Ủy ban Châu Âu đã cho phép nhập khẩu và xử lý hạt đậu nành Roundup Ready 2 Xtend từ Monsanto, sau thời gian dài trì hoãn cho ra mắt các dòng đậu nành biến đổi gene do những tranh cãi về tính an toàn của chất diệt cỏ glyphosate.
“Hôm nay Ủy ban Châu Âu đã cấp phép đưa vào sử dụng trong nuôi trồng và thực phẩm 3 giống hạt đậu nành biến đổi gene (đậu nành MON 87708 x MON 89788, đậu nành MON 87705 x MON 89788, và FG 72). Tất cả đều trải qua thủ tục cấp phép toàn diện, bao gồm cả đánh giá khoa học thuận lợi bởi EFSA,” trong tuyên bố vào thứ 6 từ Ủy ban Châu Âu.
Tất cả hạt đậu nành đều được đưa qua quá trình thủ tục cấp phép toàn diện, bao gồm cả đánh giá khoa học thuận lợi bởi Hiệp hội An toàn thực phẩm Châu Âu (EFSA). Đậu nành Roundup Ready 2 Xtend của Monsanto cũng nằm trong số đó.
Sau khi Ủy ban thông qua, đậu nành GMO của Monsanto được cấp phép dùng làm thức ăn cho động vật và thành phần thực phẩm cho người, nhưng sẽ không được trồng trọt ở Châu Âu. Mặc dù giấy phép có hiệu lực trong 10 năm, nhưng Ủy ban cũng khuyến cáo rằng “ bất kỳ sản phẩm nào có thành phần nguyên liệu GMO đều phải tuân thủ quy định dán nhãn và truy xuất nguồn gốc của Châu Âu.” Mặc dù đậu nành Roundup Ready 2 Xtend có sử dụng nhận chất diệt cỏ glyphosate và dicamba, việc dùng dicamba cho đậu nành Roundup Ready 2 Xtend trong giai đoạn cuối mà chưa được thông qua của quá trình kiểm duyệt của Cơ quan bảo vệ Môi sinh (EPA).
Loại đậu nành mới cũng được Trung Quốc, quốc gia nhập khẩu đậu nành nhiều nhất cấp phép nhập mới đầu năm nay. Monsanto cho biết hiện tại lên kế hoạch trồng 15 triệu héc-ta đậu nành để đáp ứng nhu cầu xuất khẩu.
Trong 1 thông cáo của Monsanto, “Với việc EU và Trung Quốc thông qua nhập khẩu và Cơ quan bảo vệ Môi sinh Mỹ (EPA) đang trong những bước cuối cùng kiểm tra về việc sử dụng chất diệt cỏ, Monsanto hướng tới khởi động một hệ thống toàn diện ở Mỹ vào năm 2017 và tiếp tục là nhà cung cấp quan trọng khoảng 15 triệu héc-ta đậu nành Mỹ khi vào mùa.”
Vụ mùa đậu nành GMO mới – có sử dụng hỗn hợp chất diệt cỏ dicamba/ glyphosate tạo thành hệ thống mà Monsanto gọi là ‘Roundup Ready Xtend’, có khả năng đối phó với siêu cỏ dại kháng lại chất diệt cỏ glyphosate của công ty này.
Chất diệt cỏ Dicamba lần đầu tiên được cấp phép sử dụng năm 1967. Chất hóa học này được chính phủ và nhiều nghiên cứu chứng minh có liên hệ với tỉ lệ ung thư và dị dạng khi sinh cao ở những gia đình của những người trồng thực phẩm. Nhóm ủng hộ khách hàng, sức khỏe, môi trường, và những nông dân thì cực lực phản đối hệ thống Xtend mới vì những lo ngại có thể gây ra cho sức khỏe và môi trường.
Châu Âu là khách hàng nhập khẩu đậu nành lớn thứ 2 vì khu vực này phụ thuộc vào đậu nành để đáp ứng nhu cầu sản phẩm từ thịt và sữa. Toàn bộ khu vực sản xuất khoảng 1 triệu tấn đậu nành/ 1 năm trong khi nhập khẩu tới 35 triệu tấn, theo Quỹ Quốc tế bảo vệ Thiên nhiên.
Chuyển ngữ: Phương Võ
Nguồn: https://www.reuters.com/article/us-eu-grains-gmos-idUSKCN10212M