Tháng này, các chuyên gia đã tập họp lại ở Oxford để thảo luận về việc “các giải pháp có nền tảng từ tự nhiên” (nature-based solution) được sử dụng như thế nào để giải quyết bộ đôi hiểm họa biến đổi khí hậu và mất đa dạng sinh học.
Trong ba ngày ở Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Đại học Oxford, Hội thảo giải pháp có nền tảng từ thiên nhiên đã cân nhắc các kỹ thuật như trồng rừng hay tái tạo lại rừng đước, là những phương pháp ngày càng xuất hiện nhiều trong các chiến lược về khí hậu.
Theo lý thuyết, những dự án như thế cũng có thể giúp đảo ngược lại việc động thực vật hoang dã biến mất, cung cấp sự thúc đẩy kinh tế ở các cộng đồng địa phương và tăng cường khả năng phục hồi trước các tác động của khí hậu.
Nhưng chủ đề đó có thể cực kỳ gây tranh cãi và hội thảo đã cung cấp một không gian cho các nhà phê bình vạch ra những điểm chính trong lý do phản đối của họ đối với các phương pháp có nền tảng từ tự nhiên. Những người lên tiếng nhắm vào việc các công ty và chính phủ “tẩy xanh” và đổi xử với thế giới tự nhiên như một món hàng.
Trong phần mở đầu bài diễn văn của mình, người sáng lập và tổ chức hội thảo về Sáng kiến cho các giải pháp có nền tảng từ tự nhiên ở Đại học Oxford, giáo sư Nathalie Seddon, đưa ra câu hỏi chính của sự kiện:
“Chúng ta làm thế nào để chắc chắn rằng các giải pháp có nền tảng từ thiên nhiên hỗ trợ sự phát triển của xã hội loài người và các hệ sinh thái mà không làm tổn hại đến các nỗ lực để giữ cho nhiên liệu hóa thạch ở trong lòng đất?”
Carbon Brief đã ở hội thảo, và tại đây tổng hợp lại một vài trong các đề tài trọng tâm nảy ra từ các nhà khoa học, đại diện bản địa, chuyên gia chính sách và nhà hoạt động đã phát biểu ở đó.
- Các giải pháp có nền tảng từ thiên nhiên là gì?
- Các mối quan tâm lớn nhất xoay quanh các giải pháp có nền tảng tảng từ thiên nhiên là gì?
- Chúng có thể được phát triển một cách hiệu quả và công bằng như thế nào?
- Ai nên là người trả tiền cho các giải pháp có nền tảng từ thiên nhiên?
- Cộng đồng bản địa và địa phương có vai trò gì?
- Các giải pháp có nền tảng từ thiên nhiên có thể tránh khỏi việc “tẩy xanh” như thế nào?
- Các giải pháp có nền tảng từ thiên nhiên có thể được tiến hành một cách hiệu quả không?
- Vai trò của các giải pháp có nền tảng từ thiên nhiên trong các cuộc đàm phán quốc tế là gì?
Các giải pháp có nền tảng từ thiên nhiên là gì?
Khi bắt đầu lên kế hoạch của hội thảo hai năm trước, Seddon nói đội của cô ấy đã có ý định khám phá bằng chứng cơ sở – cái “tại sao” của các giải pháp có nền tảng từ thiên nhiên.
Trong khoảng thời gian diễn ra đó, đề tài đã nhanh chóng có sự tiến triển, cô ấy nói, vậy nên thay vào đó các cuộc thảo luận tập trung hơn vào cách tiến thành các giải pháp đó một cách hiệu quả.
Stewart Maginnis, giám đốc toàn cầu của Nhóm các Giải pháp có nền tảng từ Thiên nhiên tại Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN) đã nhắc tới trong bài phát biểu của mình quyết định của Hội thảo Bảo Tồn Thế giới, trong đó đã định nghĩa các giải pháp có nền tảng từ thiên nhiên là “các hành động để bảo vệ, quản lý bền vững, và khôi phục các hệ sinh thái tự nhiên hoặc đã bị biến đổi, nhằm giải quyết các thách thức xã hội một cách hiệu quả và thích ứng, đồng thời đem tới phúc lợi của con người và các lợi ích đa dạng sinh thái”.
Inger Andersen, giám đốc điều hành của Chương trình Môi trường Liên Hợp Quốc, phát biểu với hội nghị thông qua một tin nhắn được ghi trước rằng các giải pháp có nền tảng từ thiên nhiên có thể tạo ra 40% mức độ nỗ lực xoa dịu khí hậu cho tới năm 2030 (có thể tham khảo một bài báo cáo năm 2017 cho thấy rằng chúng có thể bao hàm 37% “việc giảm nhẹ khí CO2 có sinh lời ” để giữ cho sự ấm lên dưới mức 2 độ C).
Tuy nhiên, như Maginnis đã chỉ ra, các giải pháp có nền tảng từ thiên nhiên có nhiều tiềm năng hơn là chỉ giảm sự thải khí.
Như một số người tham dự ghi nhận, chúng cũng có thể làm giảm các ảnh hưởng xấu từ việc biến đổi khí hậu tới con người và môi trường bằng cách làm giảm tác động của các thảm họa tự nhiên và khuyến khích phát triển khả năng hồi phục của cộng đồng, cũng như hỗ trợ trong việc giải quyết sự mất đa dạng sinh học.
Trong bài nói chính của mình, tiến sĩ Pamela McElwee từ đại học Rutgers đã giải thích một vài trong số những sự đánh đổi có thể xảy ra khi cân nhắc về các giải pháp có nền tảng từ thiên nhiên.
Sau đó Mathias Bertram tới từ Tổ chức Hợp tác Quốc tế Đức đã trình bày về việc khái niệm của các giải pháp dựa trên thiên nhiên đã được kết tinh như thế nào từ “cách tiếp cận hệ sinh thái” được công bố lần đầu tại cuộc gặp cấp cao đa dạng sinh thái COP5 năm 2004.
Các mối quan tâm lớn nhất xoay quanh các giải pháp có nền tảng từ thiên nhiên là gì?
Trong khi các giải pháp có nền tảng từ thiên nhiên có thể đóng một vai trò quan trọng trong các thập kỷ sắp tới, hội thảo cũng nêu bật lên các thách thức xoay quanh sự tiến hành và cơ cấu của chúng.
Marina Melanidis – người sáng lập và giám đốc phát triển của Youth4Nature – đã giải thích các câu chuyện mâu thuẫn xoay quanh các giải pháp có nền tảng từ thiên nhiên trong buổi sáng đầu tiên của hội nghị. Cách nhìn nhận chiếm ưu thế – tán thành bởi chính phủ và các tổ chức lớn – là coi các giải pháp có nền tảng từ thiên nhiên như một “công cụ hữu ích” trong việc tận dụng thiên nhiên để đáp ứng nhu cầu của chúng ta, bà nói.
Tuy nhiên, bà nói thêm rằng, trong các cộng đồng bản địa và các tổ chức phi chính phủ, chúng thường được coi là một “sự sao nhãng nguy hiểm” khỏi nhu cầu cắt giảm lượng khí thải từ việc sử dụng nhiên liệu hóa thạch, thứ có thể duy trì “hiện trạng bất công” đang tồn tại.
Trong một phiên có tên “hiểu và vượt qua chướng ngại vật”, Forrest Fleischman – phó giáo sư tại khoa Tài nguyên Rừng của Đại học Minnesota – nói với những người tham gia rằng từ những năm 1970, chính phủ Ấn Độ đã đầu tư một khoản khổng lồ vào việc trồng cây. Tuy nhiên, ông nói những phương pháp này phần lớn đã thất bại do hậu quả từ chính quyền “thực dân”.
“Chính phủ Ấn Độ có vẻ sẽ không thực hiện lời hứa của họ về các giải pháp tiềm năng có nền tảng từ thiên nhiên mà không cần sự cải cách đáng kể,” Fleischman nói. Thay vào đó, ông đề xuất chi thêm tiền vào các dự án rừng do cộng đồng tổ chức, các dự án này thì thường được quản lý tốt hơn.
Trong khi đó, tiến sĩ Linjun Xie tới từ Đại học Nottingham, Ningbo, giải thích rằng các giải pháp có nền tảng tự nhiên ở thành thị Trung Quốc thường ưu tiên “xanh” hơn là “sinh thái”.
Ở một phiên khác, Diego Pacheco – trưởng đoàn đại biểu Bolivia tới UNFCCC – đã đưa ra lời cảnh báo trước việc “biến” thiên nhiên thành “hàng hóa”. Ông nói tới những người tham dự rằng thế kỷ 21 đã chứng kiến một sự dịch chuyển tiến tới một nền “kinh tế xanh” lấy thị trường làm trung tâm, thứ được dựa trên một mô hình phương Tây và bóc lột thiên nhiên vì lợi ích con người.
Thay vào đó, Pacheco đề xuất một sự lại gần “Mẹ Trái Đất”, qua đó củng cố mối liên hệ giữa con người và thiên nhiên và dựa trên góc nhìn của những người bản địa.
Mời các bạn tìm hiểu thêm về những vấn đề bất cập trong sử dụng các giải pháp có nền tảng từ thiên nhiên để giải quyết vấn đề Biến đổi khí hậu qua tác phẩm KHÍ HẬU – CÂU CHUYỆN MỚI của Charles Eisenstien
Các giải pháp có nền tảng từ thiên nhiên có thể được phát triển một cách hiệu quả và công bằng như thế nào?
Hội thảo tập trung nhiều vào cách các giải pháp có nền tảng từ thiên nhiên có thể được quản lý và mở rộng một cách hợp lý. Nhiều người phát biểu đã nói rõ rằng điều này đòi hỏi sự tham gia của những người sống trong các khu vực trọng điểm.
Một phiên tập trung vào việc “phát triển cách quản lý bao quát và mang tính phục hồi” bắt đầu với một bài phát biểu của tiến sĩ Constance McDermott từ Viện Biến đổi Môi trường của Oxford, người đã thảo luận về nhiều mục tiêu tham vọng và mang tính toàn cầu cho lĩnh vực này – một ví dụ gần đây là lời cam kết về không phá rừng tại COP 26.
McDermott đã dựa vào nhiều năm công tác thực địa, giải thích tại sao điều kiện địa phương và các yếu tố tác động qua lại – đôi lúc mâu thuẫn nhau – có thể ảnh hưởng tới những kiểu mục tiêu mang tính quốc tế như thế này. Bà nói:
“Các mục tiêu đó, nếu chúng không cân nhắc nghiêm túc về vấn đề công bằng hơn những gì trước đây, sẽ càng có thêm khả năng thất bại.”
Những người phát biểu khác tiếp tục chủ đề này, nhấn mạnh vào sự cần thiết cần phải thực hiện và hiểu nhu cầu của những người liên quan, trước khi bắt tay vào các giải pháp dựa trên thiên nhiên.
Nhận thấy rằng loài người đã kiểm soát khoảng ba phần tư bề mặt trái đất, giáo sư Rachael Garrett từ ETH Zurich chỉ ra sự cần thiết phải nhận thức rõ tầm quan trọng của những thứ phải đánh đổi khi lên kế hoạch cho các giải pháp có nền tảng từ thiên nhiên, ông trích dẫn các nghiên cứu thực tế về việc chăn nuôi gia súc ở Brazil và tái trồng rừng ở Malawi:
“Được gắn với cuộc bàn luận trong suốt ngày cuối là một nhận định rằng sẽ luôn có các lợi ích chung. Điều này có lẽ là không đúng.”
Tiến sĩ Eric Kumeh Mensah của Viện Tài nguyên Thiên nhiên Phần Lan cung cấp một ví dụ chi tiết của việc này trong thực tế, minh họa vài trong số các vấn đề nổi lên trong suốt quá trình diễn ra của một dự án tích hợp nông lâm nghiệp ở Ghana.
Vào ngày cuối cùng chứng kiến đông đảo những người phát biểu thảo luận về cách mở rộng quy mô các giải pháp có nền tảng từ tự nhiên ở Vương quốc Anh, cùng với các đại diện từ nông nghiệp, các tổ chức phi chính phủ, doanh nghiệp và các nhân viên công chức cùng đóng góp với vai trò rằng chính phủ nên góp mặt hỗ trợ những bên tham gia.
Sau khi đưa ra tầm nhìn về một bối cảnh cho chính sách kết hợp hiệu quả tại Vương quốc Anh, Alexandre Chausson tới từ Sáng kiến Giải pháp có nền tảng từ Thiên nhiên đã nói rằng các giải pháp ấy có thể giải quyết 33 trong số 34 mối hiểm họa về khí hậu được coi là cần sự quan tâm cấp bách trong việc đánh giá về nguy cơ biến đổi khí hậu của Vương quốc Anh từ Ủy ban về biến đổi khí hậu (CCC) năm vừa qua.
Ai nên là người trả tiền cho các giải pháp có nền tảng từ thiên nhiên?
Một số số các câu hỏi phổ biến nhất từ người nghe là về người nên chi trả cho việc tiến hành các giải pháp có nền tảng từ thiên nhiên.
Theo Vanessa Perez-Cirera, chuyên gia kinh tế tại Viện Tài nguyên Thế giới, việc đầu tư thêm 824 tỷ đô la mỗi năm vào thiên nhiên là cần thiết. Bà gọi đây là “việc thiếu hụt cần bù đắp trong tài trợ thiên nhiên”. Bà nhận thấy rằng việc coi các thị trường carbon hay đền bù như là các công cụ để lấp đầy thiếu hụt này, là “một quan niệm sai lầm”.
Trong khi đó, Halen Magata, nhân viên truyền thông của một tổ chức người bản địa Tebtebba, đề cập rằng các giải pháp có nền tảng từ thiên nhiên là một phần của “nhịp sống hàng ngày” đối với những người bản địa. Tuy nhiên, báo cáo cho thấy ít hơn 1% tài chính khí hậu thật sự đến tay họ.
Những người phát biểu nhìn chung đều thống nhất về một ý tưởng rằng các giải pháp có nền tảng từ thiên nhiên nên được bỏ vốn qua các nỗ lực chung từ các nguồn cung công, tư, quốc tế và quốc gia.
Tuy nhiên, khi tổng hợp lại các kết luận chính từ mục tài chính vào cuối ngày thứ hai, những nhà tổ chức cho rằng “những hạn chế bao trùm trong việc mở khóa tài chính tư nhân vẫn tồn tại do thiếu năng lực để đảm bảo hiện thực hóa các bảo trợ xã hội trong cộng đồng cũng như thiếu sự quan tâm đến rủi ro của nhà đầu tư”.
Trong bài phát biểu của mình, nhà kinh tế học giáo sư Edward Barbier tới từ Đại học bang Colorado đã nhấn mạnh tiềm năng thu lợi nhuận kinh tế lớn đến từ việc đầu tư vào thiên nhiên.
Ông kết luận rằng “về cơ bản có điều gì đó không đúng trong cách tiếp cận về kinh tế của chúng ta với tự nhiên” trong một trình chiếu tóm tắt các khoản trợ cấp có hại cho môi trường ở Mỹ.
Một ngày trước, Tiến sĩ Rhian-Mari Thomas, giám đốc điều hành của Viện Tài chính Xanh, đã đưa ra một minh họa khác về đầu tư sinh lời trong tự nhiên. Bà đưa ra ví dụ về dự án Tropical Asia Forest Fund 2, trong đó khoảng 100 triệu bảng Anh được đầu tư. Thomas cho biết dự án được mong đợi sẽ mang lại lợi nhuận lên đến 16%.
Cộng đồng bản địa và địa phương có vai trò gì?
Trong bài phát biểu khai mạc của mình, Seddon cho biết sự công nhận ngày càng tăng về “sự phụ thuộc lẫn nhau sâu sắc” giữa phúc lợi xã hội và hệ sinh thái cho thấy rằng “khoa học phương tây cuối cùng đã bắt kịp với điều mà người bản địa đã biết từ lâu”. Đây là một chủ đề xuyên suốt ba ngày hội nghị.
Trong một phiên thảo luận dành riêng cho vai trò quan trọng của người bản địa và địa phương, Musonda Kapena, giám đốc tại Namfumu Conservation Trust ở Zambia, nói với những người tham dự rằng cô được biết đến là “mẹ sâu bướm” trong cộng đồng địa phương của cô.
Phụ nữ và trẻ em trong cộng đồng của cô thu hoạch sâu bướm – một món ăn ngon trong vùng – bà giải thích. Khi sâu bướm ngày càng trở nên phổ biến ở nước ngoài, bà giải thích rằng việc tôn trọng kiến thức địa phương là điều cốt yếu để quản lý việc thu hoạch sâu bướm một cách bền vững.
Cũng trong phiên này, Tiến sĩ Yiching Song đã phác thảo Mạng lưới Hạt giống Nông dân mà bà lãnh đạo ở Trung Quốc. Bà giải thích rằng nông dân chia sẻ hạt giống và kiến thức thông qua mạng lưới, cho phép họ ghi lại kiến thức bản địa và tạo liên kết giữa các cộng đồng.
Phiên họp cũng có sự góp mặt của Dismas Partalala Meitaya, từ Nhóm Nguồn lực Cộng đồng Ujamaa của Tanzania. Ông giải thích tầm quan trọng của việc bảo tồn đất bản địa và quyền sở hữu đất đai của cộng đồng, sử dụng một nghiên cứu thực tế về cộng đồng Hadzabe, một trong những nhóm săn bắn hái lượm cuối cùng trên thế giới.
Meitaya và nhóm của ông đã giúp cộng đồng bảo vệ hơn 100.500 hecta đất và tài nguyên thiên nhiên. Điều này đã cải thiện cả sinh kế cho cộng đồng và đa dạng sinh học trong khu vực. “Nếu không có quyền về đất đai, mọi thứ khác đều thất bại”, ông nói tại hội nghị.
Tuy nhiên, các vấn đề với việc thúc đẩy các giải pháp có cơ sở từ thiên nhiên trong các cộng đồng bản địa cũng đã được nêu ra trong phiên họp này.
Marisol García – một thủ lĩnh thanh niên người Kichwa đến từ Peru – nói với hội nghị rằng mô hình giải pháp nền tảng từ thiên nhiên hiện nay “vi phạm” các quyền của người bản địa. Cô ấy nói thêm:
“Chúng tôi không nghĩ rằng các giải pháp có nền tảng từ thiên nhiên là điều gì mới mẻ. Đúng hơn, đây là một mô hình sống mà tổ tiên chúng ta đã phát huy hàng trăm năm. Và bây giờ thật không may, chúng được coi là một cách hợp pháp hóa ô nhiễm và tạo ra của cải trong rừng của chúng tôi cho một số người có đặc quyền. “
Các giải pháp có nền tảng thiên nhiên có thể tránh khỏi việc “tẩy xanh” như thế nào?
“Có những quan ngại rằng các giải pháp có nền tảng từ thiên nhiên đang được sử dụng cho việc tẩy xanh”, Seddon phát biểu khi bắt đầu hội nghị, nhấn mạnh – như nhiều người tham dự đã làm – rằng “các giải pháp này không phải là một cách thay thế để giữ nhiên liệu hóa thạch trong lòng đất ”.
Những người tham dự đã đưa ra những lời chỉ trích về việc các công ty gây hại cho cộng đồng địa phương bằng cách mua đất và về việc chính phủ ở các nước phát triển dựa vào các nước đang phát triển để bù đắp lượng khí thải của họ.
Một phiên đặc biệt nhằm giải quyết những mối quan tâm xoay quanh các giải pháp có nền tảng từ thiên nhiên, tập trung vào vai trò của chúng trong việc đạt được net-zero (không làm tăng tổng lượng khí nhà kính thải vào khí quyển). Tiến sĩ Steve Smith, giám đốc điều hành của Oxford Net Zero, đã mở đầu bằng cách hỏi về vai trò của các công ty và chính phủ có thể là gì:
“Làm cách nào để chúng ta đảm bảo rằng động lực netzero mà chúng tôi đang thấy này tập trung vào hành động thực tế… và không bị chuyển hướng sang hoạt động tẩy xanh?”
Tiến sĩ Stephanie Roe, trưởng nhóm khí hậu tại WWF và là tác giả chính của báo cáo đánh giá lần thứ sáu của IPCC, đã trình bày tiềm năng của các giải pháp có nền tảng từ thiên nhiên để góp phần xoa dịu khí hậu.
Trong cùng phiên họp, Tiến sĩ Aline Soterroni đã nêu bật những thiếu sót trong các chính sách khí hậu của chính phủ Brazil. Mô hình của nhóm cô ấy đã làm nổi bật khoảng cách giữa kế hoạch khí hậu “không đầy tham vọng” mới của Brazil và mục tiêu zero-net của họ vào năm 2050, điều mà bà nói rằng quốc gia này sẽ không đạt được trừ khi giải quyết được nạn phá rừng.
Với việc khán giả cung cấp tài liệu về tiềm năng của các giải pháp có nền tảng từ thiên nhiên, Kaya Axelsson, một chuyên gia tham gia chính sách net-zero tại Đại học Oxford, đã ngẫm nghĩ về các cuộc trò chuyện của bà với các công ty về net-zero.
Bà nhận thấy rằng trong khi Net Zero Tracker – một sáng kiến ghi lại việc áp dụng các mục tiêu net-zero – đã ghi nhận xu hướng tăng mạnh ở các công ty đặt ra các mục tiêu như vậy, khoảng hai phần năm không có các điều kiện về chất lượng của những bù đắp mà họ có ý định sử dụng. Một số người nói với bà rằng điều này là do sự thiếu minh bạch và sợ bị chỉ trích:
“Một công ty cụ thể nói với tôi rằng họ cảm thấy đó là một đội xả súng theo vòng tròn… khi bạn thông báo về cách bạn đang bù đắp hoặc những khoản tín dụng bạn đang đầu tư vào.”
Axelsson cũng giải thích các nguyên tắc của Oxford về bù đắp tương xứng, được thiết lập để đảm bảo chỉ sử dụng các cách bù đắp có chất lượng cao.
Sau đó trong hội nghị, đã có một số phản đối chống lại các nguyên tắc khi Lorenzo Bernasconi, người làm việc cho các dự án tài trợ rừng tại Lombard Odier Investment Managers, cho biết chúng đã cản trở sự đầu tư vào các giải pháp có nền tảng từ thiên nhiên chất lượng cao.
Các giải pháp có nền tảng từ thiên nhiên có thể được tiến hành một cách hiệu quả không?
Trong khi có nhiều vấn đề về việc thực hiện các giải pháp nền tảng từ thiên nhiên và các rào cản cần phải vượt qua, hội nghị cũng có đầy đủ các ví dụ cho những thành công.
Trong một hội thảo về quản lý các giải pháp dựa trên thiên nhiên, Chairil Abdini từ Viện Hàn lâm Khoa học Indonesia, đã nói về tác động tiêu cực đến môi trường của ngành sản xuất dầu cọ ở Indonesia, vốn ảnh hưởng đến các khu rừng và vùng đất than bùn có trữ lượng carbon cao.
Tuy nhiên, ông cho biết Bộ Môi trường Indonesia đã bắt đầu một dự án phục hồi đất và rừng ở vườn quốc gia Tesso Nilo với sự tham gia mạnh mẽ của cộng đồng. Sau đó, ông Abdini nhận thấy, “dân làng thừa nhận rằng chương trình phục hồi đất và rừng đã thực sự chạm tới và trao thêm sức mạnh cho cộng đồng thế nên nó đã mang lại lợi ích kinh tế”.
Sau khi đã tập trung vào các giải pháp nông nghiệp và nông thôn trong hầu hết thời gian của hội nghị, phiên cuối cùng đã chuyển sang các giải pháp dựa trên thiên nhiên ở đô thị. Rob Carr giải thích cách Cơ quan Môi trường Vương quốc Anh “gặm nhấm” một loạt các dự án nhỏ hơn thông qua cái mà ông gọi là “chắp vá đô thị” – thay vì cố gắng thực hiện các dự án quy mô lớn, tốn thời gian.
Ví dụ, ông nói với những người tham dự rằng 98% đầm lầy mặn dọc theo cửa sông Tyne đã biến mất trong vài thế kỷ qua – vì vậy nhóm nghiên cứu đã tổ chức một dự án tăng cường bồi lắng ở đó. Ông cũng trình bày các kế hoạch về “hệ sinh thái nổi” sẽ được lắp đặt dọc theo sông. Ông nói, những can thiệp này không chỉ cải thiện thiên nhiên mà còn cải thiện sinh kế trong khu vực.
Trong cuộc thảo luận hội thảo diễn ra sau đó, các diễn giả đồng ý rằng việc chờ đợi những thay đổi có quy mô lớn, mang tính chuyển đổi có thể cản trở tiến độ và do đó, các giải pháp ở tất cả quy mô – bao gồm cả “gặm nhấm, chắp vá và lập kế hoạch” đều quan trọng.
Trong khi đó, Carr nói với hội nghị rằng “sự ghen tị” giữa các thành phố có thể là một động lực quan trọng cho sự tiến bộ, khuyến khích các nhà quy hoạch thành phố học hỏi lẫn nhau để thực hiện các giải pháp có nền tảng thiên nhiên hiệu quả.
Vai trò của các giải pháp có nền tảng từ thiên nhiên trong các cuộc đàm phán quốc tế là gì?
Những người tham dự đã thảo luận về sự nổi lên của các giải pháp có nền tảng từ thiên nhiên trong các cuộc đàm phán quốc tế về biến đổi khí hậu và đa dạng sinh học.
Stewart Maginnis từ Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN) cho biết trong vài năm qua, một “cơ sở nền tảng vững chắc” cho các giải pháp thiên nhiên đã được tạo dựng.
Tuy nhiên, ông cho rằng sự xuất hiện của các giải pháp ấy trong khuôn khổ đa phương sẽ giúp mở rộng quy mô và tạo niềm tin cho các nhà đầu tư. Ông cũng cho biết nó đã giúp tăng cường sự công nhận về mối liên hệ giữa khí hậu và đa dạng sinh học:
“Chỉ một vài năm trước, chúng tôi đã được nói rằng: đa dạng sinh học ở đây, khí hậu ở đó, không bao giờ gặp nhau… bây giờ thì điều đó rõ ràng là không đúng.”
Các giải pháp có nền tảng từ thiên nhiên được đề cập đến trong 105 kế hoạch khí hậu đã cập nhật mà các quốc gia đã đệ trình theo Thỏa thuận Paris, theo Nền tảng chính sách giải pháp dựa trên thiên nhiên. Điều này được hiển thị trong bản đồ bên dưới.
Sau một nỗ lực chung để biến nó thành một phần của Hiệp ước Khí hậu Glasgow cuối cùng, trong những ngày cuối cùng của COP26, thuật ngữ “các giải pháp có nền tảng từ thiên nhiên” đã bị xóa khỏi văn bản. Trong bài phát biểu mở đầu của mình, Seddon nói với khán giả rằng đây là bằng chứng về sự “khó chịu” vẫn còn tồn tại xung quanh thuật ngữ này.
Manuel Pulgar-Vidal, cựu Bộ trưởng Môi trường Peru và là chủ tịch COP20, cũng nhấn mạnh sự phản kháng đối với các giải pháp có cơ sở từ tự nhiên mà ông đã chứng kiến tại các cuộc đàm phán về đa dạng sinh học của Liên hợp quốc ở Nairobi gần đây.
Một vài trong số sự phản đối này có thể được nhìn thấy trong bài nói chuyện của nhà đàm phán hàng đầu Bolivia Diego Pacheco. Quốc gia của ông từ lâu đã phản đối những gì được coi là việc biến tự nhiên thành hàng hóa trong các cuộc đàm phán quốc tế.
Bộ trưởng Môi trường Vương quốc Anh Lord Zac Goldsmith đã ca ngợi các giải pháp có nền tảng từ thiên nhiên trong bài phát biểu của mình và nói với những người tham dự rằng “có lẽ điều quan trọng nhất mà tất cả chúng ta phải làm là biến hội nghị đa dạng sinh học của Liên hợp quốc [COP15 ở Montreal] trở thành một khoảnh khắc của Paris dành cho thiên nhiên – chúng ta cần một khuôn khổ mới đầy tham vọng ”.
Maginnis đã thảo luận về khả năng đưa các giải pháp có nền tảng từ thiên nhiên vào văn bản cuối cùng từ các cuộc đàm phán của LHQ về đa dạng sinh học hoặc khí hậu, nhận thấy rằng đã có một “quyết định” chính thức của LHQ về việc sử dụng thuật ngữ từ cuộc họp của Công ước COP15 của LHQ về chống sa mạc hóa (UNCCD) ở Abidjan, Bờ Biển Ngà.
Tuy nhiên, ông cho biết thế giới có thể phải “chuẩn bị cho một cuộc chơi lâu dài”, vì thuật ngữ này có thể không được đưa vào các văn bản cuối cùng xuất hiện từ các cuộc đàm phán về khí hậu COP27 ở Sharm el-Sheikh vào tháng 11 này hoặc hội nghị thượng đỉnh về đa dạng sinh học COP15 ở Montreal.
Nguồn: Carbon Brief
Dịch: Mai Lan