Home Chuyên đề tháng Chân dung Harun al Rashid – Vị vua Hồi giáo vĩ đại không giống trong “Nghìn Lẻ Một Đêm”

Chân dung Harun al Rashid – Vị vua Hồi giáo vĩ đại không giống trong “Nghìn Lẻ Một Đêm”

Tô Lông

08/01/2017

Đó là lúc nền văn minh Islam mở cửa để tiếp nhận những ý tưởng mới từ phương Đông và phương Tây. Những người Hồi giáo mạnh dạn đã tiếp nhận những ý tưởng này và cải biến chúng thành những hệ hình Islam. Từ đây, nghệ thuật, kiến trúc, thiên văn học, hóa học, y học, toán học, âm nhạc, triết học và Luân lý học của người Islam đã ra đời. Qủa nhiên quá trình của Fiqh (luật học Islam) được thực thi để giải quyết vấn đề xã hội đã chịu ảnh hưởng sâu sắc của hoàn cảnh lịch sử lúc bấy giờ.

Harun al Rashid là con trai của al Mansur và là vị vua thứ 4 của vương triều Abbasid. Thừa kế ngôi vàng khi mới 20 tuổi vào năm 786, ông ngay lập tức phải đối mặt với nội loạn trong nước và xâm tăng từ bên ngoài. Những cuộc nổi dậy địa phương ở Châu Phi đã bị đàn áp, những cuộc nổi dậy của các bộ lạc từ Qais và Quzhaa ở Ai Cập đã bị phong tỏa, và những cuộc nổi dậy tôn giáo ở Alavis cũng được kiểm soát.  Trong suốt 23 năm ông cai trị một đế chế thống nhất trải rộng từ biên giới Trung Quốc, Ấn Độ và Byzantium cho đến khu vực Địa Trung Hải, xuyên ra cả Đại Tây Dương. Tại đây, dân cư, vật chất và ý tưởng có thể lan rộng tự do mà không bị cản trở bởi chia cắt địa lý. Dù sao, Harun vẫn được nhớ đến không phải vì thiết lập đế chế của mình mà vì xây dựng một nền móng vững chắc của một nền văn minh huy hoàng.
Đó là kỷ nguyên vàng của Islam. Không phải là sự giàu có hoang đường được mô tả trong những câu chuyện Nghìn lẻ một đêm, mà thời đại ấy được gọi là Kỷ nguyên vàng, mà là bởi tầm vóc của những ý tưởng và các di sản để lại cho kho tàng tri thức nhân loại. Khi đế chế phát triển, dường như nó có một sự giao hòa với các ý tưởng của những đền văn minh Hy Lạp , Ấn Độ, Hoả giáo, Phật giáo và Hindu giáo cổ đại. Qúa trình dịch thuật và nhận thức các ý tưởng toàn cầu đã được thực hiện rất hiệu quả từ thời vua al Mansur. Nhưng nó chỉ thật sự bùng nổ ở thời đại của Harun và Mamun.
Harun thành lập một ngôi trường chuyên về dịch thuật là Bait ul Hikmah (Ngôi nhà tri thức) và mời rất nhiều các học giả tham gia. Ban điều hành của ngôi trường là những người có khả năng kiệt xuất, được gọi là Bermecides. Hội đồng hoàng gia gồm những chuyên gia về luật, nhà thơ, nhạc sĩ, các nhà logic, toán học, nhà văn, nhà khoa học, người làm văn hóa, các nhà nghiên cứu Luật học… Ibn Hayyan (815) đã phát minh ra ngành hóa học, cũng làm việc tại hội đồng hoàng gia của Harun.  Các học giả có trách nhiệm phải dịch cả Hồi giáo, Công giáo, Do Thái giáo, Hỏa giáo và Hindu giáo. Các dịch giả đến từ Hy Lạp thì dịch các tác phẩm của Aristotle, Plato, Galen, Hippocratis, Archimedes, Euclid, Ptolemy, Demosthenes and Pythagoras. Phái đoàn từ Ấn Độ thì dịch Siddanta của Bramagupta, Số học Ấn Độ, khái niệm về số 0 và Y học Ayurvedic. Từ Trung Quốc sẽ là ngành giả kim, công nghệ làm giấy, lụa và chai lọ. Những người Hỏa giáo mang đến những chuẩn mực về quản trị, nông nghiệp và thủy lợi. Người Hồi giáo học tập từ những nền văn minh này và mang đến cho thế giới đại số, hóa học, xã hội học và khái niệm về vô cực.
Điều mang lại cho Hồi giáo sự tự tin đối mặt với những nền văn minh khác, đó chính là đức tin. Với đức tin xác tín, bắt rễ từ mặc khải, người Hồi giáo đối mặt với các nền văn minh khác, hấp thụ những gì họ thấy có giá trị và chuyển đổi chúng để phù hợp với niềm tin của họ. Kinh Qur’an thúc đẩy con người học hỏi từ tự nhiên, để rút ra các quy luật trong đó, để hình thành tri thức cho bản thân. “Chúng ta sẽ cho họ thấy những Tín hiệu ở đường chân trời và bên trong linh hồn họ cho đến khi Sự Thật được khải lộ” (Qur’ran, 41:53)
Trong suốt thời kỳ này, chúng ta chứng kiện sự trỗi dậy của  nguyên mẫu Islam cổ điển, có tên Hakim (có nghĩa là, con người thông thái). Tại Islam, một nhà khoa học không phải một chuyên gia quan sát tự nhiên từ bên ngoài, mà một con người thông thái sẽ quan sát tự nhiên từ bên trong và tích hợp kiến thức của anh ta với bản thể. Sự tìm kiếm của Hakim không chỉ dừng ở kiến thức ứng dụng mà còn là sự nhận thức về sự hòa hợp toàn thể đã thấm nhuần trong sự sáng tạo và sự tương giao biểu lộ sự thông thái của Chúa.
Những gì Harun đã bắt đầu, con trai ông là Mamun tìm cách hoàn thành. Mamun là một học giả đúng nghĩa, chuyên nghiên cứu về Y học, luật Fiqh, logic và là một Hafiz của Qur’an. Ông đã gửi nhiều phái đoàn đến Constantinople và Hoàng gia Ấn Độ hay các ông hoàng Trung Quốc, đề nghị họ gửi tới các cuốn sách kinh điển và các học giả. Ông khuyến khích các dịch giả và trao cho họ các phần thưởng xứng đáng. Có lẽ, câu chuyện về thời kỳ này đã được kể lại bởi rất nhiều người vĩ đại. Triết gia đầu tiên của Islam, al Kindi (783), làm việc tại Iraq. Nhà toán học đáng kính al Khwarizmi (863) làm việc tại hội đồng của Mamun. Al Khwarizmi nổi tiếng về việc làm sống lại phương pháp giải quyết các vấn đề toán học, đến nay vẫn còn được sử dụng và gọi là thuật toán.  Ông nghiên cứu ở cả Baghdad và Ấn Độ. Al Khwarizmi còn phát minh ra từ “algebra”, và đưa hệ thống số học Ấn Độ vào thế giới Hồi giáo (từ đây, nó được lan truyền sang Châu Âu và trở thành hệ thống số học Ả Rập), hợp thức hóa cách sử dụng số thập phân trong toán học và phát minh ra phương pháp thực nghiệm (kiến thức dựa trên đo đạc) trong thiên văn học. Ông viết nhiều cuốn sách địa lý và thiên văn học và kết hợp lại trong đo đạc hình cung của Trái Đất. Thế giới tưởng nhớ tên tuổi của Al Khwarizmi cho đến ngày nay bằng việc sử dụng “thuật toán” trong mọi môn học về khoa học và kỹ thuật.
Chính sự bùng nổ của trí tuệ được tạo ra trong thời đại của Harun và Mamun đã đưa khoa học lên vị trí hàng đầu và biến văn minh Islam thành ngọn hải đăng của tri thức trong suốt 500 năm. Các tác phẩm được dịch bởi những trường dịch thuật tại Baghdad đã làm nên những tác phẩm sau này của bác sĩ Razi (925), nhà sử học al Masudi (956), bác sĩ Abu Ali Sina (1037), nhà vật lý học al Hazen (1039), nhà sử học al Baruni (1051), nhà toán học Omar Khayyam (1132) và triết gia Ibn Rushd (1198).
Thời đại của Harun và Mamun còn là một thời đại của những xung đột. Trên thực tế, không thời kỳ nào trong lịch sử Islam lại được người Hồi giáo mô tả một cách tâm thần phân liệt như ở thời của Harun và Mamun. Một mặt, người Hồi giáo tự hào với những thành tựu của mình. Một mặt khác, họ chối bỏ những giá trị nền tảng mà nhờ đó các thành tựu được tạo ra. Người Hồi giáo đồn nhau về sự vinh quang của các khoa học gia, các triết gia, đặc biệt là so sánh với phương Tây. Nhưng họ từ chối các nền tảng học thuật mà những khoa học gia,  triết gia này đã đặt ra.
Thời đại của Harun và Mamun là thời đại của Hoài Nghi. Manmun, đặc biết tôn trọng những nhà lý luận. Các Mu’tazilites  là lực lượng duy lý của Islam. Mamun biến các giáo lý Mu’tazilite trở nên chính thống. Dù sao đi nữa, các Mu’tazilites cũng không nhận thức được giới hạn của phương pháp duy lý và sa đà vào ảo tưởng khả năng của họ. Họ thậm chí  còn ứng dụng các phương pháp học của họ vào Thần Ngữ và phát triển thành một học thuyết về “quá trình sáng tạo” kinh Qur’an. Trong những khái niệm đã được đơn giản hóa, đây là một lỗi mà ai cũng có thể rơi vào khi một phân tầng kiến thức được xây dựng khi mà lý trí được đặt lên trên mặc khải. Các Mu’tazilites đã ứng dụng các công cụ duy lý với mạc khải mà không có hiểu biết đầy đủ hiện tượng thời gian hay sự thích đáng của nó với bản chất của vật lý. Trong quá trình đó, họ đã bị ngã dập mặt. Thay vì cảm ơn những lỗi lầm vì nhờ đó mà họ nhận ra họ đã đi sai đường và phải tìm cách sửa chúng, họ trở nên bảo thủ, cố gắng bảo vệ bản thân và trở nên cực kỳ áp đặt quan điểm của họ lên người khác.
Những người thừa kế của Mamun đã dùng roi da trong việc ép buộc phải tuân thủ đạo luật chính thống. Nhưng Ulema (một nhóm các học giả Islam có chuyên môn) đã không công nhận giả thuyết rằng kinh Qur’an được sáng tạo ra. Imam Hanbal đã dành cả cuộc đời dài để chiến đấu với Mamun về vấn đề này và bị bỏ tù 20 năm. Bất cứ ý tưởng nào thỏa hiệp với sự siêu việt của kinh Qur’’an đều là không thể chấp nhận được với Imam Hanbal. Đối mặt với quan điểm trái nghịch này, các học thuyết Mu’tazilite đã bị cự tuyệt bởi Caliph Mutawakkil (861). Sau đó, các nhà duy lý đã bị tra tấn, bị giết và tài sản bị sung công. Al Ashari (936) và các môn sinh của ông nỗ lực điều đình để phe duy lý và phe tin theo sự siêu việt có thể đến gần nhau, bằng cách đưa ra “học thuyết truy nguyên”. Các ý tưởng của Asharite được chấp nhận và được thấm nhuần vào chính trị học Islam và tiếp tục ảnh hưởng tới tư duy Hồi giáo cho tới ngày nay. Tập hợp trí tuệ của các nhà duy lý, các triết gia và các nhà khoa học sau đó đã bị chối bỏ và chuyển sang phương Tây, nơi nó được chào đón với vòng tay rộng mở và được sử dụng để đặt nền móng cho nền văn minh hiện đại toàn cầu.
Do đó, chính thế giới Hồi giáo đã làm phát trinh các ý tưởng suy lý, nuôi dưỡng chúng, thực nghiệm chúng và cuối cùng là vứt bỏ chúng. Bài học lịch sử về kỷ nguyên của Harun và Mamun cho thấy một nổ lực mới mẻ phải được thực hiện để tích hợp triết học và khoa học vào trong nền tảng văn minh Hồi giáo dựa trên Tawhid. Vấn đề đó là phải xây dựng được một hệ thống phân tầng kiến thức mà trong đó sự mạc khải phải được duy trì phù hợp với Tawhid, lý trí và ý chí tự do của con người phải tương xứng với sự vinh dự và kính trọng. Những Mu’tazilites đã đúng khi nhận định rằng con người là kiến trúc sư của chính cơ nghiệp của anh ta nhưng họ đã sai khi khẳng định rằng lý trí của con người có thể vượt lên trên khỏi Từ của Chúa (Divine Word). Nhân loại không tự chủ. Kết quả từ nổ lực của con người là khoảnh khắc của Ơn Chúa (Divine Grace). Không ai có thể dự đoán với sự chính xác kết quả của một hành động. Những Asharites đã đúng khi dự đoán rằng tại mỗi khoảnh khắc Ơn Chúa đều can thiệp để sắp xếp mọi sự việc, hiện tượng. Nhưng họ đã sai trong việc giới hạn sức mạnh từ lý trí tự do của con người. Tư duy và lý trí tự do của con người được ban tặng với một khả năng vô tận, nhưng cái vô tận này sụp đổ (fana) trước cái vô tận của Chúa siêu việt.

Tác giảProf. Dr. Nazeer Ahmed, PhD

Chuyển ngữ: Tô Lông

Quy hoạch đô thị ở Hy Lạp cổ đại

Quy hoạch đô thị: chương trình được thực hiện ở phần lớn những đất nước công nghiệp hóa để có thể đạt được các mục tiêu nhất định về kinh tế và xã hội, cụ thể là để định hình và cải thiện môi trường đô thị nơi mà ở đó tỉ lệ dân số thế giới sinh sống ngày càng gia tăng. Encyclopedia Britannica Theo như cách thức quy hoạch Hippodamian và cách thức quy hoạch hiện đại hơn, qui hoạch nơi cư trú

Hà Trang

21/04/2017

Vô thần, hữu thần và quay về với Chúa trong thơ Hafiz

“Những người buồn chán có điểm gì chung? Dường như họ xây một lăng mộ của quá khứ và thường tới đó rên rỉ và thờ phụng. Còn sự bắt đầu của Hạnh phúc? Đó là ngưng việc tôn thờ như vậy” – Hafiz. Chúng ta đã ngừng việc “tôn thờ như vậy” như thế nào? Chúng ta đã ngừng tôn thờ chưa? Hoặc, liệu chúng ta có thể ngừng việc tôn thờ để quay về với Chúa? Và điều đó cảm giác như thế

Tô Lông

20/09/2017

KHẢO LƯỢC VỀ ISLAM VÀ ẢNH HƯỞNG LÊN CHÂU ÂU THỜI PHỤC HƯNG (PHẦN II)

CHƯƠNG 9: KHOA HỌC Kinh Qur’an nhấn mạnh vẻ đẹp của tự nhiên và sự hiện diện của phép màu từ Thượng đế trong thế giới vật chất. Ở nhiều nơi, Qur’an là tài liệu tham khảo về tự nhiên cũng như các yếu tố của khoa học và kết nối tất cả với sự sáng tạo của Thượng đế, thậm chí còn khuyến khích nghiên cứu có hệ thống. Kinh Qur’an hướng sự chú ý tới các dấu hiệu từ thế giới tự nhiên
le-ai

Lê Ái

04/10/2017

“Chính trị luận” của Aristotle và sự phê phán các mô hình xã hội

I – Góc nhìn chính trị của Aristotle “Chính trị luận” của Aristotle là một tác phẩm kinh điển mang tính chất đột phá trong lịch sử triết học và chính trị học không phải ở mức độ liệt kê quy mô mà ở tầm nhìn. Trước Aristotle, chính trị chỉ đơn thuần được xem như mối quan hệ giữa người cai trị và người bị trị trong một quốc gia. Thậm chí với Plato, người thầy của Aristotle, chính trị vẫn là một thứ

Omar Khayyam và Rumi: Say là một lẽ sống

“Thần Dionysos hay Bacchus, chúng ta được biết chủ yếu như là hiện thân của cây nho và niêm vui do nước ép của quả nho mang tới. Lễ thờ cúng xuất thần của ngài, đặc trưng bởi những màn nhảy múa dữ tợn, bởi thứ âm nhạc say mê và việc uống rượu vang thả giàn hình như có nguồn gốc từ những bộ lạc nông thôn ở Thrace, vốn đều đặn thả mình trong thú vui uống rượu. Màu sắc huyền thoại của