Home Hiểu NỮ QUYỀN KHÔNG NHƯ BẠN TƯỞNG (3): CÁC LÀN SÓNG NỮ QUYỀN (tiếp)

NỮ QUYỀN KHÔNG NHƯ BẠN TƯỞNG (3): CÁC LÀN SÓNG NỮ QUYỀN (tiếp)

Đọc các bài trong chùm Nữ quyền không như bạn tưởng tại đây

  1. Làn sóng nữ quyền thứ ba (third-wave feminism)

Còn rất nhiều tranh cãi xung quanh mốc thời gian làn sóng thứ ba khởi đầu, và liệu nó đã kết thúc hay chưa. Một quan điểm cho rằng làn sóng này gắn với vụ việc Anita Hill và Clarence Thomas. Một số người khác đồng nhất thời điểm bắt đầu của làn sóng nữa quyền thứ ba cho sự xuất hiên của các nhóm bạo loạn grrrl trong âm nhạc những năm 1990.

Năm 1991, Anita Hill làm chứng trước Ủy ban Tư pháp Thượng viện rằng ứng cử viên của Tòa án tối cao Clarence Thomas đã quấy rối tình dục cô tại nơi làm việc. Mặc dù sau đó Thomas cũng được bổ nhiệm vào Tòa án Tối cao, nhưng lời khai của Hill, đã làm dấy lên một loạt các khiếu nại quấy rối tình dục, giống như cách mà Harvey Weinstein và nhiều người nổi tiếng khác bị cáo buộc bởi phong trào MeToo.

Anita Hill làm chứng trong phòng Caucus của Tòa nhà Văn phòng Thượng viện trên Đồi Capitol vào ngày 11 tháng 10 năm 1991. Greg Gibson / AP

Việc Thomas vẫn đượ làm việc tại Tòa án tối cao có vẻ đã kích động toàn thể nước Mỹ khiến nhiều người đặt câu hỏi phải chăng các vị trí quan trọng của bộ máy chính quyền được “ưu tiên” cho đàn ông. Năm sau dó, 1992, được mệnh danh là Năm của đàn bà, sau khi 24 người đàn bà giành được ghế trong Hạ viện và 3 ghế tại Thượng viện.

Và đối với những phụ nữ trẻ đang theo dõi vụ án Anita Hill trong thời gian thực, nó sẽ trở thành một sự thức tỉnh. Tôi không phải là một nhà nữ quyền theo chủ nghĩa hậu hiện đại, ông đã tuyên bố Rebecca Walker (con gái Alice Walker) cho bà sau khi xem Thomas tuyên thệ vào Tòa án tối cao. Tôi là làn sóng thứ ba.

Ban đầu, làn sóng thứ ba tập trung vào các vụ xâm hại tình dục và hoạt động để tăng số lượng nữ giới nắm giữ các vị trí quyền lực. Hai nhà hoạt động cộm cán trong giai đoạn này là Kimberlé Crenshaw và Judith Butler. Sau đó, chịu ảnh hưởng của phong trào hậu hiện đại, phong trào nữ quyền giai đoạn này tìm cách đặt câu hỏi, tái khẳng định và tái định nghĩa những ý tưởng, nhận xét, và cả truyền thông đại chúng vốn là phương tiện truyền bá những ý tưởng về phụ nữ, giới tính, sắc đẹp, tính dục, nữ tính và nam tính.

Để thể hiện mối quan tâm của mình, các nhà nữ quyền trong giai đoạn này đã tích cực lộn ngược, áp dụng, và bông đùa với những hình ảnh và biểu tượng có vẻ mang tính thành kiến về giới tính. Điều này thể hiện rõ ràng trong cách sử dụng ngôn ngữ nhiều dụng ý và châm biếm để tự thể hiện mình, chẳng hạn tiếng lóng trước kia bị xem là một thứ ngôn ngữ rẻ mạt, thì giờ đây trở thành phong cách thời thượng và thách thức đáng tự hào ; những vở kịch hài châm biếm tả thực giúp khám phá những cảm nhận của phụ nữ về tính dục ; những ban nhạc rock nữ nổi loạn (the Riot Grrrl) v.v…

Bikini Kill và Joan Jett (center), 1994. Steve Eichner/WireImage/Getty Images

Trong giai đoạn này, đã có những tiếng nói phản nữ quyền phê bình làn sóng nữ quyền thứ hai vào những năm 80, cho rằng những nhà hoạt động nữ quyền thời đó vô lý và thiếu nữ tính, đến mức chẳng có người đàn ông nào muốn họ. Chính bởi vậy, thay vì cổ súy cho lối sống “đàn bà” (women) như làn sóng nữ quyền thứ hai, làn sóng nữ quyền thứ ba này tập trung xây dựng hình ảnh “cô gái” (girl, grrrl). Trên một phương diện nào đó, những gì làn sóng thứ ba đang thể hiện có phần xung đột với làn sóng thứ hai, khi họ ủng hộ những hành vi mà các bà, các mẹ, các cô của họ đã nỗ lực phản đối, như trang điểm và xu hướng high-femme (những người đồng tính nữ dịu dàng, bẽn lẽn)…

Kết quả: mặc dù có những quan điểm riêng, nhưng do không có được một đường hướng nào cụ thể như làn sóng thứ nhất và thứ hai, làn sóng thứ ba kết thúc mà không có một thắng lợi nào đáng kể như Tu chính án XIX với làn sóng thứ nhất hay vụ  Roe v. Wade với làn sóng thứ hai. Chú ý rằng, mặc dù năm 1992 (sau vụ của Clarence Thomas, số lượng đàn bà nắm ghế trong cả hai Viện của quốc hội Hoa Kỳ tăng lên đáng kể (27 và 24), những con số này nhanh chóng tụt dốc chỉ ngay năm sau đó.

  1. Làn sóng nữ quyền thứ tư? (fourth-wave feminism)

Khác với ba làn sóng trước, làn sóng nữ quyền thứ tư không tập trung vào đòi các quyền tự do chính trị và xã hội của đàn bà, mà nhấn mạnh vào kêu gọi công lý trước những vụ việc miệt thị ngoại hình (body shaming), quấy rối tình dục (sexual harassment) và xâm hại tình dục (sexual assault). Ngoài ra, làn sóng này cũng mở rộng chương trình hành động của mình bằng cách thúc đẩy thêm đòi quyền trả lương ngang nhau cho hai giới cũng như quyền được làm chủ cơ thể của mình. Đáng chú ý, các nhà đấu tranh của làn sóng thứ tư tận dụng rất tốt các phương tiện truyền thông đại chúng và internet: Facebook, Twitter, blog… để lan truyền những thông điệp nữ quyền của mình. Điều này đã giải quyết các khó khăn mà những làn sóng trước gặp phải: thiếu phương tiện liên lạc để chia sẻ quan điểm và kinh nghiệm lẫn nhau.

Tương tự như làn sóng thứ ba, thời điểm bắt đầu của làn sóng thứ tư vẫn chưa được thống nhất bởi các học giả nữ quyền. Lý do là bởi ở mỗi khu vực (Hoa Kỳ, Mỹ Latin, Tây Ban Nha…) lại có những vụ việc hiếp dâm với mức độ nghiêm trọng khác nhau diễn ra tại những thời điểm lệch nhau có thể đến hơn thập kỷ. Chẳng hạn, ở Tây Ban Nha, một cô gái tên Ana Orantes bị chính chồng thiêu cháy năm 1997 vì lên truyền hình nói xấu hành vi bạo hành của anh ta. Trong khi, những vụ hiếp dâm hay quấy rối ở Hoa Kỳ chỉ được nhắc đến trong những năm 2010 khi một loạt người nổi tiếng (diễn viên, ca sĩ, người dẫn chương trình…) ra mặt tố cáo những nam đồng nghiệp của họ. Điều kỳ lạ là những cáo buộc này đều xuất hiện khi cả hai đã không còn cộng tác và sự nghiệp của nhiều người trong số những nạn nhân này đã sang bên kia sườn dốc.

Vào ngày 16 tháng 12 năm 2012, ở một thị trấn tên là Munirka, Ấn Độ, một cô gái 23 tuổi bị sáu người đàn ông (bao gồm cả tài xế) hiếp dâm và đánh đập dã man. Cô chết hai ngày sau đó và các hung thủ đều bị tuyên án tử hình bằng treo cổ (trừ một người đã chết trước đó trong đồn cảnh sát và một được miễn án tử vì chưa đủ tuổi thành niên). Vụ việc đã dấy lên một làn sóng căm phẫn vô cùng gay gắt ở Ấn Độ cũng như trên toàn thế giới.

Emma Watson

Rất nhiều phong trào cả lớn và nhỏ đã được dấy lên trong suốt quãng thời gian từ 2012 đến nay. Có thể kể đến HeForShe (hoạt động từ 20 tháng 9 năm 2014), bắt nguồn từ bài diễn văn tại Liên Hợp Quốc của Emma Watson và các hoạt động sau đó của cô. HeForShe kêu gọi cả đàn ông chung tay cùng đàn bà xóa bỏ những định kiến và bất bình đẳng giới tính. Mặc dù vậy, phong trào này nói chung đã thất bại trong mục tiêu mà chính họ đặt ra trong năm 2015: kêu gọi 1 triệu đàn ông tham gia phong trào. HeForShe, mặc dù được ủng hộ bởi Liên Hợp Quốc, tổng thổng Hoa Kỳ Obama và một số nhân vật nổi tiếng khác, vấp phải nhiều chỉ trích hơn là nhận được những lời ca ngợi. Phong trào này bị cho là phân biệt giới tính ngay từ chính cái tên của họ, không đếm xỉa đến những người thuộc giới tính thứ ba và chủ yếu được điều hành bởi những phụ nữ da trắng không phải chịu nhiều bất công xã hội.

Harvey Weinstein. CREDIT: STEVEN HIRSCH/POOL/EPA-EFE/REX/S

Ngày 5 tháng 10 năm 217, tờ New York Times đăng tải một chuỗi những cuộc phỏng vấn các nữ đồng nghiệp cũ hoặc vẫn đang làm việc với Harvey. Cực kỳ nhanh chóng sau đó, hàng loạt ngôi sao giải trí, cả nam và nữ, đứng ra tố cũng như làm chứng Harvey gạ tình, xâm hại và đe dọa các diễn viên. Cho đến nay, danh sách những người tố cáo Harvey đã lên đến 80, và 14 người trong số họ cáo buộc ông về hành vì hiếp dâm. Sự việc đã làm dấy lên một làn sóng phản đổi dữ dội trên toàn cầu. Nổi bật nhất là #MeToo, phong trào thật ra được khởi xướng từ năm 2006 bởi Tarana Burke, người sau đó năm 2017 được tạp chí Time vinh danh là Nhân vật của năm, Người phá vỡ sự im lặng. Năm này cũng đánh dấu sự ra đời của hashtag #MeToo, nhanh chóng tràn lan trên mạng xã hội với hàng loạt những người (cả vô danh và nổi tiếng) tự xưng là “nạn nhân” đăng tải lên trang mạng xã hội cá nhân của họ những câu chuyện họ bị hiếp dâm. Nổi bật trong những cá nhân góp phần thổi bùng ngọn lửa căm phẫn này trong dư luận có Alyssa Milano, Angelina Jolie, Rose McGowan Jennifer Lawrence, Uma Thurman và Gwyneth Paltrow… Vợ chồng Tổng thống Hoa Kỳ khi đó là Barack Obama và nhiều đồng nghiệp nam giới như Matt Damon và George Clooney cũng lên tiếng chỉ trích Harvey. Ông bị gạch tên ra khỏi rất nhiều tổ chức điện ảnh uy tín, bị đuổi việc khỏi chính công ty do mình gây dựng (Miramax) và lần đầu phải ra hầu tòa vào ngày 25 tháng 5 năm 2018. Tuy nhiên cho đến nay  ông vẫn được tại ngoại bởi các bị đơn không đưa ra được bằng chứng nào thuyết phục ngoài những “câu chuyện” trên mạng xã hội. Phiên tòa được dời sang năm 2020.

Các câu chuyện hiếp dâm vẫn hàng ngày được đăng tải và lan truyền với tốc độ chóng mặt, và ngoài Harvey Weinstein, sự nghiệp của nhiều người đàn ông nổi tiếng khác trong ngành giải trí, thể thao, chính trị… bị lao đao vì những cáo buộc liên quan đến tình dục. Phần tiếp theo sẽ đi sâu vào phân tích những gì phong trào nữ quyền đang dùng làm tuyên ngôn, cũng như tính chân thực trong những cáo buộc của họ.

(Còn tiếp)

El Niño

NỮ QUYỀN KHÔNG NHƯ BẠN TƯỞNG (1): LỊCH SỬ RA ĐỜI VÀ PHÁT TRIỂN CỦA PHONG TRÀO NỮ QUYỀN

Manh nha từ nửa đầu thế kỷ XIX tại Hoa Kỳ, cho đến nay, phong trào nữ quyền (féminisme, feminism) đã lan rộng ra nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ trên toàn thế giới. Theo Từ điển bách khoa Britannica, “feminism” đại diện cho niềm tin vào sự bình đẳng về xã hội, kinh tế và chính trị của các giới. Có thể nói, hiện nay, phong trào này đã và đang trở nên vô cùng nóng bỏng: không chỉ xuất hiện trên các

Những cuốn sách gây ảnh hưởng nhất về chủ nghĩa nữ quyền

  Thuật ngữ “phong trào nữ quyền” mới xuất hiện ở Việt Nam trong vòng vài năm gần đây. Tuy nhiên, trên thế giới, trào lưu này đã đi qua bốn “làn sóng” (wave), bắt đầu từ cuối thế kỷ XIX tại Hoa Kỳ, mỗi thời kỳ lại mang những khẩu hiệu và chủ trương khác nhau. Nói chung, phong trào nữ quyền xuyên suốt trong lịch sử của nó hướng đến việc đòi quyền bình đẳng về chính trị, xã hội cho phụ nữ,

Nữ quyền không như bạn tưởng (4): Những huyền thoại

PHẦN II: MỘT SỐ HUYỀN THOẠI ĐƯỢC THÊU DỆT NÊN TỪ PHONG TRÀO NỮ QUYỀN Phụ nữ có thật sự bị áp bức và không được nắm giữ những trọng trách về chính trị, xã hội? Ta có thể bắt đầu xem xét vấn đề này với một nữ nhân khá nổi tiếng từ những cuốn sách lịch sử đến điện ảnh và truyền hình – Cleopatra VII, Pharaoh cuối cùng của Ai Cập. Nhưng chỉ tính riêng số nữ hoàng cùng mang tên Cleopatra,

NỮ QUYỀN KHÔNG NHƯ BẠN TƯỞNG (2): CÁC LÀN SÓNG NỮ QUYỀN

Đọc phần (1) tại đây Làn sóng nữ quyền đầu tiên (first-wave feminism) Tranh vẽ các diễn giả nữ quyền tố cáo đàn ông tại hội nghị nữ quyền đầu tiên vào tháng 7 năm 1848, tại Seneca Falls, New York, nơi phong trào nữ quyền Mỹ được phát động (7) Giai đoạn đầu tiên của các phong trào đấu tranh nữ quyền được cho là bắt đầu từ giữa thế kỷ XIX (19448) đến nửa đầu thế kỷ XX (1920). Thời gian này, các

“Wonder Woman 1984” đã phản ánh sự hỗn loạn của chính trị Mỹ và sự cực đoan của phong trào nữ quyền như thế nào?

“Wonder Woman 1984”, ra rạp và chiếu trên HBO Max, được giới thiệu theo đúng chất của thập niên 1980 trên mọi phương diện: túi đeo chéo (fanny pack), nhảy break dance, lớp thể dục nhịp điệu, dụng cụ làm ấm chân, máy chơi game, đi bộ tốc độ và J. C. Penney. Bộ phim còn có hai nhân vật phản diện đau khổ. Đầu tiên là một nhà tài phiệt dầu mỏ nổi tiếng, Max Lord (Pedro Pascal), một mô tuýp kiểu Donald Trump

Book Hunter

13/01/2021