Home Đọc Bước vào thư viện hay kết nối với tri thức?

Bước vào thư viện hay kết nối với tri thức?

Từ xa xưa, đối với mỗi người đọc sách, thư viện là thánh đường, nơi ấy mỗi khi họ bước vào đều cảm nhận sâu sắc phúc phận được tiếp cân với tri thức của bản thân. Thư viện thuở ấy là nơi không dễ để bước vào, bởi để bước chân vào thư viện, một người cần phải là một học giả được công nhận, hoặc là môn đệ của một trường phái được chấp thuận, hoặc thuộc tầng lớp tu sĩ và quý tộc… Thời đại đổi thay, dần dần, chúng ta không còn cảm giác linh thiêng, tự hào khi được bước chân vào thư viện nữa.

Bước vào thư viện không phải để tìm tri thức

Một buổi sáng ngày thường trong Thư viện quốc gia Hà Nội, ta có thể thấy nhiều người không phân biệt già trẻ, trai gái ngồi kín chỗ tại thư viện. Nhiều người trong số ấy chọn cho mình các cuốn sách trên kệ, và một số thì chỉ đơn giản là mở máy tính và làm công việc riêng. Thư viện với không gian rộng rãi, yên tĩnh, không chỉ là nơi mượn sách nữa, mà đã trở thành một không gian công cộng phục vụ nhu cầu học tập và làm việc cá nhân với chi phí rẻ. Tương tự như vậy, khi các quán cà phê thư viện mọc lên, thì hoạt động đọc sách tại thư viện chung không phải là thiết yếu, mà các vị khách có nhu cầu tìm một góc yên tĩnh cho mình. Thư viện đối với người hiện đại trở thành một góc yên tĩnh, trốn khỏi không khí xô bồ và ồn ào.

Nhưng thói quen này có khiến chúng ta ngày càng xa rời với ý nghĩa ban đầu của thư viện hay không? Có lẽ, chúng ta có cơ hội tiếp cận với một khối lượng khổng lồ những tri thức, nhưng lại mất dần đi sự kết nối với tri thức ấy. Áp lực cuộc sống, sự phân mảnh trong tư duy, sự lười biếng thiếu động lực…tất cả những điều này đang ảnh hưởng đến thói quen bước vào thư viện của chúng ta, nhưng không chỉ có vậy, có lẽ thư viện quá khó để kết nối, ngay cả khi đã bước chân vào.

Trong thư viện công, vẫn chiếc máy tính cũ kỹ là công cụ giúp người đọc tra danh mục sách (ở một số nơi hẻo lánh, có lẽ còn không có). Và càng bất khả thi để tiếp cận các tư liệu đã được số hóa nhưng có lẽ sẽ còn lâu nữa mới được công bố vì những hạn chế về kỹ thuật và sự không rõ ràng của pháp lý liên quan đến bản quyền. Cùng lúc ấy, chỉ một dòng gõ ngắn hay một đường vuốt nhẹ trên màn hình điện thoại để một người có thể đọc một mẩu tin hay xem một đoạn video giải trí trên Internet. Tới đây, ta buộc phải suy nghĩ nghiêm túc về vấn đề liệu có thực tri thức quá khó để xã hội tiếp cận hay đơn giản vì tri thức mà cụ thể ở đây là những cuốn sách đang “chạy chậm” trong cuộc đua đến với bạn đọc trên phương tiện số.

Sự yêu thích cảm giác mân mê trang sách giấy không nên là cái cớ để là chậm lại quá trình số hóa sách và tư liệu. Hoạt động số hóa sách và tư liệu về bản chất là để tiết kiệm chi phí lưu trữ, khắc phục hư hỏng… đồng thời để tăng cơ hội tiếp cận của đại đa số xã hội. Và một khi sách và tư liệu điện tử được các thư viện công bố rộng rãi, thì có lẽ sẽ tồn tại một nghịch lý: bước vào thư viện không có nghĩa là kết nối với tri thức. Bởi vì, người bước vào thư viện có thể không vì mục đích kết nối với tri thức và người tìm kiếm tri thức không nhất thiết phải bước vào thư viện.

Phòng đọc sách tích hợp kho sách giấy và sách điện tử tại Viện Bảo Tàng Anh Quốc

Kết nối với tri thức, cần nhiều hơn những cú nhấp chuột

Với những độc giả Việt có khả năng đọc tiếng Anh, không khó để tiếp cận tri thức. Có rất nhiều phương án để kết nối với các thư viện trực tuyến phục vụ cộng đồng: Thư viện số của MIT, Dự án Gutenberg, Google Books, Thư viện số Internet Archieve… Những thư viện số này đều được phân loại theo danh mục rõ ràng, dễ tìm kiếm, thao tác đơn giản… Các thư viện công cộng trực tuyến này đã mở ra một thế giới tri thức mới mẻ cho rất nhiều độc giả trẻ trên khắp toàn cầu, trong đó có các độc giả Việt Nam. Đọc và tra cứu sách tiếng Anh thay vì sách tiếng Việt đã trở thành thói quen không thể thiếu đối với nhiều độc giả trẻ có trình độ học vấn cao, thông thạo tiếng Anh vốn đang ngày càng gia tăng. Dần dần, sẽ dẫn đến một tình trạng: độc giả trẻ yêu thích sử dụng tiếng Anh hơn tiếng Việt và mất dần đi sự thân thuộc với ngôn ngữ Việt. Mặc dù thị trường sách Việt Nam sôi động với rất nhiều đầu sách chất lượng mới được xuất bản bằng nhưng hạn chế trong tốc độ và khả năng tiếp cận vẫn là cản trở trong cuộc đua ngôn ngữ và văn hóa, đặc biệt khi những cuốn sách ấy chỉ được phân phối về các thư viện công hay các thư viện chuyên ngành.

Lượng thư viện số hóa tiếng Việt hoạt động tích cực trên Internet hiện nay chỉ đếm trên đầu ngón tay và chủ yếu là các thư viện chuyên ngành. Nổi tiếng nhất có lẽ là Thi Viện – thư viện các tác phẩm thơ và Thư Viện Pháp Luật – thư viện về các văn bản pháp luật tại Việt Nam. Hai thư viện số này đều được xây dựng dựa trên cấu trúc phân loại chi tiết và tối ưu công cụ tìm kiếm – mô hình quản lý rất ít thấy tại các thư viện số tiếng Việt hiện nay vốn chỉ manh mún, phát triển chưa toàn diện, thậm chí không được đảm bảo về pháp lý. Hai thư viện chuyên ngành này đã tạo ra một kho dữ liệu khổng lồ mà bất cứ độc giả trực tuyến nào chỉ cần quan tâm đến đều có thể tiếp cân, không giới hạn và không đòi hỏi các yêu cầu phức tạp như bằng cấp hay giấy giới thiệu từ cơ quan chủ quản.

Đọc thêm về vấn đề bất bình đẳng trong tiếp cận tri thức gây ảnh hưởng đến tự do học thuật:

https://bookhunter.vn/tu-va-binh-dang-trong-tiep-can-tri-thuc-van-de-chu-chot-de-cai-thien-nen-hoc-thuat/

Từ những mô hình thư viện trực tuyến thành công trên thế giới và tại Việt Nam và sự hạn chế của các không gian thư viện, một loạt các câu hỏi liên quan đến triết lý xây dựng thư viện được đặt ra: Nhiệm vụ thực sự của thư viện là gì, tiếp cân tri thức hay không gian tri thức? Thư viện bất kể là thư viện công hay thư viện chuyên ngành liệu có nên là một địa chỉ dễ tiếp cân với tất cả mọi người hay không? Và thư viện cho mọi người dân có nằm trong thứ tự ưu tiên hàng đầu so với các hoạt động văn hóa giáo dục khác?… Trả lời những câu hỏi này sẽ quyết định đến tốc độ triển khai việc số hóa toàn bộ hệ thống thư viện sách tiếng Việt hiện nay.

Những băn khoăn về sự phức tạp về vấn đề luật bản quyền hay những khó khăn về kỹ thuật chỉ là bề nổi của sự chậm trễ trong tiến trình số hóa hệ thống thư viện hiện nay. Thúc đẩy khả năng và tốc độ tiếp cận tri thức của người dân chưa bao giờ nằm ở vị trí ưu tiên trong cách chính sách phát triển văn hóa giáo dục. Đây là hậu quả của quá trình chuyển đổi nhanh chóng từ xã hội công nghiệp sang xã hội thông tin mà không ý thức được tầm quan trọng của tri thức. Vậy là chúng ta có một xã hội mà thị trường sách dễ dàng mua bán trực tuyến nhưng lại không có thư viện trực tuyến, báo chí điện tử thì mọc lên như nấm sau mưa mà tư liệu và sách điện tử thì khan hiếm, số lượng giáo sư tiến sĩ tăng chóng mặt trong khi thiếu đi những người dân có dân trí cao với nền tảng vững chắc có thể liên kết văn hóa Việt Nam với tri thức thế giới…

Các học giả tại Thư viện Abbasid, được vẽ vào năm 1273 bởi họa sĩ Yahyá al-Wasiti. 

Không gian để giao lưu, tri thức để chia sẻ

Không phải vô cớ khi các nền văn minh lớn trên thế giới thời xa xưa như Sumer, Hy Lạp cổ đại, La Mã cổ đại, Hồi giáo, Trung Quốc, Châu Âu thời Trung cổ… lại đầu tư khoản chi phí khổng lồ để xây dựng những thư viện công lưu trữ các trước tác vĩ đại và các văn thư quan trọng. Thư viện, với ý nghĩa xa xưa nhất, vẫn luôn luôn là nơi cất giữ, bảo quản tư liệu và sách, cũng như tạo cơ hội tiếp cân cho những độc giả muốn truy cầu tri thức, từ đó hình thành nên nền tảng vững chắc, góp phần cùng giáo dục để tạo ra những công dân thông minh và giỏi giang. Tính đến năm 2016, trên 90% thư viện công cộng có hệ thống sách điện tử và trên 25% trong số đó được sử dụng trên máy đọc sách điện tử hoặc máy tính bảng. Đáng tiếc rằng Việt Nam không nằm trong danh sách đại đa số ấy mà vẫn nằm trong thiểu số thiếu thốn thư viện điện tử.

Một tương lai mới cho nền tảng thư viện cần sớm được hiện thực hóa theo đúng xu hướng của thế giới: Một mặt, tri thức cần được chia sẻ rộng rãi hơn qua Internet thông qua hệ thống các thư viện trực tuyến – nơi không bị hủy hoại bởi thiên tai, không bị giới hạn bởi khoảng cách địa lý hay bị cản trở bởi dịch bệnh. Một mặt, không gian thư viện sẽ không chỉ là một không gian “đi trốn” của những người cần một địa điểm yên tĩnh, mà sẽ trở thành nơi giao lưu và học hỏi tri thức một cách năng động – bầu không khí mà có lẽ đã rất lâu rồi nhân loại không được chứng kiến kể từ thời Hy Lạp cổ đại và Ngôi nhà Tri Thức của Hồi giáo đến nay.

Hà Thủy Nguyên

Bài đăng trên tạp chí An ninh thế giới giữa và cuối tháng, số Tết 2021

“Bộ não khi đọc” trong thời đại kĩ thuật số: Khoa học của giấy và màn hình

Những máy đọc sách điện tử và tablet đang ngày càng trở nên phổ biến khi công nghệ phát triển, nhưng các nghiên cứu cho thấy rằng đọc trên giấy vẫn có ưu điểm riêng. Một video Youtube nổi tiếng có kể về một cô bé một tuổi đang trượt ngón tay trên màn hình chiếc IPad, chuyển giữa các nhóm biểu tượng. Sau đó cô bé cũng nhấn, trượt trên tạp chí giấy như thể chúng là màn hình cảm ứng. Khi thấy “màn

Bản quyền sách – Tôn trọng để mọi nhân tố trong ngành xuất bản đều được hưởng lợi

Hiện nay, vấn đề vi phạm bản quyền sách đang trở nên ngày càng phức tạp, đòi hỏi nhiều thời gian để nghiên cứu và thảo luận sâu rộng. Chính vì vậy, tôi - với vai trò là những cá nhân có liên quan đến ngành xuất bản và thị trường sách, hi vọng có thể chia sẻ những hiểu biết của mình về vấn đề này, nhằm thúc đẩy sự phát triển lành mạnh của thị trường sách. Tôi mong rằng, những điều tôi
le-nam

Lê Nam

22/10/2024

KHOE SÁCH KHÔNG LÀM NÊN NGƯỜI CÓ VĂN HÓA

Nguồn: Facebook Hà Thủy Nguyên   Mình bắt đầu thấy khó chịu với những bạn cứ suốt ngày đăng ảnh khoe giá sách trên facebook hoặc đi check-in khắp nơi với những quyển sách để tỏ vẻ ta đây đọc nhiều hiểu rộng. Việc khoe khoang này chẳng khác gì một thời người ta cuồng chụp ảnh mèo ảnh chó trên facebook, hay trò selfie khoe thời trang. Khoe cái gì thì cũng là khoe mà thôi, và khoe là trò của đám “trọc phú”

Nền tảng tri thức – Sức mạnh để những đô thị trỗi dậy từ suy tàn

“Hơn cả cơ sở hạ tầng vật chất, nguồn nhân lực mới là thứ giải thích thành phố nào sẽ thành công.” – Trích “Chiến thắng của đô thị”, tác giả Edward Glaeser (Nhóm dịch Book Hunter, Lê Duy Nam hiệu đính, NXB Hội Nhà Văn & Book Hunter, tái bản lần I, 2022) Thu hút nhân tài để phục hồi – lựa chọn lịch sử Sau loạn 12 sứ quân và những cuộc tranh giành quyền lực ở thời Đinh Lê, Lý Thái Tổ

Sách – Công cụ hay mục đích

Hồi con gái lớn của tôi học khoảng lớp 3, cháu thường mang theo những cuốn truyện chữ cháu thích đi khắp nơi để có thể mở ra đọc vào những lúc rảnh. Một lần nọ, khi chúng tôi vào hiệu thuốc, các cô bán thuốc khi nhìn thấy cuốn Pippi tất dài cháu cầm trên tay đã kêu lên: "Con đọc sách à, giỏi quá, đọc sách tốt lắm đấy". Mới đây hơn, trong một buổi học tiếng Anh online của cô con gái

Minh Hiền

03/05/2024