Home Học Bắt bệnh chứng “cuồng Harvard” hay giấc mơ khoa bảng chưa nguôi

Bắt bệnh chứng “cuồng Harvard” hay giấc mơ khoa bảng chưa nguôi

Tô Lông

14/12/2016

Cách đây 10 năm, người ta đã xôn xao nhau về những người Việt Nam học Harvard. Ở cái thành phố Hà Nội bé tí nơi tôi sống, ai đó học Harvard sẽ lập tức nổi tiếng, lập tức được đồn đại như là thiên tài vậy. 10 năm sau, nỗi ám ảnh về Harvard ngày càng tăng, và đặc biệt ảnh hưởng đến những bạn trẻ cũng như những gia đình thời thượng mong muốn được nước mình có thể “sánh vai” với Âu Mỹ.  Đi học đã trở thành một giấc mơ, một đỉnh cao đáng để vươn tới trong nếp suy nghĩ của những ai coi trọng bằng cấp và địa vị. Vài người bạn của tôi nói đùa rằng: “đang có căn bệnh cuồng Harvard”. Điều này cũng khá dễ hiểu với tâm lý của dân đi học nước ta từ xưa đến nay.
Tôi lại nhớ đến cái thời các cụ nhà ta nung kinh nấu sử học thi để đeo đuổi khoa bảng, đến nay vẫn còn lưu lại. Ngày đó người ta có giấc mơ Trạng nguyên. Mà cụ nào vừa đỗ Trạng nguyên, Tiến sĩ ở Việt Nam lại vừa được các vua Trung Quốc phong cho cái chức Trạng nguyên, Tiến sĩ thì danh giá lắm, ai cũng tâm đắc cái chức “Lưỡng quốc Trạng nguyên”, “Lưỡng quốc Tiến sĩ”… Cái giấc mơ ấy còn được lưu lại trong mấy câu thơ của Nguyễn Bính:
“Tưng bừng vua mở khóa thi
Tôi đỗ quan Trạng vinh quy về làng
Võng anh đi trước võng nàng
Cả hai chiếc võng cùng sang một đò”
(“Giấc mơ anh lái đò”)
Chế độ khoa bảng không còn, nhưng cái tâm thức học để thi, thi để đỗ đạt cao, để có danh, có thể no cơm ấm cật cả một đời, thì đã trở thành một  chuỗi phản xạ vô điều kiện với rất nhiều người, từ phụ huynh đến con cái của họ. Đến nay, cái danh “đỗ Harvard” hay “học Havard” cũng chỉ là một biến thể của giấc mơ khoa bảng ngày xưa, mà giấc mơ khoa bảng này không chỉ ở trong nước, mà là tầm cỡ “Lưỡng quốc Trạng nguyên”, “Lưỡng quốc Tiến sĩ”.
Học hành giỏi giang, bụng một bồ chữ, đương nhiên là tốt, dù sao vẫn tốt hơn là không biết gì. Nhưng không phải ông Trạng nguyên, Tiến sĩ nào cũng thực hiện những điều thật sự có ích để giúp dân giúp nước. Tức là việc học giỏi và cái biết thực sự chưa chắc đã đồng nhất với nhau. Người ta hay nhầm lẫn chuyện này. Harvard là trường đại học nổi tiếng của Hoa Kỳ, nơi đây có thể cung cấp cho sinh viên những điều kiện tốt nhất để học tập, nhưng học Harvard không đồng nghĩa với việc bạn sẽ thành công với công việc bạn yêu thích. Đương nhiên, học Harvard và lấy bằng cấp ở Harvard có thể mang đến cho bạn một công việc tốt với mức lương cao, nhưng, rồi sao? Chẳng phải cũng như mấy ông “Lưỡng quốc Trạng nguyên”, “Lưỡng quốc tiến sĩ” kia sao?
Để đỗ Harvard, bạn không nhất thiết phải thông minh tuyệt đỉnh, bạn có thể chỉ cần “học gạo” để lấy điểm mà thôi. Nhưng đỗ vào Harvard không phải tất cả. Đỗ vào Harvard, bạn sẽ tận dụng quãng thời gian học tập tại đây như thế nào? Bạn sẽ lại tiếp tục học gạo để lấy điểm cao, hay dành thời gian để biến những ý tưởng của bạn (nếu có) thành hiện thực? Học Harvard chỉ có thể hiệu quả nếu bạn có một ý tưởng học tập thiết thực, biết sở học của mình sau này sẽ dùng vào việc gì. Với tất cả các điều kiện sẵn có của Harvard, biết đâu ý tưởng của bạn sẽ bắt đầu được thực hiện. Còn nếu học để lấy cái danh tiếng học Harvard và kỳ vọng rằng có thể ở lại Hoa Kỳ để kiếm một công việc tốt thì xin thưa, bạn đã ảo tưởng. Hoa Kỳ là một đất nước đòi hỏi các kỹ năng thực tiễn trong nghề nghiệp chứ không phải trọng bằng cấp như nước ta. Còn nếu bạn nghĩ nhờ bằng Harvard bạn có thể kiếm mức lương mấy ngàn đô ở Việt Nam thì đó là điều xa xỉ, bởi nhà nước không thể trả mức lương cao thế cho bạn, còn tập đoàn và doanh nghiệp lại cần kinh nghiệm làm việc hơn là bằng cấp.
“Giấc mơ Harvard” hay “chứng cuồng Harvard” này khó trị, không phải bởi vì trường Harvard, mà vì nó chỉ là biến tướng của căn bệnh khoa bảng xưa kia mà thôi. Nếu không phải là Harvard, thi có thể là trường khác, hoặc một ngành nghề thời thượng nào đó khác. Căn bệnh khoa bảng này là căn nguyên của tình trạng “thừa thày thiếu thợ” hoặc “học không đi đôi với hành” ở Việt Nam hiện nay. Người ta đi học để kiếm một công việc an nhàn, làm những thao tác lập đi lập lại, không phải dùng đến não, không phải sáng tạo, không cần nhiệt huyết, rồi chờ một mức lương. Căn bệnh này đã tạo ra những thế hệ ù lì, không tạo ra được bất cứ một giá trị mới nào cho cuộc sống, một thế hệ chỉ biết vận hành cỗ máy mà không thể nghĩ được bất cứ điều gì khác, thậm chí còn không có nhu cầu hiểu về cỗ máy ấy để cải tiến nó tốt lên.
Giải quyết căn nguyên của căn bệnh này không phải chuyện dễ. Thời xưa, khi Nho học thất thế, người ta vội chạy theo giấc mơ trường Pháp, Pháp thất thế, người ta chạy theo mốt đi học Liên Xô, bây giờ Liên Xô thất thế thì người ta chạy theo Harvard. Thậm chí, mọi ý tưởng để thay đổi lối học khoa bảng của các bậc cải cách lớn như Hồ Qúy Ly, Nguyễn Trường Tộ, Phạm Quỳnh…v…v… đều sẽ bị rơi dần vào quên lãng. Thế nhưng, giờ đây đã khác xưa. Chúng ta có nhiều cơ hội để giải quyết nó hơn. Thời xưa, các ngành nghề thiếu tính đa dạng, chỉ loanh quanh mấy việc cơ bản như sĩ nông công thương mà thôi. Ngày nay, các ngành nghề đa dạng hơn, mà không phải ngành nghề nào cũng được dậy trong trường đại học. Hơn nữa, sự phát triển của Internet tạo cho chúng ta cơ hội tiếp cận với nhiều sách vở hơn, với các khóa học online của nhiều trường đại học lớn trên thế giới, hoặc các chuyên gia độc lập. Nếu chúng ta xác định được cho mình một ngành nghề rõ rệt, chúng ta có thể có nhiều lựa chọn hơn cho tương lai của mình thay vì sa vào giấc mơ khoa bảng.
 
Tô Lông

Cuộc Cách mạng giáo dục đến từ mỗi chúng ta

Bạn đang trông chờ một cuộc Cách mạng thay đổi nền giáo dục? Bạn nghĩ rằng cuộc Cách mạng này sẽ đến từ những nhà nghiên cứu giáo dục hay đến từ các phong trào đấu tranh? Cuộc Cách mạng thay đổi nền giáo dục chỉ đến từ chính bạn: Khi bạn nói không với hệ thống giáo dục đang ngày một thối nát… Khi bạn sẵn sàng đương đầu với cuộc sống mà không cần sự thừa nhận của xã hội… Khi bạn dũng

Trường lớp cho thời đại công nghiệp, giáo dục không trường lớp cho tương lai

Kerry McDonald: Nghiên cứu viên giáo dục của FEE kiêm tác giả cuốn sách Unschooled: Raising Curious, Well-Educated Children Outside the Conventional Classroom. Kerry có bằng cử nhân kinh tế Cao đẳng Bowdoin và bằng thạc sĩ giáo dục Đại học Harvard. Cô sống ở Cambridge, Massachusetts cùng chồng và bốn đứa con. ------------------- Mô hình giáo dục bắt buộc của chúng ta hiện nay được xây dựng trong buổi đầu Thời đại công nghiệp. Khi các nhà máy thay thế công việc đồng áng
le-ai

Lê Ái

06/08/2019

Krishnamurti và câu chuyện mới về giáo dục

Bài viết này đơn thuần giống như một ghi chép riêng của người viết về quan điểm giáo dục của J. Krishnamurti trong lúc dịch cuốn “Toàn thể biến dịch của cuộc sống là học tập”. Trước khi dịch tập sách này, người viết chưa từng đọc qua cuốn sách nào của ông. Điều duy nhất mà người viết biết về tác giả là ông không nhận mình là triết gia, chính trị gia hay bậc thầy tâm linh như cách người ta vẫn tôn

Chúng ta không cần một cuộc Cải cách giáo dục rầm rộ

Chúng ta cảm giác bị thiếu hụt, chúng ta thấy mình không phát triển, chúng ta hoang mang khi nhìn thấy những sinh viên tự tin và chuyên nghiệp của các nước phương Tây và chúng ta vội vàng đổ lỗi cho nền giáo dục. Hệ thống giáo dục còn rất nhiều sai lầm, điều đó không thể phủ nhận, nhưng đó không phải nguyên nhân chính khiến chúng ta tụt hậu, kém cỏi như ngày nay. Đổ lỗi tai ngoại cảnh, tại tình hình

Chat với AI (2): Kết hợp Aristotle & Osho để hướng đến mô hình giáo dục hoàn hảo

Tiếp theo chuỗi Chat với AI, Book Hunter thực hiện một cuộc hỏi đáp kỳ thú về quan điểm giáo dục của Aristotle và Osho. Trong nhiều bài nói chuyện, Osho đưa ra nhiều chỉ trích quan điểm giáo dục và công cụ tư duy của Aristotle, điều này dẫn đến nhiều tín đồ của Osho lên tiếng phê bình gay gắt quan điểm của Aristotle. ChatGPT đã đưa ra những kiến giải xuất sắc về sự khác biệt cũng như đồng thuận trong quan

Book Hunter

05/02/2023