Home Tạo [Bài giảng Kinh tế học đô thị của Edward Glaeser] #4: Tháo gỡ nhu cầu nhà ở

[Bài giảng Kinh tế học đô thị của Edward Glaeser] #4: Tháo gỡ nhu cầu nhà ở

Minh Hùng

20/03/2023
bai-giang-kinh-te-hoc-do-thi-cua-edward-glaeser-4-thao-go-nhu-cau-nha-o

Mời các bạn cùng theo dõi video số 4 của Crash course Kinh tế học đô thị, một khóa học rất ngắn và thú vị về Kinh tế học đô thị ở mức độ cơ bản. Trong video mới này, Giáo sư Edward Glaeser đưa bạn làm quen với khái niệm “agglomeration” – lợi thế kinh tế nhờ quần tụ kết khối, qua đó bạn sẽ thấy thành phố càng quần tụ đông thì càng dễ nâng cao năng suất và càng dễ dàng thuận tiện cho dòng chảy hàng hóa và ý tưởng.

*Khóa học Kinh tế học đô thị có thể mang đến nhiều ý tưởng nền tảng trong lĩnh vực kinh tế, quản trị đô thị. Theo dõi series này cũng là một dịp để thỏa trí tò mò khi được nhìn các vấn đề lớn qua lăng kính của chuyên gia hàng đầu. Người hướng dẫn là Edward Glaeser, Giáo sư Đại học Harvard, chuyên gia hàng đầu về lĩnh vực chính sách phát triển đô thị, tác giả của của hai cuốn sách quan trọng về Đô thị: Chiến thắng của Đô thị (Xuất bản tại Việt Nam vào 2018 và Tái bản 2022) và Sinh tồn của Đô thị (Xuất bản ở Việt Nam 2022).

>>Xem đầy đủ toàn bộ bài giảng Kinh tế học đô thị tại đây: bài giảng Kinh tế học đô thị Archives – Book Hunter

 

combo-chien-thang-cua-do-thi-sinh-ton-cua-do-thi-edward-glaeser
Chiến thắng của Đô thị (Xuất bản tại Việt Nam vào 2018 và Tái bản 2022) và Sinh tồn của Đô thị (Xuất bản ở Việt Nam 2022).

=====

Trong video này tôi sẽ cho bạn thấy cách điều chỉnh nhu cầu đô thị để bắt kịp sự quần tụ kinh tế; ý tưởng rằng người lao động sẽ có năng suất cao hơn, và được trả lương cao hơn khi quy mô thành phố mở rộng. Vậy hãy xem xét sự sẵn lòng chi trả của từng cá thể để được sống ở thành phố.

Trong video đầu tiên ta đã nói rằng, sự sẵn lòng chi trả của một cá thể đến từ cả những lợi ích tài chính lẫn phi tài chính. Trong video đó ta cột chung hai lợi ích lại với nhau. Còn trong video này, ta sẽ tách riêng chúng ra.

Đầu tiên là những lợi ích kinh tế của các đô thị. Giờ ta giả định rằng, các lợi ích đó là độc lập với kích thước thành phố. Như video trước ta sẽ có biểu đồ sắp xếp dựa trên sự sẵn lòng chi trả cho những tiện nghi ở Gotham.

Từ mức cao nhất, giả định là từ $500.000 trở xuống. Ta có một chỗ cho mỗi người, và càng nhiều người thì chỗ của họ càng nhỏ lại.

Thứ hai, là những bù đắp tài chính có được khi sống ở thành phố.

Hãy đơn giản hóa bằng giả định rằng, mọi người ở Gotham nhận lương như nhau. Và giả định luôn rằng, phần tiền lương đó tăng cùng với quy mô thành phố. Đó là tâm điểm của nền kinh tế tập trung.

Dữ liệu cho thấy người dân kiếm được nhiều tiền hơn ở các đô thị lớn, dẫu cho lương không hẳn tăng cao hơn chi phí sinh hoạt. Điều này đã củng cố cho giả định trên.

Đề biết được nhu cầu tổng thể cho Gotham, ta cộng hai phần tung độ lại như hình (xem video)

Nhu cầu cho các tiện ích đô thị là đường đi xuống, bởi có một số người thích ở Gotham hơn những người khác. Còn tiền lương có được khi sống ở Gotham thì hướng đi lên, bởi khi Gotham phát triển các công ty có năng suất cao hơn và trả lương cao hơn.

Khi độ quần tụ kinh tế còn yếu, tức là quỹ lương nhích lên trên chậm chạp, vậy thì ta có kết quả là một đường hướng xuống như trước. Nhưng nếu độ quần tụ kinh tế thực sự mạnh, đường nhu cầu có thể hướng lên trên. Nhiều người sẵn lòng hơn trong việc chi trả cho đời sống đô thị. Đường Nhu cầu có hướng tăng lên đồng nghĩa với có nhiều thứ thú vị cho động lực học đô thị.

Chúng ta sẽ sớm bàn đến điều đó. Trong video tiếp theo, chúng ta sẽ xác định xem điều gi sẽ xảy ra nếu các tiện ích phát sinh thay đổi cùng quy mô của đô thị.

Nguồn: CitiesX

Dịch: Minh Hùng

Bóc băng: Đặng Thơm

>> Tìm hiểu về Combo Đô Thị: Combo Sách – Lịch sử đô thị hiện đại – Sinh tồn của đô thị và Chiến thắng của đô thị – Book Hunter Lyceum

>> Đọc thêm:

“Chiến thắng của đô thị” hay sự thất bại của thị dân – Book Hunter

Thuyết tương đối và quy hoạch đô thị – Book Hunter

Sự chiến thắng của đô thị hiện đại (bookhunter.vn)

[Bài giảng Kinh tế học đô thị của Edward Glaeser] #7: Lợi thế quần tụ và sự bất ổn định của đô thị

Mời các bạn cùng theo dõi video số 7 của Crash course Kinh tế học đô thị, một khóa học rất ngắn và thú vị về Kinh tế học đô thị ở mức độ cơ bản. Trong video này, Giáo sư Edward Glaeser sẽ giởi thiệu và giải thích cho chúng ta về một số trường hợp, sự cộng hưởng giữa lợi thế quần tụ và các ảnh hưởng ngoại lai có thể dẫn đến nhiều điểm cân bằng khác nhau cho cùng một thành

Minh Hùng

15/04/2024

Con người định hình Đô thị hay Đô thị định hình con người? Sự cùng tiến hóa trong thay đổi về mặt diện mạo, xã hội và kinh tế tại năm thành phố chính của Hoa Kỳ (phần 1)

Thay đổi đô thị bao gồm sự chuyển đổi về diện mạo vật lý và cấu trúc xã hội của các khu vực dân cư. Thế nhưng, mối quan hệ giữa các thành phần vật lý và xã hội trong thay đổi đô thị chưa được hiểu một cách kỹ lưỡng do sự thiếu thốn các thước đo đầy đủ về diện mạo khu dân cư. Ở bài nghiên cứu này, chúng tôi giới thiệu một phương pháp thị giác máy tính để định lượng

Thảo Minh

09/02/2023

Ảnh hưởng lâu dài của việc tiếp xúc với tiếng ồn đối với mức độ hormone tuyến giáp, gây rối loạn sinh lý và nhiều chứng bệnh khác

Tóm tắt Các nghiên cứu trên động vật đã gợi ý rằng việc tiếp xúc với tiếng ồn có thể liên quan đến những thay đổi về nồng độ hormone tuyến giáp. Tuy nhiên, không có bằng chứng nào xác định được tác động này trên con người. Nghiên cứu này nhằm xác định tác động lâu dài của việc tiếp xúc với tiếng ồn và các tần số khác nhau của nó đối với mức độ hormone tuyến giáp. Một nghiên cứu bằng việc

Phỏng vấn Edward Glaeser: Người giàu, người nghèo & Đô thị

Nền kinh tế Việt Nam đang chuyển mình, những làn sóng đầu tư vĩ mô từ các quốc gia phát triển vẫn cứ tiếp tục đổ vào nước ta, và đô thị hóa đang diễn ra với tốc độ chóng mặt... đi kèm với đó là rất nhiều vấn đề lớn được đặt ra, mà vấn đề mấu chốt nhất chính là khoảng cách giàu nghèo & chính sách sẽ hỗ trợ cho người giàu hay người nghèo. Rất nhiều cuộc tranh luận diễn ra

Book Hunter

10/11/2023

Cái giá của tiếng ồn

“Bạn có nghe thấy không?” sau đó, Tiến sĩ Mathias đã để cho một vài giây trôi qua. “Bạn có biết cái đó là gì không?” Ông lại dừng lại. “Im lặng. Âm thanh của sự im lặng.” Basner đã đặt ra câu hỏi tu từ trong buổi nói chuyện TEDMED của ông, nội dung về sức khỏe và y học của chuỗi hội nghị TED, năm ngoái tại Palm Springs, California. Không chỉ mong muốn phá vỡ những định kiến mà còn cố gắng