Home Đọc Những quyền lực ngầm chi phối chính trị Mỹ (3): Truyền thông đại chúng

Những quyền lực ngầm chi phối chính trị Mỹ (3): Truyền thông đại chúng

Ghi chép ngắn từ “Nước Mỹ chuyện chưa kể” của Oliver Stone & Peter Kuznick

Bài 1:

https://bookhunter.vn/nhung-quyen-luc-ngam-chi-phoi-chinh-tri-my-1-chu-nghia-nuoc-my-xuat-chung/

Bài 2

https://bookhunter.vn/nhung-quyen-luc-ngam-chi-phoi-chinh-tri-my-2-to-hop-cong-nghiep-quan-su/

Để đảm bảo cho chủ nghĩa nước Mỹ xuất chúng luôn ngự trị trong lòng người dân, và hợp lý hóa tất cả các cuộc chiến mà nước Mỹ thực hiện ở các quốc gia khác, cũng như duy trì vòng tiêu dùng bất tận phục vụ các tập đoàn, truyền thông đại chúng đã nhanh chóng trở thành thứ vũ khí hủy diệt nước Mỹ không kém bom nguyên tử.

Ngay từ cuối Thế chiến I, cặp đôi Wilson và Teddy Roosevelt đã phải thực hiện một chiến lược tuyên truyền rộng khắp đất nước để thuyết phục những người phản đối nước Mỹ tham chiến ở Châu Âu. Một cơ quan tuyên truyền chính thức được thành lập có tên là Uỷ ban Thông tin Công cộng (CPI) đã tuyển 75.000 tình nguyện viên được biết với cái tên “những người bốn phút” để cổ vũ tinh thần yêu nước và tố cáo tội ác của nước Đức tại các địa điểm công cộng như trung tâm thương mại, nhà thờ, rạp chiếu phim. Các nhà báo được khuyến khích tuyên truyền về sự tham chiến của Mỹ tại châu Âu như một “cuộc thánh chiến cho dân chủ” và coi dân chủ như một dạng “tôn giáo thế tục chỉ có thể tồn tại trong một hệ thống tư bản”. Creel, chủ tịch của CPI đã phát biểu: “Dân chủ là một tôn giáo với tôi, và suốt cuộc đời làm việc tôi đã rao giảng rằng nước Mỹ là hi vọng của thế giới.” (trang 48-49)

Hoạt động tuyên truyền rộng khắp này đã lôi kéo ngay cả các nhà sử học vốn cần công tâm và khách quan. Một bộ phận hợp tác giáo dục và dân sự trong CPI đã được thành lập dưới sự lãnh đạo của nhà sử học Guy Stanton Ford đến từ đại học Minnesota. Nhiều nhà sử học nổi tiếng lúc bấy giờ cũng hợp tác của Ford để đề cao mục đích của Mỹ và bôi nhọ kẻ địch, tức nước Đức, chỉ trích nước Đức rằng “trước mắt họ là thần chiến tranh, một người mà họ đã dâng hiến cả lý trí và tính người, còn sau lưng họ là hình ảnh biến dạng họ đã tạo ra về người Đức, những người có khuôn mặt vấy máu và dòm ngó qua những đổ nát của văn minh nhân loại.” Tương tự như vậy, Lenin và Trotsky của nhà nước Liên Xô cũng bị các ấn bản tuyên truyền của CPI buộc tội là các “đặc vụ được thuê bởi chính quyền đế quốc Đức để phản bội người Nga.” (trang 49-50)

Các trường đại học của Mỹ dưới một xã hội tuyên truyền trở thành một nơi không khoan dung, kiểm duyệt tư tưởng như  những gì được mô tả trong tiểu thuyết “1984” của George Orwell. Đại học Columbia đã sa thải hai giảng viên quan trọng vì công khai phản chiến, nhà tâm lý học hàng đầu của Mỹ Giáo sư James McKeen Cattell, học giả Henry Wadsworth Longfellow Dana trong Khoa tiếng Anh và văn học so sánh, cháu nội của nhà thơ Longfellow đã bị kết tội vì “ảnh hưởng nghiêm trọng tới trường bằng việc công khai kích động chống lại cuộc chiến”. Tờ New York Times đã thể hiện sự hoan nghênh hành động của trường Columbia và mỉa mai các học giả này bằng cụm từ “ảo tưởng về tự do học thuật” và buộc tội họ “phát ngôn, viết, tuyên truyền, … xúi giục học sinh phản quốc, tiêm nhiễm hoặc muốn tiêm nhiễm giới trẻ những tư tưởng độc hại.” (trang 52) Bộ Chiến tranh Hoa Kỳ, tệ hại hơn, còn biến khuôn viên đại học thành doanh trại huấn luyện quân đội. Trong năm 1918, 140.000 sinh viên đã bị kết nạp vào quân đội trong Quân đoàn Sinh viên Tập huấn  (SATC) với cấp bậc binh nhì và nhân lương binh nhì. Mỗi sinh viên phải diễn tập quân sự trong mười một giờ, bên cạnh bốn mươi hai giờ học các môn có định hướng phục vụ quân sự. (trang 53). Tính chất toàn trị tăng cao khi Robert La Follette – thượng nghị sĩ bỏ phiếu phản đối tham chiến bị các chính trị gia yêu cầu đuổi khỏi Thượng viện. 90% các giảng viên của đại học Wincousin đã ký vào kiến nghị lên án quan điểm phản chiến của ông. (trang 54)

Nếu chúng ta từng thấy bức xúc về sự cấm đoán các sách và ấn bản tuyên truyền về tự do- dân chủ của các nước tư bản lưu hành tại Liên Xô, Trung Quốc hay Việt Nam; thì chúng ta hãi nhìn lại chế độ kiểm duyệt của nước Mỹ đầu thế kỷ 20: Đối với phe Liên Xô, “các ấn bản Xã hội chủ nghĩa bị cấm khỏi hệ thống thư tín. Côn đồ yêu nước và chính quyền địa phương đột nhập vào các tổ chức xã hội chủ nghĩa và phòng nghiệp đoàn. Các ban tổ chức lao động và nhà hoạt động phản chiến bị đánh và đôi khi bị giết.” Đối với phe Đức, “mọi thứ liên quan đến Đức đều bị phỉ báng trong một làn sóng tẩy chay được ngụy trang bằng lòng yêu nước. Các trường học giờ thường yêu cầu giáo viên thề trung thành và cấm dạy tiếng Đức. Iowa còn cẩn thận hơn khi dựa vào “Tuyên bố Babel” năm 1918 để cấm việc giao tiếp bằng tiếng nước ngoài ở nơi công cộng và qua điện thoại. Nebraska cũng làm theo. Thư viện trên toàn quốc loại bỏ sách Đức, và các dàn nhạc loại bỏ các tác phẩm Đức ra khỏi danh sách tiết mục. Cũng giống như việc món khoai tây chiên (French fries) về sau sẽ bị đổi tên thành “freedom fries” bởi một Quốc hội thiếu hiểu biết và tức giận với việc Pháp phản đối cuộc xâm lược Iraq vào 2003, cơ quan đó vào Thế chiến I cũng đã đổi tên món hamburger thành “Sandwich liberty”, món Sauerkrauta thành “Cải bắp liberty,” bệnh sởi Đức thành “bệnh sởi liberty,” và chó chăn cừu Đức thành “chó cảnh sát.” Những người Mỹ gốc Đức phải chịu phân biệt đối xử trong mọi khía cạnh của cuộc sống. Trong bối cảnh áp lực của tinh thần “100% chủ nghĩa Mỹ” lan rộng, không có gì ngạc nhiên khi những người bất đồng ý kiến không chỉ bị tẩy chay mà đôi khi còn bị giết bởi đám đông yêu nước. Tờ Washington Post trấn an người đọc rằng những vụ giết người này là cái giá nhỏ phải trả để có thể phát triển lòng yêu nước mạnh mẽ.” (trang 55-56)

https://bookhunter.vn/lich-su-cac-ly-thuyet-truyen-thong-thao-tung-hay-khach-quan/

Song song với tuyên truyền, những chiến dịch quảng cáo trên truyền thông đại chúng cũng trở thành “nghệ thuật của chủ nghĩa tư bản”. Thập niên 1920s được coi là kỷ nguyên vàng của quảng cáo. Nếu trước năm 1910s, các nhà tư bản còn cho rằng người dân có thể bị thuyết phục bởi lý lẽ và có tư duy lý trí; thì từ những năm 1910s đến 1930s, phần lớn các nhà quảng cáo đã coi người tiêu dùng là phi lý trí. Hệ thống quảng cáo tước bỏ những phương thức giải thích về cơ chế của sản phẩm và dịch vụ mà chuyển sang thu hút qua cảm xúc và trí tưởng tượng, bởi vì các nhà tài phiệt đều thống nhất rằng việc “thu hút đám đông bằng lý lẽ và trí thông minh là vô ích”. John Benson, giám đốc của American Association of Advertising Agencies (Hiệp hội các Cơ quan Quảng cáo Mỹ) quan sát vào năm 1927: “Việc nói ra sự thật trần trụi là không hấp dẫn. Đôi khi cần phải lừa con người vì lợi ích của họ. Bác sĩ và cả nhà truyền giáo đã biết và thực hành việc này. Trí tuệ nhìn chung thấp đến bất ngờ. Nó sẽ bị dẫn dắt hiệu quả thông qua những thúc đẩy vô thức và bản năng hơn là lập luận và lý lẽ.”

Chỉ sau một thập kỷ tuyên truyền và quảng cáo, chính phủ Mỹ đã tạo ra một thế hệ những người dân với trình độ dân trí thấp. Các nhà tâm lý học đã kiểm tra trí tuệ của 1.727.000 người trong quân đội Mỹ, bao gồm 41.000 sĩ quan, kết quả là 30% số người tham gia không biết chữ; 47% người da trắng và 89% người da đen là “đần độn”. H. L. Mencken, “hiền triết của Baltimore” đã gọi những công dân dân chủ của Mỹ đang được ca ngợi như những người hùng, những công dân xuất sắc là “người tầm thường, sa lầy trong tôn giáo và các điều mê tín khác”…”là thành viên của giống loài người Mỹ đần độn”. (trang 83-84)

Những mô thức tuyên truyền và quảng cáo của nước Mỹ đã trở thành nguyên mẫu cho phát xít Đức và Liên Xô học tập. Thậm chí, đối thủ của Mỹ trong suốt thế kỷ 20 cũng không quên học tập từ Mỹ chiến thuật bóp méo và xóa bỏ lịch sử. Chính quyền Mỹ tảng lờ những cuộc thảm sát mình đã gây ra với thổ dân da đỏ, những người dân Mỹ Latin và các đảo ven Thái Bình Dương, Nhật Bản, Đức, Việt Nam, Trung Đông; chối bỏ chiến công của Liên Xô trong thế chiến II để giành vinh quang về mình; che giấu hành tung của các tập đoàn đứng đằng sau các âm mưu chiến tranh; vẽ vời huyền thoại về một nước Mỹ nhân từ… Người dân Mỹ gần như không biết gì về lịch sử của nước mình ngoài những gì được tô vẽ trên truyền thông đại chúng. Một bài kiểm tra toàn quốc gọi là Nation’s Report Card được công bố vào tháng 7 năm 2011 cho thấy “các học sinh Mỹ đều dốt lịch sử hơn bất kỳ môn học nào khác”. Chỉ 12% học sinh cuối cấp 3 đạt mức thành thạo mà sự “thành thạo” ở đây cũng buộc phải nghi ngại. (trang 19-20)

Lo ngại trước một nước Mỹ, các trí thức, các học giả, văn nghệ sĩ, các chính khách, các nhà hoạt động xã hội có lương tri vẫn không ngừng lên tiếng cảnh báo thông qua các hoạt động của mình. Nước Mỹ cho dù bị bóp méo, nhào nặn bởi bàn tay của các ông trùm tham lam và các chính trị gia hèn nhát, thì vẫn có những cuốn sử phơi bày sự thật như “Nước Mỹ chuyện chưa kể”; vẫn có các nhà văn của “thế hệ lạc lối” như của E. E. Cummings, John Dos Passos, Ernest Hemingway, Ezra Pound, Thomas Boyd, William Faulkner, Laurence Stallings, Irwin Shaw, Ford Madox Ford, Dalton Trumbo…; vẫn có những nhà báo dũng cảm nêu lên sự thật; những phong trào phản chiến, đòi quyền của người đồng tính, chống phân biệt đối xử, đòi hỏi tự do thông tin và tự do học thuật…; các nhà sáng tạo giải trí vẫn tìm cách đan cài lời nhắc nhở về bộ ba quyền lực chủ nghĩa nước Mỹ xuất chúng – tổ hợp công nghiệp quân sự – truyền thông đại chúng trong các sản phẩm của mình. Để rồi, dù chính quyền Mỹ có tồi tệ đến đâu, vẫn có những tổng thống mong muốn thực hiện những điều có ích cho người dân Mỹ, thoát khỏi sự kìm kẹp của các ông trùm tư bản, dù rằng họ thành công hay thất bại hay phải thỏa hiệp. Do đó, nước Mỹ vẫn vĩ đại, nhưng sự vĩ đại ấy không bao giờ thuộc về chính quyền và các tập đoàn của Mỹ.

Hà Thủy Nguyên

Tìm hiểu thêm về sách “Nước Mỹ chuyện chưa kể”

https://thebookhunter.org/portfolio-item/nuoc-my-chuyen-chua-ke/

“Wonder Woman 1984” đã phản ánh sự hỗn loạn của chính trị Mỹ và sự cực đoan của phong trào nữ quyền như thế nào?

“Wonder Woman 1984”, ra rạp và chiếu trên HBO Max, được giới thiệu theo đúng chất của thập niên 1980 trên mọi phương diện: túi đeo chéo (fanny pack), nhảy break dance, lớp thể dục nhịp điệu, dụng cụ làm ấm chân, máy chơi game, đi bộ tốc độ và J. C. Penney. Bộ phim còn có hai nhân vật phản diện đau khổ. Đầu tiên là một nhà tài phiệt dầu mỏ nổi tiếng, Max Lord (Pedro Pascal), một mô tuýp kiểu Donald Trump

Book Hunter

13/01/2021

Tri thức là vũ khí chống lại sự độc ác – Oliver Stone và Peter Kuznick trả lời phỏng vấn Tuần báo Shukan Kinyobi, Nhật Bản

Phỏng vấn Oliver Stone và Peter Kuznick (ảnh chỉ mang tính minh họa)bởi SATOKO OKA NORIMATSU và NARUSAWA MUNEO Tuần báo Shukan Kinyobi, Nhật Bản và tạp chí châu Á – Thái Bình Dương: Japan Focus cùng phỏng vấn Oliver Stone và Peter Kuznick, đồng tác giả của loạt phim tài liệu 10 tập The Untold History of the United States (Nước Mỹ chuyện chưa kể) (phát sóng trên Showtime Network, năm 2012 – 13) và cuốn sách cùng tên vào ngày 11 tháng 8

Chu Huyền

21/12/2020

Những quyền lực ngầm chi phối chính trị Mỹ (1): Chủ nghĩa nước Mỹ xuất chúng

Ghi chép ngắn từ “Nước Mỹ chuyện chưa kể” của Oliver Stone & Peter Kuznick Chúng ta thường hình dung về nước Mỹ như một quốc gia lý tưởng mà ở đó chính quyền phải tôn trọng các quyền tự do dân sự. Không ít người quan tâm tới tình hình thế giới đều đặt kỳ vọng rằng tổng thống Mỹ, chính quyền Mỹ sẽ mang lại tự do, dân chủ không phải chỉ cho người dân Mỹ mà còn cho cả thế giới. Niềm

Nước Mỹ thế kỷ 21 – Kỳ 2: Hi vọng mang tên Obama

Ngay trước cuộc bầu cử tổng thống năm 2000, Bush đã nói đùa với vài người ủng hộ giàu có của mình: “Đây là một đám đông khá ấn tượng—những người giàu có và những người giàu có hơn. Ai đó sẽ gọi các vị là giới thượng lưu, chứ còn tôi thì gọi các vị là căn cứ địa của tôi.”216 Trong vòng vài tháng sau khi nhậm chức, Bush đã ký đạo luật cắt giảm thuế cho những người giàu nhất ở Mỹ.

Những quyền lực ngầm chi phối chính trị Mỹ (2): Tổ hợp công nghiệp quân sự

Ghi chép ngắn từ “Nước Mỹ chuyện chưa kể” của Oliver Stone & Peter Kuznick https://bookhunter.vn/nhung-quyen-luc-ngam-chi-phoi-chinh-tri-my-1-chu-nghia-nuoc-my-xuat-chung/ Ngay từ khi ở vị trí trung lập trong Thế chiến I, nước Mỹ đã chọn đứng ngoài và buôn vũ khí cho cả hai phe. Nhưng hơn cả thế, Mỹ đã bắt đầu nghiên cứu vũ khí riêng, đặc biệt đầu tư vào vũ khí hóa học. Năm 1918, Mỹ khởi động chương trình nghiên cứu chiến tranh hóa học và tập trung tại cơ sở Lực lượng