Home Tạo Phong trào đòi quyền cho người Đồng Tính không chỉ dành cho người đồng tính

Phong trào đòi quyền cho người Đồng Tính không chỉ dành cho người đồng tính

Book Hunter: Phong trào “Tôi Đồng Ý”, vận động đòi quyền hôn nhân bình đẳng cho người đồng tính, trong năm 2013, 2014 đã gây một tiếng vang lớn trong cả nước. Nhưng tại sao phong trào này lại thành công đến vậy, trong khi người đồng tính chỉ là một thiểu số vốn bị xã hội bỏ quên? Có thể rằng, ý nghĩa xã hội của phong trào đòi quyền cho người đồng tính còn mạnh mẽ hơn thế.
Vào những năm 60, 70 của thế kỷ 20, một phong trào kì dị chưa từng có trong lịch sử loài người đã diễn ra ở California, phong trào đòi quyền bình đẳng cho người đồng tính, do Harvey Milk lãnh đạo. Trong nhiều thế kỷ, trải qua suốt đêm trường Trung Cổ, đồng tính bị coi như một tội lỗi ở phương Tây. Bước vào thời Khai Sáng, dù đồng tính không bị coi là tội lỗi nữa nhưng số đông loài người vẫn giữ một thái độ kỳ thị với người đồng tính. Ví dụ như nhà văn lớn của Ireland là Oscar Wilde còn bị đi tù vì có những hành vi quan hệ đồng giới, hay như nhà thơ đồng tính Allen Ginsberg, người tiên phong của Beat Generation, bị đánh giá là bệnh hoạn và suy đồi. Lúc bấy giờ ở Mỹ và Châu Âu, người đồng tính bị cộng đồng kỳ thị, đẩy ra bên rìa xã hội, không được đối xử công bằng trước pháp luật. Hãy thử tưởng tượng những điều các cộng đồng Âu Mỹ đối xử với người da màu lúc bấy giờ thì bạn có thể hiểu được những điều người đồng tính phải chịu đựng. Thậm chí những nỗi đau của họ dằn vặt hơn người da màu, bởi lẽ, họ là thiểu số trong xã hội loài người.
Tình hình ở Á Đông mặc dù không gay gắt như ở phương Tây, nhưng trong xã hội người đồng tính không được tôn trọng. Cho dù trong lịch sử Trung Quốc và Việt Nam, nhiều danh nhân lớn có giới tính dị biệt có thể làm đến chức quan lớn trong triều đình và đóng góp nhiều công lao, nhưng họ vẫn không có được cái nhìn tôn trọng từ xã hội. Dù không bộc lộ thái độ và các hành động chống đối người đồng tính như ở phương Tây nhưng sự soi mói và những lời bàn tán xỏ xiên lại là những mũi kim gây tổn thương đau đớn dai dẳng. Nguyên nhân của tình trạng này có lẽ cũng bởi người đồng tính là dị biệt và thiểu số.
Loài người có một thói quen bản năng, đó là luôn muốn đồng hóa mọi thứ dị biệt, nếu không đồng hóa được thì cần tiêu diệt, nếu không tiêu diệt được thì phải hành hạ. Thái độ này đã gây ra không biết bao nhiêu xung đột và các tấn bi kịch trên thế giới: Xung đột Công giáo – Hồi giáo, xung đột Da Trắng – Da Màu, xung đột Dị Giới – Đồng Giới… Nhưng sự xung đột giới tính giữa người dị giới và người đồng giới là sự xung đột âm thầm và dai dẳng, ít nổ súng nhưng nhiều nỗi đau, mặc cảm. Bạn có biết rằng, người đồng giới có tỉ lệ tự tử cao nhất! So với các cuộc xung đột khác, cuộc xung đột này là một cuộc xung đột không cân xứng bởi sự cách biệt quá xa giữa thiểu số và đám đông. Bởi thế, phong trào đấu tranh cho người đồng tính không phải chỉ đơn thuần cho quyền lợi của những người đồng tính. Đó là bước đi đầu tiên để nhân loại có thể chấp nhận được sự dị biệt.

Cuộc diễu hành của người đồng tính do Harvey Milk dẫn đầu vào năm 1978 tại San Francisco
Cuộc diễu hành của người đồng tính do Harvey Milk dẫn đầu vào năm 1978 tại San Francisco

Sau cuộc đấu tranh của Harvey Milk, người đồng tính đã được tôn trọng hơn ở nước Mỹ, ở nhiều quốc gia văn minh khác của Châu Âu như Anh, Pháp…v…v… Mặc dù vẫn chưa tránh được những ánh mắt kỳ thị của cộng đồng chung, nhưng ít ra người đồng tính đã được đối xử công bằng trước pháp luật và xã hội buộc phải chấp nhận giới tính thứ ba của họ như một thành phần của xã hội. Cho đến nay, phong trào đấu tranh cho quyền của người đồng tính vẫn diễn ra và ngày càng lan rộng.
Ở Việt Nam, phong trào này có tên gọi là “Tôi Đồng Ý”, được khởi phát vào tầm tháng 10/2013. Trước đó, Cộng đồng người Đồng tính tại Việt Nam cũng đã được hình thành và có nhiều hoạt động như diễu hành hay chia sẻ kiến thức cộng đồng. Mới đây, phong trào “Tôi Đồng Ý” sẽ liên kết với Hanoi Sound Stuff Festival như một sự khẳng định sức mạnh của Cộng đồng người Đồng tính tại Việt Nam, mặc dù là thiểu số nhưng họ không yếu thế, mặc dù họ dị biệt nhưng họ vẫn luôn yêu mến cuộc đời. Vẫn giữ nguyên những tư tưởng cốt lõi của phong trào do Harvey Milk gây dựng, “Tôi Đồng Ý” không chỉ đòi quyền cho người đồng tính, mà hơn cả thế, họ muốn kêu gọi xã rội rằng: “Tôi đồng ý sống thật. Tôi đồng ý hạnh phúc cho tất cả mọi người. Tôi đồng ý hôn nhân bình đẳng không phân biệt giới tính.”. Phong trào vận động đòi quyền hôn nhân bình đẳng cho người đồng tính là một lời khẳng định rằng người đồng tính không phải là mối nguy đến cấu trúc gia đình giống như nhiều người vẫn tưởng, và người đồng tính vẫn tôn trọng giá trị truyền thống của người Á Đông này.
Mặc dù đòi quyền hôn nhân cho người đồng tính là một sự khó khăn lớn đối với một nước có truyền thống gia đình vững chắc như Việt Nam, nhưng bất cứ ai cũng có thể có quyền hi vọng. Trong nhiều thế kỷ người đồng tính đã sống trong sợ hãi và tủi nhục, phải che giấu để tồn tại, nhưng hiện nay, họ hoàn toàn có thể hãnh diện ngẩng cao đầu hi vọng, và hi vọng hơn thế nữa. “Tôi yêu cầu phong trào cần được tiếp diễn, bởi nó không chỉ đơn thuần vì lợi ích cá nhân hay thỏa mãn cái tôi, cũng không phải vì quyền lực… Không chỉ vì người đồng tính, mà còn vì người da đen, người Châu Á, người lớn tuổi, người khuyết tật… Tôi biết rằng bạn không thể sống chỉ bằng hi vọng, nhưng không có hi vọng thì cuộc sống không còn giá trị gì nữa. Vì thế, bạn, bạn và bạn phải mang đến hi vọng cho họ. Bạn phải mang đến cho họ Hi vọng” ( Harvey Milk)

Hà Thuỷ Nguyên 

Tự do và bình đẳng trong tiếp cận tri thức – Vấn đề chủ chốt để cải thiện nền học thuật

Tự do trí tuệ và Tự do học thuật là những yếu tố căn bản trong việc xây dựng một chiến lược nhân tài của quốc gia, nhưng nếu tri thức không được tiếp cận một cách tự do và bình đẳng thì những khái niệm vừa được nêu ra chỉ là những ngôn từ sáo rỗng. Trong cả tự do trí tuệ hay tự do học thuật đều bao hàm ba kiểu quyền lợi: quyền tiếp cận, quyền lựa chọn và quyền biểu đạt.

Hoạt động xã hội (activism) là gì?

« Vật thể chết có thể tự buông xuôi theo dòng, nhưng chỉ vật thể đang sống mới có thể lội ngược dòng chảy » – G.K Chesterton. Hoạt động xã hội (activism) là gì? Hoạt động xã hội đơn giản là việc hành động và tạo ra những thay đổi xã hội; điều này có thể xảy ra bằng hàng tỉ cách khác nhau dưới vô số hình thức khác nhau. Thông thường, hoạt động xã hội liên quan tới việc “thay đổi thế giới” thường thông
le-nam

Lê Nam

11/10/2017

Xem xét lại “Thủy triều dư luận” xung quanh vụ cá chết ở ven biển miền Trung

BookHunter: Sự việc cá chết ở ven biển miền Trung từ Hà Tĩnh vào đến Đà Nẵng đã gây ra sự hoang mang lớn trong dư luận cả nước. Rất nhiều thông tin được đưa ra, rất nhiều hoạt động được cổ vũ, người dân lên tiếng, chính phủ né tránh, truyền thông chạy đua dư luận bằng mọi giá. Tất cả đã tạo nên một cơn “thủy triều dư luận” xung quanh sự việc cá chết này.  Đứng trước luồng dư luận dồn dập

Tô Lông

29/04/2016

18 bản đồ giải thích về căng thẳng trên Biển Đông

1. Bản đồ hành chính: Khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương bao gồm trên 20 quốc gia, trải rộng từ phía Bắc, bắt đầu từ nước Nga đến phía Nam, tới Australia và New Zealand, phía Tây từ Ấn Độ, đến phía Đông, Papua New Guinea. 2. Dân số châu Á: Châu Á là một khu vực năng động và bùng nổ, với dân số 4,3 tỉ dân – chiếm 60% dân số toàn cầu. Trung Quốc là quốc gia đông dân nhất

“Gia nhập club” – áp lực đồng trang lứa sẽ thay đổi xã hội

[caption id="attachment_7315" align="aligncenter" width="618" class=" "] Chính danh tiếng mới là động lực mạnh mẽ nhất của con người trong xã hội.[/caption] Con người, như Aristotle đã nói, bản chất một loại động vật sống theo xã hội. Tuy nhiên, xã hội tự nó được cấu thành nên bởi rất nhiều yếu tố và không dễ gì để có thể biết được muốn làm cho xã hội tốt đẹp hơn thì cần phải tập trung vào thuộc tính nào của nó. Trong cuốn sách mới
le-nam

Lê Nam

16/10/2014