Home Học CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG TỔNG THỂ VÀ NHỮNG THAY ĐỔI “CÓ CŨNG NHƯ KHÔNG”

CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG TỔNG THỂ VÀ NHỮNG THAY ĐỔI “CÓ CŨNG NHƯ KHÔNG”

le-nam

Lê Nam

20/09/2017

Ngày 27 tháng 7, chương trình Giáo dục Phổ thông Tổng thể (GDPTTT) vừa được Ban chỉ đạo đổi mới chương trình Sách giáo khoa giáo dục phổ thông thông qua. Tuy nhiên, chương trình GDPTTT này cũng giống như rất nhiều các lần cải cách khác của Bộ giáo dục, chỉ đưa ra những thay đổi “có cũng như không”, hay nói một cách khác là vô dụng.
Về mục tiêu “5 phẩm chất, 10 năng lực”
Một bộ mục tiêu “chia hết cho 5” đã được đặt có tên “5 phẩm chất, 10 năng lực” với những danh từ rất “kêu” như sau:
5 phẩm chất bao gồm: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm.
10 năng lực bao gồm: Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực ngôn ngữ, năng lực tính toán, năng lực tìm hiểu tự nhiên và xã hội, năng lực công nghệ, năng lực tin học, năng lực thẩm mỹ, năng lực thể chất, năng lực đặc biệt.
5 phẩm chất mà chương trình giáo dục này đề ra có khác gì so với “5 điều Bác Hồ dạy” mà chúng ta đã quen thuộc hay không? Trên thực tế là không? Đó vẫn chỉ là những khái niệm mơ hồ. “Yêu nước” là yêu nước nào? Nước của chính quyền hay nước Việt của người Việt? Học sinh có được yêu nước theo cách của mình không hay chỉ được phép yêu nước theo cách mà hệ thống giáo dục muốn? Nhân ái là như thế nào? Nhân ái là có thể chấp nhận mọi sai trái chăng? Chăm chỉ mà không hiểu mình đang làm gì thì có phải là đang chăm chỉ? Tại sao không khuyến khích học sinh trở nên trí tuệ hơn, ham hiểu biết hơn, sẵn sàng vượt qua gian khó hơn, mà chỉ được phép “yêu nước, nhân ái, chăm chỉ”. Trong 5 phẩm chất ấy, xem ra chỉ có “trung thực” và “trách nhiệm” là thật sự cần thiết. Còn 3 phẩm chất đầu tiên, nhất thiết cần phải xem xét lại. Đó là còn chưa kể 3 phẩm chất “yêu nước, nhân ái, chăm chỉ” không có mối tương quan lắm với 10 năng lực được liệt kê ở dưới.
Bây giờ chúng ta sẽ xem xét đến 10 năng lực:
Trong số 10 năng lực thì năng lực “tự chủ và tự học” quá trừu tượng. Nếu học sinh có thể “tự chủ và tự học” thì thiết nghĩ nhà trường nên cho phép học sinh thoải mái được tự học ở nhà mà không cần phải đến lớp thường xuyên và chịu sự gò bó của thày cô giáo. Bởi vì, một khi thời gian học trên lớp và học thêm đã choán hết thời gian thì khung giờ nào sẽ dành cho việc tự học?
Tôi không hiểu lắm tại sao người ta lại xếp “năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo” vào làm một. Giải quyết vấn đề là một năng lực xử lý khó khăn, trong khi sáng tạo là một năng lực đòi hỏi tính cá nhân (thực tế người ta không thể dậy nhau sáng tạo).
 Về năng lực ngôn ngữ, tôi nghi ngờ Bộ giáo dục có thể làm gì đó tử tế để cải thiện khả năng ngôn ngữ của học sinh khi chính Bộ giáo dục còn ra những đề thi ngớ ngẩn như đề “thấu cảm” mà không biết xấu hổ.
Về năng lực thẩm mĩ, đây là một vấn nạn của nền giáo dục. Sách mỹ thuật ở nhà trường không dậy học sinh về hội họa thế giới. Các hình vẽ minh họa trong các sách giáo khoa đều rất xấu. Đồng phục cho học sinh cũng vô cùng xấu xí và thô thiển. Vậy thì làm thế nào để cải thiện “năng lực thẩm mĩ” ở học sinh?
Còn về việc bồi dưỡng “năng lực đặc biệt” ở học sinh thì tôi lại càng nghi ngờ hơn nữa. Bởi vì, hệ thống giáo dục và đào tạo ở Việt Nam không có cơ chế phát hiện tài năng mà chỉ có cơ chế chấm điểm theo barem. Người ta không thể phát hiện tài năng qua chấm điểm. Một khi không thể phát hiện ra tài năng thì họ sẽ “bồi dưỡng” ai? Phải chăng là “bồi dưỡng” con ông cháu cha hay con cái của các gia đình nhiều tiền.
Thế nên, “5 phẩm chất, 10 năng lực” mà GDPTTT đề ra rất đáng vứt vào sọt rác. Đó là còn chưa kể việc hô khẩu hiệu không giúp gì cho việc thay đổi tình trạng tồi tệ của nền giáo dục mà thế hệ trẻ Việt Nam phải chịu đựng.
Về việc phân chia giai đoạn giáo dục
Bộ giáo dục phân chia giai đoạn giáo dục thành hai giai đoạn bao gồm: Giáo dục căn bản (Lớp 1 đến lớp 9) và Giáo dục hướng nghiệp (Lớp 10 đến lớp 12). Điều này cũng không có gì mới, vì trong nhiều năm nay, các bậc phụ huynh và các em học sinh đã quen thuộc với điều này. Ở đây, tôi sẽ bàn đến tính chất của việc phân chia này.
Ở giai đoạn giáo dục căn bản từ lớp 1 đến lớp 9, tất cả các kỹ năng căn bản nhất được nêu trong 10 năng lực sẽ phải được hướng dẫn. Vậy nếu như có những em không nắm hết tất cả kiến thức được cho là “căn bản” thì em ấy có xứng đáng được lên cấp “hướng nghiệp” hay không? Tại sao không thể để cho các em học sinh được hướng nghiệp ngay từ cấp căn bản này. Như thế, các em có thể tiếp cận các căn bản của ngành nghề mình yêu thích từ bậc phổ thông, thậm chí là bậc tiểu học. 9 năm căn bản có phải quá nhiều không? Và các em học sinh sẽ chán ngấy với 9 năm vô dụng trong khi các em ấy lại đam mê một chuyên môn nào đó khác. Trong các xã hội mà chúng ta coi là “phong kiến lạc hậu”, việc hướng nghiệp được hình thành từ khi 7-8 tuổi, và xã hội đã có những chuyên gia tay nghề cao mà đến giờ chúng ta cũng không thể bì được. Vậy tại sao chúng ta không thể để học sinh tự hướng nghiệp cho mình sớm hơn ở những giai đoạn mà tài năng tự nhiên dễ dàng phát lộ chưa bị che lấp bởi những xu hướng truyền thông và tuyên truyền.
Còn về giai đoạn hướng nghiệp. Thật vô lý khi cái được gọi là “hướng nghiệp” vẫn cứ loanh quanh những môn căn bản được lặp lại từ cấp 2 nhưng với mức độ chuyên sâu hơn. Với SGK cấp 3 hiện nay và cách thức giảng dạy của giáo viên, các em học sinh sẽ còn tiếp tục không biết mình nên chọn gì cho cuộc đời của mình.
Có cần đẩy cao vai trò của việc học ngoại ngữ
Môn Ngoại ngữ được đưa vào dậy cho học sinh từ lớp 1 là một biểu hiện cho việc đẩy quá cao vai trò của việc học ngoại ngữ. Ngoại ngữ, mà cụ thể là tiếng Anh, ngày càng trở nên quan trọng hơn trong một xã hội hội nhập cùng thế giới. Tuy nhiên, việc học ngoại ngữ không phức tạp như vậy.
Một học sinh cấp 2, nếu có thể học tốt các bộ môn khác đều có thể luyện tốt các kỹ năng nghe – nói – đọc – viết trong vòng 1-2 năm. Thế nhưng, nếu một học sinh không thể đọc – viết tiếng Việt, chính ngôn ngữ mẹ đẻ của mình cho tốt từ bậc tiểu học thì càng lên các cấp học cao hơn, chung sẽ vẫn chỉ biết chép văn mẫu, và đương nhiên chẳng thể học giỏi ngoại ngữ. Thế nên, đưa việc học ngoại ngữ từ lớp 1 là một cách đi vô dụng, phát sinh nhiều chi phí không cần thiết, tạo thêm nhiều áp lực cho gia đình và học sinh. Đó là còn chưa kể, chất lượng đào tạo giáo viên dậy ngoại ngữ ở Việt Nam vốn dĩ rất thấp.
*Tóm lại:
Những sự thay đổi từ hệ thống giáo dục không phải đến từ cách giảm tải hay đưa ra các mục tiêu đao to búa lớn. Sự thay đổi có thể đến từ những việc nhẹ nhàng hơn như: Giám sát chặt chẽ quá trình kiểm tra – thi cử, đưa ra một hệ thống chấp điểm chi tiết hơn và hiệu quả hơn, ngừng việc bắt học sinh hô khẩu hiệu, đưa ra lịch mặc đồng phục cho học sinh hợp lý và thiết kế các mẫu đồng phục đẹp hơn, nâng cao chất lượng giáo viên…v…v… Tuy nhiên, những thay đổi nho nhỏ ấy có lẽ còn lâu mới thành hiện thực.
 
Lê Duy Nam

Những cuốn sách nới rộng đường biên giáo dục #3: Sự truyền thụ tri thức mang tính hệ thống

Tiếp theo của series bài Những cuốn sách nới rộng đường biên giáo dục, Book Hunter xin được giới thiệu với các bạn những cuốn sách cung cấp các nghiên cứu và phương pháp giáo dục khi việc học được hệ thống hóa. Đây là những cuốn sách đã được xuất bản tại Việt Nam và được Book Hunter đưa tới sự kiện TƯƠNG GIAO #1: NHỮNG TƯ TƯỞNG GIÁO DỤC TRONG LỊCH SỬ vào 9/9/2023.  Do sự hình thành cấu trúc xã hội và

Book Hunter

06/11/2023

Vui chơi là cách tốt nhất để phát triển tư duy ở trẻ

Lối sống nhanh, hiện đại và nhiều áp lực hiện nay đang khiến cho tuổi thơ của trẻ em bị ngắn lại, ít được chơi đùa hơn, phải quan tâm đến việc học sớm hơn. Thế nhưng người lớn thường quên mất rằng việc vui chơi đối với trẻ em là rất quan trọng, ảnh hưởng lớn đến quá trình phát triển nhận thức và tính cách của trẻ. Thông qua vui chơi, chúng được tương tác nhiều hơn với xã hội, học cách giải

MUÔN NẺO CÁI HỌC NGOÀI CHÍNH THỐNG

Do những thiếu sót của hệ thống giáo dục chính thống, từ những học sinh – sinh viên cho đến các bậc phụ huynh đều hoang mang tìm đủ các phương pháp học, các trung tâm, các sách hướng dẫn kỹ năng… những mong xây dựng cho mình một tay nghề để có thể vững bước vào đời. Tuy nhiên, khi bước chân ra khỏi hệ thống giáo dục chính thống, một người muốn tìm cho mình một hướng học tập đúng đắn cũng không
le-nam

Lê Nam

13/09/2017

Bắt bệnh chứng “cuồng Harvard” hay giấc mơ khoa bảng chưa nguôi

Cách đây 10 năm, người ta đã xôn xao nhau về những người Việt Nam học Harvard. Ở cái thành phố Hà Nội bé tí nơi tôi sống, ai đó học Harvard sẽ lập tức nổi tiếng, lập tức được đồn đại như là thiên tài vậy. 10 năm sau, nỗi ám ảnh về Harvard ngày càng tăng, và đặc biệt ảnh hưởng đến những bạn trẻ cũng như những gia đình thời thượng mong muốn được nước mình có thể “sánh vai” với Âu

Tô Lông

14/12/2016

Krishnamurti bàn về giáo dục: “Một khi bạn bắt đầu học thì không có kết thúc cho việc học”

Bạn biết đấy, bạn sống ở một trong những thung lũng đẹp nhất mà tôi từng thấy. Có một bầu không khí đặc biệt tại đây. Bạn có chú ý không, đặc biệt là vào các buổi tối và sớm tinh mơ, một sự tĩnh tại thấm sâu vào thung lũng? Tôi tin quanh đây có những ngọn đồi xa xưa mà con người chưa hủy hoại chúng, và bất cứ nơi nào bạn đi qua, ở thành phố hay đâu đó khác, con người