Home Chơi Những sự thật về Halloween

Những sự thật về Halloween

Thư Sinh

31/10/2019

Ngày lễ Halloween có được tổ chức ở nơi bạn sống không?

Tại Hoa Kỳ và Canada, Halloween được biết đến rộng rãi và được tổ chức hàng năm vào ngày 31 tháng 10. Dù vậy, phục trang Halloween lại có thể được tìm thấy ở rất nhiều nơi khác trên thế giới. Ở một số nơi, các kỳ nghỉ lễ dù được đặt tên khác nhau nhưng cũng chia sẻ những đề tài tương tự: Sự liên hệ với thế giới linh hồn, bao gồm linh hồn của người chết, các nàng tiên, phù thủy, và thậm chí cả ác quỷ và những thiên thần xấu xa.

CÁC NGÀY LỄ GIỐNG VỚI HALLOWEEN TRÊN TOÀN THẾ GIỚI

Halloween thường được coi là một kỳ nghỉ của người Mỹ. Tuy nhiên, ngày lễ này đã trở nên phổ biến ở nhiều nơi trên thế giới. Ngoài ra, có những lễ hội khác giống lễ hội Halloween ở chỗ chúng kỷ niệm sự tồn tại và hoạt động của các tạo vật siêu nhiên. Dưới đây là một số ngày lễ nổi tiếng như thế trên toàn cầu:

Bắc Mỹ – Day of the Dead

Nam Mỹ – Kawsasqanchis

Châu Âu – Day of the Dead và các biến thể của Halloween

Châu Phi – Dance of the Hooded Egunguns

Châu Á – Lễ hội Bon

Về mặt cá nhân, bạn có thể không tin vào những linh hồn siêu nhiên. Có lẽ bạn chỉ đơn giản coi việc tham gia Halloween và những buổi kỷ niệm tương tự như một cách để vui chơi và giúp cho bọn trẻ khám phá trí tưởng tượng của chúng. Tuy nhiên, có nhiều người coi những ngày lễ này gây hại, vì những lý do sau:

  1. “Halloween”, theo giải thích của Bách khoa toàn thư văn hóa dân gian Mỹ (Encyclopedia of American Folklore), “có liên quan đến viễn tượng tiếp xúc với các lực lượng tâm linh, mà phần nhiều trong số đó có thể đe dọa hoặc gây sợ hãi.” 
  2. Mặc dù Halloween chủ yếu được xem như một kỳ nghỉ ở Mỹ, nhưng mọi người ở nhiều quốc gia hơn đã và đang áp dụng nó mỗi năm. Tuy thế, nhiều người mới tham dự đều không biết rằng hầu hết nguồn gốc ngoại giáo của các biểu tượng, đồ trang trí và phong tục Halloween đều liên quan đến các sinh vật siêu nhiên và các lực lượng huyền bí. 
  3. Hàng ngàn những người theo hệ thống niềm tin Wicca (1), cũng là những người theo nghi lễ Celtic cổ đại, vẫn gọi Halloween bằng cái tên cổ là “Samhain” (2) và coi đó là đêm thiêng liêng nhất trong năm. “Các Kitô hữu không nhận ra điều đó, nhưng họ đang ăn mừng kỳ nghỉ của chúng tôi cùng với chúng tôi. . . . Chúng tôi thích điều đó,” tờ báo USA Today đăng tin khi trích dẫn lời một phù thủy nổi tiếng.
  4. Lễ kỷ niệm như Halloween là mâu thuẫn với giáo lý Kinh Thánh. Kinh Thánh cảnh báo rằng “Không bao giờ có ai trong số các bạn được làm lễ thiêu con trai hoặc con gái mình, không được thấy ai làm nghề bói toán, chiêm tinh, tướng số, phù thuỷ, bỏ bùa, ngồi đồng ngồi cốt, chiêu hồn.” (Đệ nhị luật, 18:10, 11), xem thêm sách Lê-vi, 19:31; Ga-la-ti 5: 19-21.

Theo quan điểm đã nói ở trên, bạn nên biết về nguồn gốc tối của lễ Halloween và những ngày lễ tương tự. Có sự hiểu biết đầy đủ hơn này biết đâu sẽ khiến bạn trở thành một trong số những người không tham gia vào những ngày lễ như thế.

NGUỒN GỐC CỦA MỘT SỐ PHỤC TRANG VÀ BIỂU TƯỢNG HALLOWEEN

Ma cà rồng, người sói, phù thủy, zombie (vampires, werewolves, witches, zombies): Những sinh vật đã gắn liền với thế giới linh hồn xấu xa từ lâu.

Kẹo (Candy): Người Celt cổ đại đã cố gắng xoa dịu linh hồn xấu xa bằng đồ ngọt. Sau này, nhà thờ khuyến khích các linh mục đi từ nhà này sang nhà khác trong đêm Giao thừa, xin thức ăn để đáp lại lời cầu nguyện cho người chết. Tục lệ này cuối cùng đã trở thành trò Trick of treat vào ngày Halloween.

Trang phục (costumes): Người Celt đeo mặt nạ đáng sợ để các linh hồn ma quỷ sẽ nhầm họ là linh hồn và để họ yên. Nhà thờ dần dần hợp nhất các tục lệ ngoại giáo với những lễ Linh Hồn và lễ Thánh (All Souls and All Saints). Sau đó, các linh mục đi từ nhà này sang nhà khác trong trang phục của các thánh, thiên thần và quỷ.

Bí ngô (pumpkins): Củ cải khắc hoặc nến củ cải được dùng để đẩy lùi các linh hồn ma quỷ. Đối với một số người, ngọn nến ở củ cải đại diện cho một linh hồn bị mắc kẹt trong luyện ngục. Sau này, bí ngô được chạm khắc được sử dụng thường xuyên hơn.

DÒNG THỜI GIAN HALLOWEEN

Thế kỷ I TCN: Người Celt cử hành lễ hội Samhain vào cuối tháng 10, khi họ tin rằng những hồn ma và ma quỷ lang thang trên Trái Đất nhiều hơn những lúc khác.

Thế kỷ I: Người La Mã chinh phục người Celt và chấp nhận các nghi thức tinh thần của Samhain. Trong 400 năm, họ chiếm đóng vùng đất Celtic và du nhập hai lễ hội La Mã: Feralia (kỷ niệm sự ra đi của người chết) và một ngày để tôn vinh Pomona (nữ thần cây ăn quả La Mã). Quả táo được dùng như một biểu tượng cho Pomona và có thể đã được kết hợp vào Samhain bằng trò chơi Bobbling Apple (3).

Sau đó, cô gái sẽ dùng chính quả táo đó để dự đoán ai sẽ là vị hôn thê của họ. Theo đó, cô ta sẽ gọt vỏ quả táo thành dải dài rồi ném vỏ táo đó qua vai vào thời khắc nửa đêm Halloween. Khi vỏ táo rơi xuống đất, nó sẽ có hình dạng chữ cái đầu tiên trong tên của người chồng trong tương lai.

Thế kỷ VII: Giáo hoàng Boniface IV được cho là đã thiết lập lễ kỷ niệm hàng năm của Ngày Các Thánh Hữu (All Saints’ Day) để vinh danh những người tử đạo.(4)

Thế kỷ XI: Ngày thứ hai của tháng Mười Một được chỉ định là Ngày của tất cả các linh hồn (All Souls’ Day) để kỷ niệm người chết. Những hoạt động xung quanh All Saints’s Day All Souls’ Day đều được gọi chung là “Hallowtide”.

Thế kỷ XVIII: Tên của kỳ nghỉ, Hallowe’en (Hallow Evening) xuất hiện trong in ấn như Halloween.

Thế kỷ XIX: Hàng ngàn người di cư từ Ireland sang Hoa Kỳ mang theo phong tục Halloween rằng, trong thời gian này, lễ hội kết hợp với phong tục tương tự của người di cư từ Anh và Đức, cũng như châu Phi và các nơi khác trên thế giới.

Thế kỷ XX: Halloween trở thành một kỳ nghỉ quốc gia phổ biến ở Hoa Kỳ.

Thế kỷ XXI: Lợi ích thương mại trong Halloween phát triển thành một ngành công nghiệp hàng tỷ đô la trên toàn thế giới.

Tương tự như vậy, nhiều lễ kỷ niệm như Halloween có nguồn gốc ngoại giáo/ tà giáo (pagan origins) và được bắt rễ sâu trong sự thờ phụng tổ tiên. Thậm chí ngày nay, mọi người trên khắp thế giới sử dụng những ngày này để liên lạc với những linh hồn được cho là đã chết.

Chú giải:

(1) Wicca là một hệ thống niềm tin mà người Anh Gerald Gardner tập hợp lại trong những năm 1940 và 1950 từ nhiều tín ngưỡng và truyền thống tôn giáo cũng như các nghi lễ của Hội Tam Điểm. Kể từ khi Gardner xuất bản nhiều quyển sách tán thành hệ thống thờ phượng của mình, thì nhiều dòng và các biến thể của Wicca xuất hiện. Một số người Wicca theo đa thần giáo nghĩa là thờ cúng nhiều vị thần, trong khi những người khác chỉ thờ phượng “Thần” hay “Nữ thần”. Còn những người Wicca khác thì thờ tự nhiên, và gọi nó là Nữ thần đất, sau nữ thần đất của Hy Lạp. Một số người Wicca chọn kỹ và lấy những phần của học thuyết Cơ Đốc giáo để đi theo, trong khi những người khác thì hoàn toàn chối bỏ Cơ đốc giáo. Hầu hết các học viên của Wicca đều tin vào sự đầu thai.

(2) Lễ hội cổ trong văn hóa Celtic, đánh dấu sự kết thúc của một vụ mùa và là khởi điểm của mùa đông, cũng là “nửa tối tăm” của năm. Người dân tổ chức Samhain “với một lễ hội lửa lớn để khích lệ mặt trời mờ nhạt không biến mất” và mọi người “nhảy múa vòng quanh đống lửa để tránh cái ác phun đi, nhưng để cánh cửa của họ mở ra với hy vọng rằng những linh hồn tử tế của những người thân yêu có thể tham gia với họ xung quanh lò sưởi.”. Vào đêm này, “bói toán được cho là có hiệu quả hơn bất kỳ thời điểm nào khác, vì vậy các phương pháp xác định ai có thể kết hôn, người vĩ đại nào được sinh ra, người có thể nổi lên, hoặc ai có thể chết đều bắt nguồn từ đây” (Chamberlain). Cũng trong lễ hội này, người Celt “mặc trang phục, thường bao gồm đầu thú và da, và cố gắng nói về vận may của nhau”. 

(3) Đây là trò chơi khá đơn giản, dễ bố trí, luật chơi đơn giản. Một nhóm các cô gái trẻ tuổi sẽ tập hợp thành nhóm, họ sẽ lấy những quả táo tươi, khoét một mẩu nhỏ và ăn mẩu táo đó. Trái táo sau khi khoét sẽ được ném vào chậu nước và nổi lên trên mặt. Cô gái đầu tiên có thể dùng miệng lấy được quả táo ra khỏi nước mà không chạm đến tay thì sẽ là người tiếp theo lập gia đình.

(4) “Hallow” là một từ cũ, có nghĩa là “thánh nhân”. Tất cả các Hallows ‘Day (còn được gọi là All Saints’ Day) là một kỳ nghỉ để tôn vinh các vị thánh đã chết. Buổi tối trước ngày All Hallows’ Day được gọi là All Hallow Even, sau đó được rút ngắn thành Halloween.

Nguyễn Hoàng Dương dịch

Nguồn: The truth about Halloween

Từ thờ cúng nữ thần đến tín ngưỡng thờ Mẫu

Tín ngưỡng thờ nữ thần không phải là một hiện tượng độc đáo trong đời sống tâm linh của người Việt, trái lại, rất phổ biến trên toàn thế giới. Tượng thờ nữ thần cổ xưa nhất được tìm thấy của người Cro-Magnon tại Hohle Fels có niên đại khoảng 35.000 năm với bộ ngực, bụng và âm hộ phóng đại. (1) Ở thời kỳ đồ đá, nữ thần giữ vai trò tối cao – đấng Sáng Thế, Nuôi Dưỡng và Hủy Diệt và luôn

Lễ Vu Lan, Rằm Tháng Bảy – Cuộc hội tụ của những thế giới người chết Ấn Độ và Trung Quốc

Tiết tháng Bảy mưa dầm sùi sụt, Toát hơi may lạnh buốt xương khô, Não người thay buổi chiều thu, Ngàn lau nhuốm bạc, lá ngô rụng vàng. Đường bạch dương bóng chiều man mác, Ngọn đường lê lác đác sương sa, Lòng nào là chẳng thiết tha, Cõi dương còn thế nữa là cõi âm. Trong trường dạ tối tăm trời đất, Có khôn thiêng phảng phất u minh, Thương thay thập loại chúng sinh, Hồn đơn phách chiếc lênh đênh quê người. …

PHÁP SƯ, PHÙ THỦY, THIỀN GIẢ – KHÁC NHAU Ở ĐÂU?

Khi viết bài này, hẳn nhiều người tu tập tâm linh sẽ nói rằng tôi có tâm phân biệt, cứ phiên phiến thôi, vì hình thức tu luyện nào cũng là tốt cả. Những hình thức tu luyện không xấu, nhưng nhập nhằng không phân rõ cái nào vào cái nào thì chỉ là cơ hội cho những đồ giả mạo lên ngôi. Mà giả mạo thì chắc chắn là xấu. Thế nên, tôi sẽ cố gắng phân rõ từng khái niệm. #1. Pháp sư Wizard:

LƯỢC SỬ VỀ ĐỊA NGỤC

Hình 1: Bức vẽ thế kỷ 16 của Hieronymus Bosch miêu tả một thiên thần đang dẫn một linh hồn xuống địa ngục Bạn tin gì vào địa ngục và thiên đường? Thậm chí nếu bạn là người không theo tôn giáo nào, cũng khó để có thể thoát ra khỏi ý niệm về hai định mệnh trái ngược nhau đang chờ đợi loài người sau cái chết: thiên đường với niềm vui vĩnh hằng trên những đám mây hoặc là kiếp đọa đày cùng

Cúng gà, bói gà, ăn thịt gà trong văn hóa Akha tại Chiang Rai, Thái Lan

Tóm tắt Thần thoại, các đức tin và lễ nghi liên quan đến gà phản ánh thế giới quan của người Akha đối với loài vật này sẽ đem đến một cách hiểu rõ ràng hơn về mối liên kết giữa con người và gà. Những khía cạnh này có thể được xem như một sự kết nối quan trọng đến quá trình thuần hóa. Từ điền dã văn hóa dân gian ở Chiang Rai (Thái Lan), người ta nhận thấy rằng người Akha chia
le-ai

Lê Ái

06/01/2023