Home Soát Những nghiên cứu cây trồng biến đổi gen có bị các tập đoàn kiểm soát?

Những nghiên cứu cây trồng biến đổi gen có bị các tập đoàn kiểm soát?

Hà Trang

26/07/2016

Từ trước đến nay, trước khi công bố kết quả của các nghiên cứu được thực hiện độc lập về cây trồng biến đổi gen, các nhà khoa học phải được sự cho phép của các tập đoàn kinh tế. Sự hạn chế này cần phải được chấm dứt.
Những tiến bộ trong nông nghiệp công nghệ cao – không chỉ trong lĩnh vực cây trồng biến đối gen – đã giúp cho sản lượng nông nghiệp ngày càng tăng. Nông dân trồng nhiều vụ mùa hơn, cung cấp sản lượng lương thực lớn hơn trong khi chỉ sử dụng ít đất trồng hơn.  Họ có thể sử dụng ít thuốc trừ sâu và giảm thiểu canh tác để tránh xói mòn đất. Thậm chí trong vòng 2 năm tới, các công ty nông nghiệp công nghệ cao còn có kế hoạch giới thiệu những cây trồng công nghiệp được phát triển để chịu được các đợt nóng và hạn hán. Đặc tính cây trồng có sức chống chọi cao sẽ rất quan trọng khi thế giới đang bị ảnh hưởng bởi biến đối khí hậu.
Tuy nhiên, không may là, chúng ta không thể kiểm chứng được xem liệu cây trồng có thực sự tốt như trong lời quảng cáo hay không, Lí do là bởi, các công ty nông nghiệp công nghệ cao đã tự cho họ quyền bác bỏ những kết quả của những nhà nghiên cứu độc lập.
Để mua được hạt giống biến đổi gen, khách hàng sẽ phải kí vào một hợp đồng sẽ giới hạn những gì họ có thể được làm với những hạt giống này. (Nếu bạn có cài đặt phần mềm máy tính gần đây, bạn sẽ bắt gặp thuật ngữ “hợp đồng người dùng cuối”.) Các hợp đồng này được coi là rất cần thiết để có thể bảo vệ được quyền sở hữu trí tuệ của một công ty, giúp ngăn chặn một cách chính đáng sự sao chép cách tăng cường gen mà khiến hạt giống trở nên khác biệt. Nhưng những công ty nông nghiệp công nghệ cao như Monsanto, Pioneer và Syngenta đã đi xa hơn thế. Trong một thập kỉ qua, hợp đồng với người dùng của họ đã nghiêm cấm việc sử dụng hạt giống cho nghiên cứu độc lập. Rủi ro kiện tụng khiến các nhà khoa học không dám xét nghiệm hạt giống để nghiên cứu những điều kiện khác nhau dẫn đến sự nảy mầm của hạt. Họ cũng không so sánh được hạt giống của công ty này với công ty khác. Và điều quan trọng nhất có lẽ là họ không thể phát hiện xem liệu hạt giống biến đổi gen có thể dẫn đến các hiệu ứng phụ không mong muốn đối với môi trường hay không.   
Tất nhiên nghiên cứu về hạt giống biến đổi gen vẫn được công bố. Tuy nhiên, chỉ những nghiên cứu được các công ty hạt giống này cho phép mới được đăng tải trên các tạp chí thẩm đinh. Rất nhiều trường hợp, các thí nghiệm đã được bật đèn xanh để thực hiện nhưng sau đó lại bị ngăn chặn do kết quả nghiên cứu không khiến các công ty hài lòng. Elson J.Shields, một nhà côn trùng học tại Đại học Cornell đã viết thư gửi cho một cán bộ tại Cơ quan Bảo vệ Môi tường (cơ quan có nhiệm vụ điều chỉnh những hậu quả môi trường gây ra bởi hạt giống biến đối gen): “Điều quan trọng là phải hiểu rằng đây không chỉ là vấn đề khăng khăng từ chối tất cả các yêu cầu nghiên cứu, dù chỉ thế cũng đã là rất tệ rồi; mà vấn đề là việc họ từ chối và cho phép một cách có chọn lọc dựa trên đánh giá xem liệu nhà nghiên cứu đó có thái độ “thân thiện” hay “thù địch” đối với công nghệ tăng cường gen.  
Shields là người phát ngôn cho một nhóm 24 các nhà khoa học nghiên cứu côn trùng trên cây ngô phản đối những thông lệ này. Do các nhà khoa học phải phụ thuộc vào sự hợp tác của các công ty để họ thực hiện nghiên cứu (họ phải có hạt giống thì mới nghiên cứu được) nên phần lớn họ chọn cách giữ kín danh tính vì sợ bị trả thù. Nhóm nghiên cứu này đã gửi một thư tuyên bố cho EPA để thể hiện quan điểm rằng “khi sự tiếp cận bị hạn chế, chúng ta sẽ không thể thực hiện hợp pháp bất kì một nghiên cứu độc lập thực sự nào, để trả lời các câu hỏi trọng yếu liên quan đến công nghệ.” 
Nếu bất kì công ty nào cũng có thể ngăn chặn các nhà nghiên cứu độc lập để họ không thể kiểm tra được các sản phẩm và báo cáo lại những phát hiện của họ, hậu quả sẽ vô cùng khủng khiếp. Ví dụ, một công ty ô tô lại bác bỏ những so sánh mẫu mã của tạp chí Báo cáo người tiêu dùng giữa hai sản phẩm ô tô. Tuy nhiên, khi các nhà khoa học không được phép xét nghiệm những thành phần thô trong thức ăn của người dân, sự hạn chế đối với tự do nghiên cứu trở nên rất nguy hiểm.
Mặc dù chúng ta tôn trong nhu cầu bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ – đây chính là động lực đầu tư nghiên cứu và phát triển, dẫn đến thành công của nông nghệ công nghệ cao, chúng ta cũng cần tin rằng an toàn thực phẩm và bảo vệ môi trường phải phụ thuộc vào việc giám sát khoa học các sản phẩm của cây trồng thường kỳ. Các công ty nông nghiệp công nghệ cao do đó nên lập tức gỡ bỏ hạn chế nghiên cứu trong hợp đồng người dùng cuối. Đồng thời, EPA cũng nên thêm một yêu cầu làm điều kiện cho phép việc bán các hạt giống mới, đó là: các nhà nghiên cứu độc lập phải được tiếp cận với tất cả các sản phẩm có mặt trên thị trường. Cuộc cách mạng nông nghiệp có vai trò vô cùng quan trọng, chính vì vậy chúng ta lại càng không thể giấu giếm các nguy cơ tiềm ẩn.
Người dịch: Hà Trang
Bài gốc: https://www.scientificamerican.com/article/do-seed-companies-control-gm-crop-research/

Tự do học thuật – Nền tảng vững chắc để Việt Nam trỗi dậy

Tự do học thuật là vấn đề then chốt trong việc nâng cao dân trí. Một nền học thuật không tự do, tức là không có sự lành mạnh thì không có giáo dục nhân văn, không có tự do tư tưởng, và điều đó đồng nghĩa với việc hết thế hệ này đến thế hệ khác, người dân trở thành đám đông bị dắt mũi bởi các thế lực kiểm soát hệ thống. Chính trị hóa nền học thuật là một trong những trở

Hiến pháp bảo vệ quyền tự do nghiên cứu khoa học như thế nào?

Nhìn vào hiến pháp của một số nước châu Âu và Bắc Mỹ, ngay lập tức có thể nhận thấy rằng về cơ bản có hai cách thức giải quyết quyền này. Một mặt, ở Canada và ở Mỹ, hiến pháp không đưa ra những điều khoản cụ thể để bảo vệ quyền tự do nghiên cứu khoa học, dẫn đến kết cục nó được bảo vệ như một khía cạnh cụ thể của quyền lớn hơn – quyền tự do tư tưởng và biểu

Ánh Hiền

22/09/2014

Tự do tư tưởng và tự quyết cá nhân

Tự do là lý tưởng lớn lao nhất trong lịch sử phát triển của loài người, mọi cuộc đấu tranh đều nhân danh tự do, mọi cuộc cải cách đều hướng tới tự do... nhưng tự do vẫn là một cái gì đó rất mơ hồ, tự do chính trị lại càng mơ hồ hơn. Ở đây, tôi chỉ muốn đề cập đến một khía cạnh: Tự do tư tưởng. Tại sao tự do tư tưởng lại quan trọng đến vậy? Nó có vẻ như

TRANH LUẬN CÙNG ADMIN THƯ VIỆN NHÂN HỌC VÀ NGHĨ VỀ ĐIỂM SÁCH TRÊN INTERNET

Đầu năm 2017, Book Hunter đã giới thiệu cuốn sách “Nguồn gốc và sự phát triển của trống đồng Đông Sơn” của Tạ Đức. Cuốn sách nhận được nhiều sự quan tâm của các độc giả. Mặc dù không phải hoàn toàn đồng tình với các luận điểm của tác giả, nhưng Book Hunter vẫn giới thiệu cuốn sách này bởi nhận thấy sự kỳ công của tác giả khi thực hiện một cuộc chuyên khảo này với nhiều tư liệu chính thống và phi

Tự do học thuật và tự do trí tuệ

Cơ chế dân chủ là một cơ chế mở, không chỉ đảm bảo quyền lợi của người dân mà còn tạo ra cơ hội để những người tài năng dễ dàng hơn trong việc thể hiện và đóng góp cho xã hội. Tuy nhiên, đó chỉ là lý thuyết. Cơ chế dân chủ với tình trạng dân trí thấp và trong đó, những quyền hạn về tự do học thuật và tự do trí tuệ bị ngăn cản thì đó chỉ là dân chủ giả