Home Tạo [Bài giảng Kinh tế học đô thị của Edward Glaeser] #5: Lợi thế quần tụ và cung – cầu

[Bài giảng Kinh tế học đô thị của Edward Glaeser] #5: Lợi thế quần tụ và cung – cầu

Minh Hùng

03/04/2023
bai-giang-kinh-te-hoc-do-thi-cua-edward-glaeser-5-loi-the-quan-tu-va-cung-cau

Mời các bạn cùng theo dõi video số 5 của Crash course Kinh tế học đô thị, một khóa học rất ngắn và thú vị về Kinh tế học đô thị ở mức độ cơ bản. Trong video này, Giáo sư Edward Glaeser bàn rộng hơn về các lợi thế quần tụ bằng cách phân tích cách các hệ quả từ lợi thế này làm thay đổi các phân tích cung – cầu mà chúng ta đã bàn đến trong các video trước. Lợi thế quần tụ có thể hiểu là những lợi ích có được nhờ sự tập trung mật độ cao của con người, hàng hóa và ý tưởng.

*Khóa học Kinh tế học đô thị có thể mang đến nhiều ý tưởng nền tảng trong lĩnh vực kinh tế, quản trị đô thị. Theo dõi series này cũng là một dịp để thỏa trí tò mò khi được nhìn các vấn đề lớn qua lăng kính của chuyên gia hàng đầu. Người hướng dẫn là Edward Glaeser, Giáo sư Đại học Harvard, chuyên gia hàng đầu về lĩnh vực chính sách phát triển đô thị, tác giả của của hai cuốn sách quan trọng về Đô thị: Chiến thắng của Đô thị (Xuất bản tại Việt Nam vào 2018 và Tái bản 2022) và Sinh tồn của Đô thị (Xuất bản ở Việt Nam 2022).

>>Xem đầy đủ toàn bộ bài giảng Kinh tế học đô thị tại đây: bài giảng Kinh tế học đô thị Archives – Book Hunter

combo-chien-thang-cua-do-thi-sinh-ton-cua-do-thi-edward-glaeser
Chiến thắng của Đô thị (Xuất bản tại Việt Nam vào 2018 và Tái bản 2022) và Sinh tồn của Đô thị (Xuất bản ở Việt Nam 2022).

=====

Trong bài giảng trước, ta đã bàn về sự sẵn lòng chi trả của một cá thể, từ đó phản ánh những lợi ích cả về tài chính lẫn phi tài chính.

Trong bài giảng trước, ta đã bàn về sự sẵn lòng chi trả của một cá thể, từ đó phản ánh những lợi ích cả về tài chính lẫn phi tài chính của một thành phố. Giả định rằng những lợi ích đó hoàn toàn được định sẵn, không phụ thuộc vào quy mô thành phố. Nhưng thực ra không phải thế. Thành phố có thể trở nên tắc nghẽn hơn và cũng vui hơn khi đông người đến ở. Quan trọng hơn, năng suất của một thành phố, vốn quyết định mức lương được các công ty trả cho người lao động, cũng sẽ phụ thuộc vào quy mô thành phố.

Ý tưởng rằng việc quần tụ các công ty lại với nhau trong một đô thị làm năng suất của tất cả tăng lên là một ý niệm chính yếu của kinh tế học đô thị. Ta gọi những lợi ích của việc mở rộng đô thị là lợi thế quần tụ (agglomeration economies). Lợi thế đó có vẻ như tồn tại. Khi quy mô thành phố lớn dần ở nước Mỹ và trên toàn thế giới, thu nhập sẽ tăng cao, dẫu cho không đến mức cao bằng giá cả. Hãy nhớ rằng, kinh tế học đô thị không khẳng định thành phố sẽ cung cấp bữa trưa miễn phí, mà chỉ nói thành phố thường khiến các công ty có năng suất cao hơn. Việc sẵn lòng trả mức lương cao hơn là một dấu hiệu của năng suất gia tăng. Và ta cũng biết đánh giá trực tiếp về năng suất công ty luôn đặc biệt đạt mức cao ở những vùng đô thị đông đúc. Người xem hoài nghi có thể hỏi liệu năng suất cao công ty hay mức lương cao của người lao động thực sự cho thấy sự tồn tại của lợi thế quần tụ. Có thể các công ty năng suất cao cùng những người lao động hiệu quả chọn sống nơi thành phố. Có thể thành phố mang tới các lợi ích khác như dễ đi tới bến cång, sân bay và mỏ than, nên thu hút cả người lẫn xí nghiệm, khiến họ gia tăng năng suất. Đó là một trong những câu hỏi cốt lõi của kinh tế đô thị thực nghiệm. Và tôi rất vui lòng nếu bạn muốn tìm đọc về phần đó.

Nhưng bây giờ, hãy giả định rằng quy mô thành phố thực sự kích thích năng suất mọi người. Tại sao? Một lẽ thường tình là lợi thế quần tụ sẽ làm giảm chi phí dịch chuyển cho cả hàng hóa, con người và ý tưởng. Về hàng hóa, các công ty có năng suất cao hơn bởi họ dễ dàng đi tới phía đầu ra hoặc bên khách hàng. Họ tiết kiệm chi phí giao hàng nếu khách hàng và bên cung cấp sống gần đó. Điều này rõ ràng rất quan trọng vào thế kỷ 19, và ngày nay thì ít quan trọng hơn. Về con người, các công ty có thể năng suất hơn khi họ phải thuê dịch vụ kinh doanh và dịch vụ đó được đích thân cung cấp bởi các luật sự hay kế toán. Mặt khác, sự đa dạng tuyệt vời về nguồn lao động cho phép các công ty đạt năng suất cao hơn bằng cách sắp xếp người lao động vào các vị trí phù hợp nhất với nhu cầu của họ.

Một giả thuyết gần gũi khác là quy mô thị trường đô thị khiến con người và các công ty dễ chuyên môn hóa hơn. Mà chuyên môn hóa dẫn đến năng suất tăng lên. Adam Smith đặc biệt tin tưởng điều đó, và ông viết rằng ở đất nước hẻo lánh như vùng cao Scotland, mỗi nông dân phải là cả người mổ thịt, người làm bánh và người ủ rượu cho gia đình mình. Điều đó nghĩa là khi mật độ thưa thớt sẽ không có sự chuyên môn hóa.

Cuối cùng, có thể là lợi thế quần tụ đến từ tốc độ lưu thông của dòng ý tưởng. Nếu các doanh nhân và nhà quản lý có được các ý tưởng tốt hơn nhờ học ở thành phố, họ sẽ có được năng suất cao hơn. Và một phần năng suất đó có thể chuyển thành mức lương cao hơn cho công nhân của họ. Nhà kinh tế học lỗi lạc người Anh Alfred Marshall viết rằng ở nơi đông đúc quần tụ, những bí mật của thương mại không còn thần bí nữa mà tràn ngập nơi nơi. Điều đó thúc đẩy mạnh mẽ việc học tập, vốn có thể diễn ra ở nơi đô thị đông đúc.

Trong video tiếp theo, chúng ta sẽ xem xét cách thế hiện lợi thế quần tụ theo nhu cầu về không gian đô thị.

Nguồn: CitiesX

Dịch: Minh Hùng

Bóc băng: Đặng Thơm

>> Tìm hiểu về Combo Đô Thị: Combo Sách – Lịch sử đô thị hiện đại – Sinh tồn của đô thị và Chiến thắng của đô thị – Book Hunter Lyceum

>> Đọc thêm:

“Chiến thắng của đô thị” hay sự thất bại của thị dân – Book Hunter

Thuyết tương đối và quy hoạch đô thị – Book Hunter

Sự chiến thắng của đô thị hiện đại (bookhunter.vn)

Bong bóng bất động sản và phát triển đô thị (Edward Glaeser) – Kỳ 4: Bong bóng bất động sản có thể tốt không?

Đọc các bài khác thuộc chùm bài Bong bóng bất động sản và phát triển đô thị của nhà kinh tế học đô thị Edward Glaeser tại đây: bong bóng bất động sản và phát triển đô thị Archives – Book Hunter Trong phần trước, tôi chỉ đề cập đến những tác động tích cực của bong bóng tài sản đối với đầu tư vào ngành xuất khẩu và bất động sản. Trong phần này, tôi chuyển sang các hệ quả phúc lợi của những bong

Yến Nhi

02/12/2022

[Bài giảng Kinh tế học đô thị của Edward Glaeser] #4: Tháo gỡ nhu cầu nhà ở

Mời các bạn cùng theo dõi video số 4 của Crash course Kinh tế học đô thị, một khóa học rất ngắn và thú vị về Kinh tế học đô thị ở mức độ cơ bản. Trong video mới này, Giáo sư Edward Glaeser đưa bạn làm quen với khái niệm “agglomeration” – lợi thế kinh tế nhờ quần tụ kết khối, qua đó bạn sẽ thấy thành phố càng quần tụ đông thì càng dễ nâng cao năng suất và càng dễ dàng thuận

Minh Hùng

20/03/2023

Bong bóng bất động sản và phát triển đô thị – Kỳ 2: Sụp đổ và Bùng nổ (Edward Glaeser)

Đọc các bài khác thuộc chùm bài Bong bóng bất động sản và phát triển đô thị của nhà kinh tế học đô thị Edward Glaeser tại đây: bong bóng bất động sản và phát triển đô thị Archives - Book Hunter Bùng nổ trong thập niên 1920 (Roaring Twenties) và cú sụp đổ năm 1929 Cuộc đại khủng hoảng (quanh 1933) gắn liền với sự sụp đổ của thị trường chứng khoán năm 1929 hơn là bất động sản, nhưng giá tài sản song

Yến Nhi

23/11/2022

Bong bóng bất động sản và phát triển đô thị (Edward Glaeser) – Kỳ 3: Tại sao là bất động sản? Quyền sở hữu tài sản và bong bóng tài sản

Đọc các bài khác thuộc chùm bài Bong bóng bất động sản và phát triển đô thị của nhà kinh tế học đô thị Edward Glaeser tại đây: bong bóng bất động sản và phát triển đô thị Archives – Book Hunter Trong một số ví dụ trước đây, tôi đã lập luận rằng bất động sản là đối tượng đầu cơ tự nhiên vì nó đặc biệt thích hợp để làm tài sản thế chấp. Ở nhiều nền kinh tế đang phát triển, quyền sở

Yến Nhi

26/11/2022

Nông thôn, Hoang dã, Đô thị

Tóm lược Trong nhiều ngôn ngữ, những từ đề cập đến nông thôn cũng chính là những từ được sử dụng để mô tả sự hoang dã: ye trong tiếng Trung Quốc, agreste trong tiếng Tây Ban Nha, v.v.. Tuy nhiên, kể từ khi thời kỳ Đồ đá mới bị xóa sổ, nông thôn đã được xác định trong sự đối lập với rừng rậm. Phương trình nông thôn/hoang dã chỉ ra rằng sự đối lập giữa chúng sau đó đã bị thay thế bởi