Home Đọc Lời cảm ơn của tác giả sách Hồi âm từ phương Nam (Tiểu luận phê bình, NXB Đà Nẵng – Book Hunter, 2023)

Lời cảm ơn của tác giả sách Hồi âm từ phương Nam (Tiểu luận phê bình, NXB Đà Nẵng – Book Hunter, 2023)

Book Hunter

24/03/2024

Xin kính chào quý thầy cô, quý anh chị đến dự buổi họp mặt hôm nay. Đây đơn giản là một buổi gặp gỡ trong vòng thân hữu để giới thiệu cuốn sách mới của chúng tôi là tập tiểu luận phê bình Hồi âm từ phương Nam do NXB Đà Nẵng và Công ty Truyền thông và Giáo dục Lyceum (Book Hunter) liên kết thực hiện.

Hồi âm từ phương Nam là cuốn sách in riêng thứ 15 của chúng tôi, trong đó có 5 tập tiểu luận phê bình. Từ khi được đăng những bài báo đầu tiên vào những năm 1970 -1972, trong đó có cả văn sáng tác và văn nghị luận, cho đến khi vào đại học, tôi không hề nghĩ rằng mình sẽ làm công việc gọi là phê bình văn học. Nhưng khi ra trường, làm nghề dạy học, việc đọc sách và theo dõi đời sống văn học gợi cảm hứng cho tôi viết những bài điểm sách, nhận xét, bình luận về một số hiện tượng văn học cùng thời. Ngoài những cuốn sách viết chung và viết riêng, trong khoảng hơn 40 năm tôi đã viết chừng 250 bài báo ngắn dài có liên quan đến văn học.

Xuất hiện trên các tạp chí, tuần báo hay nhật báo, những bài viết như thế thường chỉ được bạn đọc để ý một tháng, một tuần hay thậm chí một ngày rồi thôi. Người ta đã ví những bài báo như thế như là những bọt nước mau tan trên dòng chảy, lúc trầm lặng, lúc cuộn xiết, nhưng không bao giờ ngưng nghỉ của đời sống văn học. Thời gian trôi đi, cuộc sống đổi thay, nhận thức của mình cũng không như cũ, nên những gì mình viết ra bị vượt qua rất nhanh. Có gì còn lại chăng là dấu tích ghi lại một thời văn chương và chút tình nghĩa với đồng nghiệp, văn hữu. Việc ấn hành những cuốn sách tiểu luận phê bình tập hợp những bài báo như thế là nỗ lực lưu giữ những trang văn phần nào khỏi bị lãng quên trong dòng thời sự.

Hồi âm từ phương Nam tập hợp và chọn lựa 36 bài viết về thơ, về văn xuôi nghệ thuật và chính luận cùng một vài vấn đề chung của văn học, tất cả đều đã được công bố trên các ấn phẩm trong nước khoảng 10 năm nay, như được khi rõ nguồn ở cuối mỗi bài. Nhan đề sách lấy lại từ lời bạt trong tập truyện ngắn của nhà văn Trần Trường Khánh được dịch sang tiếng Việt, cũng muốn gửi gắm ý nghĩa rằng đây là những lời hồi đáp của một độc giả có quan tâm đang sống và viết ở mảnh đất phương Nam. Cuốn sách này nằm trong kế hoạch của NXB Đà Nẵng, nơi lần đầu tiên chúng tôi được in sách, nên chúng tôi đã đưa vào các bài viết về một số tác giả người miền Trung, quê hương sâu nặng kỷ niệm của mình, đặc biệt là những nhà văn nay đã thành người thiên cổ và những nhà văn cao niên, thời gian không còn nhiều để nghe được những tiếng nói tri âm.

Trong phần 1 “Nơi cư trú của tình yêu” cuốn sách có những bài viết về thơ của Pablo Neruda, Xuân Tâm, Nguyễn Vỹ, Ngô Kha, Diễm Châu, Tường Linh, Đông Trình, Ý Nhi… Phần 2 “Trong người có ta” dành cho những bài viết về Nhất Hạnh, Nguyễn Văn Trung, Võ Hồng, Nguyên Ngọc, Hoàng Ngọc Biên, Cao Huy Thuần, Thanh Thảo, Lê Văn Nghĩa… Do khoảng cách về thời gian và chủ định của tác giả, những bài viết trong tập dù cố gắng sắp xếp cho hợp lý phần nào, cũng không có tính hệ thống, chất lượng các bài viết cũng không đều. Mong quý bạn đọc lượng thứ.

Nếu may mắn có một đời sống dài hơn các bài báo, cuốn sách này vài năm nữa rồi cũng sẽ bị lãng quên. Nhưng cuộc gặp gỡ hôm nay thật sự là một ngày vui của tác giả, người lỡ vướng vào nghiệp viết phê bình hơn 40 năm qua, cũng là người tâm nguyện từ nay, sau cuốn sách này, khi tuổi đã cao, sức đọc, sức viết đều hạn chế, sẽ không viết phê bình nữa, mà để dành thời gian trả nợ cho khoa và nhà trường vài công việc về giảng dạy còn dang dở.

Xin trân trọng cảm ơn NXB Đà Nẵng đã duyệt xét, cấp giấy phép xuất bản và phát hành cho cuốn sách. Xin cảm ơn Thạc sĩ Trần Văn Ban, trưởng phòng biên tập và họa sĩ Linh Vũ đã chăm sóc văn bản và hình thức cuốn sách mà tác giả rất hài lòng.

Đặc biệt xin cảm ơn Công ty Truyền thông và Giáo dục Lyceum (Book Hunter) đã ưu ái đầu tư cho cuốn sách trong thời buổi thị trường sách in ngày càng thu hẹp, sách nghiên cứu – lý luận – phê bình lại càng khó tiêu thụ.

Chân thành cảm ơn Ban chủ nhiệm Khoa Văn học đã tạo điều kiện thuận lợi cho buổi họp mặt hôm nay. Xin cảm ơn và gửi lời chúc mừng năm mới 2024 đến quý vị và các anh, các chị.

 

HUỲNH NHƯ PHƯƠNG

“Cầm Thư quán” và những cuộc truy cầu bất tận

“Ở biển Bắc có con cá côn, mình dài không biết mấy ngàn dặm. Cá côn biến thành chimbằng, lưng rộng không biết mấy ngàn dặm, khi tung cánh bay thì cánh nó như đám mây trên trời. Biển (Bắc) động thì chim bằngrời về biển Nam, biển Nam là Ao trời. ... Con ve sầu và con chim cưu cười con chim bằng rằng: ‘Chúng ta bay vù lên cây du, cây phượng, có lúc bay không tới mà rớt xuống đất. Hà tất phải bay

“Mê hồn ca” của Đinh Hùng: cõi chiêm bao của thức tỉnh tinh thần

Hà Thủy Nguyên Lần đầu tiên đọc thơ Đinh Hùng, khi ấy tôi vẫn còn ngồi trên ghế trường trung học, đó là bài thơ “Khi mới nhớn”. Bài thơ nằm trong một tuyển tập ở thư viện Hà Nội. Tôi đọc bài thơ với sự khoái chí khi tưởng tượng đến cậu học trò trốn học bởi nhận thức được những sự ngớ ngẩn của trường lớp và muốn giữ mãi sự mơ mộng nguyên thủy của bản thân. Thời ấy, tôi tâm đắc

Một số nguyên tắc quan trọng trong phê bình và sáng tác của Edgar Allan Poe

Bên cạnh vai trò một nhà văn, nhà thơ, Edgar Allan Poe còn được biết đến là nhà phê bình văn học có sức ảnh hưởng lớn đến nền văn học Mỹ. Thông qua các bài tiểu luận phê bình được đăng tải trên các tạp chí, ông đã đóng góp vào quá trình định hình một số khái niệm và thuật ngữ mà sau này trở nên rất phổ biến trong lĩnh vực phê bình văn học. Ngày nay, Edgar Allan Poe nổi tiếng
le-ai

Lê Ái

29/01/2024

PHẠM HẦU: “TÔI THEO TƯ TƯỞNG VÔ CÙNG TẬN”

Năm hai mươi hai tuổi, tôi mới đọc thơ Phạm Hầu. Thế là chưa đến nỗi quá muộn. Tôi nghĩ nên đọc Phạm Hầu khi ở độ hai mươi, khi đó ta có thể hiểu ông như một người bạn ngang tuổi, dẫu rằng với thi nhân thì tuổi tác chắc chỉ để đùa. Phạm Hầu, thi sĩ trẻ trung thuộc lớp sau trong phong trào Thơ Mới đột ngột ra đi khi mới vừa 24 tuổi. Người thanh niên ấy còn rất trẻ, nhưng

Minh Hùng

20/12/2019

Ngưỡng thấp của văn học Việt Nam

Sau 50 năm từ khi chiến tranh kết thúc (1975), thống nhất đất nước, và gần 40 năm đổi mới, quy mô nền kinh tế Việt Nam đang bước vào nhóm các nước có ngưỡng trung bình cao trên thế giới. Còn văn học VN đang ở ngưỡng nào của thế giới? Câu trả lời của tôi là: Ở ngưỡng thấp, dưới trung bình. Văn học Việt Nam ra thế giới Trong nửa thế kỷ qua tác phẩm văn học VN được dịch nhiều nhất,