Home Đọc “Nhà giả kim” của Paulo Coelho – Chỉ dẫn của thực tại tối thượng

“Nhà giả kim” của Paulo Coelho – Chỉ dẫn của thực tại tối thượng

– Có một giấc mơ để trở thành hiện thực khiến cho cuộc sống trở nên thú vị hơn – “Nhà giả kim”
Chúng ta đã bao giờ mơ ước chưa? Chúng ta đã bao giờ băn khoăn về cuộc sống và mục đích của nó chưa? Chúng ta có tự hỏi mình những câu hỏi “Liệu tôi có hòa hợp với chính mình không?”. Hay những câu hỏi này quá sâu sắc đối với cuộc sống bận rộn mà chúng ta giả vờ lãng quên tầm quan trọng của chúng?
Tác phẩm nổi tiếng của Paulo Coelho “Nhà giả kim” là một tuyên ngôn dành cho những kẻ mơ mộng ngày nay; ông ca ngợi lòng dũng cảm khi tin tưởng vào giấc mơ; ông dạy chúng ta rằng giấc mơ của một người chính là định mệnh của người đó, và sự chối bỏ giấc mơ chính là từ bỏ định mệnh. Và nếu số lượng ấn phẩm là một dấu hiệu thích đáng đối với công chúng về câu hỏi được nêu ra bởi cuốn sách thì Paulo Coelho đã bày tỏ kỳ vọng mênh mang rằng thiết lập một cõi mơ ngay trong một thế giới dường như bị chi phối bởi những thực nghiệm có thể đo đạc được.
– Dù cho anh làm gì đi nữa thì mọi người trên mặt đất đều diễn một vai chính trong lịch sử thế giới. Và thường thì anh ta sẽ không biết điều đó (Nhà giả kim)
Tác giả
Paulo Coelho sinh năm 1947 trong một gia đình trung lưu, con trai của Pedro, một kỹ sư, và Lygia, một bà nội trợ.
Giống như mọi gia đình khác, cha mẹ Paulo có những kế hoạch khác cho con trai mình. Họ muốn ông trở thành kỹ sư và cố kìm chế ham muốn đeo đuổi văn chương của ông. Sự ngoan cố của họ và khám phá của ông về “Tropic of Cancer” của Henry Miller, đã kích động tinh thần nổi dậy của Paulo, và ông bắt đầu chế nhạo các lề thói của gia đình. Cha ông cho thái độ này là dấu hiệu của bệnh tâm thần, cho nên khi Paulo 17 tuổi, ông bị gửi tới bệnh viện tâm thần 2 lần, nơi Paulo trải qua những lần trị liệu bằng điện.
Một thời gian ngắn sau đó, Paulo liên hệ với một nhóm kịch và làm việc như một kí giả. Với con mắt của một gia đình Công giáo trung lưu ở Brazil thời đó, kịch nghệ là hỏa ngục tiêu hủy sự bất tử. Cha mẹ ông giận dữ quyết định phá vỡ lời hứa của mình và quản thúc ông rồi lại gửi ông đến bệnh viện lần thứ ba. Khi rời khỏi đó Paulo cảm thấy mình thật lạc lõng và càng chui sâu vào thế giới của chính mình hơn. Tuyệt vọng, gia đình lại gọi cho một bác sĩ khác và ông ta bảo họ rằng: Paulo không điên nên không cần ở trong bệnh viện tâm thần. Chàng trai trẻ này đơn giản cần phải học cách đối diện với cuộc đời.
Sau thời kỳ này, Paulo quay trở lại với việc học tập và  có vẻ như cuối cùng ông cũng đi theo lộ trình đã được cha mẹ vạch ra. Nhưng không may cho họ, thời kỳ này diễn ra vòa những năm 60, khi phong trào hippie đang bùng nổ trên khắp thế giới. Xu hướng mới này bắt đầu bắt rễ ở Brazil. Paulo để tóc dài và đặc biệt không bao giờ mang chứng minh thư; một thời gian sau, ông nghiệm ma túy với mong muốn được trải nghiệp đầy đủ lối sống hippie. Đam mê viết văn đã dẫn dắt ông tới làm việc ở một tạp chí và chịu trách nhiệm hai chuyên mục trong đó.
Thời gian này, nhà soạn nhạc kiêm nhạc công, Raul Seixas mời Paulo viết ca từ cho bài hát của ông ta. Bản thu thứ hai là một thành công lớn và bán đến hơn 500.000 bản. Đây là lần đầu Paulo kiếm được một số tiền lớn.
Vào giữa thập niên 70, Paulo quyết định rằng ông đã có đủ trải nghiệm cuộc đời và muốn trở nên “bình thường”. Ông làm việc ở một công ty thu âm có tên PolyGram, tại đây ông gặp người phụ nữ sau này sẽ lấy làm vợ. Có điều, đúng như chúng ta tưởng tượng, công việc này không phù hợp với ông.
Năm 1987, Paulo viết tác phẩm đầu tiên, “The Pilgrimage”. Sau đó ông viết “Nhà giả kim” vào năm 1988.
Giờ đây ông là một nhà văn nổi tiếng nhưng ông vẫn viết cho nhiều tờ báo khác nhau.
Paulo và vợ ông Christina hiện đang sống cả ở Rio de Janeiro, Brazil và Tarbes nước Pháp.
Về cuốn sách
“Nhà giả kim” lần đầu được xuất bản ở Brazil năm 1988. Đối với Paulo, đây là cuốn sách mang tính biểu tượng cao, một ẩn dự của cuộc sống, phản ánh 11 năm nghiên cứu giả kim thuật của ông. Bản đầu tiên chỉ bán được 900 bản, và nhà xuất bản định không tái bản. Bản thứ hai được in bởi một nhà xuất bản lớn hơn, Rocco.
“Nhà giả kim” được biết đến sau khi ông phát hành cuốn Brida. Ấn bản của cuốn sách này nhận được rất nhiều sự chú ý và đưa “Nhà giả kim” lên vị trí hàng đầu trong danh sách bestseller. “Nhà giả kim” tiếp tục được bán rộng rãi hơn bất cứ cuốn sách nào trong lịch sử Brazil và thậm chí được ghi vào kỷ lục Guiness. Tháng 5 năm 1993, Harper Collins xuất bản 50.000 bản “Nhà giả kim”, đứng đầu doanh số những cuốn sách của Brazil được xuất bản ở Mỹ.
Người ta cho rằng “Nhà giả kim” lấy ý tưởng từ “Tale of two dreamers” của Barge.
Các công ty kịch nghệ khác nhau đã nhìn thấy tiềm năng kịch tính và chất thơ trong “Nhà giả kim”. Tác phẩm được sửa đổi và sản xuất trên khắp năm châu với nhiều dạng sân khấu khác nhua như: nhạc kịch, hát múa, múa rối, diễn xướng và opera.
Hãng Warner Brother đã chuyển thể “Nhà giả kim” thành tác phẩm điện ảnh năm 1996 do Robert Schwartz và Stephen Storer sản xuất.
“Nhà giả kim” đã nhận một số giải thưởng quốc tế. Nó được xuất bản trên 150 nước và 61 ngôn ngữ, doanh số lên tới hơn 50 triệu bản. Cuốn sách hấp dận một lượng lớn độc giả, bất kể tuổi tác, nền văn hóa hay xuất phát điểm tôn giáo.
Thông điệp của cuốn sách
– Không có trái tim nào phải chịu đựng đau khổ khi nó tìm kiếm giấc mơ của mình, bởi vì mỗi giây phút tìm kiếm là khoảnh khắc chạm tới Thượng Đế và sự vĩnh hằng
– Sa mạc cướp đi giấc mơ của chúng ta, và chúng không bao giờ quay trở lại. Chúng ta biết rằng, chúng ta quen với nó. Những người không quay lại, thì trở thành một phần của đám mây, một phần của muôn thú ẩn dấu trong khe núi và mạch nước từ lòng đất. Họ trở thành một phần của mọi thứ. Họ trở thành linh hồn của thế giới.
– Mọi thứ đều là một
Linh hồn của thế giới: là Một. Mọi thứ chúng ta nhìn thấy, cảm thấy, thật và không thật, nhận thức của chúng ta, tâm hôn của chúng ta, chúng đều là một và mục đích của cuộc sống là nhập là một với Một. Đây là thông điệp tôi cảm thấy rằng tác giả muốn đưa gia. Khái niệm này rất thú vị và nó có thể liên quan tới Triết học Ấn Độ, nơi Một, Tinh thần Tối Thượng, là đấng Brahman.
Brahman là Nhận thức thuần túy, Tình yêu tinh khiết. Đó chính xác là những gì Coelho muốn nói, rằng ngôn ngữ của thế giới chỉ nằm trong Tình Yêu Thuần Khiết. Tình Yêu Thuần Khiết là niềm cảm hứng thuần khiết, là sự sáng tạo và bất định.
– “Trái tim tôi sợ những gì nó sẽ phải chịu đựng”, chàng trai tâm sự với nhà giả kim trong một đêm không trăng. Nhà giả kim đã trả lời: “Hãy hỏi trái tim con rằng nỗi sợ hãi đau khổ có tồi tệ hơn việc phải chịu đựng chính nó?”
Tác giả tin rằng mỗi người trong chúng ta có một giấc mơ do Chúa dẫn đường và Người cho chúng ta các manh mối hết lần này đến lần khác để nhận ra (“omen” giống như cách ông đã gọi chúng) và đi theo giấc mơ với một bầu nhiệt huyết to lớn. “Không bao giờ từ bỏ”, Coelho đã nói vậy. Mỗi chúng ta đều có một định mệnh. Để khám phá định mệnh rồi đi theo chúng là mục đích của cuộc đời. Khó khăn sẽ là những thử thách chưa biết tới, nhưng những gì dễ dàng thường không bất diệt, nó hữu hạn trong khi những thứ không biết là vô hạn.
– Mọi người cần sợ hãi điều không biết nếu họ có thể đạt được những gì họ cần và muốn. Chúng ta sợ hãi mất những gì mình có, liệu rằng đó là cuộc sống của chúng ta hay là sự sở hữu của chúng ta. Nhưng nỗi sợ này tan biến khi chúng ta hiểu rằng câu chuyện cuộc đời và lịch sử thế giới được viết nên chỉ bởi một Bàn Tay
Coelho tin rằng trái tim là ngọn nguồn của Tình Yêu Thuần Khiết. Bất cứ trái tim nói gì, rõ ràng hay không rõ ràng, đều dẫn chúng ta đến Tình Yêu Thuần Khiết, niềm cảm hứng thuần khiết. Ông cũng tin rằng tâm trí có thể cũng là nguyên nhân của cảm hứng, sáng tạo, phiêu liêu, vì thế nên nó vô hạn. Nhưng đối lập với trái tim, Coelho cho rằng, tâm trí lý trí và đời thường, điều này gợi lên nỗi sợ bên trong chúng ta. Nỗi sợ cảm xúc do tâm trí tạo nên ngày càng lớn hơn; cho nên nỗi sợ “là chính mình” thống trị trái tim của chúng ta như thể đang cản trở mọi sự kết nối. Coelho tin rằng trái tim và tâm trí là hai thứ khác biệt mà thường không hòa hợp với nhau, thậm chí còn đối lập.
– Tình yêu không bao giờ giữ chân một người đeo đuổi định mệnh của mình
– Cuộc sống rất hào phóng với những ai đeo đuổi định mệnh của họ
– Nếu em thật sự là một phần trong giấc mơ của anh, anh sẽ quay lại đây vào một ngày nào đó.
Tác giả tin vào định mệnh, rằng mọi thứ đã được viết sẵn. Maktub, ông nói vậy. Maktub là một từ Ả Rập, có nghĩa tương tự trong tiếng Anh là “Mọi điều đã được viết sẵn”. Nhưng nó được viết ở đâu thì không ai biết. Ông nhấn mạnh rất nhiều về vấn đề này, như thể thuyết phục người đọc không nên sợ hãi với những gì chưa được biết biết, bởi điều chưa biết rồi sẽ được biết theo một cách nào đó, đó là Maktub.
Đây là hai thông điệp gây ấn tượng với tôi nhất và theo tôi trong suốt câu chuyện.
Phê bình đánh giá
“Nhà giả kim”, là một cuốn tiểu thuyết thú vị bùng nổ với tinh thần lạc quan; đó là loại tiểu thuyết cho chúng ta biết rằng mọi thứ đều có thể nếu bạn thật sự muốn nó xảy ra. Điều này nghe có vẻ như một phiên bản đơn giản hóa triết lý New  Age và chủ nghĩa thần bí, nhưng như Coelho đã tuyên bố “những điều đơn giản là những điều giá trị nhất và chỉ người thông thái mới nhận định được chúng”. Cuốn tiểu thuyết hấp dẫn mọi người, bởi vì chúng ta có thể tìm thấy bản thân mình trong Santiago: tất cả chúng ta đều có giấc mơ, và sẵn sàng liều mạng vì một ai đó bảo rằng chúng có thể trở thành hiện thực.
Cuốn sách được viết đầy tính thơ. Ngôn từ tuôn chảy như một cánh hoa khẽ thì thầm với gió. Liệu chàng trai có tìm thấy kho báu của mình? Anh ta sẽ từ bỏ giấc mơ, từ bỏ định mệnh?  Nghi ngờ và “không biết” đều tốt, điều đó chứng tỏ bạn đã dán mắt vào cuốn sách.
Trong khi đọc cuốn sách, tội có thẻ thật sự cảm thấy cảm xúc của mình trỗi dậy. Cuốn sách nhấc bổng bạn khỏi thế giới đời thường để đi vào nó một cách nhẹ nhàng và bí ẩn, cứ như một cô nàng quyến rũ. Thật dễ để nhận ra bạn thuộc về cuốn sách này! Thuộc về cô gái này!
Bối cảnh của câu chuyện rất bí ẩn, cứ thể như là nó được bao phủ bởi cát. Nhiều người sẽ thấy phảng phất hương thơm nhưng là mùi hương của phương đông quyến rũ. Những ai đã du hành giữa Đông và Tây, và thích thú với cả hai, thì sẽ rất thích cuốn sách này. Luôn có sự đụng độ giữa người dân của hai thế giới này. Có thể là do khác biệt về văn hóa như thực ra lại có chung một gốc rễ. Vì thế mà có những người bị thu hút bởi nền văn hóa khác mà không biết tại sao.
Cuốn sách ẩn chứa những cách ngôn khác nhau từ quá khứ. Điều thú vị là chúng đan xen giữa minh triết Ấn Độ và Ả Rập với niềm tin Kito giáo. Chúng ta có thể thấy minh triết Ả Rập trong Maktub và của Ấn Độ trong triết lý “Linh Hồn Vũ Trụ”, “Toàn thể”, đấng Brahman. Niềm tin Kito giáo chảy dài dọc cuộc hành trình: trong cách mô tả nghịch cảnh và vai trò của  Tình Yêu.
Đây là lần đầu tiên tôi đọc xuyên qua văn bản mà không phân chương mục, một trình tự thú vị trong kể chuyện, điều này khiến ông khác biệt với các nhà văn khác.
– “Mọi người theo đuổi những giấc mơ quan trọng nhất của mình, bởi vì họ cảm thấy họ không xứng đáng, không họ không thể đạt được chúng”
Cuốn sách đơn giản là một câu chuyện về chàng trai chăn cừu với giấc mơ và dũng cảm đeo đuổi nó. Cuốn sách kết hợp nhuần nhuyễn các cách ngôn với triết lý, đơn giản hóa ý nghĩa và ngôn ngữ, khiến chúng dễ dàng để tiếp cận, và nhờ thế mà trở thành cuốn sách bán chạy nhất. Có thể đây là bí mật trong thành công của Coelho: ông kể với mọi người những gì họ muốn nghe, hoặc thậm chí ông kể với họ rằng những gì họ ước ao nhưng không bao giờ dám nghĩ là chúng khả thi.
“Nhà giả kim” của Paulo Coelho là một cuốn sách dành cho những người nào đã đánh mất ước mơ hoặc chưa bao giờ có nó. Cuốn sách nhắm mục tiêu vào thế giới không còn sự thông thái của chúng ta, vì một thế giới mà niềm cảm hứng đương thời đang cản trở cảm hứng thuần khiết. Cuốn sách này dành cho tuổi trẻ, những người quên mất tự chất vấn chính mình; những người trung niên bận rộn mà quên đi con người thực và giấc mơ của họ. Đây là cuốn sách dành cho những người mất đi sự hòa hợp với chính mình, bởi vì họ không trở thành con người mình mong muốn mà đi theo những điều ngước khác mong muốn.
Đánh giá triết luận
Những triết luận được Coelho đưa ra rất sâu sắc và quan trọng với xã hội của chúng ta, đó là những điều chúng ta đã lờ đi hoặc lãng quên. Chúng ta sống trong một xác hội Toàn Cầu hóa mà quên mất nền văn hóa riêng và khởi nguồn văn hóa của chúng ta là độc nhất. Chúng ta ” đang ở thời điểm khi có nhiều cửa sổ mà không có căn phòng nào”, đúng như Đức Đạt Lai Lạt Ma nói. Đó là xã hội mà Coelho nhắc đến trong giấc mơ, trong định mệnh, trong lòng dũng cảm, trong cảm hứng tình yêu, trong sự hòa hợp với chính mình, và trong cuộc phiêu lưu.
Như tôi đã đề cập trước đó, hai thông điệp chính tôi khám phá trong cuốn sách là Toàn Thể và Maktub. Điều đó trở thành tâm điểm của cuốn sách, ở chỗ chúng ta nghĩ rằng tác giả tự mâu thuẫn với chính mình. Điều này xảy ra khi ông đưa ra cho chúng ta hai ý tưởng:

  • Chúng ta nên đi theo giấc mơ và khám phá bản thân mình

  • Maktub, mọi thứ đều được viết sẵn

Chúng ta có thể bắt đầu tự hỏi: liệu mọi thứ có phải đã được viết sẵn hay nó sẽ được viết khi chúng ta tìm thấy bản thân mình. Nếu vậy, tại sao lại phải quá quan trọng việc đi theo giấc mơ.
Ở đây có một vấn đề tôi muốn nói rằng hai thông điệp của Ccoelho không hều mâu thuẫn nhâu. Mỗi người theo các cách khác  nhau, và chỉ ít người có sức mạnh, lòng dũng cảm để theo đuổi giấc mơ, những điều được viết sẵn mà chúng ta sẽ tìm thấy bản thân mình trong đó.
Cũng rất thú vị khi Santiago tìm thấy tri kỷ của mình và bí mật của sự thông thái trong sa mạc hoang vu. Sự “hoang vu” là biểu tượng của “điều không biết”, đã được sử dụng bởi các nhà văn vĩ đại Austen  trong “Mansfield Park” và Shakespeare trong “King Lear”. Tại sa mạc, Santiago gặp “linh hồn song sinh” của mình và khám phá ra rằng tình yêu là bí quyết của tồn tại và sáng tạo. Như Coelho giải thích: “khi chúng ta yêu, chúng ta luôn cố hoàn thiện bản thân mình, và đó là khi mọi thứ đều trở nên có thể”.
Một điều thú vị khác trong cách Coelho mô tả một người chối bỏ giấc mơ của mình là người chối bỏ nhìn thấy Thượng Đế, đây chính là bằng chứng “mọi người vui vẻ đều ẩn chứa Thượng Đế bên trong mình”. Dù sao đi nữa, chỉ ít người chọn đi theo con người dành cho họ, và tìm Thượng Đế cũng như nguyên nhân của sự tồn tại trong khi đám phá định mệnh của mình.
Paulo mô tả trái tim và tâm trí như một thể hữu cơ không thường xuyên hòa hợp với nhau. Trái tim dẫn dắt tới định mệnh còn tâm trí không thể  luôn luôn dẫn đường, nhưng cả hai đều có thể chỉ lối cho bạn.
Tôi không đồng tình với quan điểm này. Tôi tin rằng tâm trí và trái tim là hai thể khác biệt của một thực thể độc nhất. Chúng không thể tồn tại mà không có nhau nhau và thường hòa hợp với nhau. Hành động của chúng ta đến từ sự hợp nhất của hai thể này. Nếu cả hai xung đột thì không phải vì tư tưởng của cái này đối lập với cái khác, mà bởi vì sự hiểu lầm tư tưởng của cái khác. Tôi cũng tin rằng không phải chỉ với một trong các thực thể này mà chúng ta có thể khám phá được bản thân, mà phải là Toàn Thể, với cả hai cùng hợp nhất.
Điều cuối tôi muốn nói là cuốn sách đã mô tả triết lý về sự hợp nhất và tự do thông qua sự tồn tại của một thứ Ngôn Ngữ của Vũ Trụ. Vấn đề là triết lysnafy không mạch lạc, nó có xu hướng tự mâu thuẫn với chính mình trong chủ nghĩa lãng mạn và chủ nghĩa lý tưởng ngây thơ.
Giống như những gì xảy ra, chúng ta cười vào chúng, điều này cũng xảy ra với cuốn sách. Từ nơi chúng ta bắt đầu cho tới nơi chúng ta kết thúc. Trong trường hợp cuốn sách, những gì chúng ta tìm kiếm ở ngay gần chúng ta, hoặc thông điệm của sách nói lên điều “bên trong chúng ta”, nhưng chúng ta không nhận ra. Chúng ta không bao giờ nhận ra giá trị của những gì chúng ta có song lại luôn để cao những gì chúng ta không có.
Câu chuyện – sau khi mở ra những câu hỏi triết lý như: Đâu là định mệnh? Làm thế nào khám phá được bản thân? Làm sao khám phá được Toàn Thể? Tại sao chúng ta sinh ra? – lại có lối giải quyết vấn đềquá dễ dàng: cầu viện đến chủ nghĩa lãng mạn và pháp thuật. Nhờ lòng hào hiệp và định mệnh, kỳ tích  xảy đến với chúng ta, đây là  một thông điệp mà chúng ta nhận ra từ cuốn sách. Các giải quyết này có trong các sự kiện thần diệu, đẩy cuốn sách từ thực tại sang hoang đường. Vì vậychúng ta bắt đầu đánh giá thấp thông điệp của tacsgiar. Trong phần lớn cuốn sách chúng ta tưởng tượng rằng mình chính là Santiago (nhân vật chính), rắc rối của anh ta, nỗi sợ cuaranh ta và tham vọng của anh ta là điều chúng ta cảm thấy và bắt đầu tin rằng những gì xảy đến với anh cũng có thể xảy ra với chúng. Cảm giác này kéo dài cho đến khi tác giả bắt đầu giải quyết các vấn đề của Santiago bằng điều kỳ diệu không thể giải thích, bởi vì chúng ta đều biết rằng điều kỳ diệu không xảy ra, vì thế Santiago không thể sống trong số chúng ta. Từ quan điển này khi đào sâu vào cuốn sách, tôi cảm tưởng như câu chuyện chỉ đi đến cái kết thúc tốt đẹp. Tôi cho rằng đây là hạn chế lớn nhất của cuốn sách.
Kết luận
– Với vị trí ổn định trong cuộc sống của chúng ta, chúng ta mất kiểm soát với mình, và cuộc sống bị điều khiển bởi số mệnh. Đó là dối trá. Dù chúng ta là ai hay làm gì, khi nào chúng ta thật sự muốn điều gì đó, cả vũ trụ sẽ hợp lại để giúp bạn.
Cuốn sách xoa dịu và làm lay động trái tim. Tất cả đều là hương thơ, đều là đại phong cảnh, đều là bí ẩn và chủy nghĩa huyền bí, và tất cả các câu hỏi khác đều xuyên thấu tâm hồn chúng ta.
Tôi bắt gặp chính mình trong công chuyện về Santiago. Tôi có thể cảm thấy cảm xúc của tôi, dễ chiu, thích thú, trong khi tôi bị đánh thức bởi thông điệp của cuốn sách: theo đuổi giấc mơ, lắng nghe trái tim, tin tưởng, yêu thương và học cách để nỗi sợ biến mất rồi sự sống có thể nở hoa với toàn bộ vẻ đẹp của nó.
– Hãy lắng nghe trái tim. Nó biết mọi thứ, bởi vì nó đến từ Linh Hồn của Vũ Trụ, và một ngày nào đói nó sẽ quay lại. Trái tim bạn ở đâu thì đó là nơi bạn tìm thấy kho báu của minh. Trái tim bạn sống động. Hãy lắng nghe những gì nó phải lên tiếng.
Tôi muốn kết thúc bằng vài ý tưởng mà tôi ngộ được từ cuôn sách. “Hãy luôn tin tưởng người khác. “Hãy luôn là người bạn muốn trở thành và đừng là người mà người khác muốn bạn trở thành, và nhớ những gì đáng giá bạn đang có vì kho báu nằm ngay bên trọng bạn.”

Hà Thủy Nguyên dịch

Nguồn bài: Exposure of Nomad

Link mua sách: https://bookhunterlyceum.org/shop/van-chuong/nha-gia-kim/

“NHÀ GIẢ KIM” CỦA PAULO COELHO – CÓ GÌ HAY?

“Nhà giả kim” của Paulo Coelho là cuốn sách “hot” nhất, chỉ sau Kinh Thánh, nhưng Paulo Coelho không được giới hàn lâm thừa nhận và ông cũng chưa từng được các giải thưởng danh giá về văn chương như Nobel Văn học, Concourt hay Man Booker. Vâng, người ta thà trao cho Bob Dylan còn hơn là trao cho Paulo Coelho. Không ít những phê phán đã được đưa ra từ những độc giả, họ cho rằng “Nhà giả kim” không có gì đặc

“NHÀ GIẢ KIM” HAY LỜI NHẮC CHO NHỮNG CON CỪU CẦN MẪN

Nhà giả kim phát hành năm 1988 với tên gốc là “O Alquimista”, được Paulo Coelho viết bằng tiếng Bồ Đào Nha và do NXB Editora Rocco Ltd chịu trách nhiệm xuất bản. Hành trình khám phá bản thân và giải mã giấc mơ của cậu bé Santiago được kể lại bằng sự pha trộn văn phong hiện thực – lãng mạn – huyền ảo đã thu hút sự chú ý của hàng triệu độc giả trên toàn thế giới. Cho đến nay, sức hấp dẫn

Paulo Coelho bàn về nhảy múa và cầu nguyện theo lối Sufi

Tôi đã kể những câu chuyện Sufi trong nhiều bài viết, một vài câu chuyện có nhân vật chính là Nasrudin, một gã khở luôn cố gắng để thông minh hơn cả những người khôn ngoan, và hành động của gã có thể làm độc giả đi từ bất ngờ này đến bất ngờ khác. Hôm nay tôi muốn đặt những câu chuyện ấy sang một bên và thử viết một chút về chủ đề này. Bách khoa thư định nghĩa về Sufi là một

Minh Hùng

11/09/2019

Tính thiền trong tác phẩm “Nhà giả kim” của Paulo Coelho

Cư trần lạc đạo thả tuỳ duyên, Cơ tắc xan hề khốn tắc miên. Gia trung hữu bảo hưu tầm mịch, Đối cảnh vô tâm mạc vấn thiền. Dịch nghĩa Sống giữa phàm trần, hãy tuỳ duyên mà vui với đạo Đói thì ăn, mệt thì ngủ Trong nhà sẵn của báu, đừng tìm đâu khác Đối diện với mọi cảnh giới mà vẫn vô tâm, thì cần chi hỏi thiền nữa.(Kệ vân, Trần Nhân Tông) Đây là một trong những bài thơ thiền của Trần Nhân Tông mà tôi rất
le-nam

Lê Nam

28/07/2019

GIẢI MÃ BIỂU TƯỢNG TRONG “NHÀ GIẢ KIM” CỦA PAULO COELHO (5) – TỪ PHẦN MỞ ĐẦU

Có rất nhiều người đọc Nhà giả kim, nhưng hầu hết đều bỏ qua hoặc chưa nhận ra được mối liên hệ giữa phần mở đầu truyện với phần nội dung chính, đặc biệt là mối liên hệ giữa bài thơ về chàng Narcisuss của Oscar Wilde và câu chuyện về chàng Santiago của Paulo Coelho. Vậy, hai câu chuyện này liên quan đến nhau như thế nào?Trong bài thơ của Wilde, Narcisuss nhìn hình ảnh mình phản chiếu qua mặt hồ. Mặt hồ nhìn hình

Thư Sinh

29/07/2019