Home Tạo TƯƠNG LAI CỦA MỘT INTERNET MỞ NẰM CHÍNH TRONG TAY CHÚNG TA – PHẦN 3

TƯƠNG LAI CỦA MỘT INTERNET MỞ NẰM CHÍNH TRONG TAY CHÚNG TA – PHẦN 3

Phần 3: Cuộc chiến vì các Bits

“Sweet as One” by Craig and Karl. 2016. Candy.
“Sweet as One” by Craig and Karl. 2016. Candy.

Thời kỳ hậu Net Neutrality internet sẽ thế nào? Nhìn thử vào kho ứng dụng của Apple là thấy ngay. Có 2 triệu ứng dụng trong kho, có giá trị vào khoảng 28 tỷ đô la vào năm 2016. Apple thu về 30% hoa hồng cho mỗi giao dịch và tổng giá trị thu về từ kho ứng dụng là 8.4 tỷ đô. Phần còn lại khoảng 20 tỷ đô thì phần lớn chia về cho các công ty lập trình game cho di động:
apps
Hầu như người dùng iphone chẳng tải ứng dụng nào hàng tháng.
smartphone apps
Phần nhỏ khách hàng tải thêm App mới nhưng họ cũng không tải nhiều lắm. Và toàn bộ ứng dụng được tải nhiều nhất từ kho chỉ thuộc về hai tập đoàn: Facebook và Google.
apps
Một khối lượng lớn khổng lồ khoảng 2 triệu ứng dụng còn lại thì có lưu lượng rất nhỏ và thậm chí tiền thu về thì còn nhỏ hơn nữa.
Kho ứng dụng của Apple không phải là sân chơi bình đẳng. Nó không giống như internet mở mà nó đang sử dụng. Thay vào đó, nó chính là ví dụ về khu vườn được rào chắn.
Khu vườn được có rào chắn nhìn rất đẹp. Nó là nơi sinh sống của các loại thực vật phổ biến. Nhưng điều đương nhiên là bạn không thể đi dạo theo một hướng mãi mà không đập vào hàng rào cản. Và mỗi khu vườn có rào chắn thì lại có một anh lính gác, người có thể nhổ rễ những cái cây trông như cỏ dại. Nếu bạn muốn trồng gì ở trong khu vườn ấy, bạn phải xin phép để được sự đồng ý của anh lính gác. Và Apple là một anh lính gác khó tính nhất trong tất cả các anh lính gác. Họ loại bỏ những ứng dụng mà có thể gây ảnh hưởng đến lợi ích của họ và kiểm duyệt những ứng dụng mà không phù hợp với định hướng của họ.
Tóm tắt lịch sử của các khu vườn có rào chắn
Đầu tiên, người ta tạo ra một khu vườn có rào chắn có tên là AOL.
aol
20 năm sau, AOL vẫn có khoảng 2 triệu người dùng trả phí 20 đô một tháng. Họ đã kiếm được bộn tiền từ việc xây dựng khu vườn có rào chắn và bẫy người dùng vào trong đó.
Sau đó là Yahoo. Lúc đầu Yahoo không có ý định tạo ra khu vườn có rào chắn, nhưng nó đã trở thành khu vườn kiểu như vậy do người dùng vẫn còn chưa quen với internet.
yahoo
Vào cuối những năm 90, các công ty khởi nghiệp kêu gọi vốn để họ có thể mua các banner quảng cáo trên Yahoo. Đó là cách tốt nhất để họ tiếp cận đến người dùng tiềm năng.
Nhưng Yahoo chỉ là một ngọn nến dưới ánh nắng mặt trời khi so sánh với khu vườn khổng lồ: Facebook
facebook
Một phần tư dân số trên thế giới đang sử dụng Facebook với thời lượng trung bình là 50 phút mỗi ngày.
Và 50 triệu người trong số họ kết nối với Internet.org mà Mark Zuckerberg đang khoe?
Họ là những người ở các nước cực nghèo mà chỉ được lựa chọn hoặc là trả tiền cho internet mở hoặc là được truy cập Facebook miễn phí. Và họ chọn Facebook.
Cái tên Internet.org nham hiểm tồn tại ở nhiều nước thì lại bị phản đối mạnh ở Ấn Độ nơi mà các nhà hoạt động xã hội có thể lên tiếng cảnh báo về những ảnh hưởng đến người Ấn nếu họ chấp nhận Facebook miễn phí thay vì mạng internet mở.
internet.org

Internet.org với mức phí 0 đồng chính là để phá Net Neutrality, và vì thế internet.org không được pháp luật cho phép ở hầu hết các nước phương Tây.

 
Mark Zuckerberg có thể có ý tốt, tuy nhiên anh ta đã nhanh chóng hủy hoại internet mở. Trong công cuộc mở rộng thị trường cho Facebook đầy tham vọng của mình, ông ta thậm chí còn bành trướng rất xa bằng việc xây dựng những công cụ kiểm duyệt phức tạp để dễ dành dụ dỗ chính phủ của những nước đang cấm Facebook như Trung Quốc.
Và Facebook chỉ là một trong số nhiều tập đoàn internet kiếm lời từ những nguồn đóng, những hệ sinh thái của những khu vườn có rào chắn.
Đây là 10 tập đoàn lớn nhất trên thế giới tính theo thị phần trên thế giới:

  1. Apple
  2. Alphabet (Google)
  3. Microsoft
  4. Exxon Mobil
  5. Johnson & Johnson
  6. General Electric
  7. com
  8. Facebook
  9. Wells Fargo
  10. AT&T

Tất cả tập đoàn này đều là các tập đoàn đa quốc gia có trụ sở chính tại Mỹ. Sáu trên mười là các công ty dịch vụ internet và một trong số là nhà cung cấp mạng.
Nếu nhìn lại các ngân hàng và các công ty dầu khí trước cơn hấp hối, sẽ nhìn thấy rõ ràng là các công ty internet này đang trở thành đế chế mới. Bọn họ thao túng thông tin. Họ kiểm soát trao đổi thông tin. Họ thao túng cả chính trị. Facebook thắng cử trong bầu cử tổng thốngthậm chí chính tổng thống và những người cố vấn cho ông ta cũng phải thừa nhận điều đó.
Vậy thì làm sao mà bạn không tin là họ sẽ tiếp tục kiểm soát mọi dịch vụ internet mà họ có lợi thế? Cho dù giá để cho ra đời một trang web giảm, nhưng giá để đưa nó đến với người dùng thì lại tiếp tục tăng.
Facebook và Google chiếm 85 phần trăm cho mỗi đồng đô la sử dụng vào quảng cáo trực tuyến. Những đơn vị khác như báo chí, blog, mạng video thì đang tranh giành những mảnh vụ của 15% còn lại rơi vãi từ miệng của Facebook và Google.
Một nửa lưu lượng internet đến chỉ từ 30 trang web. Nửa còn lại thì thì đến từ 60 nghìn tỷ trang web khác nhưng vẫn qua hệ thống tìm kiếm của Google.
Nếu bạn biết về khái niệm phân phối hình cái đuôi dài, thì bạn sẽ nhận thấy hiện tượng phân bố này chẳng khác gì một cái đầu to béo với một cái đuôi cực dài và mảnh khảnh.
share
Chúng ta mù quáng tin rằng các nhà sáng lập công ty công nghệ là lương thiện, tốt bụng.
Bạn có lẽ tin rằng Mark Zukerberg và Larry Page không họ lạm dụng quyền lực của họ. Nhưng những vụ việc bê bối tương tự đã xảy ra trong quá khứ.
Reddit là một trong số những trang web phố biến nhất trên internet. Một trong số những người sáng lập đã gây tổn hại cho danh tiếng của trang này khi người ta phát hiện ra anh ta can thiệp và sửa bình luận của người dùng trong cơ sở dữ liệu, sửa trực tiếp các bình luận của những người chỉ trích ông ta.
Chúng ta không chỉ đặt niềm tin vào nhân cách của những nhà sáng lập công nghệ thiên tài. Chúng ta thậm chí còn đặt niềm tin vào sự lương thiện của những người kế tục, những người sẽ tiếp quản các tập đoàn này, dù rằng chúng ta biết rằng những nhà đầu tư cho họ, hay chính phủ của họ có thể gây sức ép buộc họ phải có hành động xấu hay phải làm những thứ đi ngược lại lợi ích của người dùng.
Cho dù bạn có thể cảm nhận được những dự định của Mark Zukerberg như thế nào đi chăng nữa, thì hãy nhớ rằng: cũng giống như “nhà độc quyền lương thiện” Theodor Vail, người đã chiến thắng để AT&T phổ biến ở vùng nông thôn và đầu thế kỷ 20, thì Mark Zuckerberg một ngày nào đó cũng sẽ nghỉ hưu. Và người kế nhiệm Facebook có thể không có tầm nhìn xa như ông ta. Có lẽ đấy sẽ là một người làm về tài chính hoặc kinh doanh (hãy nhớ đến Steve Ballmer của Microsoft), và ông ta sẽ bán người dùng Facebook cũng như hàng tỷ gigabyte dữ liệu. Trong tương lai, thì internet của chúng ta cũng sẽ bị kiểm duyệt như Trung Quốc.
Trung Quốc nắm trong tay những công cụ kiểm duyệt phức tạp nhất trên thế giới. Rất nhiều những công ty độc quyền sử dụng công cụ này để cấp quyền cho người dùng để kiểm soát toàn bộ những người tham gia sử dụng dịch vụ của họ.
1.4 tỷ người Trung Quốc đang sử dụng internet có kiểm duyệt, và bị đóng kín phía sau “bức vạn lý tường lửa Trung Quốc
Theo lộ trình chống lại Net Neutrality mà các nhà cung cấp mạng đang theo đuổi thì họ sẽ cần sử dụng kỹ thuật gọi là “Deep Packet Inspection” (Giám sát nội dung gói tin). Nếu không thể biết nội dung của mỗi gói tin thì các nhà cung cấp mạng sẽ không thể biết được gói tin nào họ muốn giảm tốc độ truyền. Điều đó có nghĩa là ngoài việc truyền dữ liệu trên mạng của họ, các nhà cung cấp mạng phải thực sự kiểm tra thông tin mỗi gói tin, và để làm được điều này thì họ phải lưu lại gói tin để kiểm tra nội dung. Sẽ là đắt đỏ cho lưu trữ, nhưng lưu trữ những thông tin quan trọng của hàng ngàn tỷ gigabye thông tin dữ liệu phát sinh hàng năm thì không phải là vấn đề đối với chính phủ hay các tập đoàn lớn. Thực ra thì đã có tiền lệ cho tình huống này rồi. AT&T đã giám sát một cách bất hợp pháp toàn bộ lưu lượng dữ liệu qua nó hàng nhiều năm.
Giám sát lưu lượng internet ở mức chi tiết đòi hỏi kiểm duyệt chặt chẽ. Đây là một trong những kỹ thuật mà Trung Quốc đã dùng để viết lại lịch sử của chính nó. Và nó thực sự có tác dụng. Mặc dù với những tiến bộ của công nghệ thông tin, cho đến tận hôm nay thì rất nhiều người Trung Quốc vẫn không hề biết về vụ thảm sát Thiên An Môn đã từng diễn ra trên đất nước họ. Và khi tìm hiểu thêm thì sẽ hé lộ phần nhiều lịch sử cổ xưa đã bị tàn lụi và khác nhiều so với những gì họ được thấy.
Joseph Stalin đã nói “Tư tưởng mạnh hơn nhiều so với súng đạn. Chúng ta không để cho kẻ thù cầm súng, tại sao chúng ta lại để cho họ nắm tư tưởng”.
Nếu như các nhà cung cấp mạng thành công và internet mở sụp đổ, các chính phủ và tập đoàn có thể triển khai các công cụ kiểm duyệt trao đổi thông tin mạnh nhất trên toàn bộ internet.
Phần 4: Ai điều khiển thông tin? Ai thao túng tương lai?
“Ascension” by Nathan Sawaya. 2014. Legos.

“Ascension” by Nathan Sawaya. 2014. Legos.

Cho dù những tập đoàn này có bắt tay nhau, tập trung sức mạnh của họ để quản lý giám sát lượng dữ liệu khổng lồ của chúng ta hay không, thì họ vẫn cứ vững vàng mạnh lên. Họ đang sử dụng dòng tiền ngày càng lớn của mình để mua chuộc đối thủ.
Đây không phải là chủ nghĩa tư bản mà là chủ nghĩa tập đoàn. Chủ nghĩa tư bản thì hỗn loạn và không hiệu quả. Nhưng về lâu dài thì nó khiến xã hội tổng thể lành mạnh hơn là chính phủ với kế hoạch tập trung cố gắng lựa chọn người thắng cuộc.
Chủ nghĩa tư bản cho phép doanh nghiệp nhỏ tham gia cuộc chơi và hoàn toàn có cơ hội phát triển. Chủ nghĩa tập đoàn thì không cho phép điều đó.
Nếu bạn đã đọc đến đây, tôi hy vọng là bạn nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề. Đây không chỉ là phỏng đoán nữa, mà là những gì đang thực sự diễn ra. Lịch sử đã ghi nhận tiền lệ. Và cũng có không ít những ví dụ minh họa trong chính thời hiện đại.
Nếu bạn không làm gì, chúng ta sẽ thua trong cuộc chiến giành giật internet mở. Công cụ trao đổi thông tin và sáng tạo lớn nhất trong lịch sử loại người sẽ bị rơi vào tay của một vài chính phủ và tập đoàn.
Nếu bạn không làm gì, các tập đoàn sẽ tiếp tục kiểm duyệt internet theo cái cách có lợi cho các nhân họ chứ không phải cho cộng đồng.
Tin tốt lành là thế hệ cha ông vĩ đại của chúng ta đã chống lại thứ tương tự như độc quyền trong quá khứ. Vào đầu thế kỷ 20, Người Mỹ đối mặt với sự làm quyền của các nhà độc tài trong công nghiệp thực phẩm, đường xe lửa và dầu khí. Chúng ta đã chiến thắng họ bằng việc cất lên tiếng nói cảnh báo thông qua các nhà báo dũng cảm và đã gây sức ép lên chính phủ để họ phải hành động.
Hôm nay, nhiệm vụ cấp bách nhất của chúng ta là ngăn chặn Chủ tịch FCC là Ajit Pai phá hủy Net Neutrality.
Hãy cùng tham gia cuộc chiến này. Đây là những thứ mà tôi tha thiết mong các bạn thực hiện:

  1. Nếu có điều kiện, hãy ủng hộ các tổ chức phi chính phủ những người đang chiến đấu cho internet mở như: Free PressACLUElectronic Frontier Foundation, and Public Knowledge.
  2. Nhận thức đầy đủ tầm quan trọng của internet mở. Bạn có thể tham khảo sách của Tim Wu: “The Master Switch: The Rise and Fall of Information Empires.” Cho đến nay thì đây là quyển sách đầy đủ nhất về chủ đề này.
  3. Liên hệ với cơ quan chức năng có thầm quyền và tra vấn họ đang làm gì để bảo vệ Net Neutrality.
  4. Chia sẻ bài báo này cho bạn bè và người thân của bạn. Thật nghịch lý khi tôi bảo bạn sử dụng các khu vườn có rào chắn để tiếp cận bạn bè và người thân của bạn để chia sẻ, nhưng không còn nhiều thời gian cho cuộc chiến này, đó là những công cụ khả thi tốt nhất để làm việc đó. Hãy chia sẻ trên Facebook hay Twitter bài báo này.

(Hết)
Bạn đọc có thể theo dõi các số trước tại: Phần 1 và Phần 2
NguồnMedium
DịchVũ Thị Thanh Bình
Biên tậpLê Duy Nam

Có phải công cụ thông minh đang khiến chúng ta trở nên ngờ nghệch?

Bạn có muốn tất cả bạn bè trên Facebook của bạn có thể soi vào thùng rác nhà bạn? Một nhóm nhà thiết kế từ Anh và Đức nghĩ rằng bạn muốn. BinCam ra đời: một thùng rác "thông minh" hướng tới cách mạng trong quá trình tái chế. Liệu bạn có muốn sở hữu thùng rác thông minh BinCam? BinCam chỉ như thùng rác thường, nhưng có một chi tiết mới: Nắp của nó được trang bị một chiếc di động thực hiện chụp

Kỷ nguyên thông tin: Kiến thức, sinh tồn và tiến bộ

Kỷ nguyên chúng ta đang sống được gọi là "kỷ nguyên thông tin", khi nhân loại sinh tồn dựa vào khả năng sử dụng thông tin hiệu quả. Chúng ta không có răng nanh và móng vuốt, lớp da cứng hoặc lông dày đủ cần thiết để thích ứng với những đe dọa của môi trường sống. Khả năng sinh tồn của chúng ta có được là do tích lũy kiến thức và ứng dụng chúng trong đời sống. Nói chung, việc truyền tải thông

Fee.org

28/08/2013

Thời tàn của Tiểu luận Đại học hay cách AI sẽ thay đổi ngành nhân văn

Giả sử bạn là giáo sư ngành sư phạm, và bạn giao một bài luận về thủ thuật học tập. Một sinh viên nộp bài luận có đoạn mở đầu như sau: Cấu trúc của “các thủ thuật học tập” có vấn đề vì nó không giải thích được các quá trình mà qua đó các thủ thuật học tập được hình thành. Một số sinh viên có thể phát triển một thủ thuật học tập cụ thể bởi vì họ đã có kinh nghiệm

Một nền giáo dục không trường lớp đang dần hình thành

Nhiều người có thể cho rằng những khóa học mở trực tuyến là cách tốt nhất để chúng ta mở mang, học tập với sự hỗ trợ của Internet; nhưng thực sự thì công nghệ có thể biến cuộc sống hàng ngày của chúng ta thành những trải nghiệm học tập. Bạn có thể thấy những điều sau rất quen thuộc: Bạn và những người bạn của mình đang tranh cãi về một thông tin bé xíu hoặc một sự kiện lịch sử nào đó,

Quản trị Internet – Những khó khăn của chính phủ Hoa Kỳ

Giới thiệu Những rò rỉ trong hoạt động giám sát của Hoa Kỳ, bao gồm cả việc theo dõi nhiều nhà lãnh đạo quốc tế, đã làm dấy lên nhiều tranh cãi về hoạt động quản trị Internet. Một vài quốc gia hy vọng có thể nhân cơ hội này làm giảm đi ảnh hưởng của Washington lên cơ sở hạ tầng Internet, trong đó chủ yếu là các tiến trình được quản lý bởi tổ chức phi lợi nhuận ICANN (ICANN là viết tắt
le-nam

Lê Nam

04/08/2018