Home Sống “Gia nhập club” – áp lực đồng trang lứa sẽ thay đổi xã hội

“Gia nhập club” – áp lực đồng trang lứa sẽ thay đổi xã hội

le-nam

Lê Nam

16/10/2014

Chính danh tiếng mới là động lực mạnh mẽ nhất của con người trong xã hội.
Chính danh tiếng mới là động lực mạnh mẽ nhất của con người trong xã hội.

Con người, như Aristotle đã nói, bản chất một loại động vật sống theo xã hội. Tuy nhiên, xã hội tự nó được cấu thành nên bởi rất nhiều yếu tố và không dễ gì để có thể biết được muốn làm cho xã hội tốt đẹp hơn thì cần phải tập trung vào thuộc tính nào của nó. Trong cuốn sách mới với tựa đề là “Gia nhập Club” của mình, Tina Rosenberg đã chỉ ra rằng không phải tốn thời giờ vào nghiên cứu rồi áp dụng đường lối chính trị này hay chính trị nọ, mà cũng chẳng phải đổ nhiều tiền vào nghiên cứu ra chính sách kinh tế này hay kinh tế kia, mà điều chúng ta nên tập trung vào nếu muốn xây dựng một xã hội tốt đẹp hơn đó là làm sao giúp con người thỏa mãn nhu cầu được công nhận, danh tiếng và sự chấp nhận của xã hội. Không phải quyền lực hay tiền bạc mang tới cho con người nhiều động lực nhất mà đó chính là danh tiếng, là công nhận, là chấp nhận. Chúng ta đang sống trong kỷ nguyên thông tin, kỷ nguyên kết nối nhưng thật trớ trêu khi ngày càng nhiều trong số chúng ta cảm thấy cô đơn, cảm thấy cần được kết nối với người khác. Có lẽ, chúng ta đã ngộ nhận rằng kết nối chỉ đơn thuần là nói chuyện, là đọc status, là biết người khác đang làm gì, ở đâu, vui hay buồn mọi lúc mọi nơi. Vậy kết nối mà chúng ta luôn tìm kiếm thực sự là gì? Liệu những công nghệ của thế kỷ 20 và 21: điện thoại, email, truyền hình, Internet, Facebook…có giúp chúng ta đi được tìm câu trả lời về một bản chất sâu thẳm trong con người mình? Trong khi chúng ta chờ cho tới khi tìm được lời giải đáp, hãy cùng điểm qua cuốn “Gia nhập Club” của Tina Rosenberg và xem những trải nghiệm, khám phá và luận điểm của cô về vấn đề này như thế nào.
GIA NHẬP CLUB
Tại sao danh tiếng lại có thể thay đổi được thế giới
Bởi Tina Rosenberg
402 pp. W. W. Norton & Company. $25.95.
Để tìm phương thuốc giải quyết các vấn đề xã hội hiên nay, Rosenberg – một nhà báo đã từng đoạt giải Pulitzer, đã đi tìm nguồn gốc động lực cũng như đau khổ của con người. Cô đã theo dõi sát mọi diễn biến xung quanh cuộc cách mạng tại Chile và đã đi tới nhiều nơi nghèo đói nhất của thế giới cũng như những nơi bệnh tật hoành hành nhất để viết bài cho tạp chí The New York Times và nhiều nhà xuất bản khác. Cuốn sách mới của cô sẽ mang chúng ta tới với cuộc cách mạng tại Serbia, cách mạng Hoa hồng tại Georgia và cách mạng tại Ukraine, tới cả những nơi bệnh tật đang làm mưa làm gió ở Châu Phi, những ngôi làng cơ cực ở Ấn Độ và Bangladesh, thậm chí cả những khu ngoại ô của Chicago, nơi những thành viên của các Đại giáo đoàn với trên 2000 con chiên Đạo Tin Lành sinh hoạt trong mỗi nhà thờ mỗi tuần (megachurch) đang vất vả tìm kiếm sự kết nối trong xã hội. Cô kết hợp những phóng sự hiện trường của mình cùng với kiến thức có được từ những kết quả nghiên cứu gần đây trong các lĩnh vực như Tâm lý học xã hội, Khoa học não bộ, Xã hội học, Y tế công và nhiều ngành khác. Khi đọc tới cuối quyển sách, độc giả sẽ hoàn thành được nhiều hơn một chuyến du ngoạn quanh thế giới cùng với những kiến thức trong các ngành khoa học xã hội.
 
Con người tương tác với nhau theo nhiều cách – mặc cả trên thương trường, đấu tranh với nhau nhằm chiếm được quyền lực chính trị cũng như danh tiếng trong xã hội. Cuộc chiến trên thương trường bị kiểm soát bởi sự ham muốn tăng lợi nhuận và sự hài lòng của người tiêu dùng; các mối quan hệ trên chính trường bị kiểm soát bởi sự ganh đua vì quyền lực; mối quan hệ giữa những người trong cùng một cộng đồng được thúc đẩy bởi việc tìm kiếm danh tiếng, danh phận và sự chấp nhận từ người khác. Rosenberg chỉ ra rằng loại quan hệ thứ ba, tìm kiếm danh tiếng và sự chấp nhận từ người khác, là động lực mạnh mẽ hơn cả ảnh hưởng tới hành vi cá nhân của chúng ta và nó chính nó, chính loại quan hệ này có thể giải quyết được các vấn đề xã hội đặt ra hiện nay. Cô kêu gọi “hãy tưởng tượng lại sự thay đổi xã hội dựa vào động lực mạnh mẽ nhất của con người: mong muốn được kết nối với người khác.”
Các ví dụ cô đưa ra trong sách rất ấn tượng. Tại một huyện nghèo đói phía tây Ấn độ, chính việc đào tạo phụ nữ trở thành y tá, y sĩ hay bác sĩ công cộng đã phá tan đi rào cản đẳng cấp đã ăn sâu vào tiềm thức người dân nơi đây. Những người phụ nữ thuộc giai cấp thấp hèn, theo như Rosenberg ghi nhận được, “đã tìm được một hình ảnh mới của họ thông qua công việc mới mà họ đảm nhận, thông qua cảm xúc hài lòng tới từ việc giúp đỡ hàng xóm láng giềng và thông qua sự tôn trọng họ có được từ những người trong làng. Và chính nhờ kiến thức cũng như kỹ năng của những người phụ nữ Jamkhed, những ngôi làng nơi đây đã thay đổi.”
Rosenberg cũng đã tìm hiểu các sinh viên nhập cư Phi và Mỹ Latinh tại các trường đại học Mỹ khi thấy rằng kết quả học tập môn Giải tích I của họ đã tăng vọt nhờ vào một chương trình thông minh nhằm thúc đẩy việc “học tập cùng nhau”. Những sinh viên bình thường khá yếu kém và có thể phải vất vả với môn Giải tích nếu phải học một mình, có khi cùng nhau bỏ học, thì nay nhờ chương trình “đôi bạn cùng tiến” đã vượt qua khó khăn và đạt kết quả học tập xuất sắc. Một nhà phân tích đã nhận xét, “điểm tốt phụ thuộc vào việc chọn bạn học cùng.”
Trong một cậu chuyện rất thú vị khác, Rosenberg đã chỉ ra tại sao các chiến dịch chống thuốc lá nhằm vào đối tượng trẻ vị thành niên thường thất bại và chỉ thành công khi họ áp dụng một thông điệp nói rằng không hút thuốc sẽ giúp nâng cao địa vị xã hội. Những tranh ảnh truyền thông với thông điệp “hút thuốc là có hại cho sức khỏe” chẳng có tác dụng thuyết phục một chút nào. Thông điệp hiệu quả chính là thông điệp nói rằng các công ty sản xuất thuốc là lừa dối xã hội về sự nguy hiểm trong việc hút thuốc. Điều đó dẫn tới việc không hút thuốc giống như một kiểu chống đối, nổi dậy và bật lại các công ty sản xuất thuốc lá. Tóm lại, không hút thuốc bổng chốc trở thành một hành động “cool”. Những ví dụ này đã được nhân rộng, vượt đại dương, không kể giai cấp xã hội hay tuổi tác. Qua những ví dụ này, chúng ta có thể học được nhiều về cách các cá nhân có thể tự tìm được cảm hứng cho mình, xây dựng cộng đồng của họ mạnh mẽ và thậm chí có thể lật đổ sự độc tài.
Tuy vậy, chính những ghi chép của Rosenberg cũng mang tới những nghi ngờ. Nhiều nỗ lực như trên thành công trong ngắn hạn nhưng lại hụt hơi về sau, hay áp dụng tốt với quy mô nhỏ nhưng khi chuyển qua quy mô lớn thì lại thất bại. “Đôi bạn cùng tiến” đã không được nhân rộng trong các trường đại học của Mỹ cho dù nó rất thành công. Chiến dịch đào tạo phụ nữ trở thành y tá, y sĩ ở những ngôi làng nghèo chưa được nhân rộng cho dù nó cũng rất thành công. Tài chính vi mô, mặc dù Rosenberg đã hết lời ca tụng khi sử dụng áp lực đồng trang lứa nhằm khích lệ việc trả nợ từ những người vay nghèo, rồi từ đó hình thành nên những thị trường cho vay trước đó không có, giờ đang gặp phải nhiều khó khăn ở châu Á và Mỹ Latinh. Lý do là gì? Một phần là vì tài chính vi mô thường được truyền thông đưa lên mây như một thứ phép thuật có thể giải quyết nghèo đói nhưng giờ nó đang phải đối mặt với nợ xấu. Rồi mặc dù những chiến dịch chống hút thuốc lá ở trẻ vị thành niên rất thành công nhưng phần lớn thường bị dừng lại vì gặp phải các chính sách cản trở do các công ty sản xuất thuốc lá xen vào.
Tất cả những điều này nhắc nhở chúng ta một điều rằng chỉ áp lực đồng trang lứa không thôi thì không thể thay đổi thế giới. Xét cho cùng, chính các mối quan hệ kinh tế và chính trị lại ngự trị trong mối quan hệ người với người. Phương thuốc cho xã hội loài người vô cùng đắt đỏ (các chiến lược sử dụng áp lực đồng trang lứa đòi hỏi nhiều tiền của và thời gian). Nhiều chương trình, theo Rosenberg, được trả trực tiếp từ chính phủ nên cuối cùng thường bị dừng lại vì cắt giải ngân; thường thì việc cắt giải ngân là do các thế lực tư nhân xen vào.
Sự thành công của các chiến dịch sử dụng áp lực đồng trang lứa thường phụ thuộc vào những người lãnh đạo, những người tạo ra các tổ chức di chuyển và khích lệ cả môt cộng đồng. Những người lãnh đạo này thường rất khó tìm và nhiều chương trình theo Rosenberg chỉ ra thường không sống sót sau khi người khởi xướng ra đi. Sự tự nguyện, một giá trị nền tảng của các chương trình sử dụng áp lực đồng trang lứa, thường giảm dần theo thời gian rồi tắt ngúm vì những người tình nguyện cũng phải ăn và chăm sóc gia đình. Đây chính là nguyên nhân. Không có tiền trả thì sẽ dần dần dẫn tới việc họ bỏ việc, họ làm việc không chuyên tâm. Những chương trình xã hội muốn kéo dài được thì phải trả công. Phương thuốc cho xã hội không thể tự nó nuôi sống nó được; nó cần hỗ trợ từ bên ngoài.
Và tất nhiên, như Rosenberg thừa nhận, áp lực đồng trang lứa mang tới sự tốt đẹp nhưng đi kèm với nó luôn luôn là cái ác.Chính áp lực đồng trang lứa góp phần dẫn tới tội phạm vị thành niên. Những nhóm chat trên Internet góp phần vào việc lây lan việc tự sát. Áp lực đồng trang lứa cũng dẫn tới việc nhiều người trẻ trở thành khủng bố. “Tổ chức mang tới sự khích lệ. Cho dù bỏ qua những khó khăn về vũ khí, tiền bạc thì cũng rất khó có thể khiến ai đó thực hiện một hành vi khủng bố một mình được. Chính những khích lệ từ những người đồng trang lứa trong nhóm, và sự trung thành của kẻ cảm tử đã tạo ra được ý chí đó.”
Những ví dụ trên đã khẳng định lại được ý chính của Rosenberg rằng những tương tác đồng trang lứa có thể định hình những hành vi sâu thẳm nhất, những hành vi chỉ bộc lộ khi phải đối mặt giữa sự sống và cái chết. Cô cũng chỉ ra rằng chính những cộng đồng bị gắn quá chặt bởi áp lực đồng trang lứa sẽ dẫn tới cảm giác bị áp bức cho các thành viên – như trường hợp của các Đại giáo đoàn được nêu trong sách.
Rosenberg đã có ý kiến quý giá nhắc nhở chúng ta rằng thành công của một xã hội phụ thuộc vào sức mạnh của các cộng đồng hình thành nên nó, bởi vì sự phát triển của các tính cách tốt đẹp nhất của chúng ta – sự tin cậy, sự trung thực, trách nhiệm và sự đồng cảm – phụ thuộc vào chính những tương tác gần với người xung quanh. Vào thời điểm mà nước Mỹ hiện nay đang phải đối phó với sự sụt giảm niềm tin, và khi mà sự hợp tác xuyên quốc gia và văn hóa đang rất khó khăn, cuốn sách của Rosenberg xuất bản thật đúng lúc. Nó chỉ ra một mảnh ghép tối quan trọng trong bức tranh phát triển xã hội.
Jeffrey D. Sachs là giám đốc của Viện Trái đất tại Đại học Columbia. Cuốn sách “Cái giá của văn minh” của ông sẽ được xuất bản vào mùa thu năm nay.

 Nguồn: www.nytimes.com

 
 

Xem phim “Milk” và nghĩ về cách thức xây dựng một phong trào xã hội

Lần đầu tôi xem phim “Milk” là cách đây 6 năm. Bộ phim thật sự gây ấn tượng cho tôi bởi cách Harvey Milk (1930 – 1978), một người đồng tính vốn phải che giấu bản thân trong cuộc đời nhạt nhẽo, đã đứng dậy và tạo một phong trào lừng lẫy đòi quyền được đối xử bình đẳng cho những người LGBT. Diễn xuất duyên dáng của Sean Penn, không khí hào sảng của những con người tự do đòi được là chính mình,

Tô Lông

19/06/2016

Hoạt động xã hội (activism) là gì?

« Vật thể chết có thể tự buông xuôi theo dòng, nhưng chỉ vật thể đang sống mới có thể lội ngược dòng chảy » – G.K Chesterton. Hoạt động xã hội (activism) là gì? Hoạt động xã hội đơn giản là việc hành động và tạo ra những thay đổi xã hội; điều này có thể xảy ra bằng hàng tỉ cách khác nhau dưới vô số hình thức khác nhau. Thông thường, hoạt động xã hội liên quan tới việc “thay đổi thế giới” thường thông
le-nam

Lê Nam

11/10/2017

Phong trào Tree Hugs Hà Nội – Bước chuyển cho Xã hội Dân sự ở Việt Nam

Khi chiến dịch thay thế 6700 cây xanh trên tổng số 30.000 cây xanh tại Thành phố Hà Nội được sự cho phép của chính quyền Hà Nội ngang nhiên diễn ra trên khắp các con phố lớn, một cuộc vận động dân sự đã nhanh chóng diễn ra. Trong vài ngày, phong trào đã nhanh chóng lan rộng, nhiều người dân ở các vị trí xã hội khác nhau, cùng phản ứng và lên tiếng biểu thị sự phẫn nộ trước quyết định vô

Phong trào đòi quyền cho người Đồng Tính không chỉ dành cho người đồng tính

Book Hunter: Phong trào "Tôi Đồng Ý", vận động đòi quyền hôn nhân bình đẳng cho người đồng tính, trong năm 2013, 2014 đã gây một tiếng vang lớn trong cả nước. Nhưng tại sao phong trào này lại thành công đến vậy, trong khi người đồng tính chỉ là một thiểu số vốn bị xã hội bỏ quên? Có thể rằng, ý nghĩa xã hội của phong trào đòi quyền cho người đồng tính còn mạnh mẽ hơn thế. Vào những năm 60, 70