Home Đọc Những cuốn sách nới rộng đường biên giáo dục #1: Học một cách tự nhiên

Những cuốn sách nới rộng đường biên giáo dục #1: Học một cách tự nhiên

Book Hunter

10/09/2023

John Holt, nhà giáo dục homeschooling thế kỷ 20 tại Mỹ đã đưa ra nhận định rằng “con người là sinh vật học tập”, hay nói một cách khác, học tập chính là bản năng của loài người. Từ khi chào đời, con người đã phải học cách thích nghi với thế giới, làm quen với các mối quan hệ xung quanh. Tri thức từ thế hệ trước truyền thụ cho thế hệ sau theo các cách khác nhau, bao gồm cả sự truyền thụ không hệ thống và có hệ thống. 

Book Hunter xin được giới thiệu các xu hướng tư tưởng và phương pháp tiếp cận cũng như các sách nghiên cứu về giáo dục và thúc đẩy nâng cao chất lượng giáo dục xã hội hiện đã đươc xuất bản tại Việt Nam. Những thông tin về các tác phẩm đã được chia sẻ tại sự kiện Tương Giao #1 CÁC TƯ TƯỞNG GIÁO DỤC TRONG LỊCH SỬ do Book Hunter và VEJO tổ chức. 

Hình ảnh trao đổi trong sự kiện Tương Giao #1: Các tư tưởng giáo dục trong lịch sử

Một cách tự nhiên, trẻ học hỏi như thế nào?

Cũng giống như những loài động vật khác truyền thụ cho con non cách di chuyển, sinh tồn, săn mồi; con người cũng truyền thụ những tri thức kinh nghiệm ấy cho những thế hệ sau. Đây chính là dạng thức truyền thụ tri thức nguyên sơ nhất và không mang tính hệ thống. Ban đầu, trẻ em học từ chính những người lớn quanh chúng: ông bà, bố mẹ, anh em, họ hàng, hàng xóm…; tự học quan quan sát; và học qua những đứa trẻ khác. Sự nghiên cứu về não trạng học của trẻ trong môi trường không có tính hệ thống này đến nay vẫn còn sơ sài. Những nghiên cứu về não trạng học không chỉ của trẻ em mà còn của người trưởng thành được ghi nhận trong các lĩnh vực tâm lý học nhận thức và khoa học não bộ với phương pháp khảo sát chủ yếu vẫn là:

  • Theo dõi hành vi của đối tượng hoặc nhóm đối tượng hạn chế
  • Phân tích các phản ứng để đưa ra kết luận

Từ những kết quả nghiên cứu này, mà từ đó phương pháp dạy và học được hình thành tại các trường học. 

Jean Piaget (1896 – 1980)

Jean Piaget nghiên cứu về cách trẻ tiếp thu và diễn giải kiến thức và hình thành lý luận của riêng mình. Ông đặt ra hoài nghi rằng không biết trẻ có giả vờ tin vào suy nghĩ của mình hay không. Qua nghiên cứu của ông thì ta thấy thế giới tâm trí của trẻ rất phức tạp mà các nghiên cứu lâm sàng không thể trả kết quả chính xác. Thay vì đó, ông thực hiện nghiên cứu ở trong môi trường kết nối thực với đời sống và tránh xa lối phỏng vấn để tìm câu trả lời vô nghĩa. Hiện nay tâm lý học của Piaget được ứng dụng trong giáo dục học, trí tuệ nhân tạo và Tâm lý học phát triển. Những nghiên cứu của Piaget đặc biệt có ảnh hưởng tới nền giáo dục Mỹ. 

Sự ứng dụng Piaget trong giáo dục nằm ở cốt lõi của quan niệm “giáo dục lấy học sinh làm trung tâm”, tức đề cao và gợi mở sự tiếp nhận tự nhiên ở trẻ em. Lý thuyết của Piaget cho phép giáo viên xem học sinh như những người học cá nhân bổ sung các khái niệm mới vào kiến thức sẵn có để xây dựng hoặc tự xây dựng sự hiểu biết cho chính mình. 

Sách của Jean Piaget đã được dịch và xuất bản bởi Nhóm Tâm lý học cánh buồm và Nhà xuất bản Tri Thức.

Những nghiên cứu của Piaget cho biết trẻ em ghi nhận kiến thức qua 2 kiểu: Sự phân cấp và Sự đảo ngược.

  • Sự phân cấp: Cho phép trẻ tập trung vào những thành phần của một nhiệm vụ ở các thời điểm nhất định khác nhau.
  • Sự đảo ngược: Học một cách không trình tự và không logic. Ví dụ như khi học từ, thay vì trẻ học từ những từ đã biết thì lại lên danh sách những từ chưa biết và tự nghiên cứu.

>> Tìm hiểu về các sách của Jean Piaget đã được xuất bản: Lưu trữ Jean Piaget – Book Hunter Lyceum

John Holt (1923 – 1985)

Trong quá trình đi dạy tại các trường tư thục và dạy những đứa cháu tại nhà, John Holt nhận ra rằng mỗi đứa trẻ có cách tiếp thu kiến thức của riêng mình và tự sửa sai, tự học từ cái sai, trong khi các nghiệp vụ sư phạm mang tính cưỡng ép làm thui chột khả năng ấy ở trẻ. John Holt nhận ra rằng những đứa trẻ tiếp thu tốt nhất từ chính môi trường sống của chúng với những người lớn quanh chúng và bạn bè đồng trang lứa. Từ đó, ông đề xuất việc để trẻ tự học môn mà chúng muốn, theo tốc độ mà chúng cảm thấy thoải mái và theo cách chúng thấy hứng thú, và người lớn chỉ can thiệp trợ giúp khi những đứa trẻ thực sự yêu cầu giúp đỡ. Đồng thời, ông cũng đề cao các hình thức giáo dục khác ngoài trường học, đặc biệt là trong những lĩnh vực đòi hỏi tay nghề chuyên biệt, với chủ trương học trong thực tiễn và qua thực tiễn.

> Các bài về John Holt:

Năm 2021, Book Hunter chính thức khởi động Dự án Dịch các tác phẩm giáo dục của John Holt sang tiếng Việt và xuất bản tại Việt Nam, đồng thời cũng áp dụng các phương pháp của John Holt trong cách tổ chức khóa học của mình.

>> Tìm hiểu về các sách của Jean Piaget đã được xuất bản: Lưu trữ John Holt – Book Hunter Lyceum

Việc coi việc học như một thứ bản năng của con người được sự ủng hộ của nhiều triết gia trước đó như Lão Tử, Trang Tử, Jean-Jacques Rousseau (1712 – 1178), Arthur Schopenhauer (1788 – 1860). Tư tưởng giáo dục của họ có thể có nhiều khác biệt về chi tiết nhưng tựu chung đều hướng tới  tạo ra các cơ chế học tập để người học có thể tự học và tự hình thành lý trí cũng như nền tảng đạo đức cá nhân của riêng mình thay vì để xã hội áp đặt theo các khuôn mẫu cứng nhắc.

Book Hunter tổng hợp

Bài tiếp theo: Não trạng Học và các Phương pháp Học (đang thực hiện)

 

Con người cá nhân và con người công dân trong tư tưởng giáo dục của Aristotle và John Holt #1: Mối quan hệ giữa con người và nhà nước trong hoàn cảnh xã hội “ganh đua” 

Con người, trước hết là một động vật, có mong muốn sinh tồn. Mong muốn này một phần lớn đến từ tạo hóa chi phối chúng ta nhưng đồng thời cũng đến từ ý nguyện cá nhân của mỗi người. Mỗi cá nhân được ban cho các giác quan và sự nhận thức để sử dụng khoảng thời gian mà chúng ta có từ lúc sinh ra tới lúc lìa đời. Toàn bộ mong muốn thỏa mãn các ý nguyện của bản thân chúng ta
le-nam

Lê Nam

11/06/2023

Trẻ em đọc sách trong không gian “nhóm cùng suy tư”

Bài viết này để tiếp nối những chia sẻ cũng như những điều “dường như khó nói ra” ở buổi trò chuyện Để trẻ em vui thú với tri thức do Book Hunter tổ chức ở thành phố Hà Tĩnh. Với những kinh nghiệm trong công việc làm giáo dục, tôi đã đề cập với mọi người về “việc đọc cần được tạo môi trường và có sự đồng hành” với một số những việc làm cụ thể mà tôi đã thực hiện để xây

Cuộc Cách mạng giáo dục đến từ mỗi chúng ta

Bạn đang trông chờ một cuộc Cách mạng thay đổi nền giáo dục? Bạn nghĩ rằng cuộc Cách mạng này sẽ đến từ những nhà nghiên cứu giáo dục hay đến từ các phong trào đấu tranh? Cuộc Cách mạng thay đổi nền giáo dục chỉ đến từ chính bạn: Khi bạn nói không với hệ thống giáo dục đang ngày một thối nát… Khi bạn sẵn sàng đương đầu với cuộc sống mà không cần sự thừa nhận của xã hội… Khi bạn dũng

Cuối cùng bạn có thể rời bỏ trường học!

Nhìn chung, hầu hết chúng ta rời trường lúc 18 tuổi, một sự kiện có xu hướng được khắc sâu trong ký ức và bị bủa vây bởi những nghi lễ và cảm xúc trang trọng. Tuy nhiên, khá kì quặc, dù vẻ ngoài như vậy, nhiều người trong số chúng ta trên thực tế không thể rời trường vào thời điểm đó. Sâu bên trong tâm trí, chúng ta có thể vẫn ở đó, hằn dấu vào thời trưởng thành, dẫu không ngồi trong
le-nam

Lê Nam

16/06/2023

Những chỉ dẫn cho gia đình homeschooling

Lời người dịch: Tác giả bài viết là Chris và Ellen Baird; trong đó Christ là giáo sư đại học và theo Công giáo, do đó trong bài có một số quan điểm mang thiên hướng Công giáo, và tôi xin giữ nguyên nội dung đó của tác giả. Một số người đã hỏi về kinh nghiệm của chúng tôi với homeschooling, vì vậy chúng tôi nghĩ rằng chúng tôi nên tập hợp mọi kinh nghiệm của chúng tôi vào một chỗ và chia sẻ với độc
le-nam

Lê Nam

20/05/2023