Home Đọc SÁCH HAY TRONG NƯỚC TUẦN TỪ NGÀY 8 THÁNG 11 ĐẾN 14 THÁNG 11 NĂM 2021: DẪN NHẬP VÀO VIỆC ĐỌC HEGEL, LOÀI TINH TINH THỨ BA: SỰ TIẾN HÓA VÀ TƯƠNG LAI CỦA LOÀI NGƯỜI, …& NAM PHONG #2: NHỮNG MẢNH GHÉP CÒN THIẾU TRONG BỨC TRANH VĂN HÓA VIỆT NAM

SÁCH HAY TRONG NƯỚC TUẦN TỪ NGÀY 8 THÁNG 11 ĐẾN 14 THÁNG 11 NĂM 2021: DẪN NHẬP VÀO VIỆC ĐỌC HEGEL, LOÀI TINH TINH THỨ BA: SỰ TIẾN HÓA VÀ TƯƠNG LAI CỦA LOÀI NGƯỜI, …& NAM PHONG #2: NHỮNG MẢNH GHÉP CÒN THIẾU TRONG BỨC TRANH VĂN HÓA VIỆT NAM

Trần Cúc

15/11/2021
sach-hay-trong-nuoc-8-thang-11-14-thang-11

Vào những ngày thời tiết hơi chớm lạnh như này thì việc ngồi nghiền ngẫm một cuốn sách là một lựa chọn không tồi. Những cuốn sách được phát hành trong tuần thứ 2 của tháng 11 năm 2021 hoàn toàn đáp ứng được điều đó, dù thị trường sách có phần khá trầm nhưng độ chất thì hoàn toàn không hề kém so với các tuần trước. Mời các bạn cùng đọc và tìm hiểu về sách cũng như là nhiều hoạt động, sự kiện tri thức khác.

Sách học thuật thú vị

1. Sách Thật thông báo phát hành cuốn “DẪN NHẬP VÀO VIỆC ĐỌC HEGEL” của Alexandre Kojève

Trích: Fanpage Công ty TNHH Sách Thật 

Đọc Hegel có thể giống như để hồi tưởng lại toàn bộ hành trình trưởng thành của con người xét như loài duy nhất có tự-ý thức. Cũng tức là tìm lại hay đi lại lịch sử của “kinh nghiệm” của Ý thức. Bởi thế, chỉ cần với một chút tâm thế hoài niệm quý vị có thể sẽ thấy Hegel không hề khô khan, thậm chí trái lại là đằng khác.

Nhiều “kinh nghiệm” ngày hôm nay đã được cho là cái gì “đã qua”, thậm chí còn được cho là không bao giờ có thể “lặp lại” nữa. Việc “ôn lại” những kinh nghiệm ấy được cho là vô bổ.

Việc này cũng vô lý như người ta vẫn nói học TRIẾT  là điều không THIẾT THỰC hoặc học LỊCH SỬ là điều không THIẾT YẾU.

Và, đọc BÀI GIẢNG, quý vị không chỉ được hưởng lạc Hegel, mà thực sự và nhất là quý vị còn được hưởng lạc Kojève.

Riêng đối với cá nhân người dịch, Hegel là động cơ (motivation), Kojève là động lực (motive).

“[…] tuy nhiên tôi muốn lưu ý ông rằng tôi không mấy quan tâm tìm hiểu xem chính Hegel muốn nói gì trong quyển Hiện tượng học tinh thần. Tôi có sử dụng văn bản của Hegel khi soạn một giáo án về nhân học hiện tượng học (anthropologie phénoménologie), nhưng chỉ đề cập đến những phần theo tôi là chân lý, bỏ qua những gì tôi cho là sai lầm trong tư tưởng Hegel […] liên quan đến lý thuyết của tôi về “HAM MUỐN ĐỐI VỚI SỰ HAM MUỐN” (désir du désir) điều này không có trong Hegel và tôi không chắc là Hegel đã nhận thức rõ về chuyện này. Tôi đã đề ra khái niệm này là có mục đích, không phải là để bình luận về hiện tượng học, mà là để diễn giải hiện tượng học. Nói khác đi, tôi cố gắng khôi phục những tiên đề thâm thúy của học thuyết Hegel và, bằng diễn dịch logic từ các tiên đề ấy, xây dựng học thuyết này. “HAM MUỐN ĐỐI VỚI SỰ HAM MUỐN” theo tôi là một trong những tiên đề nền tảng nói trên, và nếu chính Hegel đã không làm sáng tỏ điều này, tôi nghĩ rằng tôi đã thực hiện được đôi chút tiến bộ triết học khi bàn luận về nó một cách minh bạch. Có lẽ đó là bước tiến bộ triết học duy nhất tôi đã thực hiện, phần còn lại ít nhiều chỉ là công việc ngữ văn (philologie), nói cho đúng có nghĩa là giải thích văn bản […]” (trích thư đề ngày 1/10/1948 của Alexandre Kojève gửi Trần Đức Thảo).

Ảnh: Sách Thật

2. Omega+ thông báo phát hành “LOÀI TINH TINH THỨ BA: SỰ TIẾN HÓA VÀ TƯƠNG LAI CỦA LOÀI NGƯỜI” của Jared Diamond

Trích: Fanpage Omega Plus Books

Với cuốn sách “Loài tinh tinh thứ ba”, Jared Diamond đã tìm cách lý giải vì sao trong một khoảng thời gian rất ngắn, loài người đã tìm ra phương thức thống trị thế giới… cũng như hủy diệt nó vĩnh viễn. Loài người và loài tinh tinh chia sẻ tới 98% số gen di truyền. Tuy nhiên, trong khi loài người thống trị hành tinh này – tạo nên các nền văn minh và tôn giáo, nghiên cứu khoa học, xây dựng các thành phố và sáng tạo ra các tác phẩm nghệ thuật vĩ đại… thì loài tinh tinh hằng ngày vẫn phải đấu tranh để giải quyết những nhu cầu tồn tại cơ bản. Vậy 2% số gen còn lại có ý nghĩa như thế nào trong công việc tạo ra sự khác nhau cơ bản giữa hai loài có chung nguồn gốc tiến hóa?

Cuốn sách gồm 5 phần, trình bày về các đặc điểm giúp phân biệt loài người và các loài động vật khác. Tác giả nhận thấy chỉ trong một khoảng thời gian ngắn, con người đã có một bước tiến hóa nhảy vọt để trở thành giống loài thống trị thế giới.

Thông điệp quan trọng mà cuốn sách đề cập: “Hãy cảnh giác; loài người đang tự tăng tốc đến sự diệt vong!”. Jared Diamond cho rằng hãy còn kịp để loài người thức tỉnh và tự cứu lấy mình, ông nói: “Tôi hẳn đã không viết cuốn sách này nếu nghĩ rằng nguy cơ đó còn xa, nhưng tôi cũng sẽ không viết cuốn sách này nếu tin rằng chúng ta sắp đến ngày tận thế”.

Ảnh: Omega+

Sự kiện tri thức

1. Book Hunter tổ chức sự kiện Nam Phong #2: Những mảnh ghép còn thiếu trong bức tranh văn hóa Việt Nam

Trích: Fanpage Book Hunter

Diễn giả: Nhà văn Hà Thủy Nguyên

Sự tìm kiếm tri thức sẽ là điều vô nghĩa nếu không hiện thực hóa tri thức mình tìm kiếm trong đời thực. Trong suốt 10 năm hoạt động của Book Hunter, chúng mình đã lần lượt ứng dụng các dạng tri thức khác nhau trong vận hành và phát triển nhóm.

Trong sự kiện Reading with me số đặc biệt nhân dịp kỷ niệm 10 năm thành lập Book Hunter, nhà văn Hà Thủy Nguyên sẽ chia sẻ với các bạn về những tri thức mà chúng tôi đã ứng dụng trong quá trình hoạt động của nhóm. Chúng tôi hi vọng rằng qua đó các bạn đọc sẽ hiểu hơn về chúng tôi, và biết đâu các kinh nghiệm này lại hữu ích với một ai đó.

2. Book Hunter tổ chức chương trình TFB#11: Chăm sóc dây thần kinh tọa để ngồi vững vàng hơn

Trích: Fanpage Book Hunter 

Đau dây thần kinh tọa (Sciatica pain) là cơn đau toả ra dọc theo đường đi của dây thần kinh tọa, nhánh từ lưng dưới qua hông, mông và xuống dưới từng chân. Thông thường, đau thần kinh toạ chỉ ảnh hưởng đến một bên của cơ thể.

Những công việc đòi hỏi phải xoay lưng, mang vác nặng hoặc lái xe cơ giới trong một thời gian dài có thể đóng vai trò không nhỏ trong bệnh đau thần kinh tọa. Hoặc ngồi kéo dài hay có lối sống ít vận động thì có nhiều khả năng mắc bệnh đau thần kinh tọa hơn những người thường xuyên hoạt động.

Mặc dù hầu hết người bệnh đau thần kinh toạ có thể phục hồi hoàn toàn, nhưng nếu không được điều trị dứt điểm thì đau thần kinh toạ có thể gây tổn thương thần kinh vĩnh viễn. Và đây là một số dấu hiệu biến chứng của đau thần kinh tọa cần được khám và điều trị sớm: Mất cảm giác ở chân, yếu cơ chân, mất chức năng ruột hoặc bàng quang.

3. British Council kêu gọi đóng góp tác phẩm cho chiến dịch “Cộng Đồng Kể Chuyện Cải Lương” 

Trích: Fanpage British Council Việt Nam  

Chiến dịch “Cộng Đồng Kể Chuyện Cải Lương” là một hoạt động thuộc chương trình “Cùng Cộng Đồng Kể Chuyện Cải Lương” do YUME đồng hành cùng British Council – Hội đồng Anh thực hiện, nhằm nâng cao nhận thức của thế hệ trẻ đối với cải lương; lan tỏa tình yêu, niềm đam mê cải lương đến với cộng đồng, giới trẻ; cũng như tạo cơ hội để các bạn trẻ tìm hiểu những giá trị nhân văn và giá trị nghệ thuật của cải lương, góp phần nuôi dưỡng tình yêu và ý thức bảo vệ những giá trị Di sản Văn hóa của dân tộc.

Tác phẩm gửi về theo hình thức: tản văn, thơ, podcast, video clip, nhiếp ảnh, đồ họa,…

Thời hạn nhận tác phẩm: 23:59 – 20/11/2021

Ảnh: Yume’s Art Project

4. Tổ chim xanh tổ chức sự kiện Finding Sophie #07: TRIẾT HỌC GIÁO DỤC – TRIẾT LÝ VỀ NGƯỜI THẦY

Trích: fanpage Tổ Chim Xanh – Bluebirds’ Nest 

Nhiều năm nay ở nước ta đã có nhiều cuộc hội thảo khoa học, luận bàn về triết lý giáo dục với hy vọng tìm ra con đường, phương thức hữu hiệu nhằm chấn hưng, phát triển giáo dục Việt Nam.

Có rất nhiều câu hỏi quan trọng được đặt ra như: “Việt Nam đã có triết lý giáo dục chưa?” hoặc “Việt Nam đã và đang có triết lý giáo dục, vấn đề là hiểu và triển khai nó như thế nào?”; “Việt Nam đã có triết lý, thậm chí rất nhiều, nhưng đã cũ, vì thế, cần phải có triết lý giáo dục mới?”;và tất nhiên, trong những câu hỏi này chứa đựng một câu hỏi chung: “Triết lý giáo dục nói chung là gì?”

Không thể nghi ngờ sự thật là triết lý giáo dục có tầm quan trọng rất lớn đối với bất cứ nền giáo dục nào, ở chỗ nó đặt cơ sở cho toàn bộ nền giáo dục cả về lý thuyết và thực tiễn. Cho nên, việc đặt ra và trả lời những câu hỏi như trên đã nói lên một điều rất quan trọng là giáo dục Việt Nam đang cần ý thức rõ ràng, dứt khoát về nội dung, chức năng và vai trò của triết lý giáo dục.

Nguyên là giảng viên tại trường Đại học KHXH và Nhân văn Hà Nội và quan tâm sâu sắc đến vấn đề triết lý giáo dục Việt Nam, TS. Phạm Văn Chung hiểu phát triển giáo dục chỉ thực sự bắt đầu với việc xác lập triết lý, các triết lý của nó, hơn thế triết học giáo dục nếu không như thế thì tất cả vẫn chỉ là chắp vá, khiên cưỡng, áp đặt, thậm chí là dối trá.

Trong sự kiện lần này (lần thứ 7), diễn giả sẽ chia sẻ, bàn luận nhằm trả lời cho các câu hỏi nói trên mà trọng tâm sẽ là:

  1. Triết lý giáo dục nói chung chỉ là triết lý của giáo dục Việt Nam hay là triết lý giáo dục của nhân loại?
  2. Việt Nam nên có một một triết lý giáo dục mới hay chỉ cần tổng kết các triết lý đã có là là được?

Diễn giả sẽ tập tập trung trả lời các vấn đề này bằng quan niệm của mình là triết lý về người thầy.

Ảnh: Tổ Chim Xanh

6. Cà phê thứ bảy tổ chức CPGG&ĐT: Sự “bình thường mới” đích thực – Con người “bình thường mới” đích thực

Trích: Cà phê thứ bảy

  • Thời gian: 15h00, Thứ Bảy ngày 13 tháng 11 năm 2021
  • Diễn giả: Nhà văn Phan Việt
  • Chủ trì: NS Dương Thụ
  • Dẫn chương trình: Khánh Ngân

Đại dịch Covid đã thay đổi hoàn toàn đời sống của chúng ta. Cách chúng ta ăn, mặc, ở, đi lại, giao tiếp, giải trí, học tập đã thay đổi. Cách chúng ta đối xử với bản thân và với người khác cũng thay đổi. Những mục tiêu và ưu tiên trong cuộc đời mỗi người cũng thay đổi. Nhiều điều trước đây chúng ta cho là quan trọng thì giờ trở nên không còn quan trọng nữa và ngược lại.

Trước những thay đổi tổng thể, ào ạt, và không hề được báo trước này, mỗi chúng ta ít nhiều đều cảm thấy hoang mang. Hai năm sau khi đại dịch Covid bùng phát, trải qua những đợt sóng đến rồi đi, rồi trở lại mạnh hơn của Covid, con người đang dần dần phải thích ứng với một thực tại mới: đời sống hậu Covid, hay còn được gọi là sự “bình thường mới”.

Nhưng thực tại “bình thường mới” này thực sự là gì? Và “con người bình thường cũ” của mỗi chúng ta phải chuyển đổi thành “con người bình thường mới” như thế nào trong thế giới hậu Covid?

Chúng ta có thể tự hỏi:

  • Thế giới hậu Covid sẽ là một thế giới như thế nào?
  • Thế nào là một đời sống bình thường hậu Covid?
  • Con người mới hậu Covid sẽ phải thích nghi, thay đổi như thế nào?
  • Chúng ta xác định lại mình như thế nào trong thế giới hậu Covid?

…v…v…

Ảnh: Cà phê thứ bảy

7. Cà phê thứ bảy tổ chức ĐTT: “Suy nghĩ của nhà khoa học: Cho và nhận”

Trích: Cà phê thứ bảy 

  • Diễn giả: Tiến sĩ Nguyễn Trương Thanh Hiếu
  • Chủ trì: Nhạc sĩ Dương Thụ

Trong lịch sử phát triển loài người, chúng ta đã chứng kiến nhiều phát minh, sáng chế vĩ đại của các nhà khoa học làm thay đổi đời sống con người và thay đổi cả lịch sử phát triển loài người. Có một số nhà khoa học may mắn vì những phát minh của họ đã được ghi nhận; cũng có một số nhà khoa học âm thầm đóng góp cho nhân loại nhưng rất tiếc họ lại không được ghi nhận, tôn vinh. Thậm chí, có người còn gánh chịu nhiều đau khổ, hoặc phải nhận lại bi kịch từ những phát minh của mình mà xã hội đương thời gây ra. Chuyện đáng buồn này, không chỉ xảy ra trong khoa học, mà còn trong nhiều lĩnh vực khác như như âm nhạc, hội họa, triết học…

Vậy các nhà khoa học đã sống, làm việc, nghiên cứu và cho đi như thế nào? Và họ cho đi để nhận lại những gì?

Hãy nhìn vào cuộc chiến chống đại dịch Covid-19 đang diễn ra, vắc-xin là vũ khí không thể thiếu giúp con người chiến thắng tử thần. Bạn có biết, đứng đằng sau công nghệ điều chế vắc-xin Covid-19 là một người phụ nữ khiêm nhường, với sức chiến đấu kiên cường vượt qua nghịch cảnh, bà là Katalin Karikó. Khởi nghiệp khoa học từ những năm 80 của thế kỷ trước, nhưng mãi đến vài năm gần đây vinh quang mới dồn dập đến với bà như sự tri ân và tưởng thưởng cho những đóng góp thầm lặng của bà đối với sự phát triển của ngành công nghệ sinh học nói riêng và cho sự sống của nhân loại nói chung. Mới đây, bà cùng đồng nghiệp đã được vinh danh với giải Đột phá trong Khoa học sự sống 2022 cho việc phát triển vắc-xin Covid-19. Hành trình khoa học của bà đã truyền cảm hứng cho rất nhiều người, bao gồm cả những nhà khoa học trẻ đang chập chững khởi nghiệp. Tuy nhiên, trong thực tế không phải nhà làm khoa học nào cũng được may mắn như Katalin Karikó.

Trong chương trình Đối thoại Trẻ lần này, chúng ta sẽ cùng TS. Nguyễn Trương Thanh Hiếu nhìn lại hành trình khoa học của Katalin Karikó, để không chỉ hiểu về những đóng góp của bà, mà còn rõ thêm về những khó khăn vất vả của các nhà khoa học, những người âm thầm đóng góp cho đời không chút đòi hỏi. Họ đã cho đi như một lẽ sống, nhưng họ cho đi để nhận lại những gì? Bên cạnh đó, NS Dương Thụ, chủ trì chương trình sẽ chia sẻ thêm góc nhìn và suy nghĩ về việc “Cho và Nhận” qua một số trường hợp xảy ra trong lĩnh vực nghệ thuật như hội họa, âm nhạc từ những nhà soạn nhạc, họa sĩ,…

Ảnh: Cà phê thứ bảy

8. Cà phê thứ bảy tổ chức chương trình Docland7 #15: Satoyama – Vườn Thủy Sinh Bí Ẩn Của Nước Nhật (Phần 1)

Trích:  Cà phê thứ bảy 

► Quốc gia sản xuất: NHẬT BẢN

► Đạo diễn: Masumi Mizunuma

► Dẫn chương trình: ĐỖ QUỐC TUẤN – MẠNH CƯỜNG

Satoyama là một nơi mà tự nhiên và con người tồn tại trong sự hoà hợp.

Phong cảnh xóm-làng-sát-núi truyền thống Nhật Bản đã được định hình bởi việc con người sinh sống và theo đuổi các hoạt động nông nghiệp, lâm nghiệp và ngư nghiệp tại nơi đó.

Hệ thống sử dụng đất đai thành quả giống như một tấm khảm này thường bao gồm: trồng lúa trong các ruộng nước và các cây mùa vụ khác trên đồng; thường xuyên đốn gỗ trong các khoảnh rừng để lấy củi đun và đốt than; và thu nhặt thức ăn cho gia súc, phân bón và rơm rạ từ các đồng cỏ.

Satoyama – xuất phát từ những từ tiếng Nhật để chỉ làng mạc (sato – 里) và núi đồi (yama – 山) – khu vực giáp ranh giữa chân núi đồi và vùng đồng bằng canh tác được, cùng với những phong cảnh tương tự, đã nuôi sống hàng triệu người trong hàng ngàn năm. 

Ấy thế nhưng, trong thế kỷ vừa qua, mà cụ thể là trong 50 năm vừa qua, Nhật Bản – giống như hầu hết các đất nước đã công nghiệp hoá – đã chứng kiến những đổi thay quan trọng, thông qua quá trình hiện đại hoá và đô thị hoá.

Những lực đẩy mạnh mẽ này đã làm xói mòn và đôi khi còn dẫn tới sự bỏ mặc các hệ thống quản lý hệ sinh thái mang tính truyền thống hơn – mà vốn qua đó con người đã có thể có được thức ăn, nước uống, chốn ở một cách bền vững.

Tuy nhiên, tri thức và sự linh hoạt về mặt sinh thái tồn tại ở các khung cảnh dạng Satoyama có thể giúp chúng ta đáp ứng được với những thách thức của thế kỷ 21 về bảo tồn sự đa dạng sinh học, giảm thiểu phát thải và đảm bảo an ninh năng lượng và lương thực.

Nguồn bài: https://ourworld.unu.edu/en/greetings-from-satoyama 

Docland7 xin trân trọng giới thiệu với khán giả của Cà phê thứ Bảy bộ phim tài liệu gồm hai phần này. Mong rằng qua đó, chúng ta thấy trân trọng và muốn chung tay bảo tồn những cách thức sống/tác động có tính bền vững và được kiểm chứng qua thời gian, giống như Satoyama vậy, nhưng là ở chính Việt Nam.

Ảnh: Cà phê thứ bảy

Cảm ơn các bạn đã theo dõi bản tin tri thức do nhóm Book Hunter thực hiện.

Điểm tin: Trần Cúc

Do nhân lực có hạn, nên Book Hunter có thể sẽ tổng hợp thiếu sót các tin tức. Chúng tôi rất mong các bạn có thể cùng chia sẻ tin tức về các hoạt động xuất bản, sự kiện học thuật, hoạt động nghiên cứu… trong và ngoài nước, để Bản tin tri thức đa chiều hơn và đầy đủ hơn.

Đọc thêm Bản tin tri thức tuần trước:

https://bookhunter.vn/sach-hay-trong-nuoc-tuan-1-thang-11-den-7-thang-11-nam-2021/

Đọc thêm Bản tin sách học thuật thế giới tháng 10 năm 2021:

https://bookhunter.vn/sach-hoc-thuat-the-gioi-thang-10-nam-2021-nhung-tien-bo-trong-benh-ly-phan-tu-trong-tam-thucydides-ve-cong-bang-quyen-luc-va-ban-chat-con-nguoi-bi-kich-cua-macbeth-phong-van-canh-sat-thach-thu/

Đọc thêm Bản tin sách tiếng Trung hay tháng 10 năm 2021:

https://bookhunter.vn/sach-tieng-trung-hay-thang-10-nam-2021-tam-bai-hoc-ve-tho-kien-thuc-ve-kien-truc-co-dai-trung-quoc-tren-duoi-nam-nghin-nam/

Những cuốn tiểu thuyết khiến bạn yêu đời hơn

Trong một ngày mưa gió, nếu các bạn cảm thấy chán nản và buồn bã, bạn sẽ chìm đắm vào cơn buồn đó một cách mệt mỏi. Nếu cứ tiếp tục chìm đắm, bạn sẽ thấy tâm hồn bạn “mọc rêu” (cách dùng từ của nhạc sĩ Dương Thụ). Nhưng cuộc đời có đáng chán như ta tưởng? Bạn chỉ chán nản cuộc đời khi bạn không thật sự sống, không thật sự hiện hữu. Bạn sa đà vào những mớ lý thuyết xám ngoắt,
le-nam

Lê Nam

15/12/2017

SÁCH TIẾNG ANH HAY THÁNG 5 NĂM 2022: LỊCH SỬ & BÍ ẨN VỀ XE ĐẠP, THIÊN ĐƯỜNG, TIẾNG ỒN – MỘT KHIẾM KHUYẾT TRONG ĐÁNH GIÁ CỦA CON NGƯỜI…

Chiếc xe đạp hiện thân như một bức thư tình – phản ánh những thú vui tinh thần và tính gợi cảm của việc đạp xe – một luận điểm xuất hiện trong cuốn sách mới nhất kể về lịch sử và tương lai của chiếc xe đạp cùng nhiều khía cạnh khác, mà theo như tác giả Jody Rosen gọi – một ‘kỳ tích kỹ thuật’. Nữ quyền và nạn phân biệt chủng tộc vẫn là hai vấn đề trở đi trở lại trong

SÁCH HAY TRONG NƯỚC TUẦN TỪ NGÀY 11 THÁNG 10 ĐẾN 17 THÁNG 10: CHUYỂN ĐỔI SỐ – 6 CÂU HỎI GIÚP BẠN XÂY DỰNG DOANH NGHIỆP THẾ HỆ MỚI… & READING WITH ME #17: MƯA RÀO KHÔNG MÂY – OSHO BÀN VỀ CÁCH NGƯỜI PHỤ NỮ CHỨNG NGỘ

Hiện nay, người ta vẫn thường nhắc tới các thuật ngữ như “kỷ nguyên số”, thời đại số”, “chuyển đổi số”...  như sự nhấn mạnh cho bước chuyển của thời đại. Các đầu sách trong tuần từ 11 đến 17 tháng 10 phần lớn đều hướng tới vấn đề này, cụ thể là về kinh tế, công nghệ trong thời đại số. Trái ngược với thị trường sách có phần đơn điệu thì các sự kiện tri thức trong tuần diễn ra năng động với

Trần Cúc

18/10/2021

SÁCH PHỔ THÔNG TRONG NƯỚC THÁNG 1 NĂM 2022: HỎA LONG TRẬN, THIỀN ĐỊNH MỖI NGÀY, KỂ CHUYỆN VĂN HOÁ VIỆT…

Dạo quanh thị trường sách Việt sẽ không thiếu những đầu sách thú vị cho mọi người thưởng thức. Khác với những cuốn sách học thuật chuyên sâu, khó hiểu và có phần khô khan và thường chỉ dành do những người đang học tập và làm việc trong lĩnh vực đó thì những cuốn sách phổ thông sẽ dễ tiếp cận hơn, giúp mọi người vừa giải trí, vừa mang lại kiến thức mới. Những cuốn sách phổ thông được ra mắt  trong tháng

Trần Cúc

02/02/2022

SÁCH HAY TRONG NƯỚC TUẦN TỪ NGÀY 13 THÁNG 12 ĐẾN 19 THÁNG 12 NĂM 2021: SÁCH QUAN CHẾ, TRIẾT LÝ VÀ TƯ TƯỞNG TRIẾT HỌC CỦA LÃO TỬ TRONG ĐẠO ĐỨC KINH… ĐI TÌM NGUỒN GỐC VIỆT

Trong tuần từ 13 đến 19 tháng 12 năm 2021, thị trường sách mới lẫn các sự kiện tri thức được sinh ra là dành cho phần lớn các bạn yêu thích nghiên cứu sử Việt, về tổ chức bộ máy cai trị thời Pháp thuộc, tìm hiểu về nguồn gốc Việt và nghiên cứu tư tưởng của Lão Tử... Ngoài ra bản tin có thêm mục mới "Tuyển dụng Người yêu sách" để tổng hợp các tin tuyển dụng của các nhóm hoặc tổ

Trần Cúc

20/12/2021