Home Ngẫm Chúng ta không cần một cuộc Cải cách giáo dục rầm rộ

Chúng ta không cần một cuộc Cải cách giáo dục rầm rộ

Chúng ta cảm giác bị thiếu hụt, chúng ta thấy mình không phát triển, chúng ta hoang mang khi nhìn thấy những sinh viên tự tin và chuyên nghiệp của các nước phương Tây và chúng ta vội vàng đổ lỗi cho nền giáo dục. Hệ thống giáo dục còn rất nhiều sai lầm, điều đó không thể phủ nhận, nhưng đó không phải nguyên nhân chính khiến chúng ta tụt hậu, kém cỏi như ngày nay. Đổ lỗi tai ngoại cảnh, tại tình hình chính trị, tại thực trạng xã hội… đó là căn bệnh ngàn đời của Việt Nam ta, để bao biện cho sự lười biếng và thụ động của mình.

Nếu chúng ta cho rằng thay hệ thống giáo dục này bằng một hệ thống giáo dục khác sẽ làm chúng ta được phát triển hơn, thì đó là một niềm tin sai lầm. Khi đã hình thành hệ thống giáo dục thì việc giáo dục không hỗ trợ cho việc con người được là chính mình. Không một hệ thống giáo dục nào cho phép bạn được tồn tại đúng với con người thực của bạn. Bạn nói nền giáo dục của Mỹ là tân tiến vì nó cho bạn cơ hội được sáng tạo. Thưa không! Sự sáng tạo của bạn chỉ được ở trong vòng khuôn khổ là ở dưới các cây cổ thụ. Bạn thấy nó vĩ đại chỉ bởi vì bạn vừa chuyển từ môi trường này sang môi trường khác và bạn thấy nó mới lạ. Không hơn! Bởi thế, việc học trong các trường đại học lớn để rồi bỏ học đã trở thành truyền thống của những người tạo ra đột phá xã hội như Bill Gates hay Mark Zuckerberg.

Hệ thống giáo dục ra đời không phải để hoàn thiện chúng ta, mà là để gọt rũa tâm trí của chúng ta cho phù hợp với mục đích của một nhóm lợi ích nào đó. Ở các quốc gia thần quyền, giáo dục phục vụ cho quyền lực của tôn giáo. Ở các quốc gia quân chủ và chuyên chế, giáo dục phục vụ cho chính trị. Ở các quốc gia tư bản, giáo dục phục vụ cho đồng tiền. Bằng cách này hay cách khác, các hệ thống luôn kiểm soát chúng ta hoặc bằng dọa dẫm hoặc tạo những cảm giác dễ chịu bằng phương tiện vật chất hoặc cơ hội việc làm trong tương lai. Nhưng tất cả những điều đó không làm chúng ta hoàn thiện bản thân mình. Hơn nữa, bản thân tôi nghĩ, con người vốn bất toàn, không ai đủ tư cách để giáo dục ai với toàn bộ những ham muốn, giận dữ, đố kỵ và nhỏ mọn ẩn dấu trong con người. Làm sao những người chưa toàn thiện lại có thể hướng dẫn người khác cách trở nên toàn thiện? Giáo dục không làm gì hơn được ngoài việc chỉ cho chúng ta cách thích ứng với môi trường tự nhiên và xã hội. Còn lại, mọi lời hô hào chỉ là sáo rỗng.

Tôi không có ý định phủ nhận vai trò của hệ thống giáo dục. Vai trò của hệ thống giáo dục là để giữ độ ổn định của xã hội trong một thế cân bằng. Thử tưởng tượng một tình trạng hỗn loạn ai cũng làm theo ý mình xem! Đó sẽ là thảm họa! Hiểu được vai trò đó, chúng ta mới có thể chấp nhận thích ứng với các dạng hệ thống nhưng không hề bị phụ thuộc vào hệ thống.

Bạn có thể chửi rủa tất cả các lỗi lầm của hệ thống. Bạn có thể đưa ra một mô hình và khẳng định rằng nó tân tiến hơn hệ thống cũ. Nhưng bạn càng phản ứng thì tất cả điều đó cho thấy bạn không hề thoát khỏi sức ảnh hưởng của hệ thống cũ. Mọi cuộc cải cách giáo dục sẽ là vô nghĩa khi con người tạo ra những cải cách ấy không có gì mới mẻ. Vẫn lối tư duy cũ, vẫn nhận thức cũ, vẫn ở trong một vị thế cũ, bạn hi vọng rằng bạn có thể đưa ra cái mới? Và cho dù bạn có áp dụng mô hình giáo dục từ các nước tân tiến hơn vào tình trạng của xã hội bạn sống, thì cũng sẽ chỉ là một sự kệch cỡm, rồi bạn sẽ mất nhiều năm đi sửa lỗi hệ thống.

Trường học thực sự dậy gì cho chúng ta: 1. Sự thực đến từ người có quyền bính/ 2. Trí tuệ là khả năng học thuộc lòng và nhai đi nhai lại/ 3. Học vẹt và lặp lại sẽ được thưởng/ 4. Không tuân thủ sẽ bị trừng phạt/ 5. Hãy phục tùng một cách lý trí và mang tính xã hội
Trường học thực sự dậy gì cho chúng ta: 1. Sự thực đến từ người có quyền bính/ 2. Trí tuệ là khả năng học thuộc lòng và nhai đi nhai lại/ 3. Học vẹt và lặp lại sẽ được thưởng/ 4. Không tuân thủ sẽ bị trừng phạt/ 5. Hãy phục tùng một cách lý trí và mang tính xã hội

Vậy chẳng lẽ chúng ta ngồi im và chấp nhận thực tế buồn nản trong nền giáo dục này? Đương nhiên là không? Nhưng bạn chờ đợi việc đưa ra một hệ thống mới tốt đẹp hơn rồi mới cắp sách học hành nghiêm túc thì bạn quả là vô vọng. Hệ thống có thay đổi hay không, điều đó phụ thuộc vào mỗi chúng ta chứ không phải từ Bộ trưởng Bộ giáo dục.

Đã bao giờ bạn thử thôi cách suy nghĩ: Học để trở nên giàu có cho khoe mẽ với đời, học để lấy điểm cao cho có vị thế xã hội, học để vừa lòng bố mẹ… và thử học cho chính bản thân mình xem. Khi học để mở mang tâm trí của chính mình, chúng ta có cơ hội để hiểu rõ bản chất của mọi sự vật, sự việc xảy đến; chúng ta có cơ hội để có nhiều chọn lựa hơn cho tư tưởng của mình; chúng ta sẽ kho bị lôi kéo, dụ dỗ, mua chuộc và có quyền tự do ý chí cá nhân. Tự học không có nghĩa là cắm mặt vào quyển sách, mà là với tinh thần đó, chúng ta học hỏi trong từng việc nhỏ nhặt. Ăn một loại thức ăn ngon, cảm nhận hương vị và mường tượng về cách các nguyên vật liệu hòa trộn với nhau, đó là tự học. Chơi game và ngẫm nghĩ xem tại sao trò chơi này lại hấp dẫn mình đến vậy, trò chơi này khiến kỹ năng nào của mình phát triển, đó là tự học. Lau dọn nhà cửa một cách có trách nhiệm, sắp xếp thứ tự các hành động sao cho hiệu quả, đo độ tiêu chuẩn hoàn hảo của mình đến đâu, đó là tự học. Đi chơi “chém gió” với bạn bè, quan sát tâm lý người nói chuyện và theo dõi quá trình lên xuống tình cảm cả bản thân, đó cũng là tự học. Thậm chí, khi bạn ngồi một mình và không làm gì cả, để dòng suy nghĩ chạy qua chạy lại trong đầu, lắng nghe những giọng nói nội tại tranh cãi nhau, đó cũng là tự học.

Và bởi thế, với việc tự học, chúng ta không cần mất thời gian để chửi rủa hệ thống giáo dục lỗi thời và nhiều tiêu cực. Khi số lượng những người tự học tăng lên, hệ thống tự khắc phải chuyển mình. Đừng đặt quyền tạo dựng hệ thống giáo dục vào trong tay của một người nào đó khác chưa toàn thiện, trong khi chính bạn mới là tương lai của hệ thống này. Nếu bạn muốn hệ thống giáo dục phục vụ cho việc phát triển bản thân của bạn, vậy thì tôi nhắc lại lần nữa, bạn đã sai lầm. Không ai có thể khiến cho bạn phát triển nếu bạn không thấy việc phát triển ấy là cần thiết. Hệ thống giáo dục sinh ra để ổn định xã hội, thế nên khi con người càng phát triển thì hệ thống càng ổn định hơn và xã hội càng ổn định hơn.

Hãy hoàn thiện mình trước khi hoàn thiện xã hội! Hãy để cho mình hướng tới sự cao đẹp và tiến bộ trước khi hướng xã hội theo điều đó. Và chúng ta không cần những lời hô hào cải cách giáo dục rầm rộ. Chúng ta cần lời hô hào: “Hãy tự cải cách chính bản thân mình”.

Hà Thủy Nguyên

Chat với AI (2): Kết hợp Aristotle & Osho để hướng đến mô hình giáo dục hoàn hảo

Tiếp theo chuỗi Chat với AI, Book Hunter thực hiện một cuộc hỏi đáp kỳ thú về quan điểm giáo dục của Aristotle và Osho. Trong nhiều bài nói chuyện, Osho đưa ra nhiều chỉ trích quan điểm giáo dục và công cụ tư duy của Aristotle, điều này dẫn đến nhiều tín đồ của Osho lên tiếng phê bình gay gắt quan điểm của Aristotle. ChatGPT đã đưa ra những kiến giải xuất sắc về sự khác biệt cũng như đồng thuận trong quan

Book Hunter

05/02/2023

Bộ phim “Nền giáo dục cấm đoán” – Chưa từng có những nền giáo dục tạo ra con người tự do

Bộ phim "Nền giáo dục cấm đoán" (La Educacion Prohibida) được sản xuất năm 2012 tại Arghentina, bởi đạo diễn Germán Doin là một bộ phim tài liệu với cái nhìn thẳng thắn về bản chất của mọi nền giáo dục. Lấy bối cảnh của nền giáo dục Arghentina, nhưng vấn đề của các nhà làm phim đặt ra lại mang tính toàn cầu. Bộ phim nêu ra thực trạng rằng các trường học ngày nay không dậy cho học sinh, sinh viên các kiến thức

Bắt bệnh chứng “cuồng Harvard” hay giấc mơ khoa bảng chưa nguôi

Cách đây 10 năm, người ta đã xôn xao nhau về những người Việt Nam học Harvard. Ở cái thành phố Hà Nội bé tí nơi tôi sống, ai đó học Harvard sẽ lập tức nổi tiếng, lập tức được đồn đại như là thiên tài vậy. 10 năm sau, nỗi ám ảnh về Harvard ngày càng tăng, và đặc biệt ảnh hưởng đến những bạn trẻ cũng như những gia đình thời thượng mong muốn được nước mình có thể “sánh vai” với Âu

Tô Lông

14/12/2016

Krishnamurti và câu chuyện mới về giáo dục

Bài viết này đơn thuần giống như một ghi chép riêng của người viết về quan điểm giáo dục của J. Krishnamurti trong lúc dịch cuốn “Toàn thể biến dịch của cuộc sống là học tập”. Trước khi dịch tập sách này, người viết chưa từng đọc qua cuốn sách nào của ông. Điều duy nhất mà người viết biết về tác giả là ông không nhận mình là triết gia, chính trị gia hay bậc thầy tâm linh như cách người ta vẫn tôn

CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG TỔNG THỂ VÀ NHỮNG THAY ĐỔI “CÓ CŨNG NHƯ KHÔNG”

Ngày 27 tháng 7, chương trình Giáo dục Phổ thông Tổng thể (GDPTTT) vừa được Ban chỉ đạo đổi mới chương trình Sách giáo khoa giáo dục phổ thông thông qua. Tuy nhiên, chương trình GDPTTT này cũng giống như rất nhiều các lần cải cách khác của Bộ giáo dục, chỉ đưa ra những thay đổi “có cũng như không”, hay nói một cách khác là vô dụng. Về mục tiêu “5 phẩm chất, 10 năng lực” Một bộ mục tiêu “chia hết cho 5” đã
le-nam

Lê Nam

20/09/2017