Home Đọc TỬ THƯ – CUỐN SÁCH VỀ CÁI CHẾT CỦA AI CẬP

TỬ THƯ – CUỐN SÁCH VỀ CÁI CHẾT CỦA AI CẬP

Định nghĩa

Tử Thư Ai Cập là tập hợp các thần chú giúp đỡ những linh hồn đã qua đời định hướng cuộc sống sau cái chết. Chính các học giả phương Tây đã đặt cái tựa đề nổi tiếng cho tài liệu này; tựa đề thực sự của nó có lẽ nên được dịch là “Cuốn sách về Giải thoát trong Ánh sáng” hoặc “Thần chú về Giải thoát trong Ánh sáng” và có một cách dịch dễ hơn sang tiếng Anh có thể là “Sách về Cuộc sống của Ai Cập”. Mặc dù tài liệu này cũng thường được tham chiếu đến với tên gọi “Kinh Thánh của Ai Cập cổ đại”, nhưng nó hoàn toàn không liên quan tới Kinh Thánh Ai Cập mà chúng ta biết mặc dù hai tài liệu này có chung nhau một điểm đó là chúng đều là những tài liệu bằng văn bản sưu tập được thuộc thời cổ đại ở những thời gian khác nhau, cuối cùng được tập hợp về trong hình thức một cuốn sách. Tử Thư là tài liệu chưa từng được hệ thống hóa và sẽ không có hai cuốn Tử Thư nào hoàn toàn giống nhau. Chúng được viết riêng biệt cho mỗi cá nhân những người có điều kiện chi trả như một bản hướng dẫn để giúp họ sau khi chết. Geralidine Pinch – Nhà Ai Cập học giải thích:

Tử Thư Ai Cập là một khái niệm được đặt ra  vào thế kỷ 19 SCN cho một tập hợp những văn bản được biết đến là của những người Ai Cập cổ đại giống những câu thần chú họ dùng cho ngày chết. Sau khi Tử Thư được dịch ra lần đầu tiên bởi các nhà Ai Cập học, thì đa phần người ta liên tưởng tài liệu này với Kinh Thánh Ai Cập cổ đại. Sự so sánh này là rất khập khiễng. Tử Thư không phải là trọng tâm trong sách thánh của tôn giáo Ai Cập. Nó chỉ là một tập hợp những bản hướng dẫn được biên soạn để hỗ trợ những linh hồn của giới thượng lưu nhằm đạt được và duy trì cuộc sống đủ đầy sau cái chết. (26)

Cuộc sống sau cái chết được xem là sự tiếp nối của cuộc sống trên Trái Đất và, sau khi một người đã trải qua rất nhiều những thử thách và xét duyệt của Hành Lang Sự Thật, một thiên đường là nơi phản ánh hoàn hảo cuộc sống của người đó trên Trái Đất. Sau khi linh hồn đã được Hành lang Sự Thật xét duyệt, họ sẽ vượt qua Hồ Lily và nghỉ ngơi ở Field of Reeds (Cánh Đồng Sậy) – nơi mà họ có thể tìm thấy tất cả những người thân đã mất và có thể tận hưởng cuộc sống ở đây vĩnh viễn. Tuy nhiên, để có thể tới với thiên đường này, linh hồn đó cần phải biết nơi nào để đi, làm thế nào để tiếp cận với những vị thần nhất định, nói cái gì vào thời điểm nhất định, và làm sao để xử sự phù hợp ở cõi âm; điều đó lý giải cho việc người sống thấy rằng một bản chỉ dẫn sau khi chết là cực kỳ hữu ích.

Có một cuốn tử thư ở trong hầm mộ của mình giống như một sinh viên thời nay có trong tay tất Đáp án mà họ cần có

Lịch Sử

Cuốn Tử Thư bắt nguồn từ những khái niệm miêu tả trong những bức vẽ và chữ tượng hình từ đầu Vương triều thứ 3 của Ai Cập (c. 2670 – 2613 TCN). Vào triều đại thứ 12 (1991 – 1802 TCN) những thần chú này, kèm với hình ảnh minh họa, được viết trên papyrus (loại giấy cói của Ai Cập) và được đặt trong các lăng tẩm và hầm mộ của người chết. Mục đích của chúng, như sử gia Margaret Bunson giải thích, “là để hướng dẫn người đã chết cách vượt qua những nguy hiểm của thế giới bên kia bằng cách cho phép họ đóng giả hình ảnh của những sinh vật huyền bí và cho họ những những mật mã cần thiết để được chấp nhận qua một số cửa của cõi âm” (47). Tuy nhiên, chúng cũng giúp cung cấp cho linh hồn những kiến thức cần có để sử dụng ở mỗi ải. Có một cuốn tử thư ở trong hầm mộ của mình giống như một sinh viên thời nay có trong tay tất đáp án mà họ cần có.

Vào một thời điểm nào đó trước năm 1600 TCN, các thần chú khác nhau đã được chia thành các chương, và vào thời kỳ của Tân Vương quốc Ai Cập (1570 – 1069 TCN), loại sách này đã cực kỳ phổ biến. Những thầy tư tế là những chuyên gia về thần chú sẽ được tham vấn để biên soạn lại theo yêu cầu những cuốn tử thư cho cá nhân hoặc một gia đình. Bunson viết, “Những thần chú và mật mã này không phải là một phần trong một nghi lễ nhưng đã được biên soạn cho người chết, để họ đọc ở thế giới bên kia” (47). Nếu ai đó bị bệnh, và sợ rằng họ có thể chết, họ sẽ tìm đến một thầy tư tế và đặt viết một cuốn bùa chú để chuẩn bị cho thế giới bên kia. Thầy tư tế sẽ cần phải biết người đó mong đợi cuộc sống sau khi chết như thế nào, sau đó họ sẽ viết những thần chú thích hợp dành riêng cho người đó.

Trước thơi kỳ Tân Vương Quốc, Tử Thư chỉ dành cho hoàng gia và giới tinh hoa. Sự phổ biến của Truyền thuyết về Osiris trong thời kỳ Tân vương Quốc khiến mọi người tin rằng họ không thể thiếu những câu thần chú này bởi vì Osiris nổi bật trong vai trò phán xét linh hồn ở cuộc sống sau cái chết. Khi ngày càng nhiều người mong muốn có tử thư cho riêng mình, cuốn sách trở thành một loại hàng hóa và được bày bán. Giống hệt như cách thức in sách theo yêu cầu của các nhà xuất bản hiện đại, những người viết tử thư đưa ra nhiều lựa chọn cho khách hàng. Họ có thể chọn mua vài câu thần chú thôi hoặc mua cả những cuốn sách chứa rất nhiều thần chú nếu họ đủ điều kiện. Bunson viết rằng “Mỗi cá nhân có thể quyết định số chương phần nên có, loại ảnh minh họa, chất lượng giấy papyrus. Mỗi cá nhân chỉ bị giới hạn bởi nguồn lực tài chính của họ mà thôi (48).

Book of the Dead of Tayesnakht, Thebes

Book of the Dead of Tayesnakht, Thebes by Mark Cartwright (CC BY-NC-SA)

Từ Tân Vương quốc Ai Cập đến triều đại Ptolemaic (323 – 30 TCN), Tử Thư được sản xuất theo cách đó. Nó tiếp tục thay đổi về hình dáng và kích cỡ cho đến khoảng năm 650 TCN khi nó được thống nhất lại trong 190 câu thần chú nhưng người ta có thể thêm vào hay bớt đi theo ý họ muốn từ văn bản này. Một cuốn Tử Thư từ triều đại Ptolemaic thuộc về một người phụ nữ tên là Tentruty chứa nội dung của cuốn Lời than khóc của IsisNephthys nhưng không bao giờ được thêm vào như là một phần của cuốn Tử thư này. Các bản thảo khác của cuốn sách tiếp tục được sản xuất với nhiều hoặc ít hơn các câu thần chú tùy thuộc vào số tiền của người mua có thể trả. Tuy nhiên, có một câu chú mà mọi cuốn tử thư dường như đều có, là câu chú 125.

Lời thần chú 125

Thần chú 125 là văn bản được biết đến nhiều nhất trong tất cả các văn bản tài liệu của Tử Thư. Những người không quen thuộc với cuốn sách này, nhưng ít nhất có chút quen thuộc tối thiểu với Thần Thoại Ai Cập, thì đều biết tới thần chú này dù thậm chí không nhận ra. Thần chú 125 miêu mả sự phán xét của thần Osiris tại Hành Lang Sự Thật về trái tim của người đã chết, đó là một trong những hình ảnh nổi tiếng nhất từ Ai Cập cổ đại, mặc dù hình tướng của vị thần này chưa bao giờ được thực sự miêu tả trong văn bản này. Bởi vì mỗi linh hồn muốn tới cảnh giới thiên đường thì nhất định phải vượt qua bài kiểm tra về trọng lượng của trái tim, nên biết mình cần phải nói gì, hành động ra sao trước Osiris, Thoth, Anubis và 42 vị thẩm phán – đó là những thứ được xem là thông tin quan trọng nhất mà người chết cần mang theo.

Pharaoh, Book of the Dead

Pharaoh, Book of the Dead by Mark Cartwright (CC BY-NC-SA)

Khi một người chết đi, Anubis sẽ hướng dẫn họ tới Hành Lang Sự Thật (cũng được biết tới là Hành Lang Hai Sự Thật) nơi mà họ sẽ thực hiện Sự Thú Nhận Vô Tội (cũng được biết đến là bản tuyên bố vô tội). Đó là một danh sách 42 tội lỗi mà một người có thể chân thực nói là họ chưa từng cho phép mình phạm phải. Một khi hoàn thành Sự Thú Nhận Vô Tội, Osiris, Thoth, Anubis, và 42 vị thẩm phán sẽ hội ý và, nếu bản thú tội được chấp thuận, trái tim của người này sau đó sẽ được mang ra cân với chiếc lông trắng của Ma’at, chiếc lông của Sự Thật. Nếu trái tim nhẹ hơn chiếc lông, thì linh hồn sẽ được vượt qua được cửa ải này và được gửi tới thiên đường; nếu trái tim này nặng hơn, nó sẽ bị ném xuống sàn cho Nữ Thần Quỷ Ammut ăn ngấu nghiến và linh hồn của họ sẽ tan rã.

Thần chú 125 mở đầu với lời giới thiệu tới độc giả (linh hồn): “Điều nên nói khi tới Sảnh Công lý này, hãy thanh lọc __________ (tên của người này) khỏi tất cả những điều xấu xa mà anh ta đã làm và hãy chú ý tới tất cả khuôn mặt của các vị thần”. Sau đó thần chú sẽ bắt đầu nói cho linh hồn rất rõ ràng phải nói chính xác những gì khi gặp Osiris:

Xin chào Ngài, vị thần vĩ đại, Thần của công lý! Thưa Ngài, con đến với Ngài rồi đây, rằng Ngài có thể mang con đến để con có thể nhìn thấy Vẻ Đẹp của Ngài bởi vì con biết Ngài và tên gọi của Ngài và tên gọi của 42 vị thần ở cùng với Ngài trong Hành Lang Công Lý này, những người sống là vì có những kẻ nuôi dưỡng điều xấu xa và uốngmáu của họ vào cái ngày đã phán định nhân cách dưới sự hiện diện của Wennefer [tên gọi khác của thần Osiris]. Kìa, người con trai đôi của Songstresses; Đấng Sự Thật là tên gọi của Ngài. Kìa, con đã đến với Ngài, đã mang tới Ngài Sự Thật, con đã khước từ những sai lầm vì Ngài. Con đã không làm những điều sai quấy đối với con người, con đã không khiến cộng sự của con bị túng thiếu, con đã không phạm sai trái nào ở Hội đồng Sự Thật, con đã không học điều mà không…

Sau đoạn mở đầu này, linh hồn sau đó sẽ đọc bản thú tội và được các vị thần cùng 42 vị thẩm phán tra hỏi. Lúc này, sẽ có những thông tin nhất định được yêu cầu cung cấp rất cụ thể để các vị thần phán xét. Người này cần biết tên của các vị thần khác nhau và họ chịu trách nhiệm cho lĩnh vực gì nhưng người đó cũng cần nắm được các chi tiết kiểu như là tên các cánh cửa trong căn phòng này và trên sàn mà người đó cần bước qua; người đó thậm chí cần biết tên gọi bàn chân của chính mình. Khi linh hồn đưa ra câu trả lời đúng đối với mỗi thần và vật, họ sẽ được nghe câu trả lời “Ngươi biết chúng ta; hãy đi qua” và có thể tiếp tục. Lúc này, linh hồn phải trả lời sàn nhà về bàn chân của họ:

“Ta sẽ không để ngươi bước lên ta”, Sàn nhà Hành lang Công lý lên tiếng.

“Tại sao không? Tôi trong sạch.”

“Bởi vì ta không biết tên của bàn chân mà người dùng nó để bước lên ta. Hãy nói tên ta nghe.”

“Hình ảnh bí mật của Ha’ là tên của bàn chân phải của tôi, “Hoa của Hathor” là tên của bàn chân trái của tôi”

“Người biết chúng ta; mời vào.”

Thần chú kết thúc với việc chỉ dẫn linh hồn nên mặc gì khi nó tới gặp thẩm phán và cần phải đọc chú này như thế nào:

Tiến trình đúng trong Hành lang Công lý: Người này nên đọc chú này rõ ràng và nên     mặc vải trắng và đôi dép, được tô vẽ với con mắt đen và xức dầu nhựa thơm. Anh ta sẽ được đề nghị chuẩn bị thịt và gia cầm, nhang, bánh mỳ, bia và thảo dược khi đặt bản quy trình này trên một cái nền sạch sẽ màu nâu vàng nhạt phủ lên nền đất mà không có con heo hay loại gia súc nào từng dẫm chân lên.

Theo đó, thầy tư tế mà viết câu chú này sẽ tự chúc tụng bản thân vì đã hoàn thành tốt công việc và đảm bảo với người đọc rằng ông ta – thầy tư tế cũng như con cái ông ta sẽ được thịnh vượng bởi việc ông ta đã cung cấp thần chú này. Ông nói, ông ta sẽ làm tốt khi chính mình tới chỗ phán xử và sẽ “được báo hiệu với những vị vua của phần Thượng và Hạ Ai Cập và ông sẽ ở trong đoàn tùy tùng của Osiris. Đó là điều cả triệu lần đúng.” Để cung cấp thần chú này, thầy tư tế được coi là một phần trong công việc nội bộ của thế giới bên kia và thế nên là họ được đảm bảo sẽ được chào đón nồng nhiệt ở âm phủ và được gửi tới thiên đường.

Priest, Book of the Dead

Priest, Book of the Dead by Mark Cartwright (CC BY-NC-SA)

Đối với người bình thường, thậm chí đối với một ông vua, toàn bộ trải nghiệm này đều không chắc chắn. Nếu một người trả lời toàn bộ những câu hỏi này đúng, và có một trái tim nhẹ hơn cái lông sự thật, và nếu người đó có thể kiểm soát được sự mềm mỏng nhã nhặn của mình đối với vị thần Ferryman cáu kỉnh – người sẽ chèo thuyển chở các linh hồn qua Hồ Lily, thì người đó sẽ thấy mình ở Thiên đường. Cánh đồng Sậy của Ai Cập (thỉnh thoảng được gọi là the Field of Offerings) chính xác là những thứ mà linh hồn đã bỏ lại ở cuộc sống trần thế. Một khi tới đó, linh hồn này sẽ được đoàn tụ với những người thân yêu đã mất và thậm chí là những vật nuôi yêu quý. Linh hồn sẽ sống trong hình ảnh của ngôi nhà mà họ đã luôn biết chính xác cái sân đó, những cái cây đó, những chú chim hát vào mỗi buổi tối hoặc sáng, và người đó sẽ được tận hưởng sự vĩnh hằng trong sự hiện hiện của các vị thần linh.

Những thần chú khác và những nhầm lẫn

Tuy nhiên, có một số nhầm lẫn mà linh hồn có thể phạm phải, giữa việc tới Hành Lang Sự Thật và con tàu chở tới thiên đường. Tử Thư có bao gồm nhiều thần chú cho bất kỳ tình huống nào nhưng nó dường như không đảm bảo cho linh hồn đó tồn tại được ở những đoạn đường quanh co khúc khuỷu đó. Ai Cập với chiều dài lịch sử, giống với bất kỳ nền văn hóa nào khác, niềm tin thay đổi theo thời gian, quay lại và lại thay đổi. Không phải mọi chi tiết được mô tả ở trên đều được thêm vào trí tưởng tượng trong lịch sử Ai Cập mọi thời kỳ. Trong một vài giai đoạn, sự sửa đổi là nho nhỏ trong khi, ở những giai đoạn khác, thế giới bên kia được xem như một hành trình đầy hiểm nguy để tới với thiên đường mà nó chỉ là tạm thời. Ở vào một vài thời điểm trong tiến trình của nền văn hóa này, linh hồn sẽ được đưa thẳng tới thiên đường ngay sau khi được phán xử bởi Osiris, trong khi những thời điểm khác, cá sấu có thể cản trở linh hồn hoặc quẹo trên đường chứng minh rằng có nguy hiểm hoặc quỷ xuất hiện để lừa lọc hoặc thậm chí tấn công.

Trong những trường hợp này, linh hồn này cần có những thần chú khác để tồn tại và tới được với thiên đường. Những thần chú được thêm vào trong cuốn sách này bao gồm những tựa đề như “Để chống lại Cá Sấu tới để lấy đi”, “Để xua đuổi Rắn”, “Để không bị Rắn ăn thịt ở Cõi Âm”, “Để không chết thêm lần nữa ở Cõi Âm”, “Để chuyển hóa thành Thần Chim Ưng”, “Để chuyển hóa thành một Đóa Sen”, “Để chuyển hóa thành Phượng Hoàng” và v.v… Những bùa chú chuyển đổi đã trở nên nổi tiếng thông qua những sự ám chỉ bóng gió thường thấy cho quyển sách này trên tivi và sản xuất phim ảnh nên dẫn tới việc có sự hiểu nhầm là cuốn Tử Thư là một dạng giống tiểu thuyết phép thuật Harry Porter mà người Ai Cập cổ đại từng dùng cho các nghi lễ thần bí. Tử Thư, như được ghi chép lại, không bao giờ được đùng cho sự chuyển đổi phép thuật nào trên Trái Đất; những thần chú chỉ có tác dụng ở thế giới bên kia. Tuyên bố Tử Thư là một dạng văn bản của các thầy phù thủy cũng là sai lầm và không thể đối sánh với Thánh kinh.

Book of the Dead, Ptolemaic Period

Book of the Dead, Ptolemaic Period by Mark Cartwright (CC BY-NC-SA)

Tử Thư Ai Cập cũng không có gì giống với Tử Thư Tây Tạng, mặc dù cả 2 tác phẩm này thường được so sánh với nhau. Tử Thư Tây Tạng (Tên nguyên bản, Bardo Thodol, “Sự siêu thoát bằng việc lắng nghe”) là một tập hợp các văn tự để đọc cho người đang hấp hối hoặc vừa mới qua đời và để cho linh hồn đó biết từng chút từng chút chuyện gì đang diễn ra. Sự tương đồng với bản Tử Thư của Ai Cập nằm ở chỗ là mục đích của nó giúp làm xoa dịu linh hồn và dẫn dắt linh hồn ra khỏi cơ thể và tiếp tục ở thế giới bên kia. Đương nhiên, Tử Thư Tây Tạng có nền tảng vũ trụ luận và hệ thống niềm tin khác biệt hoàn toàn nhưng điểm khác biệt lớn nhất là nó được biên soạn để người đang sống đọc cho người chết; nó không phải bản hướng dẫn cho người chết tự đọc. Cả hai công trình đều chịu ảnh hưởng từ cái nhãn “Sách của người Chết” dẫn đến nó hấp dẫn sự quan tâm của những người tin rằng đây là chìa khóa cho những kiến thức giác ngộ vàniềm tin đây là những tài liệu của ma quỷ cần phải tránh xa; trong khi chúng đều không phải vậy. Cả hai cuốn sách đều là những công trình văn hóa được thiết kế để Cái Chết trở thành một trải nghiệm có kiểm soát hơn.

Những thần chú được viết hoặc biên soạn trong Tử Thư ở bất kỳ thời kỳ nào, đều hứa hẹn về sự tiếp tục tồn tại của một người sau cái chết. Giống như ở trong cuộc đời, có những sự thử nghiệm và những ngã rẽ không ngờ trên đoạn đường, những nơi và kinh nghiệm cần tránh, những người bạn và những người đồng minh để nuôi dưỡng tình cảm, nhưng cuối cùng linh hồn có thể mong đợi được tưởng thưởng sống một cuộc sống tốt và phẩm hạnh. Với những người ở lại, các thần chú sẽ được diễn giải theo cách ngày nay người ta diễn giải chiêm tinh học. Chiêm tinh học không được viết ra để nhấn mạnh vào những điểm chưa tốt của một người hay để họ đọc và cảm thấy tệ về mình; theo cách tương tự, những câu thần chú được sắp xếp để mà người vẫn đang sống có thể đọc chúng, nghĩ về những người yêu thương ở thế giói bên kia, và cảm thấy an tâm rằng họ đã có cách tới Cánh đồng Sậy an toàn.

Joshua J. Mark

Nguồn: https://www.ancient.eu/Egyptian_Book_of_the_Dead/

Dịch: Susan – Biên tập: Lê Duy Nam

Cúng gà, bói gà, ăn thịt gà trong văn hóa Akha tại Chiang Rai, Thái Lan

Tóm tắt Thần thoại, các đức tin và lễ nghi liên quan đến gà phản ánh thế giới quan của người Akha đối với loài vật này sẽ đem đến một cách hiểu rõ ràng hơn về mối liên kết giữa con người và gà. Những khía cạnh này có thể được xem như một sự kết nối quan trọng đến quá trình thuần hóa. Từ điền dã văn hóa dân gian ở Chiang Rai (Thái Lan), người ta nhận thấy rằng người Akha chia
le-ai

Lê Ái

06/01/2023

Lễ Vu Lan, Rằm Tháng Bảy – Cuộc hội tụ của những thế giới người chết Ấn Độ và Trung Quốc

Tiết tháng Bảy mưa dầm sùi sụt, Toát hơi may lạnh buốt xương khô, Não người thay buổi chiều thu, Ngàn lau nhuốm bạc, lá ngô rụng vàng. Đường bạch dương bóng chiều man mác, Ngọn đường lê lác đác sương sa, Lòng nào là chẳng thiết tha, Cõi dương còn thế nữa là cõi âm. Trong trường dạ tối tăm trời đất, Có khôn thiêng phảng phất u minh, Thương thay thập loại chúng sinh, Hồn đơn phách chiếc lênh đênh quê người. …

LƯỢC SỬ VỀ ĐỊA NGỤC

Hình 1: Bức vẽ thế kỷ 16 của Hieronymus Bosch miêu tả một thiên thần đang dẫn một linh hồn xuống địa ngục Bạn tin gì vào địa ngục và thiên đường? Thậm chí nếu bạn là người không theo tôn giáo nào, cũng khó để có thể thoát ra khỏi ý niệm về hai định mệnh trái ngược nhau đang chờ đợi loài người sau cái chết: thiên đường với niềm vui vĩnh hằng trên những đám mây hoặc là kiếp đọa đày cùng

Những sự thật về Halloween

Ngày lễ Halloween có được tổ chức ở nơi bạn sống không? Tại Hoa Kỳ và Canada, Halloween được biết đến rộng rãi và được tổ chức hàng năm vào ngày 31 tháng 10. Dù vậy, phục trang Halloween lại có thể được tìm thấy ở rất nhiều nơi khác trên thế giới. Ở một số nơi, các kỳ nghỉ lễ dù được đặt tên khác nhau nhưng cũng chia sẻ những đề tài tương tự: Sự liên hệ với thế giới linh hồn, bao

Thư Sinh

31/10/2019

Tiếp cận thần thoại nghiêm túc

Thần thoại (Myth) đến nay vẫn là một hình thức lưu truyền hệ thống tín ngưỡng phức tạp mà các nhà nghiên cứu vẫn không tìm hiểu được cơ chế kiến tạo ra những câu chuyện đậm màu sắc siêu nhiên với tầm vóc kỳ vĩ. Một cách mặc định, thần thoại ở mọi nơi trên thế giới, đều chia tách thực tại thành hai cõi giới: cõi của các lực lượng siêu nhiên (cõi thiêng) và cõi phàm trần (cõi tục). Cõi thiêng ẩn