theo thể loại hài kịch đen, châm biếm, tác phẩm kể về cuộc đời của nhân vật chính Yamada Hanio, 27 tuổi, một nhà viết quảng cáo cho Tokyo Ad. Nhìn bề ngoài, cuộc sống của Hanio có vẻ đáng ngưỡng mộ: anh ấy trẻ trung và đẹp trai, có một công việc ổn định. Thế nhưng thực tế trong nội tâm của Hanio là sự choáng ngợp bởi viễn cảnh, “sự vô nghĩa” của cuộc đời mình. Trong cơn tuyệt vọng, anh đã cố gắng tự tử để mong cầu được thấy “một thế giới trải rộng và tự do, tuyệt vời phía trước” nhưng bất thành. Hanio xin nghỉ việc và đăng tin rao bán mạng sống của mình trên mục rao vặt của một tờ báo Tokyo: “Hãy sử dụng tôi theo ý bạn muốn. Tôi đảm bảo sẽ theo ý bạn. Tôi sẽ không gây phiền hà gì cả”. Cuộc sống Hanio Yamada bị đảo lộn và xoay chuyển từ đó, khi anh bắt đầu chấp thuận hết các lời đề nghị ngày càng kỳ quái của những người quan tâm và có nhu cầu mua mạng sống của mình, mặc cho mục đích của họ lố bịch cỡ nào. Hình ảnh Hanio rao bán cuộc đời mình là sự phản kháng cuối cùng của một người đàn ông dưới chủ nghĩa tư bản hiện đại. Hanio không sợ cái chết, anh ta chấp nhận nó như một thực tế nằm ngoài tầm kiểm soát của con người, và khi làm như vậy, anh ta tìm được sự giải thoát khỏi những nỗi sợ hãi trong cuộc sống đời thường. Dường như Mishima đã tự họa nên bức chân dung ẩn mình thông qua hình tượng nhân vật chàng trai Hanio Yamada, với khát khao về “một cái chết ngọt ngào”, thoát khỏi thực tại.

Cảm ơn các bạn đã theo dõi bản tin tri thức do nhóm Book Hunter thực hiện.

Điểm tin: Trần Cúc

Do nhân lực có hạn, nên Book Hunter có thể sẽ tổng hợp thiếu sót các tin tức. Chúng tôi rất mong các bạn có thể cùng chia sẻ tin tức về các hoạt động xuất bản, sự kiện học thuật, hoạt động nghiên cứu… trong và ngoài nước, để Bản tin tri thức đa chiều hơn và đầy đủ hơn.

Đọc thêm bản tin sách văn học trong nước tháng trước:

https://bookhunterclub.com/sach-van-hoc-trong-nuoc-thang-4-nam-2022-tho-phuc-sinh-trung-chien-binh-trong-long-trai-dat-vang-ron-tieng-ve-ben-kia-song/

Đọc thêm bản tin sách học thuật trong nước tháng này:

https://bookhunterclub.com/sach-hoc-thuat-trong-nuoc-thang-5-2022-cuoc-song-va-giao-duc/

Đọc thêm bản tin sách phổ thông trong nước tháng này:

https://bookhunterclub.com/sach-pho-thong-trong-nuoc-thang-5-nam-2022-nha-van-cuoc-doi-va-tac-pham-ha-noi-con-mot-chut-nay-tra-kinh/

Những quyền lực ngầm chi phối chính trị Mỹ (3): Truyền thông đại chúng

Ghi chép ngắn từ “Nước Mỹ chuyện chưa kể” của Oliver Stone & Peter Kuznick Bài 1: https://bookhunterclub.com/nhung-quyen-luc-ngam-chi-phoi-chinh-tri-my-1-chu-nghia-nuoc-my-xuat-chung/ Bài 2 https://bookhunterclub.com/nhung-quyen-luc-ngam-chi-phoi-chinh-tri-my-2-to-hop-cong-nghiep-quan-su/ Để đảm bảo cho chủ nghĩa nước Mỹ xuất chúng luôn ngự trị trong lòng người dân, và hợp lý hóa tất cả các cuộc chiến mà nước Mỹ thực hiện ở các quốc gia khác, cũng như duy trì vòng tiêu dùng bất tận phục vụ các tập đoàn, truyền thông đại chúng đã nhanh chóng trở thành thứ vũ khí hủy diệt

SÁCH HỌC THUẬT TRONG NƯỚC THÁNG 1 NĂM 2022: CHÚNG TA SỐNG BẰNG ẨN DỤ, KHẢO CỨU VỀ TIỀN CỔ Ở AN NAM, NGHIÊN CỨU PHÂN TÂM HỌC, LÊ QUÝ DẬT SỬ,…

Để tìm hiểu và đúc kết một vấn đề nào đó còn là một dấu hỏi trên thế giới này hay trong  chính bản thân mỗi người luôn tốn rất nhiều thời gian, có thể là hàng chục năm, có thể là một đời người hoặc là tới cả hàng trăm thế hệ. Một cách thức phổ biến và ngắn nhất để tìm hiểu, nghiên cứu về một vấn đề là tìm về những tri thức, kinh nghiệm của những người đi trước được lưu

Trần Cúc

02/02/2022

Milan Kundera – Tiếng cười và sự lãng quên của một quốc gia

Hà Thủy Nguyên dịch Bài đã đăng trên Văn Việt (Bài phỏng vấn của Philip Roth và Milan Kundera vào ngày 30/11/1980) Bài phỏng vấn này được đúc rút từ hai cuộc đối thoại của Philip Roth với Milan Kundera sau khi đọc bản viết tay cuốn “Book of Laughter and Forgetting” (Cuốn sách về Tiếng Cười và Sự lãng quên): một cuộc trong khi ông tới thăm Luân Đôn lần đầu, và cuộc kia khi ông lần đầu đến Mỹ. Milan Kundera sống tại

“LỜI DẠY CỦA RUMI” – CHỈ DẪN TỚI ĐIỀU THIÊNG

“Khi bạn tìm kiếm Thượng Đế, bạn thấy bản thân mình Khi bạn tìm kiếm bản thân mình, bạn tìm thấy Thượng Đế” Rumi Jalal-ud-din Rumi  (1207-1273) là nhà thần bí đồng thời là nhà thơ vĩ đại nhất của thế giới Islam cổ đại. Ông là nhà thần bí quan trọng trong trường phái bí giáo Islam có tên là Sufi – trường phái tâm linh đạt được chứng nghiệm về Thượng Đế và toàn thể thông qua nhảy múa, âm nhạc và thơ

Đọc “Nghệ thuật và thợ thủ công” của Oscar Wilde

Giới thiệu tác giả: Oscar Wilde (1854 - 1900) là một nhà văn nổi tiếng của Ireland. Ông ra đời tại Dublin, Ireland, ngày 16 tháng 10 năm 1854 và mất tại Paris vì viêm não, ngày 30 tháng 11 năm 1900. Nguyên nhân cái chết của ông vẫn còn là một nghi vấn đối với các nhà khoa học. Oscar Wilde tốt nghiệp trường Trinity College tại Dublin với kết quả học tập xuất sắc. Sau đó, ông tiếp tục học tại trường Magdalen

Thư Sinh

10/10/2019