Home Hiểu NỮ QUYỀN KHÔNG NHƯ BẠN TƯỞNG (1): LỊCH SỬ RA ĐỜI VÀ PHÁT TRIỂN CỦA PHONG TRÀO NỮ QUYỀN

NỮ QUYỀN KHÔNG NHƯ BẠN TƯỞNG (1): LỊCH SỬ RA ĐỜI VÀ PHÁT TRIỂN CỦA PHONG TRÀO NỮ QUYỀN

Manh nha từ nửa đầu thế kỷ XIX tại Hoa Kỳ, cho đến nay, phong trào nữ quyền (féminisme, feminism) đã lan rộng ra nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ trên toàn thế giới. Theo Từ điển bách khoa Britannica, “feminism” đại diện cho niềm tin vào sự bình đẳng về xã hội, kinh tế và chính trị của các giới. Có thể nói, hiện nay, phong trào này đã và đang trở nên vô cùng nóng bỏng: không chỉ xuất hiện trên các phương tiện truyền thông lớn nhỏ, mà còn được đan cài theo nhiều cách khác nhau cả trong những tác phẩm văn chương, hội họa hay điện ảnh… Không những thế, nữ quyền cũng vượt lên trên nhiều chủ đề nóng khác, xuất hiện với một tần suất ngày càng dày đặc trong các cuộc tranh luận chính trị sôi nổi của các chính khách phương Tây, đơn cử như cuộc tranh cử tổng thống giữa Donald Trump và Hillary Clinton.

Phong trào xã hội nào cũng vậy, muốn tồn tại, họ cần trưng ra những khẩu hiệu, tôn chỉ thể hiện các mục đích cao đẹp của mình. Đấu tranh nữ quyền cũng không phải ngoại lệ. Các nhà hoạt động nữ quyền luôn nhân danh “thúc đẩy bình đẳng giới”, “chống xâm hại nữ giới” hay “chống bạo lực gia đình” như những chủ trương nhất quán cho các chương trình hành động của họ. Tuy vậy, để làm rõ phong trào nữ quyền có thật sự vận hành và lan rộng đúng với những giá trị tốt đẹp mà những người khởi xướng và lãnh đạo nó đang rao giảng hay không, người viết thấy cần tìm hiểu tương đối về lịch sử hình thành, phát triển cũng như xét lại những gì mà phong trào này đã và đang tác động đến kinh tế, chính trị của các quốc gia và đặc biệt là đời sống cá nhân của người dân, trên cơ sở đối chiếu những gì được tuyên truyền với thực tế.

Để làm được việc đó, buổi hôm nay sẽ chia làm hai phần chính. Phần đầu tiên, diễn giả xin phép điểm qua về lịch sử hình thành và phát triển của phong trào nữ quyền. Phần thứ hai, tôi sẽ tập hợp những luận điểm chính mà các nhà hoạt động nữ quyền cũng như các phương tiện truyền thông đại chúng đang hàng ngày rêu rao trên Internet cũng như trên sách báo, truyền hình. Qua việc liệt kê những gì họ đang lên án, tôi sẽ đồng thời đưa ra những ý kiến cá nhân của tôi trên cơ sở những số liệu, thông tin mà tôi đã đọc được. Từ đó, tôi muốn chứng minh rằng hiện nay, phong trào nữ quyền trên thế giới và cả ở Việt Nam đã đi quá xa khỏi những tôn chỉ cao quý ban đầu, và biến tướng thành một trào lưu tồn tại nhờ việc đổi trắng thay đen. Mục tiêu của những con người đứng đằng sau phong trào nữ quyền không phải là đòi công bằng nữa, mà đúng hơn là dần dần xóa bỏ vai trò của nam giới, biến đàn ông trở thành những công dân hạng hai, và tồi tệ hơn, xóa sổ họ hoàn toàn.

PHẦN I – PHONG TRÀO NỮ QUYỀN: LỊCH SỬ RA ĐỜI VÀ PHÁT TRIỂN

  1. Từ thời kỳ Hy Lạp cổ đại cho đến trước thế kỷ XIX

Trước hết cần phải nhận định rằng những ý tưởng liên quan đến sự bình đẳng nam nữ chẳng phải mới xuất hiện vài thế kỷ trở lại đây. Hoàn toàn ngược lại, từ khoảng thế kỷ IV-III TCN, các nhà tư tưởng Hy Lạp đã bàn đến vấn đề này trong các thư tịch cổ của mình. Cụ thể, mặc dù đều có chung suy nghĩ rằng các vai trò xã hội nên được giao cho mọi người căn cứ theo bản chất con người của họ, và rằng bản chất này phụ thuộc chủ yếu vào nền tảng tâm lý, thế nhưng:

  • Plato trong cuốn Republic (Cộng hòa) của mình cho rằng phụ nữ (chí ít là nhũng người thuộc tầng lớp thượng lưu, cần được hưởng một nền giáo dục giống như nam giới, bởi họ có những phẩm chất không thua kém gì nam giới. (Tuy nhiên, trong một cuốn sách khác có tên Timaeus, ông lại cho rằng “người đàn ông nào đã một cuộc đời tốt đẹp sẽ quay lại tiếp tục sống trong một cơ thể phù hợp với tính cách của anh ta. Còn nếu không, anh ta sẽ đầu thai làm đàn bà.
  • Aristotle, học trò của Plato, có quan điểm trái ngược hoàn toàn. Theo như cuốn Politics (Chính trị) của ông, Aristotle viết: “xét về các giới tính, đàn bà về bản chất là thấp kém hơn (inferior) đàn ông, đàn ông là kẻ cai trị và đàn bà là thần dân”. Trong một cuốn sách khác, History of animals (Lịch sử động vật), ông viết rõ hơn:

… Lý do phụ nữ ủy mị hơn và dễ khóc hơn, hay ghen tuông và cãi vã hơn, hay phàn nàn bực bội hơn, và hay gây bất hòa hơn. Đàn bà cũng dễ bị rơi vào trầm cảm và tuyệt vọng hơn đàn ông. Họ cũng không biết xấu hổ và dễ sai lầm, dễ bị lừa dối hơn, và có ý thức hơn về thương tích, cảnh giác hơn, nhàn rỗi hơn và nói chung là ít kích động hơn đàn ông. Ngược lại, đàn ông sẵn sàng giúp đỡ, và như đã nói, dũng cảm hơn đàn bà…

Gần như trong suốt thời kỳ cổ đại, người ta chỉ ghi chép được duy nhất một vụ biểu tình tương đối có quy mô. Đó là vào thế kỷ năm 215 TCN, khi một nhóm đông đàn bà La Mã tuần hành phản đối lex Oppia, chính sách tăng thuế gấp đôi, ba lần và công khai cắt giảm chi tiêu của đàn bà vào các mặt hàng xa xỉ như đồ trang sức và quần áo sang trọng. Cuộc biểu tình đã dấn đến việc đạo luật này bị xóa bỏ hoàn toàn vào 20 năm sau đó, tức năm 195 TCN.

Mãi đến năm 1405, tác phẩm viết tay đầu tiên có hơi hướng bàn về quyền của nữ giới mới ra đời. Tác giả là Christine de Pizan, sinh tại Venice nhưng hoạt động chủ  yếu tại Pháp. Trong tác phẩm Le Livre de la cité des dames (Cuốn sách về thành phố của những người đàn bà) của mình, Christine đã xây dựng một thành phố với các nhân vật sống trong đó toàn là những người đàn bà nổi tiếng trong nhiều lĩnh vực như quân sự, chính trị, học thuật… cũng như những tấm gương về đức hạnh của các nhân vật quan trọng trong Thiên Chúa giáo. Cuốn sách được cho là dựa một phần trên tác phẩm De claris mulieribus (Về nhũng người đàn bà nổi tiếng) của đại văn hào Italia Giovanni Boccaccio. Christine muốn qua tác phẩm này ca ngợi vẻ đẹp bên trong của nữ giới trước những luồng tư tưởng đương thời vốn hạ thấp giá trị của họ. Vào thế kỷ XVI, Moderata Fonte, một tác giả khác cũng sinh ra tại Venice như Christine, trong cuốn sách Il Merito delle donne (Về đức hạnh của đàn bà), tranh luận rằng đàn bà sở hữu đức hạnh và trí thông minh hơn đàn ông.

Ở nước Anh, những cuộc tranh luận về bản chất và quyền lợi của đàn bà hoàn toàn vắng bóng trước thế kỷ XVI. Jane Anger là người đầu tiên viết một cuốn sách nhỏ về nữ quyền mang tên Her Protection for Women. Khoảng một thế kỷ sau, Mary Astell viết tác phẩm A Serious Proposal to the Ladies (Một đề nghị nghiêm túc cho các quý bà). Chịu ảnh hưởng mạnh mẽ bởi Thiên Chúa giáo, Mary cho rằng không nuôi dưỡng trí tuệ của người đàn bà là một tội lỗi đối với Chúa Trời. Bà ước mong tạo ra một hệ thống tu viện phục vụ riêng cho việc đào tạo nữ giới, để họ thoát khỏi tội lỗi và quay về trạng thái nguyên sơ như Eva.

Ngoài ra, sang thế kỷ XVII, một số cây viết khác cũng lên tiếng về giáo dục cho nữ giới trong các tác phẩm của mình, đáng chú ý có Marie de Gournay (Pháp) với khảo luận Bình đẳng nam nữ (Égalité des Hommes et des Femmes), trong đó bà cho rằng nếu đàn bà được hưỡng những cơ hội học tập và làm việc như đàn ông, họ cũng có thể đạt được những thành tựu chẳng kém gì phái mạnh. Là một người chịu ảnh hưởng của Descartes, bà tách rời thể chất và tinh thần và cho rằng sự thua kém về thể lực so với nam giới không liên quan gì đến năng lực tư duy của nữ giới.

Cần nhấn mạnh rằng, các tiếng nói nữ quyền ở thời kỳ Phục hưng vừa nhắc tới không hề thống nhất lại thành một hệ thống tư tưởng chung cho cả thời kỳ. Phải đến thời kỳ Khai sáng, mọi chuyện mới thay đổi khi các tiếng nói trở nên “bài bản” hơn. Olympe de Gouges viết Déclaration des droits de la femme et de la citoyenne để phản hồi Déclaration des droits de l’homme et du citoyen de 1789 (Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền), nhằm chế nhạo việc cuộc cách mạng Pháp vẫn thất bại trong việc đem đến bình đẳng cho một nửa dân số nước Pháp (nữ giới). Tác phẩm không gây được ảnh hưởng lên cuộc cách mạng và tác giả bị kết án và hành quyết không lâu sau đó.

Tuy chưa gây được ảnh hưởng đáng kể về mặt chính trị, xã hội, tác phẩm này đã trở thành tiền đề để Mary Wollstonecraft cho ra đời cuốn A Vindication of the Rights of Woman (Một biện hộ cho các Quyền của Đàn bà) vào năm 1792. Cần lưu ý rằng đây là một tác phẩm rất quan trọng, đặt nền móng cho các phong trào nữ quyền kể từ sau thế kỷ XVIII, bởi khác với những tác giả trước đó, Wollstonecraft lần đầu tiên đưa ra lập luận rằng việc nâng vị thế của đàn bà bằng những thay đổi cốt lõi trong hệ thống giáo dục sẽ mang lại lợi ích cho toàn xã hội.

(Còn tiếp)

El Niño

NỮ QUYỀN KHÔNG NHƯ BẠN TƯỞNG (3): CÁC LÀN SÓNG NỮ QUYỀN (tiếp)

Đọc các bài trong chùm Nữ quyền không như bạn tưởng tại đây Làn sóng nữ quyền thứ ba (third-wave feminism) Còn rất nhiều tranh cãi xung quanh mốc thời gian làn sóng thứ ba khởi đầu, và liệu nó đã kết thúc hay chưa. Một quan điểm cho rằng làn sóng này gắn với vụ việc Anita Hill và Clarence Thomas. Một số người khác đồng nhất thời điểm bắt đầu của làn sóng nữa quyền thứ ba cho sự xuất hiên của các nhóm

Nữ quyền không như bạn tưởng (4): Những huyền thoại

PHẦN II: MỘT SỐ HUYỀN THOẠI ĐƯỢC THÊU DỆT NÊN TỪ PHONG TRÀO NỮ QUYỀN Phụ nữ có thật sự bị áp bức và không được nắm giữ những trọng trách về chính trị, xã hội? Ta có thể bắt đầu xem xét vấn đề này với một nữ nhân khá nổi tiếng từ những cuốn sách lịch sử đến điện ảnh và truyền hình – Cleopatra VII, Pharaoh cuối cùng của Ai Cập. Nhưng chỉ tính riêng số nữ hoàng cùng mang tên Cleopatra,

“Wonder Woman 1984” đã phản ánh sự hỗn loạn của chính trị Mỹ và sự cực đoan của phong trào nữ quyền như thế nào?

“Wonder Woman 1984”, ra rạp và chiếu trên HBO Max, được giới thiệu theo đúng chất của thập niên 1980 trên mọi phương diện: túi đeo chéo (fanny pack), nhảy break dance, lớp thể dục nhịp điệu, dụng cụ làm ấm chân, máy chơi game, đi bộ tốc độ và J. C. Penney. Bộ phim còn có hai nhân vật phản diện đau khổ. Đầu tiên là một nhà tài phiệt dầu mỏ nổi tiếng, Max Lord (Pedro Pascal), một mô tuýp kiểu Donald Trump

Book Hunter

13/01/2021

Những cuốn sách gây ảnh hưởng nhất về chủ nghĩa nữ quyền

  Thuật ngữ “phong trào nữ quyền” mới xuất hiện ở Việt Nam trong vòng vài năm gần đây. Tuy nhiên, trên thế giới, trào lưu này đã đi qua bốn “làn sóng” (wave), bắt đầu từ cuối thế kỷ XIX tại Hoa Kỳ, mỗi thời kỳ lại mang những khẩu hiệu và chủ trương khác nhau. Nói chung, phong trào nữ quyền xuyên suốt trong lịch sử của nó hướng đến việc đòi quyền bình đẳng về chính trị, xã hội cho phụ nữ,

NỮ QUYỀN KHÔNG NHƯ BẠN TƯỞNG (2): CÁC LÀN SÓNG NỮ QUYỀN

Đọc phần (1) tại đây Làn sóng nữ quyền đầu tiên (first-wave feminism) Tranh vẽ các diễn giả nữ quyền tố cáo đàn ông tại hội nghị nữ quyền đầu tiên vào tháng 7 năm 1848, tại Seneca Falls, New York, nơi phong trào nữ quyền Mỹ được phát động (7) Giai đoạn đầu tiên của các phong trào đấu tranh nữ quyền được cho là bắt đầu từ giữa thế kỷ XIX (19448) đến nửa đầu thế kỷ XX (1920). Thời gian này, các