Home Chuyên đề tháng Tất cả đều diễn ra trong đầu chúng ta: Sử dụng tâm lí học và khoa học não bộ để hiểu hành vi chính trị tốt hơn

Tất cả đều diễn ra trong đầu chúng ta: Sử dụng tâm lí học và khoa học não bộ để hiểu hành vi chính trị tốt hơn

Thanh Thuỷ

14/11/2017

Một nhà khoa học chính trị kiểu mẫu thường không phát triển một kế hoạch có sử dụng dữ liệu từ cục lưu trữ quốc gia, các thống kê thử nghiệm, dữ liệu sức khoẻ cộng đồng, và một nghiên cứu fMRI trong một bài nghiên cứu khoa học duy nhất. Thế nhưng, Marika Landau-Wells lại không phải là một nhà khoa học chính trị kiểu mẫu.
Có nền tảng là giao điểm của “nhận thức và mâu thuẫn,”, Landau-Wells, một nghiên cứu sinh của Chương trình Nghiên cứu An ninh, đã sử dụng tâm lí học và khoa học não bộ để hiểu rõ hành vi chính trị hơn – cụ thể là tại sao chúng ta lại phản ứng với những đe doạ được tiếp nhận theo cách mà chúng ta thường làm. Cách tiếp cận liên ngành của cô đã mở ra một loạt những hành lang thu thập các kiểu dữ liệu khác nhau.
“Hi vọng của tôi đó là lí thuyết và ngôn ngữ cùng với nền tảng mà tôi đang xây dựng sẽ giúp con người hiểu tại sao họ phản đối các chính sách được đưa ra để phản ứng với các mối đe doạ được tiếp nhận,” cô cho biết. Những “mối đe doạ” này có thể bao gồm vũ khí hạt nhân hoặc trục xuất người nhập cư, cô cho hay.
“Một phần lớn của mâu thuẫn – mâu thuẫn ở mức độ đổ máu và đánh nhau, nhưng cũng bao hàm ý nghĩa về hoạch định chính sách – đều đến từ việc không có khả năng tưởng tượng xem tại sao người khác lại nghĩ theo cách khác với bản thân mình,” cô nói. “Tới khi họ hiểu ra thì đã quá muộn và có thể chỉ có thể nói chuyện với nhau bằng súng đạn.”
Landau-Wells mường tượng một sự nghiệp học thuật, lí tưởng cho cơ hội thực hiện các đánh giá can thiệp cho các tổ chức như Ngân hàng Thế giới chuyên giải quyết các vấn đề chính trị bằng quan điểm có sự hỗ trợ bởi khoa học nhận thức.
Con đường từ Đại học Harvard tới làm nghiên cứu sinh tại MIT chứa đựng một loạt những chuyến đi gợi mở tri thức, bao gồm việc phụ trách chiến lược và sát nhập công ty cho Walt Disney Company tại quê hương Los Angeles của cô, và làm tư vấn cho nhiều ngành công nghiệp của Bain and Company tại London.
“Tôi dành nhiều thời gian ở các doanh nghiệp tư nhân và quan sát cách người ta ra quyết định – không phải loại quyết định liên quan tới sự sống và cái chết nhưng chắc chắn là những quyết định rất đắt giá,” cô cho biết. “Có vẻ những phát hiện từ tâm lí học, thường chỉ đơn thuần xuất hiện từ việc khuyến khích sinh viên khám phá hoặc là một sự thành kiến, đã đi một đoạn đường dài để tới được những quyết định mà tôi nhận thấy. Những quyết định mang tính lí trí và các mô hình kinh tế đơn thuần không quá rắc rối như vậy.”
Trong quảng thời gian làm việc cho Disney và Bain, Landau-Wells đã hoàn thành được bằng thạc sĩ về chính trị toàn cầu tại trường London School of Economics. “Tôi rất quan tâm tới nội chiến,” cô cho biết, “và phân tích các tranh luận lí tính thuần tuý. Tôi đã không tìm thấy các tranh luận đó có sức thuyết phục trong các bối cảnh phù hợp của chúng – trong kinh doanh chẳng hạn – và tôi thấy chúng còn thậm chí ít thuyết phục hơn khi được áp dụng trong các bối cảnh chiến tranh, những hoàn cảnh mà chúng ta có thể cảm thấy khá rõ ràng rằng có rất nhiều thứ để mất hơn là tiền bạc. Con người sẵn sang chết vì nhiều thứ. Giới hạn chiến tranh ào một nền tảng lựa chọn lí tính thuần tuý đã đơn giản hoá vấn đề đi quá nhiều.”
Cô quyết định tự đào tạo bản thân trong khía cạnh nhận thức của mọi thứ. “Tôi đã đọc khá nhiều sách về tâm lí học và khoa học não bộ để biết những tri thức quan trọng mà các chuyên ngành này nắm giữ mà có thể giúp tôi hiểu được các vấn đề về khoa học chính trị mà tôi đang quan tâm lúc bây giờ, và tìm được những người sẵn sàng làm việc cùng tôi.” Kể từ khi tới MIT, cô đã trở thành một thành viên của Sáng kiến Khoa học Não bộ và Mâu thuẫn Xã hội, một sự hợp tác với Beyond Conflict, một tổ chức phi chính phủ có trụ sở tại Boston chuyên tập trung tìm kiếm những chiến lược sáng tạo để xử lí mâu thuẫn và hoà giải.
Trong luận văn của mình, cô tập trung vào cách con người tiếp nhận nguy hiểm – những nguy hiểm được tạo ra bởi những cá thể khác hoặc những tư tưởng khác – Landau-Wells tiếp tục xem xét các hành vi chính trị qua lăng kính của khoa học não bộ và tâm lí học. “Chúng ta cần hiểu tại sao chúng ta thấy những phản ứng đối với các mối đe doạ được tiếp nhận như cách chúng ta thường làm,” cô nói. “Tôi nghĩ rằng logic giữa đe doạ và phản ứng ảnh hưởng nhiều tới các hành vi chính trị. Ví dụ ưa thích nhất của tôi là rất nhiều người cho rằng một bức tường ở biên giới sẽ là một ý tưởng tốt cho nước Mỹ. Tôi tin rằng đó là một thứ có thể được giải thích, và không chỉ bằng cách dựa vào những giải thích đơn giản rằng những người đồng ý với cách làm này thì không thông minh bằng những người không đồng ý.”
Cô ấy muốn mang nghiên cứu của mình tới châu Âu, nơi nhập cư đang là vấn đề gay gắt. “Tôi hi vọng rằng bằng cách giải thích tốt hơn về cội nguồn của các vấn đề này,” cô ấy cho biết, “chúng ta có thể thực sự thúc đẩy những tranh luận về các vấn đề kiểu này.”
Một hi vọng khác nữa đó là đề tài của cô sẽ làm nổi bật lý do việc xem xét một số nhóm nhất định như là “nhóm nhiễm độc xã hội” sẽ mang tới nhiều vấn đề, và cách thức chúng ta có thể ngăn chặn điều này. “Loài người luôn có thứ tự, cấp bậc; điều đó sẽ không bao giờ biến mất,” Landau-Wells cho biết. “Nhưng cách chúng ta đối xử với những người mà chúng ta xem là cặn bã của xã hội thì chỉ là một thoả thuận mang tính xã hội mà thôi. Nói về những người này bằng những từ ngữ như “bọn sâu hại”, hay “vô lại” chỉ ngầm biện minh cho các chính sách phân biệt đối xử tàn bạo. Nếu chúng ta có thể có ý thức hơn về cách chúng ta sử dụng các phương pháp khám phá ra các thành phần gây độc hại, thì có thể chúng ta có thể thực sự tránh được các hậu quả tiêu cực.”  
“Tư tưởng lạc quan thận trọng” của Landau-Wells tới từ sự kháng cự việc chấp nhận mọi thứ vốn như vậy – và từ một sự đổi hướng tâm trí đầy sáng tạo của cô. Gần đây Landau đã đăng ký hai học kỳ “viết sáng tạo” tại MIT, và truyện ngắn của cô “Remote Opreations” đã giành được một giải thưởng từ Atlantic Council năm ngoái. Ý niệm “xây dựng thế giới” là trung tâm của tác phẩm giả tưởng này của cô – tạo dựng một thế giới tưởng tượng, có quy luật địa lý, vật lý và lịch sử riêng biệt – cộng hưởng với chính cô: Đó là một cách tốt để nghĩ về cái gì thực sự là cố định, và cái gì là một sự giả định khi xét trên khía cạnh hành vi chính trị. Cô sử dụng “xây dựng thế giới” trong việc dạy học, đặc biệt là trong môn chính sách công.
“Sinh viên tới lớp của tôi và suy nghĩ quá nhiều về cách thức thế giới học như trọng lực,” cô cho biết. “Tôi cho họ thấy thế giới chỉ vận hành như thế rất ít, chỉ một chút thôi, và tôi cho họ thấy họ có thể tác động tới thế giới nhiều như thế nào. Không phải là tôi kéo họ ra ngoài những lý tưởng của họ. Tôi chỉ cho họ thấy thế giới không hoạt động một cách lý tưởng và tự động, mà có rất nhiều không gian dành cho sự tham gia của mỗi người.”
Sarah C. BaldwinMIT
Dịch: Thanh Thuỷ – Học viên workshop “Các nguyên tắc dịch căn bản Anh – Việt và Việt – Anh”
Bài gốchttps://neurosciencenews.com/political-behavior-psychology-neuroscience-3718/

Những cuốn sách cho bạn thấy bản chất của chính trị

Bề mặt xã hội có nhiều thay đổi trong hàng ngàn năm lịch sử, thế nhưng những thay đổi này chỉ là các biểu hiện bên ngoài. Bản chất của con người không có quá nhiều thay đổi, bởi thế bản chất của nền chính trị (ngành quản trị xã hội con người) cũng không có nhiều thay đổi. Mặc dù rất nhiều lý tưởng chính trị được đề xuất, rất nhiều cuộc cách mạng được diễn ra, rất nhiều thay đổi về đời sống

Niềm tin chính trị có tính bảo thủ – nghiên cứu não bộ đã chỉ ra

Tóm tắt: Một nghiên cứu mới đã chỉ ra rằng chúng ta càng được cung cấp bằng chứng trái ngược, chúng ta càng cứng đầu về niềm tin chính trị của mình Nguồn: Đại học Nam California (USC)  Một nghiên cứu được tiến hành bởi USC đã xác nhận một điều ngày càng trở nên đúng hơn trong nền chính trị Hoa Kì: Người dân càng ngày càng cố chấp với niềm tin chính trị của họ nếu họ được cung cấp các luận điểm trái chiều.

Chat với AI (3): “Nhân chi sơ tính bản ác” và Leviathan của Thomas Hobbes

Tiếp theo chuỗi Chat với AI, Book Hunter thực hiện một cuộc hỏi đáp kỳ thú về thế giới quan của Thomas Hobbes nhân dịp ra mắt tác phẩm triết học kinh điển của ông: Leviathan. Mặc dù ChatGPT không thể thay thế được việc tự đọc và nghiên cứu kỹ các tác phẩm của Thomas Hobbes, nhưng độc giả có thể nắm được một số ý tưởng chính và vai trò của ông thông qua hỏi đáp với ChatGPT. Book Hunter: Bạn có biết

Book Hunter

02/09/2023

Định kiến xã hội đã giới hạn chúng ta!

BookHunter: Đây là bản tham luận của Nguyễn Hồng Tâm trong buổi Seminar “Thế Giới Mà Xã Hội Tạo ra: Góc Nhìn của Xã Hội Học về Thực Tại và Con Người” do BookHunter thực hiện tại NXB Tri Thức, 53 Nguyễn Du. Bài viết dựa trên ba cuốn sách: Lời mời đến với Xã hội học, Sự kiến tạo Xã hội về Thực tại, và Đám đông cô đơn. Chúng tôi xin đăng lại toàn bộ bài tham luận để bạn đọc có thể

Những cuốn sách kinh điển về tâm lý chính trị

Tâm lý học chính trị có thể nói là một môn khoa học khá mới mẻ, ít được các nhà tư tưởng thời cổ đại của phương Tây chú ý. Tuy nhiên, kể từ sau cách mạng công nghiệp, đặc biệt là sau cuộc cách mạng Pháp với những hệ quả nặng nề mang tính chính trị và tâm lý, các nhà tư tưởng phương Tây đã bắt đầu thực sự tìm hiểu một cách nghiêm túc về lĩnh vực này. Hiện nay, tâm lý
le-nam

Lê Nam

01/10/2017