Home Đọc “Cầm Thư quán”; tiểu thuyết dã sử bối cảnh thời Lê Thánh Tông “tái xuất” sau 10 năm gian nan

“Cầm Thư quán”; tiểu thuyết dã sử bối cảnh thời Lê Thánh Tông “tái xuất” sau 10 năm gian nan

Book Hunter

22/10/2018

Tiểu thuyết “Cầm thư quán” của nhà văn Hà Thủy Nguyên là một cuốn sách hiếm hoi trên thị trường sách Việt Nam hiện nay được viết với phong cách cổ điển, duy mỹ và giàu tính triết học Á Đông. Năm 2008, lần đầu cuốn sách được xuất bản bởi NXB Phụ Nữ và Nhà sách Kiến Thức, tiểu thuyết “Cầm thư quán” đã bị thu hồi ngay trong tháng đầu phát hành với lý do không rõ ràng. Tháng 9 năm 2018, sau 10 năm bị chìm vào quên lãng, “Cầm Thư quán” lại xuất hiện với diện mạo mới, được cấp phép bởi NXB Hội Nhà Văn và Book Hunter chịu trách nhiệm xuất bản.
Mặc dù cuốn sách không được phát hành, nhưng các trang truyện đọc online đều đã đăng tải, được bán trên Amazon và được một bộ phận tác giả trẻ yêu thích. Fanpage Tác giả – Truyện Việt -một page tác giả trẻ văn học độc lập, thường xuyên review các tác phẩm văn chương có chất lượng và tổ chức các cuộc thi sáng tác cho cây viết trẻ – đã từng đánh giá rất cao “Cầm thư quán” trong số các tiểu thuyết Việt Nam đương thời:

 “Nếu phải tóm gọn giọng văn của tác giả trong vòng ba chữ, thì có thể dùng: Đẹp và Lạnh. Cầm Thư quán mang âm hưởng của tiếng huyền trầm đục, ngân vang lên như đánh động những phức cảm trong tâm hồn người đọc. Những dòng chữ ngắn ngủi, một vài từ miêu tả phân đoạn làm toát lên nội tâm nhân vật. Điều mà ít ai có thể làm được, lại hiện diện nơi cuốn sách này.”

Nhà phê bình văn học Đỗ Lai Thúy cũng bình luận về “Cầm Thư quán” và văn phong của nhà văn Hà Thủy Nguyên như sau:

“Con người cổ điển là con người được sống với sự không giới hạn, với tất cả các chiều kích của mình. Người ta gọi thời kỳ cổ điển là thời kỳ vàng của nhân loại. Hà Thủy Nguyên rất coi trọng cái cổ điển và như một thứ bản năng, tác phẩm Điệu nhạc trần gian của cô đã có tính cổ điển; đến sau này nó đã định hướng cho nghiên cứu và sáng tác của tác giả, mà ta có thể thấy trong Thiên mã, Mùa dã cổ, và Cầm Thư quán.”

“Cầm Thư quán” kể về mối tình tuyệt vọng của Lê Thánh Tông dành cho nàng tài nữ đất kinh kỳ là Ngọc Cầm, nhưng Ngọc Cầm lại đeo đuổi sự tuyệt đích trong tất thảy cái đẹp, tình yêu và sự tự do. “Cầm Thư quán” không quá đi sâu vào các chi tiết lịch sử thời Lê Thánh Tông, nhưng chỉ bằng vài nét phác thảo, Hà Thủy Nguyên vẫn có thể tái hiện được không khí triều đình nhà Lê và đủ khiến người khác say đắm trong sự thanh nhàn của các văn nhân tài tử khá điển hình trong thời thịnh trị Hồng Đức. Mượn câu chuyện này, “Cầm Thư quán” là một sự gửi gắm các triết lý về lẽ sống và sáng tác nghệ thuật của Hà Thủy Nguyên. Một độc giả, sau khi đọc “Cầm Thư quán” đã nhận xét:

“Đối với tôi, một cuốn sách hay là một cuốn sách có thể khiến ta nhìn lại chính mình, đối diện với những dục vọng của chính mình và suy ngẫm. Và Cầm Thư quán chính là một cuốn sách như thế.”
Trích bài viết “Cầm Thư quán và những cuộc truy cầu bất tận” của tác giả Nguyễn Hoàng Dương

Trailer giới thiệu sách


Trong lần xuất bản này (chứ không phải tái bản) của “Cầm Thư quán”, bản thảo đã được bổ sung nhiều chi tiết mới so với bản đang được đăng phổ biến trên Internet:
– Mở đầu cuốn sách là trường ca “Hồ khúc” do Hà Thủy Nguyên sáng tác, dùng để thay lời tựa. “Hồ khúc” lấy cảm hứng từ truyền thuyết hồ ly tinh ở hồ Tây, kết hợp với câu truyện “Gặp tiên ở hồ Lãng Bạc” được ghi lại trong “Thánh Tông di thảo”. Trường ca “Hồ khúc” gồm 5 phần, trong đó có 2 phần nhắc đến cốt truyện trong “Cầm thư quán”, 3 phần là tư tưởng của truyện.

Trích dẫn một đoạn thơ trong trường ca “Hồ khúc”
Ta loã lồ bên đầm sen ngày ấy
Đợi thánh quân để thức tỉnh ngôi thần
Để mây mưa gột sạch lòng ham muốn
Suối Tham kia đà phong ấn linh thần.
Ngai vàng để mà chi
Muôn dân quỳ dưới đất
Tôn vinh ngài nơi lăng tẩm
Ướp hồn ngài trong nấm mộ
Để rút cạn tinh linh nuôi kẻ xa lạ đớn hèn
Anh hùng ư? Nào có để làm chi
Muôn dải đất rồi cũng tro tàn xương cốt
Mệt mỏi chăng nơi lầu son gác tía
Sách thánh nhân đè nặng tấm lưng gầy

– Những đoạn thơ chữ Hán như thơ Trần Nhân Tông, Lê Thánh Tông, Nguyễn Trãi… được nhắc đến trong sách; hoặc các đoạn trích “Nam hoa kinh” của Trang Tử đều được Hà Thủy Nguyên dịch lại một cách nghiêm túc và phù hợp với giọng văn của “Cầm Thư quán”.
– Những đoạn triết luận liên quan đến tư tưởng Phật giáo và Đạo gia cũng được sửa lại rõ ràng hơn so với bản cũ.
Tiểu thuyết dã sử “Cầm Thư quán” của Hà Thủy Nguyên, sau 10 năm gian nan, giờ đây đã có thể ra mắt bạn đọc. Nằm trong Tủ sách Book Hunter, “Cầm Thư quán” là một trong các cuốn sách đại diện cho xu hướng “nghệ thuật vị nghệ thuật” và duy mỹ mà Book Hunter muốn cổ xúy.

Giới thiệu về Nhà văn Hà Thủy Nguyên:
Nhà văn Hà Thủy Nguyên, sinh năm 1986, tại Hà Nội

Nổi danh với tiểu thuyết dã sử dày 1000 trang, viết năm 14 tuổi, lấy bối cảnh thời Lý chống lại quân Tống xâm lược, với tiêu đề “Điệu nhạc trần gian”. Khi sách được xuất bản năm 2004, “Điệu nhạc trần gian” (NXB Phụ Nữ) đã nhanh chóng trở thành hiện tượng truyền thông. Cuốn sách được đánh giá cao bởi kỹ thuật xây dựng cốt truyện điêu luyện, kiến thức văn hóa và lịch sử dày dặn rất hiếm có ở độ tuổi của tác giả.
Năm 2008,  bộ kịch bản truyền hình đầu tay “Vòng nguyệt quế” của Hà Thủy Nguyên được dựng thành phim và phát sóng giờ vàng trên VTV1 (Đạo diễn Mai Hồng Phong). Bộ phim xoay quanh các tranh chấp trong giới văn chương và báo chí tại Việt Nam. Phim gây rất nhiều tranh cãi trong dư luận. Một số quan điểm cho rằng phim vô đạo đức và thiếu tính giáo dục, thậm chí hạ nhục giới trí thức; một số quan điểm lại cho rằng phim mang nhiều tính hiện thực và cho thấy những mặt tối đằng sau giới văn nghệ sĩ. Sau “Vòng nguyệt quế”, Hà Thủy Nguyên còn tham gia viết kịch bản 2 bộ phim lớn nữa là “Blog nàng dâu”(VTV3, đạo diễn Mai Hồng Phong, về gia đình và văn hóa ẩm thực) và “Nếp nhà”(giờ vàng VTV1, đạo diễn Vũ Trường Khoa, về văn hóa Hà Nội, thuộc Dự án phim kỷ niệm 1000 năm Thăng Long).
Cùng năm 2008, cuốn tiểu thuyết “Cầm thư quán” được NXB Phụ Nữ và Nhà sách Kiến Thức xuất bản nhưng chỉ trong tháng đầu đã bị thu hồi không rõ lý do. Báo chí cũng không nhắc gì về việc này.
Năm 2010, tiểu thuyết khoa học viễn tưởng “Thiên mã” của Hà Thủy Nguyên được NXB Kim Đồng xuất bản. Cuốn tiểu thuyết được đánh giá cao bởi kiến thức về văn hóa cổ đại từ đông sang tây mà Hà Thủy Nguyên đưa vào trong sách. “Thiên mã” được coi là tiểu thuyết khoa học viễn tưởng đầu tiên ở Việt Nam.
Năm 2013, Nhà sách Bách Việt xuất bản cuốn “Bên kia cánh cửa”, tập truyện ngắn giả tưởng với nhiều ẩn ngữ triết học phức tạp.
Năm 2016, tập thơ đầu tay của Hà Thủy Nguyên có tên “Mùa dã cổ” (NXB Hội Nhà Văn) ra mắt bạn đọc. Tập thơ được viết với văn phong cổ điển, đặt ra nhiều câu hỏi triết học hoài nghi thực tại. Cuốn sách được nhiều độc giả thích thú với tính tâm linh xuất hiện trong tập thơ.
Năm 2018, “Cầm thư quán” được Book Hunter xuất bản với phiên bản mới, diện mạo mới. 

Nguồn bài: Ipick


Cuốn sách được in với số lượng giới hạn: 300 cuốn; và chỉ được phát hành qua hệ thống của Book Hunter. Qúy vị có thể đặt sách theo các cách sau:
– Đặt mua online bằng cách nhắn tin tại đây: https://thebookhunter.org/portfolio-item/cam-thu-quan/
– Mua trực tiếp tại địa chỉ 81B, ngõ 592, đường Trường Chinh, quận Đống Đa, Hà Nội. Trước khi tới mua sách, quý vị vui lòng gọi điện đến SĐT 0911185338.

SÁCH VĂN HỌC TRONG NƯỚC THÁNG 1 NĂM 2022: XA LẠ TRONG TÔI, NÃO BỘ MẤT TRÍ, QUÁN CANH BÒ HẦM CỦA KẺ CẮP QUÁ KHỨ…

Văn học là nơi giúp ta nhìn thấy rõ thực tế chân thực nhất, cũng là nơi giúp ta thoát ra khỏi mọi quy tắc ràng buộc trong thực tại, thả mình vào những điều không tưởng nhất. Bước vào tháng 1 năm 2022, mời các bạn cùng thưởng thức qua một vài tác phẩm mà thị trường sách mang tới  1. NÃO BỘ MẤT TRÍ - Allan H. Ropper và Brian Burrell; Linh Nga dịch Trích: Khải Minh Book Thế nào là điên? Tại sao

Trần Cúc

02/02/2022

“Tam Quốc diễn nghĩa”: từ lịch sử đến tiểu thuyết

Gia Cát Lượng tiên phong đạo cốt, Trương Phi mặt đen dữ dằn, Thục tốt Ngụy xấu… Tất cả những nhận định dựa trên các ấn tượng ấy ở người đọc “Tam quốc diễn nghĩa” đã định hình nên thái độ của chúng ta đối với các nhân vật lịch sử thời Tam Quốc. Hiện nay, không phải chỉ ở Việt Nam, nhiều nhà nghiên cứu và phê bình phương Tây vẫn dựa trên “Tam Quốc diễn nghĩa” để tìm hiểu về thời Tam Quốc.
le-nam

Lê Nam

29/11/2022

Những cuốn tiểu thuyết khiến bạn yêu đời hơn

Trong một ngày mưa gió, nếu các bạn cảm thấy chán nản và buồn bã, bạn sẽ chìm đắm vào cơn buồn đó một cách mệt mỏi. Nếu cứ tiếp tục chìm đắm, bạn sẽ thấy tâm hồn bạn “mọc rêu” (cách dùng từ của nhạc sĩ Dương Thụ). Nhưng cuộc đời có đáng chán như ta tưởng? Bạn chỉ chán nản cuộc đời khi bạn không thật sự sống, không thật sự hiện hữu. Bạn sa đà vào những mớ lý thuyết xám ngoắt,
le-nam

Lê Nam

15/12/2017

SÁCH VĂN HỌC TIẾNG HÀN THÁNG 2-4 NĂM 2022: CỬA HÀNG TIỆN ÍCH BẤT TIỆN, NHẬT KÝ BÊN SÔNG SEOMJIN, HÀNH TINH CỦA NHỮNG KẺ PHẢN DIỆN THÍCH BÁNH MÌ…

Kể từ tháng 2 đến tháng 4 năm 2022, sách Hàn Quốc mới vẫn lên kệ đều, nhưng gây được chú ý, đáng tiếc phần lớn lại là những cuốn đã tiếng tăm nay được thay áo mới hoặc im hơi lặng tiếng bao năm trời bất ngờ được quan tâm trở lại. Tuy vậy, vẫn có một số cuốn mới mẻ đáng để kỳ vọng. 1. 저주토끼 (Con thỏ nguyền rủa - Chung Bo Ra) Cuốn sách Hàn Quốc đang rất được chú ý

Hà Linh

30/04/2022

“Mê hồn ca” của Đinh Hùng: cõi chiêm bao của thức tỉnh tinh thần

Hà Thủy Nguyên Lần đầu tiên đọc thơ Đinh Hùng, khi ấy tôi vẫn còn ngồi trên ghế trường trung học, đó là bài thơ “Khi mới nhớn”. Bài thơ nằm trong một tuyển tập ở thư viện Hà Nội. Tôi đọc bài thơ với sự khoái chí khi tưởng tượng đến cậu học trò trốn học bởi nhận thức được những sự ngớ ngẩn của trường lớp và muốn giữ mãi sự mơ mộng nguyên thủy của bản thân. Thời ấy, tôi tâm đắc