Home Đọc Làm sao để đọc ít sách hơn?

Làm sao để đọc ít sách hơn?

Thế giới hiện đại đánh đồng một cách chắc nịch người thông minh với người đọc nhiều. Đọc sách, rất nhiều sách, là xác nhận của sự xuất chúng cũng như là cánh cổng tối cao tới uy danh và sự hiểu biết. Thật khó để hình dung ai đó có được những hiểu biết sâu sắc mà không phải chăm chỉ cày qua số lượng lớn những cuốn sách tên tuổi mỗi năm. Rõ ràng là chẳng có giới hạn nào cho việc chúng ta nên đọc bao nhiêu. Chúng ta có lẽ – một cách logic và lý tưởng hóa – đang đọc mọi lúc và trở nên thông minh hơn mỗi khoảnh khắc chúng ta làm việc này. Số lượng sách chúng ta đã lên lịch để đọc cho tới ngày chúng ta chết đi sẽ nói với chúng ta khá nhiều tất cả những gì chúng ta cần biết về sự phức hợp và trưởng thành của tâm trí mình. 

Cái gọi là triết lý tối đa hóa việc đọc sách có uy tín về mặt văn hóa to lớn. Điều đó lại được bảo trợ bởi ngành công nghiệp báo chí và xuất bản khổng lồ liên tục trình làng những tựa sách mới trước mắt chúng ta – và hàm ý rằng chúng ta sẽ nhanh chóng bị bỏ lại phía sau và bị quy kết vào lối tư duy hạn hẹp và tư tưởng địa phương nếu như chúng ta không gấp rút mà đọc bốn cuốn sách thắng giải lớn của năm cũng như bảy tựa sách hấp dẫn đã nhận được đánh giá nhiệt tình trong các phụ bản Chủ Nhật kể từ tháng Ba. Thế là, giá sách của chúng ta bị quá tải và chúng ta mang cảm giác tội lỗi nặng nề về việc đã bị tụt lại phía xa như thế nào. 

Tuy nhiên trước cái áp lực phải ngốn hết một lượng lớn những tiêu đề sách chưa từng thấy như thế này, chúng ta có chăng dừng lại để suy ngẫm một khía cạnh thú vị của thế giới cận hiện đại: nơi chưa bao giờ đặt con người dưới bất kỳ áp lực phải đọc rất nhiều nào hết. Đọc giữ một vai trò cực kỳ quan trọng, nhưng số lượng sách mới người ta đọc là hoàn toàn ngẫu nhiên. Về cơ bản đây không phải là vấn đề về kinh tế. Đương nhiên sách rất đắt đỏ, nhưng nó không thực sự là vấn đề. Vấn đề là để đọc một vài cuốn thật xịn sò, không lãng phí sự chú ý của người ta một cách lộn xộn vào số lượng lớn. Thế giới tiền hiện đại hướng chúng ta tới việc đọc ít thôi bởi vì nó bị ám ảnh bởi một câu hỏi mà người hiện đại muốn né tránh: đọc sách để làm gì? Và nó có câu trả lời. Hãy lấy một ví dụ điển hình, những người theo đạo Thiên Chúa và Hồi giáo xác định giá trị của việc đọc sách trong một mục đích hết sức cụ thể và hẹp: đạt tới sự thánh thiện. Đọc để cố gắng đạt được tâm trí của thượng đế. Mỗi trường hợp nó mang ý nghĩa là một cuốn sách, và chỉ một cuốn sách thôi – là Kinh thánh hoặc là Kinh Koran – nó giữ một vị trí vô cùng quan trọng và không thể so sánh, hơn bất kỳ cuốn sách nào. Để đọc cuốn sách này, đọc đi đọc lại và với sự chú tâm trọn vẹn, chỉ khoảng 5 trang gì đó mỗi ngày, được coi là quan trọng hơn nhiều so với việc lao vào và ngốn cả một cái thư viện mỗi tuần; thực tế đọc rộng sẽ bị nghi ngờ, bởi vì hầu hết những cuốn sách khác – ở mức độ nào đó – sẽ phải chứng minh sự hiểu sai lệch và gây xao nhãng. 

Tương tự như vậy, trong thế giới Hy Lạp cổ đại, người ta tập trung vào sự hiểu biết sâu sắc của chỉ hai cuốn sách: Odyssey và Iliad của Homer bởi vì những cuốn sách này được xem là kho lưu trữ hoàn hảo cho những quy tắc danh dự của Hy Lạp và là chỉ dẫn tốt nhất cho những hành động trong quân sự và các vấn đề dân sự. Lâu sau đó, vào thế kỷ 18 ở Anh, lý tưởng của việc đọc sách là tập trung vào tác phẩm Aeneid của Virgil. Để biết chỉ mỗi bài thơ dài này, gần như thuộc lòng, là tất cả những gì một quý ông được yêu cầu trau dồi bồi dưỡng để vượt qua. Đọc nhiều hơn được xem là thiếu trọng tâm – và cũng có thể bị coi là không lành mạnh một chút. Chúng ta có thể nhận ra thái độ tối giản trong việc đọc sách trong những mô tả bằng hình ảnh thuở sơ khai của một trong những người hùng của nền học thuật Kito giáo, St Jerome – người có lẽ là trí tuệ tối cao của Kito giáo, người đã dịch các phần tiếng Hi Lạp và Hebrew của Kinh thánh sang tiếng Latinh, viết một số lượng lớn những diễn giải cho văn tự này và hiện tại là thánh bảo hộ cho các thư viện và những thủ thư. Nhưng bất chấp tất cả những nỗ lực học thuật của ông, khi đề cập đến việc cho thấy St Jerome nghiên cứu ở đâu và như thế nào, một chi tiết nổi bật: gần như không có quyển sách nào trong nghiên cứu nổi tiếng của ông. Kinh ngạc thay, một trí tuệ sâu sắc và thông minh nhất của Hội thánh thuở sơ khai dường như lại đọc ít hơn số lượng đọc trung bìnhcủa một đứa trẻ tám tuổi hiện nay. Theo mô tả bởi Antonello da Messina, St Jerome dường như là chủ sở hữu đáng tự hào của khoảng 10 cuốn sách tất thảy!

Thế giới hiện đại đã đi chệch hẳn với cách tiếp cận tối giản của thế giới tiền hiện đại trong việc đọc sách. Chúng ta đã đón nhận một mantra khai sáng theo một hướng rất khác, nhấn mạnh rằng không nên có giới hạn nào cho việc chúng ta đọc bao nhiêu bởi vì, trong câu trả lời cho câu hỏi tại sao chúng ta đọc, chỉ có một lời phản hồi đủ bao trùm và tham vọng: chúng ta đọc để biết mọi thứ. Chúng ta không đọc để hiểu về Thượng đế hoặc để tuân theo những chuẩn mực đức hạnh công dân hay để đằm tâm trí của chúng ta lại. Chúng ta đang đọc để hiểu toàn bộ sự tồn tại của con người, biết trọn vẹn tất cả các hành tinh và toàn thể lịch sử vũ trụ. Chúng ta là những tín đồ mang ý thức tập thể của ý tưởng về kiến thức tổng hợp; càng nhiều sách chúng ta xuất bản và tiêu hóa, thì càng gần hơn với việc chúng ta đang nắm bắt mọi thứ.

Quy mô tuyệt đối của tham vọng này giúp giải thích tại sao những mô tả về các thư viện trong thời kỳ khai sáng lại trưng ra những lâu đài rộng lớn và vô tận để học hỏi và ẩn ý rằng nếu tiền không phải là vấn đề, chúng sẽ được xây dựng vòng quanh Trái Đất. 

Chúng ta có thể chẳng ý thức là chúng ta đã mắc nợ bao nhiêu cho ý tưởng khai sáng về việc đọc, nhưng di sản chủ nghĩa tối đa của nó là món quà đối với ngành xuất bản, theo cái cách mà sách được trưng bày ở những nơi công cộng của trường học và trong cửa hàng – và trong sự phản ứng tội lỗi của chúng ta đối với áp lực đọc nhiều hơn.

Chúng ta cũng có thể mạnh dạn quan sát ở một góc khác: cách tiếp cận kiệt sức này đối với việc đọc không làm chúng ta thực sự hạnh phúc. Chúng ta đang chết chìm trong sách, chúng ta chẳng có thời gian để mà đọc lại một cuốn và chúng ta dường như bị gắn chặt với một cái cảm giác liên tục là đang đọc ít hơn so với bạn bè đồng nghiệp và những gì mà truyền thông coi trọng. 

Để làm cuộc sống của chúng ta đơn giản và dễ dàng hơn, chúng ta có lẽ mạnh dạn hỏi một câu hỏi rất cũ: chúng ta đọc để làm gì? Và lúc này, hơn là câu trả lời “để biết tất cả mọi thứ”, chúng ta có thể gói ghém lại một mục tiêu giới hạn, tập trung và hữu ích hơn. Chúng ta có thể – ví dụ – quyết định rằng trong khi cả xã hội này đang kiếm tìm thứ kiến thức tổng hợp, thì tất cả những gì mà chúng ta thực sự cần và có thể làm là thu thập những kiến thức sẽ có ích đối với chúng ta khi chúng ta dẫn dắt cuộc đời của chính mình. Chúng ta có thể quyết định một câu mantra mới để hướng dẫn việc đọc của chúng ta từ nay về sau: chúng ta muốn đọc sách để học cách hài lòng. Không ít hơn – và cũng chẳng nhiều hơn. 

Với mantra mới này, tham vọng có chủ đích hơn nhiều trong tâm trí, những áp lực phải đọc liên tục, nhiều và ngẫu nhiên bắt đầu mờ dần đi. Chúng ta bỗng nhiên có lựa chọn tương tự đã từng mở ra với St Jerome; chúng ta có thể chỉ có 1 tá ~ 12 cuốn sách ở trên giá – nhưng lại không cảm thấy thiếu thốn hay nghèo nàn về trí tuệ. Một khi chúng ta biết rằng chúng ta đang độc để hài lòng, chúng ta sẽ không cần phải chạy theo những cuốn sách được xuất bản mùa này. Chúng ta có thể tập trung vào những cuốn sách mà giải thích tốt nhất những gì chúng ta xem là những yếu tố cấu thành nên sự mãn nguyện. Nào hãy lấy ví dụ, chúng ta sẽ cần một vài cuốn sách chính giải thích vấn đề tinh thần của chính mình cho chúng ta, dạy chúng ta về cách gia đình vận hành như thế nào và chúng ta có thể phối hơp với nhau tốt hơn như thế nào, điều dẫn dắt chúng ta cách để chúng ta có thể tìm kiếm một công việc mà chúng ta yêu thích và làm thế nào để có thể phát triển sự dũng cảm để phát triển những cơ hội của mình. Chúng ta sẽ cần một vài cuốn sách nói về tình bạn và tình yêu, tình dục và sức khỏe. Chúng ta sẽ muốn những cuốn sách về cách đi du lịch, cảm kích như thế nào, làm sao để biết ơn và tha thứ. Chúng ta sẽ tìm kiếm những cuốn sách giúp chúng ta trở nên điềm tĩnh, chống lại sự tuyệt vọng và giảm bớt nỗi thất vọng của chúng ta. Cuối cùng, chúng ta sẽ tìm kiếm những cuốn sách nhẹ nhàng chỉ dẫn cho chúng ta làm thế nào để tối thiểu sự hối hận và học cách chết đi nhẹ nhàng. 

Với những mục tiêu như vậy trong tâm trí, chúng ta sẽ không cần một cái thư viện không biên giới, chúng ta sẽ không phải điên cuồng bắt kịp với lịch trình xuất bản. Chúng ta càng hiểu nhiều hơn ý nghĩa việc đọc đối với mình, chúng ta càng tận hưởng được nhiều hơn những mối quan hệ gần gũi với chỉ một vài giờ làm việc. Thư viện của chúng ta có thể đơn giản. Thay vì luôn nghiền ngẫm những tài liệu mới, việc đọc lại có thể rất quan trọng, nhắc lại những gì chúng ta đã biết những có xu hướng rất dễ quên. Người đọc tốt thực sự không phải người đã đọc một số lượng sách khổng lồ, mà là người đã để cho bản thân được định hình – định hình sâu sắc về năng lực sống tốt và chết đẹp của họ – bằng số ít những cuốn sách được lựa chọn cẩn thận.

Alain de Botton

Susan dịch

Nguồn: The School of Life

Khi văn hóa đọc thiếu nền tảng học thuật và pháp luật

Có lẽ chưa bao giờ văn hóa đọc lại nở rộ như ngày nay, đặc biệt là sự hỗ trợ từ chính quyền và các kênh báo đài chính thống. Không khí tấp nập nhộn nhịp trong các hội trợ sách, các hội thảo sách, các cuộc chạy đường trường cổ vũ phong trào đọc dường như làm sống dậy cái không khí Đông Kinh nghĩa thục: “Buổi diễn thuyết người đông như hội/Kỳ bình văn khách đến như mưa”. Chứng kiến cảnh “trăm hoa

Lì xì sách thay tiền, một xu hướng mới đã và đang hình thành

Năm 2022 đã đến, đánh dấu năm thứ ba kể từ khi Book Hunter bắt đầu nảy sinh ý định kêu gọi cộng đồng thay đổi thói quen mừng tuổi, từ lì xì tiền sang lì xì sách. Lúc đó, trên cộng đồng mạng đã rất nhiều người đã và đang thực hiện truyền thống mới này từ lâu rồi. Đó thực sự là một điều đáng để vui mừng. Ở đâu đó, vẫn có những người mạnh dạn, dám thay đổi thói quen. Xã

Book Hunter

23/01/2019

Chuyển dịch văn hóa đọc – Tất yếu của lịch sử

Đây vẫn là câu chuyện hỗn loạn văn hóa đọc ở Việt Nam, nhưng tôi xin phép được thử đưa ra một góc nhìn khác để làm lý giải xem những thiếu sót của chúng ta nằm ở đâu. Và tôi xin bắt đầu câu chuyện từ một quá khứ xa xôi: thời kỳ sơ khởi của sách để đến chúng ta có thể nhìn thấy tiến trình dịch chuyển của các loại tư duy. Thay đổi cách đọc, thay đổi tư duy Văn hóa Việt

LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN CỦA SÁCH

Sách là gì? Ban đầu sách chỉ được coi là một thiết bị/công cụ để lưu trữ thông tin. Rất lâu sau đó, sách mới được coi là công cụ để truyền tải và thể hiện ý tưởng của loài người. Yếu tố đầu tiên cần quan tâm về lịch sử của sách đó chính là động lực nào đã dẫn đến sự ra đời và phát triển của sách? Một quy luật chung được tìm thấy cho những cột mốc phát minh trong lịch

Đọc sách nghiên cứu, hiểu và không hiểu

Trong một thị trường sách thiếu vắng tính học thuật và pháp lý, xuất bản lẫn lộn giữa các sách nghiên cứu, sách giới thiệu kiến thức, thậm chí là sách chém gió về kiến thức, người đọc muốn tìm tòi tri thức không khỏi hoang mang. Nhiều bạn trẻ bỏ ra không ít tiền để mua những cuốn sách "nặng đô" về hàm lượng tri thức để chứng minh với bản thân mình rằng mình có thể hiểu được cuốn sách. Nếu hiểu được