Home Đọc Những cuốn sách gây ảnh hưởng nhất về chủ nghĩa nữ quyền

Những cuốn sách gây ảnh hưởng nhất về chủ nghĩa nữ quyền

 

Thuật ngữ “phong trào nữ quyền” mới xuất hiện ở Việt Nam trong vòng vài năm gần đây. Tuy nhiên, trên thế giới, trào lưu này đã đi qua bốn “làn sóng” (wave), bắt đầu từ cuối thế kỷ XIX tại Hoa Kỳ, mỗi thời kỳ lại mang những khẩu hiệu và chủ trương khác nhau. Nói chung, phong trào nữ quyền xuyên suốt trong lịch sử của nó hướng đến việc đòi quyền bình đẳng về chính trị, xã hội cho phụ nữ, chẳng hạn quyền bầu cử, quyền tư hữu, quyền phá thai… Song, đi kèm với những mục đích tốt đẹp, phong trào nữ quyền cũng đã bị biến tướng với nhiều hình thức khác nhau, đi từ đòi quyền bình đẳng cho đàn bà sang nhục mạ, vu khống và phủ nhận những đóng góp của đàn ông.

Sau đây, Book Hunter xin điểm qua một số tác phẩm (bao gồm sách chuyên khảo, tiểu thuyết và bài luận) có ảnh hưởng sâu sắc nhất đến phong trào nữ quyền kể từ thời Phục hưng đến nay. Để tiện theo dõi, danh sách được sắp xếp theo thứ tự thời gian ra đời của các cuốn sách.

  1. Le livre des cité des dames – Christine de Pizan

Cuốn sách về thành phố của những người đàn bà được nhiều người xem như tác phẩm đầu tiên trên thế giới có hơi hướng bàn về nữ quyền. Christine de Pizan, sinh tại Venice (Ý) nhưng hoạt động chủ yếu tại Pháp, đã xây dựng trong cuốn sách viết bằng tiếng Pháp của mình một thành phố tưởng tượng gồm toàn những tấm gương phụ nữ xuất sắc và nổi tiếng trong nhiều lĩnh vực khác nhau như quân sự, chính trị, học thuật… sống cùng với các nhân vật đức hạnh của Thiên chúa giáo. Cuốn sách được cho là dựa một phần trên tác phẩm De claris mulieribus (Về nhũng người đàn bà nổi tiếng) của đại văn hào Italia Giovanni Boccaccio. Christine muốn qua tác phẩm này ca ngợi vẻ đẹp bên trong của nữ giới trước những luồng tư tưởng đương thời vốn hạ thấp giá trị của họ.

 

Link mua sách (bản tiếng Anh): https://www.amazon.com/Book-City-Ladies-Penguin-Classics/dp/0140446893/ref=sr_1_1?keywords=the+book+of+city+of+ladies&qid=1570004376&sr=8-1

 

  1. A serious proposal to the ladies – Mary Astell

Được xem là “nhà đấu tranh nữ quyền người Anh đầu tiên”, cuốn sách hai phần mang tên “Một đề xuất nghiêm túc cho các quý bà” phác thảo một chiến lược của riêng Astell trong việc xây dựng một hệ thống giáo dục riêng dành cho phụ nữ, cả trong địa hạt tôn giáo lẫn thế tục. Astell cho rằng đàn bà nên được có nhiều cơ hội việc làm hơn là làm mẹ và nữ tu. Theo bà, thiếu giáo dục mới là nguyên nhân khiến cho đàn bà trở nên thấp kém hơn đàn ông, chứ không phải do tự nhiên quy định. Hệ thống giáo dục theo phong cách nữ tu mà bà đề xuất cho phép phụ nữ được sống trong một môi trường được bảo vệ khỏi ảnh hưởng của xã hội gia trưởng bên ngoài.

Link đọc sách: https://www.gutenberg.org/ebooks/54984 

 

  1. A Vindication of the Rights of Woman – Mary Wollstonecraft

Là một tác phẩm mang tính khai phá của học thuyết nữ quyền và vẫn còn nguyên giá trị cho đến ngày nay, cuốn sách Một chứng minh cho các quyền của đàn bà lần đầu tiên trong lịch sử đề xuất rằng phụ nữ phải được nhận một sự giáo dục hoàn toàn bình đẳng với đàn ông, trong các ngôi trường lẫn với nam giới (mixed schools). Khác với một vài tác phẩm trước đó hướng đến việc giáo dục đàn bà với các mục đích tôn giáo hoặc chỉ mang tính hỗ trợ cho đàn ông, Mary cho rằng việc nâng cao vị thế của phái nữ thông qua giáo dục có thể cải thiện tình hình xã hội một cách rõ rệt.

 

Link đọc sách: https://www.gutenberg.org/ebooks/3420

 

  1. The subjection of women – John Stuart Mill

Được xem là nhà triết học lớn nhất mà nước Anh sản sinh ra trong thế kỷ XIX, di sản mà John Stuart Mill để lại bao trùm nhiều lĩnh vực như logic học, nhận thức luận, kinh tế, chính trị, đạo đức học, siêu hình học… Khảo luận The subjection of women đã đi ngược lại luồng tư tưởng chủ đạo của Anh quốc thời đó với việc dùng chính vị trí nghị sĩ của mình để yêu cầu tất cả mọi người đều có quyền bỏ phiếu, bất kể đàn ông hay đàn bà. Theo Mill, việc đàn bà phải phục tùng chồng hoặc cha mình là một tàn tích của quá khứ khi người ta quan niệm “might is right” (kẻ mạnh luôn đúng), nhưng ở thời hiện đại, quan điểm đỏ không còn có thể áp dụng được nữa và đã trở thành một chướng ngại vật trong sự phát triển của nhân loại.

 

Link đọc sách: https://www.gutenberg.org/files/27083/27083-h/27083-h.htm

 

  1. History of Woman Suffrage – E.C.Stanton, S.B.Anthony, M.S.Gage và I.H.Harper

Được viết bởi bốn suffragists (những người ủng hộ việc mở rộng quyền bỏ phiếu, đặc biệt là cho phụ nữ) nổi tiếng của thế kỷ XIX, Lịch sử quyền bỏ phiếu của đàn bà bao gồm sáu tập, xuất bản từ 1881 đến 1922. Hơn 5700 trang của quyển sách là nguồn chính cho tài liệu chính về phong trào quyền bầu cử của phụ nữ từ khi bắt đầu thông qua việc phê chuẩn Tu chính án thứ XIX của Hiến pháp Hoa Kỳ, đã đưa ra những phụ nữ ở Hoa Kỳ vào năm 1920. Cuốn sách là một tác phẩm then chốt của làn sóng nữ quyền thứ nhất.

 

Link đọc sách: https://www.gutenberg.org/files/28020/28020-h/28020-h.htm

 

  1. A Room of one’s own – Virginia Woolf

Bài khảo luận dài về Virginia về quyền của phụ nữ (và đặc biệt, những người phụ nữ hy vọng có được sự nghiệp bên ngoài nhà) được xuất bản năm 1929, dựa trên một loạt các bài giảng mà bà đã giảng dạy tại hai trường đại học nữ tại Cambridge và Oxford. Chủ đề chính đằng sau khảo luận của Woolf là để một người đàn bà có thể viết tiểu thuyết (hoặc sáng tạo nghệ thuật), cô ấy phải có tiền và một “căn phòng của riêng mình”. Bà cũng thảo luận về ý tưởng xây dựng lịch sử viết lách của đàn bà, thừa nhận thực tế rằng trong thời gian dài nhất, các tác giả nặc danh luôn là một người đàn bà.

 

Link đọc sách: https://seas3.elte.hu/coursematerial/PikliNatalia/Virginia_Woolf_-_A_Room_of_Ones_Own.pdf

 

 

  1. Le deuxième sexe – Simone de Beauvoir

Nhà nghiên cứu về phụ nữ thuộc phái hiện sinh của Pháp Simone de Beauvoir, Le deuxième sexe, tập trung vào lịch sử và trải nghiệm của phụ nữ chủ yếu từ góc độ sinh học, và cho rằng phụ nữ vốn khác biệt với đàn ông và trải nghiệm sống của họ không thể dễ dàng tách rời khỏi cấu trúc sinh học của họ (có nghĩa là phụ nữ được tạo ra về mặt sinh học để sinh sản, thông qua kinh nguyệt, tình dục, khả năng sinh sản, làm mẹ…) – qua đó làm cho phụ nữ khó thành công hơn trong chế độ gia trưởng. Cuốn sách của De Beauvoir có ảnh hưởng sâu sắc và nhiều học giả coi đây là tác phẩm đầu tiên của chủ nghĩa nữ quyền hiện đại.

 

Link đọc sách: https://frenchpdf.com/wp-content/uploads/2019/01/Le-deuxieme-sexe-tome-1-Simone-de-Beauvoir-FRENCHPDF.COM_.pdf

 

  1. The Feminine Mystique – Betty Friedan

Xuất bản năm 1963 bởi W.W. Norton, The Feminine Mystique là cuốn sách được nhiều người cho rằng đã khởi xướng làn sóng nữ quyền thứ hai. Trong The Feminine Mystique, tác giả đã chỉ đích danh hệ tư tưởng đương thời như  một thứ nuôi dưỡng cho “tính nữ bí ẩn”. Sự bí ẩn này chẳng có gì to tác ngoài việc người ta cho rằng cuộc đời phụ nữ sẽ trở nên trọn vẹn khi thực hiện những bổn phận nội trợ, làm vợ và làm mẹ của mình. Friedman kêu gọi đàn bà hãy vứt bỏ những quan niệm cũ kỹ này và đi làm.

Link đọc sách: https://nationalhumanitiescenter.org/ows/seminars/tcentury/FeminineMystique.pdf

 

El Niño

 

Tài liệu tham khảo:

https://en.wikipedia.org/wiki/The_Book_of_the_City_of_Ladies

https://1000wordphilosophy.com/2018/06/03/mary-astells-a-serious-proposal-to-the-ladies-1694/

https://en.wikipedia.org/wiki/A_Vindication_of_the_Rights_of_Woman

https://earlybirdbooks.com/feminist-books

https://www.elle.vn/the-gioi-van-hoa/nhung-cuon-sach-se-thay-doi-suy-nghi-cua-phai-dep-ve-nu-quyen

 

 

NỮ QUYỀN KHÔNG NHƯ BẠN TƯỞNG (1): LỊCH SỬ RA ĐỜI VÀ PHÁT TRIỂN CỦA PHONG TRÀO NỮ QUYỀN

Manh nha từ nửa đầu thế kỷ XIX tại Hoa Kỳ, cho đến nay, phong trào nữ quyền (féminisme, feminism) đã lan rộng ra nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ trên toàn thế giới. Theo Từ điển bách khoa Britannica, “feminism” đại diện cho niềm tin vào sự bình đẳng về xã hội, kinh tế và chính trị của các giới. Có thể nói, hiện nay, phong trào này đã và đang trở nên vô cùng nóng bỏng: không chỉ xuất hiện trên các

NỮ QUYỀN KHÔNG NHƯ BẠN TƯỞNG (2): CÁC LÀN SÓNG NỮ QUYỀN

Đọc phần (1) tại đây Làn sóng nữ quyền đầu tiên (first-wave feminism) Tranh vẽ các diễn giả nữ quyền tố cáo đàn ông tại hội nghị nữ quyền đầu tiên vào tháng 7 năm 1848, tại Seneca Falls, New York, nơi phong trào nữ quyền Mỹ được phát động (7) Giai đoạn đầu tiên của các phong trào đấu tranh nữ quyền được cho là bắt đầu từ giữa thế kỷ XIX (19448) đến nửa đầu thế kỷ XX (1920). Thời gian này, các

Nữ quyền không như bạn tưởng (5): Bình đẳng giới ở Việt Nam

PHẦN III: TÌNH HÌNH BÌNH ĐẲNG GIỚI Ở VIỆT NAM: XƯA VÀ NAY Tuy phong trào nữ quyền và các làn sóng của nó bắt rễ ở xã hội phương Tây, ta không thể bỏ qua tình hình bình đẳng giới ở Việt Nam kể từ thời quân chủ đến nay. Trước hết, về mặt lịch sử, cần khẳng định rằng đàn bà ở Việt Nam được hưởng nhiều quyền lợi từ khá sớm trong lịch sử, và điều này được thể hiện khá rõ

“Wonder Woman 1984” đã phản ánh sự hỗn loạn của chính trị Mỹ và sự cực đoan của phong trào nữ quyền như thế nào?

“Wonder Woman 1984”, ra rạp và chiếu trên HBO Max, được giới thiệu theo đúng chất của thập niên 1980 trên mọi phương diện: túi đeo chéo (fanny pack), nhảy break dance, lớp thể dục nhịp điệu, dụng cụ làm ấm chân, máy chơi game, đi bộ tốc độ và J. C. Penney. Bộ phim còn có hai nhân vật phản diện đau khổ. Đầu tiên là một nhà tài phiệt dầu mỏ nổi tiếng, Max Lord (Pedro Pascal), một mô tuýp kiểu Donald Trump

Book Hunter

13/01/2021

Nữ quyền không như bạn tưởng (4): Những huyền thoại

PHẦN II: MỘT SỐ HUYỀN THOẠI ĐƯỢC THÊU DỆT NÊN TỪ PHONG TRÀO NỮ QUYỀN Phụ nữ có thật sự bị áp bức và không được nắm giữ những trọng trách về chính trị, xã hội? Ta có thể bắt đầu xem xét vấn đề này với một nữ nhân khá nổi tiếng từ những cuốn sách lịch sử đến điện ảnh và truyền hình – Cleopatra VII, Pharaoh cuối cùng của Ai Cập. Nhưng chỉ tính riêng số nữ hoàng cùng mang tên Cleopatra,