Home Đọc SÁCH TIẾNG TRUNG HAY THÁNG 11 NĂM 2021: MƯỜI SÁU GÓC NHÌN VỀ NAM HỌA, RỜI LƯƠNG TRANG KÝ, ĐỨNG GIỮA LẰN RANH HAI THẾ GIỚI…

SÁCH TIẾNG TRUNG HAY THÁNG 11 NĂM 2021: MƯỜI SÁU GÓC NHÌN VỀ NAM HỌA, RỜI LƯƠNG TRANG KÝ, ĐỨNG GIỮA LẰN RANH HAI THẾ GIỚI…

sach-tieng-trung-hay-thang-11

Trong bài điểm sách tháng 11 này, mời các bạn đến với Văn Nhân Họa, một tinh hoa của nghệ thuật truyền thống Trung Quốc. Với tác phẩm Vây Hãm, để tìm hiểu về cuộc sống của nhóm trí thức Trung Quốc ở những ngày đầu Kháng chiến chống Nhật. Với hai người anh em khờ khạo vô tình lạc nhau nhưng vẫn vượt qua bao khó khăn để tìm kiếm nhau bằng tâm hồn trong sáng, lấy đi bao nước mắt của độc giả. Hay tìm hiểu về suy nghĩ của một người đứng trước cửa tử, toàn thân héo mòn nhưng suy nghĩ không hề héo mòn hay về những người tha hương ở Lương Trang…

1. Vây Hãm (围城) – Tác giả: Tiền Chung Thư (钱钟书)

“Vây Hãm” là một tiểu thuyết châm biếm dài của tác giả Tiền Chung Thư, xuất bản lần đầu tiên vào năm 1947, được ca tụng là “Tân Nho Giáo”(新儒林外史).

Cuốn sách này nổi tiếng với nghệ thuật ngôn ngữ tuyệt vời và khả năng quan sát cuộc sống sâu sắc. Tác giả sử dụng những ẩn dụ hoa mỹ, hài hước và mỉa mai, kết hợp với giọng văn chát chúa và từ ngữ dí dỏm, hài hước, khắc họa tình thế khó khăn của người trí thức mà nhân vật chính là Phương Hồng Tiệm thể hiện trong hôn nhân, học hành, cuộc sống, sự nghiệp và những cuộc ” Vây Hãm ” khác… Qua đó, nó phản ánh một cách sâu sắc sự gian dối, đạo đức giả và hèn nhát trong bản chất con người, đồng thời khắc họa về nhóm trí thức Trung Quốc ở những ngày đầu Kháng chiến chống Nhật…

Ảnh: sogou

2. Leng ca leng keng – Ngốc đen Ngốc trắng (丁丁当当·黑痴白痴) – Tác giả: Tào Văn Hiên(曹文轩)

Một gia đình nọ sinh được một bé trai kháu khỉnh dễ thương, cả nhà đang chìm đắm trong niềm hạnh phúc vô bờ bến, nhưng rồi họ phát hiện ra rằng cậu bé là một đứa trẻ ngốc ngếch.

Vài năm sau, gia đình này lại sinh được một bé trai kháu khỉnh. Cả gia đình đang tràn đầy hy vọng, ngày đêm dõi theo sự trưởng thành của đứa trẻ này. Tuy nhiên, một sự thật phũ phàng gần như đã phá hủy gia đình này: cậu bé này cũng là một đứa trẻ ngốc ngếch.

Anh em khờ khạo lớn lên một cách vô tư, hai thể xác, như một linh hồn.

Vào ngày nọ, họ đã vô tình chia lìa nhau, và từ đó mỗi người mỗi ngả. Cuộc tìm kiếm lẫn nhau kéo dài đã đằng đẵng, từ đây diễn ra câu chuyện này đến câu chuyện khác về lòng nhân ái cao đẹp, mà khi đọc khiến tâm hồn con người trở nên trong sáng hơn…

Ảnh: bookschina

3. Rời Lương Trang ký (出梁庄记) – tác giả: Lương Hồng (梁鸿)

Cuốn sách này về thể loại văn học ký sự, được xuất bản năm 2010. Đó là câu chuyện về những người Lương Trang lưu lại tại Lương Trang.

Những người lao động Lương Trang đã đến và làm việc ở thành phố khoảng thời gian lâu nhất là hơn 30 năm, và người ngắn nhất là mới vừa bắt đầu hành trình trôi dạt. Có 51 nhân vật chính trong ” Rời Lương Trang ký “, trong số 51, 26 nhân vật đã rời đi và làm việc hơn 20 năm, 15 nhân vật đã rời đi và làm việc hơn 10 năm, trung bình thời gian người mỗi người lao động rời Lương Trang đi làm là 16,7 năm.

Tuy nhiên, họ đã vào những thành phố nào ở Trung Quốc? Làm những công việc như thế nào? thay đổi như thế nào? Họ và thành phố có mối quan hệ như thế nào?Họ nghĩ về Lương Trang như thế nào, có muốn quay lại không? Suy nghĩ như thế nào về thành phố hiện tại ? Suy nghĩ như thế nào về cuộc sống của bản thân? Hình ảnh lịch sử và bản sắc của họ được quy định, ràng buộc, và cuối cùng được định hình như thế nào?

Có gần 250 triệu nông dân ở Trung Quốc cũng giống như người lao động Lương Trang, họ là những nông dân đặc trưng của Trung Quốc, có thời gian dài rời xa nông thôn,sống tạm bợ ở thành phố thời gian dài, họ đối với quê hương đã trở nên mơ hồ, đối với thành phố chưa trở nên thông thuộc. Tuy nhiên, họ tạo thành một khu vực nông thôn và thành thị hoàn chỉnh, tạo thành một Trung Quốc hoàn chỉnh. Họ là sự tồn tại của một cộng đồng, chúng ta nghĩ như thế nào và làm thế nào để bằng hành động – tham gia vào sự phát triển sinh thái này?

Ảnh: Baidu

4. Mười sáu góc nhìn về Nam Họa(南画十六观) – Tác giả: Chu Lương Chí (朱良志)

Văn nhân họa là tinh hoa của nghệ thuật truyền thống Trung Quốc, là một chủ đề gây được sự quan tâm và có giá trị nghiên cứu. Cuốn sách này không phải là một nghiên cứu đồ họa về hội họa văn học, cũng không phải phân loại lịch sử phát triển của hội họa văn học. Thay vào đó, cuốn sách chọn một vấn đề trong sự phát triển của hội họa văn học – “tính xác thực” để tập trung thảo luận. Đây là một vấn đề cơ bản trong phát triển hội họa văn học, đề cao sự chú ý đến yếu tố cốt yếu của sự hình thành hội họa văn học – khí chất tinh thần bên trong của con người.

Cuốn sách này có 16 chương, mười sáu họa sĩ được lựa chọn. Sử dụng các tác phẩm và hoạt động nghệ thuật của họ làm manh mối, mỗi chương tập trung vào một vấn đề chính liên quan đến tình hình chung của hội họa văn học. Ví dụ, thông qua họa sĩ thời nhà Minh Trần Hồng Thụ, cuộc thảo luận tập trung vào vấn đề “Cao Cổ”. Mười sáu họa sĩ là mười sáu quan điểm, cùng nhau tạo thành một biểu hiện tổng thể của việc theo đuổi tính chân thực trong hội họa văn học. Toàn bộ cuốn sách tuân theo phong cách viết nhất quán của tác giả thể hiện những suy nghĩ sâu sắc trong cách diễn đạt và rất dễ đọc.

Ảnh: Baidu

5. Đứng giữa lằn ranh hai thế giới (站在两个世界的边缘) – Tác giả: Trình Hạo (程浩)

“Đứng giữa lằn ranh hai thế giới” là một cuốn sách được xuất bản bởi Nhà xuất bản Đại học Sư phạm Quảng Tây vào năm 2013 bởi Trình Hạo. Cuốn sách không chỉ có những màn tra tấn đáng gờm như câu hỏi sinh tử mà còn có nhiều bài viết, đối đáp dí dỏm cũng như nỗi niềm của những người trẻ tuổi và những khát khao được yêu.

Đây là bộ sưu tập văn bản của Trình Hạo. Sau khi Trình Hạo qua đời, mẹ của anh đã biên soạn các bản thảo của anh, tổng cộng 440.000 từ; ngoài các bài luận, còn có tiểu thuyết, nhật ký, thơ và thậm chí là một lá đơn gửi cho Youmi.com và một bức thư cho nhà văn Thất Cẩn Niên. Điều khiến mọi người chạnh lòng là anh còn nhiều dự định dang dở, trong máy tính vẫn còn nhiều bản thảo dang dở, những kế hoạch đang viết dở dang. Hàng trăm ngàn chữ này được viết hai hoặc ba năm trước khi Trình Hạo qua đời. Lúc này, Trình Hạo chỉ nặng chưa đầy 30 kg, cơ thể biến dạng nghiêm trọng, dùng chuột bấm từng chữ. Sự bao dung cho số phận và những suy nghĩ về cuộc đời bộc lộ trong văn bản khiến người đọc phải bàng hoàng.

Thời gian của mỗi người không phải là vô hạn, chúng ta hãy sống như ngày mai phải chết…

Ảnh: Baidu

Cảm ơn các bạn đã theo dõi!

Điểm tin: Mai Hương

Hẹn gặp lại các bạn vào bài điểm sách tiếng Trung tháng 12. Book Hunter rất mong nhận được ý kiến đóng góp của độc giả về bài viết cũng như rất hoan nghênh các bạn gia nhập nhóm điểm sách tiếng Trung của chúng tôi.

Đọc thêm bản tin sách tiếng Trung tháng 10:

https://bookhunter.vn/sach-tieng-trung-hay-thang-10-nam-2021-tam-bai-hoc-ve-tho-kien-thuc-ve-kien-truc-co-dai-trung-quoc-tren-duoi-nam-nghin-nam/

Đọc thêm bản tin sách học thuật thế giới tháng 9:

https://bookhunter.vn/sach-hoc-thuat-the-gioi-thang-9-nam-2021-phat-giao-nhu-triet-hoc-su-troi-day-cua-mong-co-luan-ly-hoc-moi-truong-cac-van-de-trong-tam-phan-tich-du-lieu-cho-su-phat-trien-to-chuc/

SÁCH VĂN HỌC TRONG NƯỚC THÁNG 4 NĂM 2022: THỎ PHỤC SINH & TRỨNG CHIẾN BINH TRONG LÒNG TRÁI ĐẤT, VANG RỘN TIẾNG VE, BÊN KIA SÔNG,…

Trong trang bìa của rất nhiều sách, dòng chữ giới hạn độ tuổi cho độc giả sẽ luôn được ghi là 12+, 16+... mà chưa từng xuất hiện dấu trừ (-). Đây là một sự hiển nhiên cho việc có nội dung giới hạn cho trẻ nhỏ, nhưng nội dung cho người lớn chưa từng có giới hạn. Sách được ghi, được khuyến khích là dành cho trẻ nhỏ, biết đâu lại phù hợp với tâm hồn người lớn. Trong tháng 4 năm 2022, ngoài

Trần Cúc

02/05/2022

SÁCH HỌC THUẬT TRONG NƯỚC THÁNG 3 NĂM 2022: VÌ SAO LẠI LÀM TRIẾT HỌC?, TÌM HIỂU XÃ HỘI VIỆT NAM THỜI LÝ – TRẦN, NHỮNG VẤN ĐỀ LỊCH SỬ VÀ VĂN HÓA CHAMPA… 

“Triết học”, một thuật ngữ, một môn học thú vị nhưng cũng là sự khiếp đảm của bao thế hệ sinh viên Việt Nam. Với “Vì sao lại làm triết học”, hi vọng bạn đọc có thể nhìn ra một con đường rõ ràng hơn trên con đường dạy, học triết của mình. Lịch sử vẫn là chủ đề thường thấy trong các điểm sách học thuật. Trong điểm sách học thuật tháng 3, ta sẽ được tham khảo các nghiên cứu tài liệu về

Trần Cúc

02/04/2022

SÁCH HAY TRONG NƯỚC TUẦN TỪ NGÀY 13 THÁNG 12 ĐẾN 19 THÁNG 12 NĂM 2021: SÁCH QUAN CHẾ, TRIẾT LÝ VÀ TƯ TƯỞNG TRIẾT HỌC CỦA LÃO TỬ TRONG ĐẠO ĐỨC KINH… ĐI TÌM NGUỒN GỐC VIỆT

Trong tuần từ 13 đến 19 tháng 12 năm 2021, thị trường sách mới lẫn các sự kiện tri thức được sinh ra là dành cho phần lớn các bạn yêu thích nghiên cứu sử Việt, về tổ chức bộ máy cai trị thời Pháp thuộc, tìm hiểu về nguồn gốc Việt và nghiên cứu tư tưởng của Lão Tử... Ngoài ra bản tin có thêm mục mới "Tuyển dụng Người yêu sách" để tổng hợp các tin tuyển dụng của các nhóm hoặc tổ

Trần Cúc

20/12/2021

SÁCH HAY THẾ GIỚI THÁNG 12 NĂM 2021: ANABASIS – XENOPHON, TIỂU SỬ VỀ JOHN MILTON, SỰ CHẤM DỨT CỦA CHÍNH SÁCH, NHỮNG NGƯỜI ĐÀN ÔNG MAY MẮN…

Tháng cuối năm, vẫn với các chủ đề tôn giáo, lịch sử, chính trị quen thuộc, nhưng đã được cài cắm khéo léo qua các tiểu thuyết, câu chuyện về tình yêu, giai cấp, hay đấu tranh,.. Bạn đọc cũng sẽ gặp lại một Emily Brontë cổ điển, một Yevgeny Zamyatin huyền thoại và một John Milton đầy mâu thuẫn, với những tác phẩm và ấn phẩm tái bản mới nhất từ các nhà xuất bản hàng đầu. Tại sao những kẻ dị giáo lại

SÁCH HAY TRONG NƯỚC TUẦN TỪ NGÀY 18 THÁNG 10 ĐẾN 24 THÁNG 10 NĂM 2021: HƯỚNG DẪN CHẨN ĐOÁN TÂM LÝ TÂM THẦN THEO DSM – 5, NHƯ BÂY GIỜ VẪN ỔN,… & NAM PHONG #1: NHỮNG LỚP VĂN HÓA ẢNH HƯỞNG ĐẾN BẢN SẮC VIỆT

Hoạt động xuất bản sách và sự kiện tri thức trong tuần thứ 3 của tháng 10 (18-24/10) diễn ra sôi động không hề kém cạnh các tuần trước. Các chương trình sự kiện trực tuyến tiếp tục đem đến cho mọi người những chủ đề quen thuộc hàng tuần liên quan tới sức khỏe, văn học, điện ảnh. Đặc biệt, trong tuần này Book Hunter tổ chức chương trình “Nam phong” số đầu tiên chia sẻ cho mọi người một góc nhìn rộng hơn

Trần Cúc

25/10/2021