Home Đọc Cuộc đời nhà thơ Alfred, Lord Tennyson – đau thương đằng sau những câu thơ tuyệt mỹ

Cuộc đời nhà thơ Alfred, Lord Tennyson – đau thương đằng sau những câu thơ tuyệt mỹ

Minh Hùng

01/05/2017

Hơn bất cứ một nhà văn nhà thơ thời Victoria nào khác, Tennyson gần như đã là hiện thân của cả thời đại mình, ngay với cả những người cùng thời và cả những độc giả hiện đại. Trong thời của mình, người ta cho rằng ông cùng với Nữ hoàng Victoria và Gladstone là ba người nổi danh nhất đương thời, một vinh dự không nhà thơ  tiếng Anh nào từng có được. Là người phát ngôn chính thức về thi ca dưới triều đại Victoria, ông được yêu cầu ca tụng tốc độ phát triển thần kỳ của công thương nghiệp, nhưng điều đó ông chẳng mấy quan tâm. Lòng đồng cảm sâu xa của ông luôn dành cho những vùng thôn dã vắng lặng của nước Anh. Mâu thuẫn giữa những gì ông nghĩ là trách nhiệm mình phải gánh vác đối với xã hội và lòng say mê vẻ đẹp vĩnh cửu của thiên nhiên dường như không hợp thời. Ngay cả những lời phê bình gay gắt nhất cũng thừa nhận tài năng thơ trữ tình của ông đặc biệt về âm và nhịp, một tài năng hiếm có trong lịch sử thơ ca nước Anh.
Lich sử khủng khiếp của gia đình Tennyson tự nó đã có sức hấp dẫn, nhưng hiểu về nó còn có tác dụng khác là nắm được nguyên do cho sự trở đi trở lại trong thơ ông những nội dung về sự điên loạn, tội sát nhân, tính hám lợi, đua tranh địa vị, hôn nhân vị lợi thay vì tình yêu, và sự tách rời giữa gia đình và bè bạn.
Alfred Tennyson sinh ra ở vùng sâu Lincolnshire, là người con thứ tư trong gia đình có đến 12 đứa trẻ ở giáo xứ Somersby. George Clayton Tennyson, cha ông là một mục sư có học thức nhưng hay cáu bẳn, thường dồn hết thất vọng vào người vợ Elizabeth và đàn con. Ít nhất một lần ông đã dọa giết Frederick, một người anh trai của Alfred. Người mục sư được đẩy vào nhà thờ bởi cha của mình, cũng tên George, một cố vấn pháp luật giàu có và tham vọng luôn quyết tâm đưa gia đình đến giai đoạn huy hoàng, cất cánh khỏi nguồn gốc khiêm tốn để hạ cánh ở tầng lớp quý tộc thống trị nước Anh. Ông già Tennyson từ sớm đã biết con cả của mình, người mục sư, không hứa hẹn mấy trong chuyện phát triển quyền lực gia tộc, nên đã chọn người con thứ, cũng là đứa ông yêu nhất, làm người hưởng quyền thừa kế chính. Cha của Alfred, vốn thường tâm lý rất không ổn định, phản ứng lại với quyết định ngầm tước quyền thừa kế của cha mình bằng cách đắm trong rượu và ma túy, làm không khí trong gia đình càng thêm căng thẳng. Người ta còn nói đó là “máu xấu” nhà Tennyson.
Một phần thừa kế qua các đời trong gia đình ông là căn bệnh động kinh quái ác, khi đó người ta cho rằng đây là căn bệnh đáng xấu  hổ gây ra bởi sinh hoạt tình dục quá độ. Một trong những người anh em của Tennyson đã phải sống hầu hết phần đời của mình trong trại thương điên, một người khác thường phải vật lộn với cơn nghiện ma túy, người thứ ba phải vào trại tâm thần do chứng nghiện rượu, một người nữa nhiều lần phải cách ly và mất khi còn tương đối trẻ. Mười một đứa trẻ còn lại khi lớn lên đều ít nhất một lần gặp phải những khủng hoảng tâm lý nghiêm trọng. Khi vẫn còn trẻ, Alfred nghĩ rằng mình mang chứng động kinh di truyền từ cha, và điều đó tạo ra những cơn hôn mê mà thỉnh thoảng ông vẫn rơi vào, tình trạng này chỉ chấm dứt khi ông đã ngoài 40 tuổi.
Để thoát khỏi khung cảnh chán chường ở xứ Somersby, Alfred bắt đầu viết thơ từ lâu trước khi đi học, như những người anh người chị tài giỏi của mình. Viết lách được ông thực hành suốt cả cuộc đời như là một hình thức đưa tâm trí thoát khỏi những vấn đề rắc rối thường nhật. Một điểm đặc biệt đã hình thành trong phương pháp sáng tác của ông, thậm chí ngay từ khi vẫn còn là một cậu bé:ông tạo ra những cụm từ hoặc những dòng rời rạc khi đang đi dạo, lưu chúng trong trí nhớ cho đến khi sắp xếp chúng vào đúng chỗ. Bởi phương pháp sáng tác này, tác phẩm của ông đầu tiên chú trọng vào nhịp điệu và ngôn ngữ hơn là ý nghĩa diễn ngôn.
Khi mới chưa quá 18 tuổi, tập thơ đầu tiên của ông, “Poems by Two Brothers” (1827) đã được xuất bản. Phần lớn tập này do Alfred Tennyson sáng tác, ngoài ra còn có một số bài thơ của hai anh trai ông, Frederick và Charles. Đó là một tập thơ phi thường của một nhà thơ còn rất trẻ, thể hiện một trình độ kỹ thuật bậc thầy cùng những hình tượng táo bạo, chính là đặc trưng sau này trong các tác phẩm của ông. Những ý tưởng trong tập thơ không nguyên bản, mà phát sinh từ những giờ đọc sách của Tennyson trong thư viện của cha mình. Dù ít bản bán được và chỉ nhận được 2 lời nhận xét ngắn gọn, nhưng đó vẫn là lời công khai khẳng định quyết tâm cống hiến cuộc đời cho thi ca của nhà thơ trẻ Tennyson.
Con đường học tập của Tennyson từ sớm đã nằm dưới sự sắp đặt của cha mình, cậu bé Alfred dành gần 4 năm chán nản học trong một ngôi trường tiểu học gần nhà. Việc rời khỏi nhà năm 1827 để đến cùng với những anh trai của mình ở trường Trinity College, Cambridge thực ra thôi thúc bởi mong muốn thoát khỏi Somersby hơn là để thực hiện công việc học tập nghiêm túc. Tại Trinity, lần đầu tiên trong đời cậu sống giữa các bạn đồng trang lứa, những người biết rất ít về những vấn đề vây quanh cậu bấy lâu, cậu mừng rỡ với những người bạn mới, cậu rất đẹp trai, thông minh, hài hước, lại giỏi trò đóng giả người khác, chẳng mấy chốc cậu trở thành trung tâm của một nhóm những người trẻ quan tâm đến thơ ca. Đây có lẽ là khoảng thời gian hạnh phúc nhất trong đời Alfred.
Một phần là do bạn bè thuyết phục, một phần do cha mình khăng khăng thúc ép, cậu bé lười biếng Alfred Tennyson đã gửi một bài thơ cũ về Armageddon (trận chiến cuối cùng giữa Thiện và Ác trong Thánh kinh) tham dự cuộc thi thơ của Đại Chưởng ấn; tiêu đề được công bố của bài thơ là “Timbuctoo”. “Timbuctoo” của Tennyson là bài thơ lạ lùng, lạ lùng từ chính quá trình sáng tác. Ông dùng những thành phố thần thoại để mô ta tương quan giữa hình ảnh tưởng tượng và vật ngoài đời thực. Timbuctoo lung linh kỳ diệu trong tâm trí nhưng lại tan thành tro bụi khi chạm vào thực tại trần tục. Hơi quá khi gọi đây là bài thơ xuất sắc, nhưng nó đã thể hiện nỗi đam mê sâu sắc của tác giả với quan niệm Lãng mạn trong thơ ca. Dù có thiếu sót, bài thơ vẫn giành được giải thưởng của Đại Chưởng ấn vào mùa hè năm 1829.
Quan trọng hơn việc giành giải trong cuộc thi, nhờ mang thơ đi đăng ký mà Tennyson làm quen được với một sinh viên đặc biệt tại Trinity, người được cho là thông minh sáng láng nhất trong cả thế hệ ở Cambridge, Arthur Henry Hallam. Từ đó bắt đầu bốn năm tình bạn thắm thiết giữa hai người, theo một nghĩa nào đó, chính là những trải nghiệm cảm xúc mãnh liệt nhất trong đời Tennyson. Dù biết rõ có nhiều hoài nghi từ thế kỷ hai mươi về những chuyện như vậy, có thể khẳng định chắc chắn rằng không hề có tình yêu đồng tính xen giữa tình bạn của hai người, cả trên mức độ ý thức hay trên những mức độ khác. Thật vậy, hai người sống cạnh nhau hoàn toàn vô tư với tình cảm ấm áp giữa những người đàn ông và tự do thoải mái thể hiện cảm xúc của mình.
Cũng trong năm 1829 này, Hallam và Tennyson cùng trở thành thành viên của một hội kín tên là “The Apostles” (Tông đồ), một nhóm khoảng hơn chục sinh viên xuất chúng nhất trên toàn trường đại học. Tên của Tennyson từ đó gắn liền với hội kín, nhưng thực ra cậu đã bỏ hội sau chỉ một vài cuộc họp mặt, dù vẫn qua lại gần gũi với các thành viên khác và vẫn được coi như cột trụ thi ca của cả nhóm. Tình cảm và sự công nhận từ bạn bè đã làm ấm lòng và tiếp sức cho ông liên tục viết trong suốt thời gian học hành.
Hallam cũng làm thơ, và hai người dự định sẽ xuất bản chung, nhưng đến phút cuối cùng cha của Hallam, dường như lo ngại với một vài bài thơ trữ tình mà Arthur viết cho người thiếu nữ anh từng yêu, đã ngăn cấm anh xuất bản. Và như vậy, tập “Poems, Chiefly Lyrical” của Tennyson ra đời tháng 6 năm 1830. Nhìn chung các bài thơ trong tập không đồng đều, thể hiện tính tự thân tách biệt và những quan sát nội tâm người ta mong đợi ở một thi sĩ hai mươi tuổi. Xen giữa những bài rồi sẽ bị lãng quên nếu viết bởi người khác, còn có nhiều bài thực sự đẹp như “The Kraken”, “Ode to Memory”, và hơn cả là “Mariana”, tác phẩm đầu tiên của Tennyson minh chứng cho khả năng sử dụng tài tình cảnh vật để truyền tải những cung bậc cảm xúc mạnh mẽ. Chỉ một bài ấy thôi cũng đủ để làm đẹp cho toàn tập thơ.
Lần này những ý kiến nhận xét phê bình xuất hiện từ tốn, thường là tán thưởng. Cả Tennyson lẫn Hallam đều nghĩ họ nên lộ diện sớm hơn nữa, tuy nhiên Hallam đã thử nghiệm tập thơ của mình trên Englishman’s Magazine và không xuất bản chung cùng người bạn của mình nữa.
Tình bạn hai người càng gắn bó thắm thiết hơn khi Hallam đem lòng yêu em gái của Tennyson là Emily khi đến thăm nhà bạn tại Somersby. Khi đó cả hai đều còn rất trẻ, không có cơ họi đi đến hôn nhân, và Hallam còn phải hoàn thành việc học tập ở trường Trinity. Tất cả anh chị và cả mẹ Tennyson nữa gần như có cảm tình ngay với Hallam, nhưng cậu ta và Emily đều thận trọng giữ bí mật về tình yêu của hai người với bố của mình. Ông Tennyson vắng mặt ở Lục địa hầu hết thời gian. Ông được cha và anh em mình khuyến khích đến đó với hy vọng từ bỏ tật nghiện rượu và quản lý được giáo xứ Somersby một cách hợp lý. Trong khi đó, cha của Arthur, nhà sử học lỗi lạc Henry Hallam đã có nhiều kế hoạch  tốt đẹp cho tương lai của con trai mình, dĩ nhiên trong đó không bao gồm việc lấy con gái của một mục sư vô danh nghiện rượu.
Mùa hè năm 1830, Tennyson và Hallam cùng tham gia vào một kế hoạch dại dột khi giúp chuyển tiền và mật thư cho lực lượng cách mạng đang âm mưu lật đổ nhà vua Tây Ban Nha. Không mấy nhiệt tình chuyện chính trị như Hallam, nhưng Tennyson vẫn vui vẻ với chuyến xuất ngoại đầu tiên. Họ đi qua Pháp đến Pyrenees, gặp gỡ những người làm cách mạng tại biên giới Tây Ban Nha. Ngay đến cả Hallam vốn nhiệt tình với lý tưởng cũng nhanh chóng vỡ mộng khi nhận ra những người mà họ gặp cũng chỉ đang chạy theo những động cơ ti tiện ích kỷ, không khác gì những người ở đảng bảo hoàng mà họ đang ra sức chống lại. Dù sao thì tại Pyrenees, Tennyson đã vạch ra một chiều hướng mới cho cảnh quan ẩn dụ vốn đã được thể hiện trong “Mariana”, từ đó đến suốt cuộc đời những ngọn núi trở thành một mẫu hình cảnh quan cổ điển thường trải nền cho thơ ca của ông. Miền Pyrenees đã gợi hứng cho những áng thơ tuyệt diệu như “Oenone”, bài ông viết ngay tại đó, hay “The Lotus-Eaters”, lấy cảm hứng từ một thác nước sơn dã, và “The Eagle”, ra đời khi ông đang trèo lên vách đá và bất thần ngước thấy những chú chim đang bay lượn vòng vòng trên cao. Hơn tất cả, ngôi làng nhỏ bé Cauteretz và thung lũng mới là nơi lưu giữ nhiều cảm tình của Tennyson nhất trên thế gian. Ông trở đi trở lại nơi đây nhiều lần để dạo bước dưới thung lũng, và nó gợi cho ông nhiều mộng tưởng cho đến tận khi ông qua đời sáu mươi năm sau.
Đầu năm sau, Tennyson phải rời trường Cambridge vì cha anh qua đời. Ông Tennyson đã hoàn toàn kiệt quệ cả về thể chất lẫn tinh thần, và chẳng để lại được gì cho gia đình ngoài những khoản nợ, dù bình thường ông vốn có thu nhập tốt và nhận phần chu cấp lớn từ cha của mình. Ông nội Tennyson tự nhiên nhận ra rằng thật không đáng để Alfred và hai người anh trai tiếp tục học tập tại Cambridge khi mà rõ ràng lợi nhuận thu về từ các nghiên cứu thì chỉ nhỏ giọt, và không có gì đảm bảo được sau này họ có thể tự lo cho cuộc sống của mình. Phần tiền ông gửi cho gia đình Alfred vẫn hào phóng, nhưng ông không định để ba cháu trai ngồi nhàn rỗi nơi trường đại học. Tệ hơn, không chỉ ông mà cả Charles, chú của Alfred, người đường đường chính chính thừa kế gia sản, cũng tham dự tang lễ của ngài mục sư và đưa ra quyết định phân chia gia tài rõ ràng. Người quả phụ và mười một đứa trẻ thơ chưa hề biết lo xa, nên giờ đây họ gần như không thể sống nổi với phần tiền được chu cấp, và cũng chẳng thể tự nuôi lấy mình.
Từ đây bắt đầu một quãng thời gian rất cay đắng trong cuộc đời Tennyson. Phần tiền quà 100 bảng mỗi năm từ một người cô cho phép anh sống một cách giản dị tiết kiệm, anh cũng từ chối đề nghị của ông nội muốn giúp anh tìm một vị trí trong nhà thờ nếu anh trở thành linh mục. Anh đã đáp lại, và cũng liên tục nói thế trong suốt cuộc đời mình, rằng thơ ca mới là sự nghiệp của mình, dù cho triển vọng kiếm sống từ nó vô cùng ảm đạm. Tập thơ thứ ba của anh xuất bản cuối năm 1832, dù trên bìa ghi năm 1833.
Tập “Poems” xuất bản năm 1832 là một bước tiến lớn đầy chất thơ, đã bắt đầu xuất hiện những tác phẩm đầu tiên mà sau này sẽ nằm trong tuyển tập những tác phẩm vĩ đại nhất sự nghiệp Tennyson, chẳng hạn như “The Lady of Shalott”, “The Palace of Art”, “A Dream of Fair Women”, “The Hesperides”, và ba bài thơ tuyệt vời thai nghén ở Pyrenees: “Oenone”, “The Lotus-Eaters” và “Mariana in the South”. Tập thơ này rất đáng chú ý ở cách nhìn nhận về sức hút đối nghịch giữa việc sáng tạo thơ ca trong cô độc với những chuyển biến của xã hội bên ngoài. Việc sáng tạo thơ ca luôn hấp dẫn Tennyson, bởi đó là tất cả những gì anh quan tâm. Nhưng những bài thơ cũng cho thấy cảm giác bị bỏ rơi ghẻ lạnh của anh khi vì đam mê nghệ thuật mà tách mình khỏi những sự kiện đương thời.
Những ý kiến phê bình xung quanh tập thơ này lúc bấy giờ hầu hết là chỉ trích. Một trong những lời khắc nghiệt nhất được viết ra bởi Edward Bulwer, sau này là Bulwer-Lytton, vốn là một người bạn của Charles, chú của Tennyson. Lời phê bình hiểm độc nhất được đăng trên tờ Quarterly Review của John Wilson Croker, người đang tự mãn vì bài phê bình thô bạo của mình về tác phẩm “Endymion”  năm ngoái đang được đồn rằng là một trong những nguyên nhân chính khiến John Keats qua đời. Croker liệt Tennyson vào hàng các nhà thơ Cockney bắt chước Keats, và ông bóng gió úp mở rằng Tennyson cùng thơ ca của ông “thiếu nam tính”. Tennyson, vốn dễ chạm tự ái và không quen đối mắt với chỉ trích, đánh phải tìm nguồn an ủi và ủng hộ từ Hallam và những người bạn khác trong hội Apostles.
Hallam và Emily sau đó công khai đính hôn, nhưng thực tình rất lâu sau đó họ vẫn chẳng có cơ hội để đi đến hôn nhân: cha của Hallam nhất quyết không tăng số tiền chu cấp cho họ. Arthur khi đó đã viết thư cho ông của Emily, và nhận được một bức thư trả lời viết ở ngôi thứ ba biểu thị rằng ngài Tennyson không có ý định gửi thêm tiền. Mùa hè năm 1833, cha của Hallam phần nào miễn cưỡng thừa nhận cuộc đính hôn, nhưng vẫn từ chối không cung cấp giúp đỡ gì thêm về tài chính cho đôi trẻ. Tình trạng khổ sở kéo dài giữa Arthur và Emily làm ảnh hưởng đến cả gia đình Tennyson.
Mùa thu năm đó, trong động thái cố gắng bày tỏ lòng biết ơn và mong muốn hàn gắn với người cha của mình, Arthur Hallam theo chân ông sang Lục địa. Tại Vienna, Arthur đột ngột qua đời do một cơn ngập máu bởi một dị tật bẩm sinh trong não. Biết tin, Emily Tennyson ngã bệnh mất gần một năm. Với Alfred, tuy biểu lộ kín đáo bề ngoài, nhưng thực ra ảnh hưởng bởi sự ra đi của Hallam còn thảm khốc hơn nhiều.
Sự ra đi đột ngột của người cha và người bạn thân yêu nhất, những chỉ trích phê bình thô bạo hiểm độc nhắm vào tập thơ, niềm tin yếm thế vào tình trạng đói nghèo tuyệt vọng của gia đình, cảm giác bị cô lập trong một miền đất heo hút, nỗi sợ âm thầm giấu giếm rằng mình có thể trở thành nạn nhân của căn bệnh động kinh, chứng điên dại, tật nghiện rượu và ma túy như những người khác trong gia đình, hoặc thậm chí có thể ra đi đột ngột như Hallam, tất cả là quá đủ để phá vỡ mối cân bằng tâm lý mỏng manh của Tennyson. “Tôi đã chịu đựng những thứ gần như hủy hoại cuộc đời mình, đến mức tôi từng thà chết đi hơn là còn sống tiếp”, ông kể lại về giai đoạn ấy. Trong một thời gian, Tennyson kiên quyết muốn rời nước Anh, và mười năm sau đó ông từ chối cho bất cứ tác phẩm nào của mình được xuất bản. Ông đã tin chắc rằng thế giới này không còn chỗ cho thi ca của ông nữa.
Dù giữ nguyên quyết định sẽ không xuất bản, Tennyson vẫn không ngừng làm thơ, thậm chí còn chuyên tâm hơn bao giờ hết. Cái chết của Hallam gần như nghiền nát tinh thần ông, nhưng nó cũng mang đến những kích thích mạnh mẽ cho một cuộc bùng nổ ngoạn mục với nhiều bài thơ vào hạng đẹp nhất, hay nhất mà ông từng viết. Nhiều bài trong số đó liên hệ trực tiếp hoặc hoàn toàn nói về việc mất đi người tri kỷ của mình. “Ulysses”, “Morte d’Arthur”, “Tithonus”, “Tiresias”, “Break, break, break” và “Oh! That ‘twere possible”, tất cả đều bắt nguồn từ nỗi niềm bi thương hằng chôn giấu trước ánh mắt gia đình người thân của mình. Quan trọng nhất là nhóm những bài thơ riêng tư ông viết về cái chết của Hallam và cảm giác hoàn toàn cô độc trước vũ trụ. Phần đầu của khúc bi thương ấy là những khổ 4 câu, mỗi câu 4 âm tiết theo kiểu nhịp iambic, được bắt đầu viết chỉ hai hay ba ngày sau khi ông nghe tin về cái chết của bạn mình. Ông tiếp tục viết trong mười bảy năm ròng trước khi thu thập chúng lại thành một tác phẩm có thể coi là vĩ đại nhất của thơ ca thời Victoria, bài “In Memoriam” (1850).
Cái chết của ông nội Tennyson vào năm 1835 khắc sâu thêm nỗi lo ngại của ông về cảnh nghèo túng. Phần lớn gia sản được thừa kế bởi người chú Charles, nguwoif nhanh chóng đổi tên mình thành Tennyson d’Eyncourt và bắt tay vào xây dựng lại căn nhà của cha mình thành một lâu đài uy nghiêm, với hy vọng trở thành đại quý tộc và dẫn dắt gia đình gia nhập tầng lớp quyền cao chức trọng. Hy vọng ấy không bao giờ thành hiện thực, còn tòa nhà lớn, trang viên Bayons, đã trở thành hình mẫu cho các tòa nhà của bọn nhân vật giàu xổi thô tục trong nhiều truyện thơ của Tennyson, chẳng hạn như “Maud” (1855). Sự kế thừa tài sản của Charles Tennyson d’Eyncourt’s là giọt nước tràn ly dẫn đến sự chia tách sâu sắc trong gia đình. Charles và cháu trai mình không bao giờ hòa hợp, nhưng nỗi ghét bỏ trong lòng Alfred dường như có ảnh hưởng nhiều hơn cả sự tôn trọng đáng ra phải có khi Charles có tầm ảnh hưởng lập tức đến thơ ca của Alfed.
Chúng ta không biết được chi tiết đời sống riêng tư lãng mạn của Tennyson trong những năm sau cái chết của Hallam. Dường như ông đã có tình cảm yêu đương với Rosa Baring, cô con gái trẻ của một gia đình lớn làm ngành ngân hàng, thành viên gia đình họ từng thuê Harington Hall, một dinh thự lớn gần Somersby. Ông đã viết hơn chục bài thơ cho nàng, nhưng không chắc rằng tình cảm ấy hoàn toàn sâu sắc. Các bài thơ thừa nhận gia thế của nàng quá bất tương xứng để ông có thể cầu hôn, nhưng nàng vẫn rất quan trọng với ông, như một biểu tượng của sự đã đầy thịnh vượng hơn là một người con gái trẻ phàm trần. Dĩ nhiên, ông dường như không chút đau đớn nào khi nàng kết hôn cùng một người đàn ông khác.
Phải đến năm 1836, khi đã 27 tuổi, Tennyson mới có mối quan hệ thật sự nghiêm túc, lần này là Emily Sellwood, một cô gái kém 4 tuổi. Chỉ một năm sau, họ coi như đã đính hôn. Emily là một người bạn của chị Tennyson, và một trong những người chị em của cô cũng đã cưới Charles, người anh trai thân thiết của Alfred. Hầu hết những thư từ liên hệ giữa Tennyson và Emily đều đã bị hủy, nhưng những gì còn sót lại đã cho thấy cô rất yêu thương Tennyson, mặc dù anh đang cố kìm nén mình khỏi những cảm xúc về cô. Anh lo lắng mình sẽ không có đủ tiền cho đám cưới, nhưng mặt khác anh còn lo ngại về những đợt hôn mê anh thường gặp phải, thứ mà anh nghĩ là liên quan đến chứng động kinh di truyền trong gia đình. Cưới nhau, anh nghĩ, nghĩa là truyền lại bệnh cho những đứa con thơ của mình
Vào mùa hạ năm 1840, Tennyson cắt đứt mọi quan hệ với Emily. Cô kiến quyết rằng mình đã đính hôn với Tennyson, nhưng anh thì từ bỏ mọi hy vọng về hôn nhân, cả khi đó lẫn trong tương lai. Để cô không bối rối thêm nữa, câu chuyện được kể ra ngoài rằng cha của cô đã ngăn cấm đám cưới vì Tennyson quá nghèo, và chuyện bịa này đã lưu truyền suốt cả thế kỷ đó.
Nửa cuối thập niên 1830 và cả thập niên 1840 sau đó, Tennyson sống cuộc đời du cư nay đây mai đó. Trên danh nghĩa, ông vẫn sống cùng mẹ và những người em chưa kết hôn, tiếp tục thuê nhà của linh mục ở Somersby cho đến năm 1837, sau đó ông liên tục chuyển đến Essex rồi Kent, ông cũng thường bị bắt gặp tại London, ở một vài khách sạn rẻ bèo hoặc xin ngủ nhờ những người bạn gần đó. Cô độc và chán nản, ông tìm đến rượu và khói thuốc. Nhiều người quen biết ông lâu năm tin chắc rằng những cảm hứng thơ ca đã đánh gục ông, rằng những tiềm năng hứa hẹn ở ông lúc ban đầu sẽ không bao giờ được cất cánh. Nhưng mọi người đã lầm, ông không hề bỏ được thơ ca. Ông vẫn cần mẫn miệt mài sáng tác và tích lũy rất nhiều bài thơ chưa hề được công bố, và tiếp tục nối thêm khúc ai ca với những kỷ niệm về Hallam.
Một trong những người bạn sốt sắng với việc xuất bản tác phẩm của Tennyson nhất là Edward FitzGerald, người yêu thơ ông và cũng quý trọng tác giả, dù tính tình bướng bỉnh đến nỗi không hề che giấu cảm giác thất vọng về những bài thơ chưa đạt yêu cầu. Với sự thúc giục mạnh mẽ của “Fitz già”, mùa xuân năm 1842, Tennyson quyết định khép lại mười năm im lặng của mình.
Hai tập “Poems” (1842) được nhận định là quyển sách được yêu thích nhất Tennyson từng viết. Phần thứ nhất được tạo thành bởi những phiên bản được sửa đổi triệt để của những bài thơ hay nhất rút từ tập năm 1832, hầu hết chúng đã thành bản mà ngày nay chúng ta được biết. Phần thứ hai gồm những bài thơ mới, nằm giữa là những bài thơ viết từ cái chết của Hallam, cũng như những bài thơ viết theo nhiều phong cách đa dạng khác nhau, gồm cả bài độc bạch “St. Simeon Stylites”; một số bài thơ thời Arthur; “The Vision of Sin”, nỗ lực đầu tiên của ông giải quyết những xung động tình dục quá khích; truyện thơ hoàn toàn mang tính tự thuật “Locksley Hall”, đối mặt với những điều tệ hại của hôn nhân trên thế gian, trở thành một trong những bài thơ nổi tiếng nhất suốt cuộc đời ông.
Sau lần bị phản ứng mạnh với tập “Poems” (1832), và cũng sau nhiều năm không xuất bản, Tennyson dĩ nhiên e sợ những phê bình ác ý về những bài thơ mới. Nhưng gần như tất cả đều tán thuwongr tập thơ, làm ông trở thành một trong những nhà thơ quan trọng nhất trong thế hệ mình. Edgar Allan Poe đã viết một cách thận trọng: “Tôi không chắc rằng Tennyson không nằm trong số những nhà thơ vĩ đại nhất.”
Nhưng điều đáng tiếc là Tennyson dường như chững lại lần nữa khi những đánh giá đầy thiện chí tới tấp xuất hiện. Hai năm trước đó, với hy vọng vào vận may tiền bạc, anh đã đầu tư toàn gia sản của mình vào một dự án chế tạo đồ chạm khắc gỗ giá rẻ bằng máy hơi nước. Vào năm 1842 kế hoạch phá sản, mang theo hầu như toàn bộ của cải của Tennyson, phải đến 4000 bảng. Cú sốc này đã kéo tụt lại tất cả những cố gắng cải thiện trạng thái cảm xúc của anh trong suốt gần 10 năm đã qua, và vào năm 1843, anh phải đến một trung tâm trị liệu chữa bệnh bằng nước trong 7 tháng với hy vọng làm vơi bớt những nỗi u sầu của mình.
Đó là lần đầu tiên trong một loạt những đợt “thủy trị liệu” của ông trong suốt năm năm sau đó. Những ứng dụng phong phú của nước về cả bên ngoài lẫn bên trong, liên tục bọc mình trong một lớp khăn ướt lạnh, việc buộc mình kiêng thuốc lá cùng rượu, tất cả đã giúp ông đứng vững. Nhưng rồi tất cả cũng chẳng bù lại được với đời sống phóng túng của ông sau khi rời phòng điều trị. Ông tiếp tục nốc rượu và hút thuốc đến nỗi làm bạn bè mình cảm thấy thất vọng. Thứ có hiệu quả hơn cả những lần trị liệu lại là số tiền 2000 bảng ông nhận được từ khoản bảo hiểm cho cái chết của người quản lý dự án chạm khắc gỗ. Vào năm 1845, ông nhận được cấp một khoản tiền độ 200 bảng một năm từ chính phủ, thể hiện sự công nhân cho những thành tựu thơ ca của ông cũng như những nhu cầu tài chính xác đáng mà ông phải được hưởng. Tennyson tuy được tự do khỏi nỗi lo tiền bạc, nhưng những thói quen lâu năm thì thật khó bỏ, cả phần đời còn lại ông vẫn không ngừng than phiền về sự nghèo túng của mình, mặc dù thơ ca đã giúp ông trở nên giàu có cho đến cả lúc mất đi. Vào năm 1845, thời vận tiếp tục thăng hoa khi ông không gặp khó khắn trong việc nối lại cuộc đính hôn với Emily Sellwood, những khó khăn tiền bạc không cản được tình cảm của họ nữa.
“The Princess”, xuất bản vào mùa giáng sinh năm 1847, là nỗ lực đầu tiên của Tennyson với thể loại truyện thơ dài, thể loại quyến rũ ông nhất trên đời mặc dù nó không thích hợp với ông bằng thơ trữ tình. Bề ngoài thì nội dung tác phẩm nói về vấn đề giáo dục với phụ nữ và việc thành lập các trường dành cho nữ giới, nhưng dần dần ta nhận thấy quan điểm của ông về những nỗ lực phi tự nhiên của cả đàn ông lẫn đàn bà trong việc cố làm cho vai trò của mình trở nên bình đẳng trong xã hội, chỉ khi người nam trở nên nam tính một cách không giấu diếm, và người nữ tiếp tục duy trì những đặc tính truyền thống của nữ giới thì họ mới có cơ tìm thấy hạnh phúc. Bài trữ tình chủ đề, vốn được coi là thành công hơn cả câu chuyện chính, được Tennyson lồng vào phần hành động làm tăng sự say mê, và thêm vào giữa các khổ để ngụ ý thiên nhiên sau khi giao hòa trở thành nguồn gốc sinh thành thế hệ mới theo phong tục truyền thống. Tiêu đề “A Medley” là cách ông báo trước những mâu thuẫn trong cấu trúc tác phẩm. Như thường lệ, những đoạn không vần viết lên phần chính của tác phẩm thật tuyệt vời, và những lời thơ thêm vào trong đó gồm những đoạn ngắn tuyệt mỹ, chẳng hạn như “Come down, O maid”, “Now sleeps the crimson petal,” “Sweet and low,” “The splendour falls on castle walls,” và “Tears, idle tears.” Cảm xúc trong những lời trên đây còn nhiều hơn cả câu chuyện, điều đó đã truyền tải diễn biến trong tác phẩm. Vẻ hoàn mỹ ngắn gọn của chúng cũng thể hiện thiên tài của Tennyson trong việc viết lời thơ trữ tình hơn là giới thiệu mô tả nhân vật cùng hành động của họ, tuy nhiên đó không phải là bài học tự Tennyson có thể tiếp thu. Các nhà phê bình đã rất chú tâm viết về tác phẩm của Tennyson, điều đó cũng xác nhận ví trí quan trọng của ông trên văn đàn, nhưng nhiều người cho rằng câu hỏi trọng tâm của ông về giáo dục cho nữ giới là không đủ cân nhắc. Lượt sách xuất bản đầu tiên nhanh chóng được bán hết, và những lượt sau cứ đều đặn tái bản hàng năm trong một vài thập kỷ.
Lần cuối cùng Tennyson nghỉ lại tại bệnh viện trị liệu bằng nước là vào mùa hè năm 1848, mặc dù chưa hoàn toàn chữa khỏi bệnh, nhưng ông đã khá yên tâm về tình trạng của mình. Các bác sĩ phụ trách điều trị đã tiến hành làm chẩn đoán mới về những rắc rối của ông, họ kết luận rằng vấn đề của ông không phải là chứng động kinh mà chỉ là một dạng bệnh gout, bắt đầu phát bệnh bằng việc kích thích trí tưởng tượng, rất giống với những hiện tượng thoáng qua thường xuất hiện cảnh báo một cơn động kinh. Những trạng thái mê mà ông tưởng rằng là những đợt động kinh loại nhẹ thực ra chỉ là những trạng thái lóe sáng của thần thức, không có gì phải lo lắng cả. Dĩ nhiên là Tennyson đã vui mừng hơn bao giờ hết, giờ đây ông không còn phải sợ hãi việc lập gia đình, việc làm cha, cũng không còn sợ sẽ truyền bệnh cho con cái mình nữa. Tuy nhiên, những thói quen thâm căn cố đế ăn sâu một đời thì vẫn không dễ để thanh lọc. Biện pháp khả dĩ để thoát khỏi những sợ hãi cũ của ông về căn bệnh động kinh là ông viết những phần mới thêm vào ấn bản “The Princess”,  ở đó nhân vật nam chính là nạn nhân của những cơn bệnh kỳ quái di truyền từ gia đình, ban đầu anh ta hoảng sợ khi rơi vào cơn hôn mê, nhưng sau đó anh thoát khỏi bệnh tật khi bắt đầu yêu Công chúa Ida. Không chỉ riêng bài thơ đó, ba tác phẩm dài khác của Tennyson là “In Memoriam”, “Maud”, “Idylls of the King” (1859), tất cả đều giúp ông đối mặt và giải quyết ý nghĩa những cơn mê,  thứ ban đầu thật khủng khiếp nhưng hóa ra sau đó lại là đường dẫn đến giác quan thứ sáu, và từ đó, ông vui mừng hơn là khiếp sợ. Sau khi Tennyson mất, vợ con ông đã đốt đi những lá thư riêng tư nhất, những gì còn lại có rất ít chi tiết về những cơn mê và quá trình bình phục của ông, nhưng những bài thơ là những bằng chứng lặng im về việc hồi phục thể trạng và tinh thần nhanh chóng sau khi không còn sợ hãi gì căn bệnh động kinh nữa.
May mắn dường như tiếp tục mỉm cười với Tennyson. Vào đầu năm 1849, ông nhận được lời đề nghị hết sức nhiệt tình từ phía nhà xuất bản về việc thu thập và chỉnh sửa lại tất cả những khúc ai ca về Hallam, để uất bản chúng thành một bài hoàn chỉnh. Gần cuối năm, ông cũng nối lại mối quan hệ với Emily Sellwood, và vào đầu năm 1850, ông rất tự tin nói về việc kết hôn. Vào ngày 1 tháng bảy, “In Memoriam” được xuất bản, và không đầy hai tuần sau đó, ông và Emily kết hôn một cách giản dị yên ả tại nhà thờ Shiplake. Với người đã trải nhiều khốn khổ và bất hạnh như ông, hai việc ấy thôi đã là nhuwgx thành công và hạnh phúc lớn lao.
Bà Tennyson năm ấy ba mươi bảy tuổi, dáng người mảnh dẻ, nhưng mang trong mình một sự cương quyết sắt đá. Bà quán xuyến mọi việc cho chồng, giải thoát ông khỏi một loạt những chuyện vụn vặt tiểu tiết luôn khiến ông chán ngán. Thẩm mỹ của bà khá thông thường, bà có thể kiềm nén lại những chất vấn tôn giáo, tính bất tuân thản nhiên của ông, cũng như những hoa mỹ và thử nghiệm mới lạ trong thơ ông, nhưng bà cũng mang tới bầu không khí thanh bình yên lành mà nếu thiếu chúng, ông có thể không tiếp tục viết thêm được nữa. Có một số bằng chứng cho thấy Tennyson đã thường bực tức rằng việc kết hôn và làm cha đã khép lại khoảng thời gian lãng du tự do của ông, nhưng ông không hề tỏ ra hối tiếc vì lựa chọn của mình. Không phải là một hôn nhân dâng tràn mê đắm, nhưng đây thực sự là một mái ấm đầy tình cảm và dịu dàng. Ông bà sinh được ba người con trai, nhưng chỉ hai người, Hallam và Lionel, sống tới tuổi trưởng thành.
Sau tuần trăng mật kéo dài khoảng 4 tháng tại Lake District, Tennyson trở lại miền nam nước Anh và nhận ra rằng việc xuất bản “In Memoriam” đã làm ông trở thành, không nghi ngờ gì nữa, nhà thơ vĩ đại nhất còn đang sống. Tuy nó xuất hiện ẩn danh, nhưng quyền tác giả của ông là một điều bí mật mà ai cũng biết.
Bản trường thi (dài gần 3000 câu) được chia thành 131 phần, với cả phần đầu và phần kết, một kích cỡ thích đáng với nội dung nó bao hàm. Bài thơ nói đến những mất mát, nỗi sầu thương, những niềm an ủi, nó chạm tới hầu hết những vấn đề trọng yếu của tâm thức thời đại Victoria: tôn giáo, sự vĩnh hằng, địa chất, sự tiến hóa, vị trí của nghệ thuật trong đời sống lao động hằng ngày, mối quan hệ giữa trí thông minh và vô thức, giữa cá nhân với xã hội, giữa con người với tự nhiên… Bài thơ, từ một khúc ai ca riêng tư trong lòng Tennyson, đã lớn dậy thành tiếng lòng chung cho biết bao người. Cách dựng cấu trúc có phần bướng bỉnh, như câu nói nổi tiếng của T.S.Eliot’s, nó chỉ là “một sự hiệp nhất và liền mạch liên tục như một cuốn nhật ký”, thay vì phân định rõ ràng và chặt chẽ như một tuyên ngôn triết học. Đó là một bài thơ lạ lùng, bởi được viết một cách riêng tư và không liên tục trong nhiều năm, và thậm chí không hề được tác giả dự tính công bố. The vacillation in mood of the finished poem, however, is neither haphazard nor capricious, for it is put together to show the wild swoops between depression and elation that grief brings, the hesitant gropings toward philosophical justification of bereavement, the tentative little darts of conviction that may precede a settled belief in a beneficent world. Đó là điều hoàn toàn riêng tư, nhưng người ta cũng phải tin lời khẳng định vắn tắt của Tennyson: đó là một bài thơ, chứ không phải chỉ một ghi chép về sự u sầu thương tiếc Hallam, những xúc cảm của ông đã tạo cảm hứng cho bài thơ, nhưng làm thơ không chỉ là việc ghi chép chính xác chúng lại.
Với nhận thức độc giả thời Victoria (và cả các độc giả hiện đại), bài thơ là một sự giải khuây khi không muốn giải quyết những vấn đề đời sống thường nhật, và ngồi thưởng thức vẻ đẹp của nhiều mẩu thơ trong đó. Với những kẻ ngây thơ hơn, một nhóm khá lớn độc giả, đó là một tác phẩm thực có ích, như thể Kinh Thánh, được đọc cho vui, và dĩ nhiên nhóm người này không thể lý giải nổi sự nổi danh khó tin của bài thơ. Dù sao, những lần tái bản đi tái bản lại cũng làm Tennyson càng thêm nổi tiếng và có thềm tiền bạc.
Wordsworth, người đã trở thành “Poet Laureate” (Danh hiệu Nhà thơ của Hoàng gia) trong bảy năm, đã qua đời vào mùa xuân năm 1850. Vào lúc đó Tennyson vừa trở về từ tuần trăng mật, và có vẻ như nhiều ý kiến đoán trước rằng ông sẽ trở thành người kế nhiệm của Wordsworth. Tennyson biết rằng Phò mã, người sẽ đưa ra lời khuyên cho Nữ hoàng trong những việc thế này, là một người say mê thơ ông, và vào đêm trước khi nhận được lá thư đề nghị cho vị trí ấy, ông đã mơ rằng mình được hôn lên má, và ông đã đáp lại: “Very kind but very German.” Đầu năm sau, ông ra mắt với danh vị “Poet Laureate” và hôn lên tay Nữ hoàng. Ông mặc lên người bộ triều phục đi mượn, và nó quá chật, đó cũng chính là bộ triều phục Wordsworth đã mặc vào dịp ra mắt của ông ấy. Chiếc áo chật chội cũng tuwowngjt rưng cho sự chuyển giao thời kỳ giữa những nhà thơ lãng mạn với nhà thơ vĩ đại nhất thời kỳ Victoria.
Cuối tháng 11 năm 1853 Alfred và Emily Tennyson chuyển đến một căn nhà lớn ở nơi vắng vẻ vùng Farringford trên Isle of Wight, vùng sau đó đã gắn với tên của ông. Emily yêu thích miền xa xôi này, và thoải mái với việc giờ giấc của họ sẽ không còn bị chi phối bởi người khác, nhưng Alfred thi thoảng lại nhớ về London. Dù vậy, hầu hết thời gian, ông đi dạo bên vách đá vôi hướng ra biển, sáng tác những bài thơ, nhịp thơ dãi ra theo nhịp chân bước dạo nặng nề.
Đời sống cô lập khiến ông rất quan tâm đến Chiến tranh Crimea, ông đọc ngấu nhiến những trang báo để nhớ rằng mình còn liên hệ với thế giới bên ngoài. “The Charge of the Light Brigade” là một kết quả từ lòng nhiệt thành với chủ nghĩa anh hùng của ông trong cuộc chiến này, bài ra đời năm 1854. “Maud”, xuất bản một năm sau đó, kể về một người đàn ông làm lại cuộc đời hoài phí của mình bằng cách tình nguyện đến phục vụ ở Crimea. Mặc dù kết luận thế này nghe thì hơi sáo, nhưng bài thơ là thử nghiệm táo bạo của Tennyson, với việc kể chuyện vô cùng kịch tính với lời thơ úp mở, sự kiện ẩn kín, người đọc phải tự suy ngẫm và nhận ra câu chuyện bằng suy luận của mình. Bài thơ trữ tình từng câu không đều nhau, cả về nhịp điệu, độ dài lẫn phong cách. Người kể truyện trong bài là một chàng trai trẻ ẩn danh, cha của anh đã tự sát sau khi bị lừa dối bởi bạn làm ăn. Chàng trai đem lòng yêu Maud, con gái của người bạn tội lỗi kia, nhưng gia cảnh không môn đăng hộ đối, gần như chẳng có cơ hội nào để họ có thể cưới nhau. Khi bị anh trai nàng gây hấn, anh lập tức giết hắn trong một cuộc đấu. Sau khi Maud cũng qua đời, chàng trai trở nên mất trí, sau cùng anh ta cũng nhận ra anh cũng ích kỷ và độc ác chẳng khác gì cái xã hội mà anh đang sống, thứ mà anh luôn đổ rằng đã làm mình phải sống cuộc đời khốn khổ và bất hạnh. Trong nỗ lực cứu chuộc cho cuộc đời hoài mục của mình, anh đến Crimea, và phần cuối bài thơ bóng gió kể về một sự hy sinh.
Như mọi lần, Tennyson vẫn không mạnh nhất ở khoản kể chuyện, nhưng nội dung cường điệu ở phần cốt truyện cuối cùng cũng không ảnh hưởng nhiều nếu so với sự độc đáo đến gây sửng sốt trong nỗ lực của ông trong việc kéo dãn giới hạn của thể loại trữ tình để khiến chúng có thể kể chuyện và dựng kịch. Ông đã thể hiện tài năng của mình trong việc thể hiện cả những nội dung phê phán xã hội, quan điểm về những sự kiện ịch sử đương thời và cả những lạm bàn đạo đức vào lối thơ trữ tình. Phần nào đó cũng là câu trả lời cho những ai thường phàn nàn rằng thế giới nghệ thuật của ông quá khép kín và chỉ xoay quanh cuộc sống của riêng mình.
Tính chất thử nghiệm của “Maud” khiến nó trở thành một trong những bài thơ thú vị nhất của ông đối với giới phê bình hiện đại, nhưng với những người cùng thời, đó dường như không phải điều họ hy vọng từ tác giả của “In Memoriam”, họ không hiểu nó và dĩ nhiên chẳng thế yêu nó. Một thế hệ vốn không quen với việc tách biệt người kể chuyện và nhà thơ sẽ cảm thấy không thể tin nổi khi Tennyson trực tiếp tự bạch suy tư của mình, lược sử đời thật của mình ở vị trí trung tâm. Và kết quả là Tennyson lại nhận được những bài phê bình lăng mạ ác ý nhất kể từ sau năm 1832. Một nhà phê bình đã đi quá xa đến mức cho rằng “Maud” có thừa một nguyên âm trên tiêu đề, và không có gì thay đổi nếu nó được xóa đi. Những phản ứng có thể đoán trước từ Tennyson dĩ nhiên là bảo vệ bài thơ, tận dụng mỗi cơ hội để đọc nó lên, nhằm khẳng định rằng bài thơ cùng tác giả đã bị hiểu lầm đến dường nào. Và vì nó là những buổi diễn thuyết kéo dài từ hai đến ba giờ, vẻ đẹp của bài thơ được công nhận đến từ sự mệt mỏi của người nghe cũng nhiều ngang với đến từ trí tuệ và thẩm mỹ.
Kể từ khi công bố “Poems” năm 1842, Tennyson được coi như một con sư tử trong bàn tròn văn học, nhưng khi trở thành “Poet Laureate”, ông phải theo nhu cầu của Nữ hoàng, người ưa thích danh tiếng của ông hơn là tài năng thiên bẩm. Từ đó đến cuối đời Tennyson mắc kẹt giữa yêu cầu phải tâng bốc mà ông không thể chống cự với những kiến thức của ông mà họ ngưỡng mộ một cách lầm lẫn vô lối. Thật khó cho ông để từ chối những lời mời gọi, ông thấy mình bị thúc ép một cách vô thức khi phải chấp nhận cách cư xử thô lỗ của họ, để biểu thị tính độc lập của mình. Tình trạng sức khỏe không tốt không cho phép vợ ông lúc nào cũng luôn bên cạnh ông, và điều đó càng làm ông thêm bối rối. Tất cả làm nổi bật vẻ thiếu hấp dẫn của một người đàn ông rụt rè, người đang ở ngưỡng cực điểm của sự bất lực trong việc đối phó với các sự vụ xã hội xung quanh. Diều đó làm ông dường như ích kỷ, thô lỗ và cứng nhắc. Để làm ông bớt vẻ bực tức, những nữ chủ của ông thường xuyên lui tới với ông với những lời tâng bốc, nhưng điều đó chỉ làm ông thêm giận dữ. Điều buồn nhất trong cuộc đời Tennyson là khi ông càng nổi danh, ông càng mất đi khả năng duy trì mối quan hệ gần gũi thân thiết với người khác, và vì vậy, đến cuối đời, ông về cơ bản trở thành một ông già cô độc. Tất cả những sự duyên dáng bẩm sinh, óc hài hước, thông minh, và bao nhiêu sức sống vẫn còn đó, nhưng cần rất nhiều thấu hiểu và kiên nhẫn mới có thể khơi mở.
“Idylls of the King” được xuất bản năm 1859, gồm chỉ 4 trong số 12 bài thơ điền trang (“Enid”, “Vivien”, “Elaine” và “Guinevere”). Chủ đề về vua Arthur ở Camelot đã ám ảnh Tennyson từ thời niên thiếu, và qua nhiều năm đã trở thành một nơi ông trút những xúc cảm sâu lắng của mình về sự báng bổ những nghi lễ và của những quan niệm Anh cổ xưa bằng sự băng hoại mục rữa dần dần của nền đạo đức được chấp nhận hiện tại. Sự tan rã của Hộ Bàn Tròn với ông tượng trưng cho sự tàn vong của nước Anh với lịch sử mười chín thể kỷ. Không phải ngẫu nhiên mà cả khúc thơ rât dài phần đầu tiên lại là “Morte d’Arthur”, đoạn về sau trở thành – với một ít bổ sung nhỏ – phần cuối cùng kết lại chu kỳ hoàn chỉnh. Bài được viết vào khoảng thời gian xảy ra cái chết của Hallam, người mà đối với Tennyson như là “người lý tưởng tiệm cận con người thật” như khi ông viết về vua Arthur. Rõ ràng tính cách của Hallam và nỗi buồn đau của Tennyson về cái chết của cậu ta đã phủ màu lên toàn bộ bài thơ.
Cũng giống như “The Princess”, “In Memoriam” và “Maud”, những bài thơ điền trang (idyll) là một tập hợp đoạn thơ sáng tác trong thời gian dài, trong trường hợp này tổng thời gian phải lên đến cả nửa thế kỷ, hoàn thành vào năm 1874 và ra mắt công chúng vào năm 1885. Đây rõ ràng là tác phẩm giàu tham vọng nhất của Tennyson, nhưng không phải tất cả các nhà phê bình đều đồng tình rằng thành công của bài thơ là tương xứng với kỳ vọng ban đầu.
Với độc giả hiện đại, những người từ lâu đã quen với những huyền thoại về Arthur qua kịch nghệ, âm nhạc, phim ảnh và sách báo, thật khó để nhận ra rằng những câu chuyện ấy vốn không hề phổ biến khi Tennyson viết về nó. Ông đã chuẩn bị hết sức kỹ lưỡng và chăm chỉ, đọc hầu hết mọi nguồn có thể, đi đến xứ Wales và miền Tây nước Anh để nhìn những cảnh thực đã từng gắn bó với Arthur, thậm chí học ngôn ngữ cổ của xứ Wales để đọc những tài liệu nguyên bản. “Chẳng có một đề tài nào trên thế giới này rộng đến chừng ấy”, ông viết rằng tâm thế ông phải sẵn sàng để tương xứng với tính chất cao quý và vĩ đại của đề tài ông theo đuổi, và điều đó cũng lý giải tại sao ông viết tác phẩm ấy trong suốt nhiều năm.
Mặc dù Tennyson luôn coi những bài thơ điền trang như những chuyện ngụ ngôn (ông dùng từ “parabolic”), ông không chấp nhận chuyện đồng nhất theo nghĩa đen những tình tiết, nhân vật và tình huống trong bài thơ với những gì chúng tượng trưng, ngoại trừ việc nói chung rằng vua Arthur được ông coi như một linh hồn và sự tan rã của triều đình cùng Hội Bàn Tròn ám chỉ tác động phá hoại của dục vọng.
Trong toàn bộ thời gian sáng tác những bài thơ điền trang, Tennyson liên tục tinh chỉnh lại cấu trúc của chúng – bằng cách đóng khung những hành động chính yếu lại giữasự xuất hiện và cái chết của Arthur, bằng phép trùng điệp, bằng cách đặt những biến cố của cốt truyện theo trình tự bốn mùa trong năm, bằng cách dựng những màn tương đồng hay đối xứng lẫn nhau, hay bằng cách cố gắng hiệp nhất toàn bộ tác phẩm lại như một bản giao hưởng. Quãng thời gian làm việc nghiêm túc và lâu dài là vậy, kết quả cũng rất thành công, mặc dù thành công nhờ việc biểu diễn hơn là qua trải nghiệm đọc.
Vẫn như mọi khi hình tượng trong bài thơ là tuyệt vời. Bài thơ không thành công ở phần nhân vật và đối thoại, vì hơi cứng nhắc và mang nhiều vẻ của thời Victoria hơn thời Arthur. Ngay cả Arthur, được coi như nhân vật anh hùng chính yếu trong tác phẩm, đôi khi có vẻ chỉ mềm yếu vì cái chết của vợ mình và sự suy tàn của triều đình thay vì tha thứ một cách hào hiệp. Những bài riêng lẻ như “The Last Tournament” và “Gareth and Lynette” có hiệu quả như những câu chuyện kể, nhưng điểm yếu cốt tử là thiếu đi những chuyển động để tác phẩm trở thành một tổng thể.
Các nhà phê bình chia làm hai phe, bên thì cho rằng nó xứng đáng đứng chung với Malory, bên còn lại thấy nó sống động hơn cả một vở kịch, với lớp y phục thất bại trong việc ngụy trang thời đại của Tennyson. Giới phê bình vẫn duy trì sự khác biệt trong quan điểm của mình đến ngày nay, mặc dù thực ra vấn đề trở nên nghiêm trọng vào những năm 1980 hơn là vào thời ông sống. Quan điểm nào là đúng đắn đến giờ vẫn chưa thể phán đoán hoặc phân định.
Bất chấp những đánh giá bất lợi và sự dè dặt của nhiều bạn thơ, số lượng bán ra của “Idylls of the King” vào năm 1859 đủ để làm nức lòng bất cứ nhà thơ nào: 40000 bản đã được in lần đầu và chỉ trong 1 hay 2 tuần hơn một phần tư đã được bán sạch. Đó là con số được lấy làm mốc so sánh cho mọi tác phẩm thành công trong nhwungx thập niên sau đó.
Sự qua đời của Hoàng tử Albert, một người say mê thơ ông, vào năm 1861, đã gợi ý cho ông viết một lời đề tặng trong quyển “Idylls of the King” để tưởng nhớ ông ấy. Người Hoàng tử đã bắt đầu đọc và yêu mến thơ ca của Tennyson từ năm 1847, người ta tin rằng ông đã cố liên lạc với Tennyson khi còn bệnh tật. Ông cũng đã viết thư xin Tennyson ký vào quyển “Idylls of the King” của mình, ông còn đến thăm không báo trước từ Osborne, nơi ở Hoàng gia tại Isle of Wight, và gọi mời Tennyson ở Farringford. Mặc dù mối quan hệ quen biết chỉ ngắn ngủi và còn mang tính nghi thức, Tennyson rất cảm động về lòng tốt và tính thân thiện của Hoàng tử, và ông cũng dành nhiều sự khâm phục cho cách Albert xử lý dù cách biệt thứ bậc trong kết giao.
Bốn tháng sau khi Albert mất, Nữ hoàng mời Tennyson đến Osborn cho một cuộc gặp mặt bất thường. Tennyson đến với lòng e sợ mình có thể phạm phải lỗi trong nghi lễ xã giao, nhưng chính vẻ rụt rè của ông lại khiến cho cuộc gặp gỡ thành công lớn. Đó là lần đầu tiên trong rất nhiều dịp ông sẽ còn gặp Nữ hoàng sau này, và cảm tình chân thật đã nảy sinh từ cả hai phía. Nữ hoàng đối xử với Tennyson thân mật hơn nhiều so với nghi thức thông thường, và mối quan hệ giữa hai người trở nên riêng tư hơn bao giờ hết. Bà có một tình yêu ngây thơ thuần khiết cho thi ca, và ông cũng dành lòng tôn kính sâu sắc cho ngôi vị, trên tất cả, họ đều là những con người đơn giản và khiêm nhường phải đứng trên những địa vị cứng nhắc và tỏ ra ngạo mạn, gặp nhau mỗi người liền nhận ra lòng đơn giản chân thật ở đối phương. Gần như chắc chắn là có tình yêu của Nữ hoàng đằng sau lời đề nghị chưa từng thấy về việc phong Nam tước tới 4 lần bắt đầu từ năm 1865, nhưng Tennyson mỗi lần đều từ chối và xin nếu được hãy trao cho Hallam, người con cả của mình, sau khi ông mất.
Ông cũng nổi tiếng phi thường và được công nhận theo nhiều cách khác. Ông được nhận học vị tiến sĩ tại trường đại học Oxford và trường Edinburgh, trường Cambridge cũng ba lần mời ông chấp nhận bằng danh dự, nhưng ông đã khiêm nhường từ chối. Nhứng người vĩ đại nhất giành nhau được gặp gỡ chuyện trò cùng ông. Thomas Carlyle và vợ mình đã trở thành bạn tốt của Tennyson từ những năm 1840, và Tennyson thường tự do ghé thăm họ mà không cần báo trước. Ông cũng gặp Robert Browning cùng thời gian ông quen Carlyle, và dù hai thi sĩ lớn nhất của thời Victoria luôn có sự dè dặt với tác phẩm của nhau, họ vẫn hào hiệp thừa nhận tài năng thiên bẩm của nhau. Browning, như hầu hết bạn bè Tennyson quen ở tuổi trưởng thành, không thể trở thành người tri kỷ, nhưng họ vẫn luôn giành cho nhau một sự tôn trọng đặc biệt. Tennyson tỏ ra thờ ơ đáp lại tấm thịnh tình kết bạn của Charles Dickens, thậm chí ngay cả khi ông đứng ra làm cha đỡ đầu cho một đứa con của Dickens. Sự dè dặt của ông có thể bắt nguồn từ sự tương đồng về nét mặt giữa họ khiến nhiều người lầm lẫn, đặc biệt là ở những bức ảnh hoặc chân dung, điều này chạm đến lòng tự trọng của Tennyson.
Tennyson duy trì mối quan hệ gắn bó miễn cưỡng với William Gladstone trong gần 60 năm. Đã thành một thông lệ ở xã hội London là nếu bữa tối mời được một trong hai người thì bắt buộc phải mời người còn lại. Tuy nhiên sự thật là học chưa bao giờ thoải mái với nhau, dù làm việc chăm chỉ và rất lịch sự với nhau, bực dọc giữa họ bùng lên thành sự khó chịu với người khác. Có thể một số khó khăn đến từ tình bạn của họ với Hallam khi họ còn trẻ: Gladstone từng là người bạn thân nhất cả Hallam và cảm thấy bị bỏ rơi sau khi Hallam gặp Tennyson. Đến tận cuối đời ngài thủ tướng và người thi nhân vẫn ngầm ganh tị nhau về tình cảm của Hallam nhiều năm về trước. Cảm xúc đó ảnh hưởng đến những đánh giá của Gladstone về thơ Tennyson, và cũng chẳng có gì làm Tennyson tin tưởng Gladstone với vị thế một chính trị gia. Mối quan hệ không thể phản ánh toàn bộ con người họ.
Dường như ông cảm thấy vị trí của mình như một “Poet Laureate” hay một nhà thơ quan trọng và nổi tiếng nhất trong thế giới nói tiếng Anh vẫn còn chưa đủ, Tennyson cố sức mở rộng sức hấp dẫn của mình bằng cách nói trực tiếp với người dân thường trên cả nước về những cảm xúc chính và tình cảm ông muốn chia sẻ cùng họ. Kết quả tức thời cho mong ước trở thành “thi sĩ của nhân dân” là tập thơ ra đời năm 1864 lấy tên “Enoch Arden” và nó cũng có một truyện thơ dài là “Aylmer’s Field”. Ở đó tràn đầy thứ ngôn ngữ và hình tượng diễm lệ mà không một nhà thơ thời Victoria nào khác có thể hy vọng viết ra nổi, nhưng tính truyền cảm lại hơi quá dễ dãi. Tập này cũng gồm theo một số bản dịch thử nghiệm và những phát kiến về vần luật, cùng với bài trữ tình tuyệt vời như “In the Valley of Cauteretz”, bài được viết 31 năm sau kỉ niệm cùng Hallam dạo bước giữa vùng nông thôn tươi đẹp, và cả bài “Tithonus”. Rõ ràng rằng Tennyson vẫn là một nhà thơ vĩ đại, nhưng tham vọng vượt khỏi ranh giới thơ trữ tình đã làm ông mất ý thức về giới hạn của mình. Hy vọng trở thành “nhà thơ của tất cả mọi người” được hiện thực hóa thành công, tập này có số lượng bán ra lớn nhất trong suốt cuộc đời ông. Hơn 4 vạn bản đã được bán sạch ngay sau khi xuất bản, và ngay trong năm đầu tiên đã mang về cho ông đến 8000 bảng, số tiền ngang bằng với thu nhập của những người giàu nhất nước Anh thời điểm đó.
Nổi tiếng và được đại chúng yêu mến cũng đem lại nhiều điều bất lợi, và Tennyson bắt đầu nhận ra điều này khi ông bị bám theo bởi đám đông người mến mộ trên đường phố London. Ở Farringford, ông phàn nàn rằng mình không có đủ không gian riêng tư khi bên ngoài bức tường luôn đầy ắp khách du lịch nghển cổ nhìn hay thậm chí thi thoảng còn nhìn soi vào trong nhà khi họ ăn tối. Vào năm 1867, ông xây dựng một ngôi nhà thứ hai, Aldworth, trên dốc phía nam Blackdown, một ngọn đồi cao gần Haslemere, nơi đó căn nhà không bị nhìn thấy trừ khi đứng cách xa hàng dặm. Điều kỳ lạ là căn nhà như một bản thu nhỏ của Bayons Manor, căn nhà giả lâu đài của người chú Charles Tennyson d’Eyncourt đã xây ở Lincolnshire mà Tennyson vốn rất ghét. Với những bạn đồng nghiệp, không nhất thiết phải dựng một ngôi nhà thứ hai với chút khoe khoang, giờ đây nó dường như tượng trưng cho sự nghiêm túc của Tennyson trong việc nhìn nhận vị trí của mình trước Hoàng gia Anh, thứ mà thực ra chẳng phải điểm hấp dẫn nhất ở ông. Phần đời còn lại ông chia đều cho cả hai nơi, Farringford và Aldworth, cũng như ông chia công việc thành việc viết lách riêng tư thể loại trữ tình mà ông vô cùng xuát sắc, và việc viết phục vụ cũng như đối thoại cùng độc giả và công chúng trong nước.
Giữa những năm 1874 – 1882, Tennyson tiếp tục nỗ lực nới rộng biên giới thi ca của mình. Là nhà thơ hàng đầu nước Anh, ông được đưa ra so sánh với Shakespeare, và ông cũng xác quyết sẽ viết thể loại mà bậc tiền bối vĩ đại trên đã làm. Ở tuổi 65 ông bắt đầu viết vở kịch đầu tiên nối tiếp một vở kịch lịch sử của Shakespeare. “Queen Mary” (1875) ra mắt năm 1876 với Henry Irving, diễn viên lỗi lạc nhất trên sân khấu nước Anh, diễn vai chính. Cần thiết phải chia tách bản gốc dài lê thê ra thành vở kịch nhỏ, để có thể chiếu trong một tuổi tối. Tuy nhiên kết quả cũng không khấm khá gì hơn. Mặc dù ban đầu rất tò mò về vở kịch đầu tiên của Tennyson, lượng khán giả cứ ít dần, và sau hai mươi ba buổi biểu diễn, vở kịch ngừng hẳn. Nhưng dù sao kết quả đó vẫn đáng khích lệ hơn tình trạng ngày nay.
Vở kịch tiếp theo của ông, “Harold” (1876), là về một nhà vua nuwocs Anh cùng tên. Vở kịch thất bại trong việc tìm nhà sản xuất cho đến tận khi Tennyson mất, dù ông đã tính toán chu toàn rằng vở này ít nhất sẽ không như vở trước. “Becket” (1884), hoàn thành năm 1879, là một nghiên cứu về những tổng giám mục tử vì đạo ở Canterbury. Tennyson tìm thấy nhiều cảm hứng với đề tài này đến nỗi ông viết dài hơn cả vở Hamlet. “Becket”, không có gì đáng ngạc nhiên, đến năm 1893 mới được ra mắt, đó là khi Tennyson đã mất. Tiếp nối “Becket” là chuỗi “The Falcon” và “The Cup” (ra mắt cùng nhau năm 1884), “The Foresters” (1892), và “The Promise of May” (xuất bản trong “Locksley Hall Sixty Years After,Etc.” vào năm 1886), tất cả đều bỏ nổ lực đi theo Shakespeare. Trên sân khấu chỉ riêng “The Cup” là có chút thành công, mà một phần là do phông màn trang phục xa hoa và phần diễn suất của Irving và Ellen Terry. Sau thất bại của “The Promise of May” (một vở kịch mê-lô mộc mạc tầm thường tính thêm vào sự nghiệp của Tennyson), ông cuối cùng cũng chấp nhận sự thật rằng ông đã hoài phí gần mười năm của đời mình với những thử nghiệm hâu fnhuw sai hỏng. Giờ đây thậm chí sẽ không còn ai đọc lại những vở kịch thành công nhất trong số đó, “Queen Mary” và “Becket”, nếu họ không biết đó là của Tennyson. Chúng phản bội lại sự thật rằng ông không sâu sắc trong việc thấu hiểu tính cách người khác, hoặc viết hội thoại không sống động như thật. Ngay cả những ý tưởng ẩn dụ cũng không thể cứu vãn nỗ lực táo bạo đáng ngưỡng mộ nhưng hoàn toàn thất bại này của Tennyson trong việc thử sức ở một lĩnh vực vốn dành cho người khác.
Đỉnh cao việc ghi nhận thành tựu của Tennyson từ công chúng đến vào năm 1883 khi Gladstone đề nghị phong ông vào hàng quý tộc. Sau vài ngày xem xét ông đã chấp thuận. Đáng ngạc nhiên. suy nghĩ đầu tiên của ông là muốn đổi tên thành Baron Tennyson d’Eyncourt, như một sự đáp lại cho tham vọng người chú mình, nhưng sau đó ông chỉ đổi thành Baron Tennyson of Aldworth and Freshwater. Vì phong tước khi đã 65 tuổi, ông không tham gia nhiều vào hoạt động của Thượng Viện, nhưng việc trở thành quý tộc một cách chính đáng của ông rất dduwwocj đón nhận. Đó là lần đầu tiên trong lịch sử, người ta được phong tước cho cống hiến về thi ca. Tennyson xác nhận rằng mình nhận tước thay mặt cho cả nền văn học chứ không phải chỉ riêng một vị trí cá nhân.
Phần đời còn lại của ông trọn trong tình yêu nồng ấm của công chúng, họ kính ngưỡng ông như một người lỗi lạc đang ở tuổi cổ lai hy. Ông tiếp tục làm thơ cần mẫn như khi còn trẻ, và dù thơ ông không còn vị khỏe khoắn của tuổi tráng niên, thỉnh thoảng vẫn có những kiệt tác. Ông luôn cảm thấy một nỗi niềm như ông tả là “niềm đam mê dành cho quá khứ”, sự nuối tiếc cho những tháng ngày đã qua, kể cả những buổi ban sơ của lịch sử lẫn những quá khứ vừa mới bước qua trong cuộc đời ông. Chan chứa trong thơ ông là những luyến tiếc và cả bi thương từ tận đáy trái tim, Nhiều trong số những bài thơ hay nhất ông làm khi đã già là viết ra ký ức về những người bạn đã qua đời, bỏ lại ông mỗi ngày càng thêm cô độc.
Trong tất cả nguyên nhân dẫn đến cái chết của ông, điều thảm khốc nhất là cơn sốt rét rừng của đứa con trai út, Lionel, người đã ngã bệnh tại Ấn Độ và được chuyển bằng tàu tới Anh. Lionel mất ở Biển Đỏ, và thi hài được thả trôi theo những đợt sóng biển “Bên dưới vầng trăng lạnh Ả Rập/Và những vì sao xa lạ”. Phải mất hai năm Tennyson mới thanh thản trở lại để viết ra những câu đó trong bản điếu văn tuyệt vời “To the Marquis of Dufferin and Ava”. Đó là bài gửi cho chủ nhà của Lionel tại Ấn Độ. Bài thơ ra đời trong nỗi ám ảnh khôn nguôi, y như khi viết khúc “In Memoriam” khi còn trẻ để tưởng nhớ cái chết của người bạn thân yêu, Arthur Hallam. Ông cũng viết những khúc ai ca cho Charles, cho FitzGerald và nhiều người khác, tình cảm ông dành cho họ vẫn thật nồng ấm, dẫu cho không mấy khi ông thể hiển ra ngoài.
Mất đi Lionel là đỉnh điểm của cảm giác mất mát trong lòng Tennyson, từ thời điểm đó đến khi mất, ông trở nên ngày một rắc rối với cuộc tìm kiếm bằng chứng của sự bất tử, thậm chí có một số thử nghiệm tâm linh. Thơ ông trong giai đoạn này hòa giữa lòng tuyệt vọng trong cuộc tìm kiếm, đôi lúc chất vấn, đôi khi khẳng định giáo lý và không giấu diếm sự sợ hãi của mình. Tuy nhiên, vẫn có những khoảnh khắc thanh thản, được phản ánh trong bài thơ đẹp “Demeter and Persephone”, ở đó ông dùng những thần thoại cổ điển như những sứ giả rao truyền chân lý của Thiên Chúa giáo. Và tất nhiên phải kể đến “Crossing the Bar”, viết trong vài phút khi ông đi thuyền băng qua dải nước hẹp tách Isle of Wight khỏi đất liền. Theo như yêu cầu của ông, ít lời nguyện cầu trang nghiêm với đức tin đơn giản ấy được đặt trang trọng ở cuối tập thơ của ông.
Tennyson tiếp tục làm thơ trong suốt hai năm cuối cùng của cuộc đời mình. Khi ông không còn đủ sức để ghi lại, vợ hoặc con giúp ông chép thơ. Khi có một ngày tốt lành, ông vẫn có thể đi dạo đường dài hoặc thậm chí mạo hiểm thăm London. Một năm trước khi mất ông viết một bài thơ đơn giản mà tinh tế “June Heather and Bracken”, như một sự bộc lộ tình yêu với người vợ tận tâm, và ông dành tặng cho bà tập thơ cuối cùng, dù nó chỉ được xuất bản hai tuần sau khi ông mất. Bạn bè ông nhận ra rằng ông hiền lành lịch lãm hơn trước, và ông thực hiện những sự đền bù kín đáo vơi một số người mà ông đã làm bực mình với vẻ cộc cằn thiếu suy nghĩ của mình.
Ngày 6 tháng Mười năm 1892, một giờ sau nửa đêm, Tennyson qua đời tại Aldwworth với trăng treo bên cửa sổ nhìn ra Sussex Weald, ngón tay nắm hờ một quyển của Shakespeare để mở, với toàn thể gia đình quanh giường bệnh. Một tuần sau ông được an táng tại góc thi nhân của tu viện Westminster, gần mộ  của Browning và Chaucer. Với hầu hết người Anh, dường như một thời đại trong thi ca đã thực sự khép lại, cũng như vậy khi một thập kỷ sau, khi Nữ hoàng Victoria qua đời.
Một trong những lời tổng kết điềm đạm nhất về ý nghĩa của ông đối với lớp người đương thời đã được tạo ra bởi Edmund Gosse nhân dịp sinh nhật lần thứ 80 của Tennyson: “Ông uyên bác và rất thông minh, nhưng thông minh và uyên bác thì cũng có nhiều, đó chẳng phải điều làm ông vĩ đại. Ông không đứng đầu một cuộc sửa đổi giá trị đạo đức hay mở đầu một cuộc cách mạng về quan điểm, ông không chỉ ra hướng tiếp cận những vùng chưa khai phá của tâm trí, ông chưa bao giờ kiễng lên để mô tả một thể giới hoàn toàn mới mà những người xung quanh ông chưa đủ cao để khám phá. Trong tất cả những điều trên, ông nhanh chóng nắm lấy và sẵn sàng theo đuổi, nhưng chưa bao giờ là người tiên phong. Vậy sự vĩ đại ông đến nhờ đâu? Chỉ nhờ những tác phẩm đạt đến độ hoàn hảo. Ông đã viết những kiệt tác và duy trì nội lực của mình hơn nhiều bạn viết cùng thời. Ông đã mở rộng nguồn tài năng thiên bẩm của mình, nới rộng và đào sâu khả năng biểu hiện của Anh ngữ, đến tận khi nó trở thành như một nhạc cụ, ông có thể chơi những giai điệu tuyệt vời và hoàn mỹ hơn bất kỳ ai.”
Nhưng sự hoàn mỹ này khó có thể chấp nhận với những ai thấy bực bội với thơ ca, và cho rằng nó phải phục vụ cho mục đích gì vị lợi hơn nữa. Như hầu hết mọi thứ thời Victoria, danh tiếng của Tennyson bị lu mờ vào những năm đầu thế kỷ. Trong trường hợp của ông, tình hình tệ hơn so với bất kỳ gì khác, bởi ông từng là biểu tượng của cả thế hệ mình, có một thời gian tên tuổi ông gần như chỉ một trò đùa. Sau hai cuộc chiến tranh thế giới, người ta đặt lại chất vấn về hầu hết những giá trị xã hội mà ông đã miễn cưỡng ủng hộ, độc giả lại càng đánh giá cao ông trong việc tách mình khỏi thời cuộc khi đó. Giờ đây người ta một lần nữa có thể chiêm ngưỡng mà không cần đặt chỗ một trong những tài năng vĩ đại nhất về thơ trữ tình trong văn học Anh, dù cho thật khó để ông có thể đứng cạnh Shakespeare thêm lẫn nữa.
Khi những bài thơ xuất sắc nhất của ông tách ra khỏi những tác phẩm nửa vời khác mà bất kì ai cũng có thể viết ra, Tennyson có thể được nhìn nhận là một trong năm hay sáu nhà thơ vĩ đại nhất trong giới viết tiếng Anh, ít nhất là ngang hàng cùng Wordsworth hay Keats, và đứng trên bất kì thi sĩ thời Victoria nào khác. Đó cũng chính xác là điều những người cùng thời nghĩ về ông.
Link bài gốc: https://www.poetryfoundation.org/poems-and-poets/poets/detail/alfred-tennyson
Người dịch: Minh Hùng

Lãng mạn U ám (Dark Romanticism): Ám ảnh về góc khuất trong thế giới tinh thần với xúc cảm rùng rợn, hung cuồng và tuyệt vọng

Đối nghịch với khuôn vàng thước ngọc của Chủ nghĩa cổ điển phương Tây, Chủ nghĩa lãng mạn tìm đến những cảm thức phóng cuồng và biểu tượng dị giáo để biểu thị cho tinh thần của mình. Điều này, tôi đã viết trong bài Chủ nghĩa lãng mạn: Từ cảm hứng giải phóng cá nhân đến cái lồng mới của nhân loại - Book Hunter. Nhưng không dừng ở đấy, các tác giả lãng mạn đi xa hơn vào những góc khuất của tâm

William Blake – nhà thơ đi ngược lại phong trào Khai Sáng

William Blake sinh ngày 28/11/1757 tại Luân Đôn. Hai trong số sáu anh chị em của ông đã chết từ khi còn nhỏ. Từ thời thơ ấu của mình, William Blake đã luôn nói ra những điều bị người khác cho là hoang tưởng: Năm 4 tuổi, Blake nhìn thấy Chúa “gục đầu vào cửa sổ”; khoảng 9 tuổi, trong khi đi bộ qua vùng nông thôn, ông nhìn thấy một các cây đầy những thiên thần. Cha mẹ ông lúc bấy giờ đã rất

Yến Nhi

02/11/2016

Hà Thủy Nguyên phỏng vấn giáo sư E. SAN JUAN, Jr: Ý thức chính trị và nguyên tắc tự do trong văn chương Oscar Wilde

E. SAN JUAN, Jr. là nhà phê bình văn học và văn hóa thế giới, là giáo sư danh dự về Tiếng Anh, Văn học so sánh (Comparative Literature) và Nghiên cứu Dân tộc học. Ông nhận bằng từ Trường đại học Philippines và Đại học Harvard. Ông là trưởng khoa Văn hóa so sánh Hoa Kỳ, Đại học Washington, và hiện là thành viên của Trung tâm Hary Ransom, thuộc Đại học Texas. San Juan trước đây là nghiên cứu sinh ở Viện W.E.B.

TINH THẦN TỰ DO TRONG VĂN CHƯƠNG VÀ TRIẾT HỌC ANH

Nước Anh, với vị trí địa lý tương đối biệt lập cùng nền văn hóa tạo nên bởi nhiều thế hệ quý tộc và hiệp sĩ, cũng là vùng đất lành nuôi dưỡng tinh thần tự do. Có thể nhìn nhận tinh thần tự do ấy qua hai xu hướng chính: xu hướng tự do chính trị và xu hướng tự do tinh thần. Tự do chính trị là xu hướng nhấn mạnh đến quyền cá nhân trong xã hội, những người ủng hộ xu

Minh Hùng

05/05/2018

“Lửa Thiêng” của Huy Cận – “Mang mang thiên cổ sầu”

"Một chiếc linh hồn nhỏ Mang mang thiên cổ sầu Những nàng tiên dần chết Mơ mộng thuở xưa đâu" (Trích "Ê chề" - Huy Cận) "Mang mang thiên cổ sầu" là cảm hứng xuyên suốt trong tập thơ "Lửa thiêng" của Huy Cận. Không dục tính, không điên rồ đập phá, chỉ một cảm giác mênh mang không thể diễn tả. Một nỗi buồn phảng phất từ ngàn xưa trong tiền kiếp xa xôi. Mặc dù Đinh Hùng nhắc đến tiền kiếp rất nhiều,