Home Chuyên đề tháng LƯỢC SỬ VỀ ĐỊA NGỤC

LƯỢC SỬ VỀ ĐỊA NGỤC

painting by Hieronymus Bosch shows an angel leading a soul to hell.

Hình 1: Bức vẽ thế kỷ 16 của Hieronymus Bosch miêu tả một thiên thần đang dẫn một linh hồn xuống địa ngục

Bạn tin gì vào địa ngục và thiên đường? Thậm chí nếu bạn là người không theo tôn giáo nào, cũng khó để có thể thoát ra khỏi ý niệm về hai định mệnh trái ngược nhau đang chờ đợi loài người sau cái chết: thiên đường với niềm vui vĩnh hằng trên những đám mây hoặc là kiếp đọa đày cùng nỗi tuyệt vọng vĩnh viễn ở những tầng sâu hỏa ngục.

Khái niệm về địa ngục được trình bày trong rất nhiều tôn giáo như những tôn giáo vùng Lưỡng Hà từ thế kỷ thứ 3 TCN, hay trong thần thoại La Mã và Hy Lạp (Hades, ai nữa?) Hồi giáo, Phật giáo và Hindu giáo cũng đều thừa nhận sự tồn tại của Địa ngục.  Nhưng mục đích của bài phân tích này, chúng ta sẽ tập trung vào khái niệm địa ngục có liên quan tới cả Do Thái và Cơ Đốc Giáo. Ý thức tập thể về địa ngục của người phương Tây chúng ta đến từ đâu? Và những hình ảnh về địa ngục cho tới nay có còn giống với thời kỷ sơ khởi?

Hoàn toàn không giống một chút nào, theo lời của Jeffrey Trumbower – giáo sư nghiên cứu tôn giáo ở Đại học St. Michael tại Burlington, Vermont và tác giả của “Giải cứu người chết: Sự cứu rỗi linh hồn sau khi chết cho những người không theo Kito giáo ở thời Kito giáo sơ khai”.

“Hiếm gặp bất kỳ khái niệm nào về cõi giới bên kia trong Kinh thánh Do Thái cổ”, Trumbower chia sẻ, dẫn chiếu tới những quyển sách đã được tập hợp đồ sộ trong kinh Cựu Ước của Kito giáo. So sánh với những người Ai Cập cổ đại, những người sáng tạo ra cuốn Tử Thư – “Sách về cái chết” và “Sách về những cánh cổng” với những hình ảnh sống động về những gì chờ đợi chúng ta sau cái chết, người Palestine hiếm khi nghĩ về điều này. 

Trong những đoạn hiếm hoi, Kinh thánh Do Thái cổ có lướt qua về Sheol, thế giới ngầm của người Do Thái, như một cõi giới âm u, mờ mịt, một nơi lưu giữ trung gian cho tất cả những người đã chết, cả tốt đẹp và xấu xa.  Ví dụ trong cuốn 1 Samuel 28:7 – 24, Saul đang gặp vấn đề và muốn nói chuyện với nhà tiên tri Samuel đã mất, nên vị này đã xin tư vấn với một phù thủy hoặc bà đồng cốt có khả năng mời gọi người chết. 

“Người phụ nữ này nói “Ta thấy hình dạng một bóng ma trồi lên khỏi mặt đất.”

“Trông ông ta như thế nào?” [Saul] hỏi.

“Một người đàn ông lớn tuổi mặc áo choàng đang tới” bà ta nói.

Lúc đó Saul biết người đó là Samuel, và ông cúi đầu quỳ lạy chạm mặt xuống sàn.

Samuel nói với Saul, “Tại sao người lại làm phiền ta bằng việc mang ta tới đây?”

Đối với Trumbower, đáng chú ý là Samuel “một nhà tiên tri vĩ đại và chắc chắn là một người chính trực”, lại không sống ở một nơi kiểu thiên đường tuyệt mỹ, thay vì đó lại trồi lên “khỏi mặt đất” một cách bực bội như thể là người vừa bị đánh thức sau một giấc ngủ dài. Trong hình dung của người Do Thái cổ, Sheol chỉ là một mảnh đất bỏ đi duy nhất cho toàn bộ người đã chết trên thế giới này.

Vậy thì chúng ta lấy ý tưởng đầu tiên về việc phán xét linh thiêng bởi Chúa Trời để phân tách người tốt và kẻ xấu và tuyên án họ tới những định mệnh trái ngược từ đâu?  Người ta tìm thấy ý tưởng này được đề cập sớm nhất trong Kinh Thánh nằm ở cuốn sách của Daniel 12:2, viết vào khoảng 165 năm trước Công nguyên, trong đó nhà tiên tri này đã đưa ra hình ảnh về Ngày phán xét.

 “Vô số những kẻ ngủ trong tro bụi của trái đất sẽ thức giấc: vài người được tới cuộc sống vĩnh hằng, những kẻ khác thì chịu sự tủi hổ và khinh miệt mãi mãi”.

Thay vì là một thế giới bên kia mang tính trung lập, Daniel đã đưa cho chúng ta sự mô tả đầu tiên về cái mà nhà sử học Alan Bernstein gọi là “Cái chết đạo đức”, nơi mà định mệnh vĩnh hằng của anh phụ thuộc vào cách anh đã sống cuộc đời của mình. Trumbower nói rằng vào thế kỷ đầu tiên SCN, ý tưởng về phán xét cuối cùng nơi mà Thượng đế đưa ra những sự thưởng phạt khác nhau chỉ được truyền bá rộng rãi trong Do Thái giáo.

“Khi có phong trào Jesus [Những người Do Thái quyết định theo Jesus], thì họ đã mang sẵn trong mình kiểu tư tưởng này” Trumbower nói.

Hình thức Địa Ngục mới

Trong Tân Ước, Jesus và những đệ tử của ông giới thiệu một thuật ngữ mới cho địa ngục, nó là từ Do Thái Gehenna. Theo truyền thống Do Thái giáo, Gehenna là một thung lũng nằm ngoài bức tường thành của Jerusalem giống bản sao của một bãi rác, nơi rác rưởi liên tục được đốt cháy. 

“Đó là một nơi bẩn thỉu, nhớp nháp, bốc mùi, nên nó trở thành một từ được sử dụng cho cái hố hỏa ngục nơi mọi người chịu sự đau khổ, dày vò”, Trumbower nói.

Nhưng khi Tân Ước nói về địa ngục, phần lớn sự hình dung về địa ngục giống như một nơi những kẻ xấu xa được gửi đến chỉ sau ngày Phán xét, chứ không phải ngay sau khi chết.  Hãy lấy Phúc Âm Matthew làm ví dụ, trong đó Jesus chia sẻ câu chuyện ngụ ngôn về cừu và dê, trong đó vị “Vua” phân chia điều tốt và điều xấu trong những ngày cuối giống người chăn cừu phân tách cừu của mình ra khỏi những con dê.

“Sau đó anh ta sẽ nói với những người ở bên trái mình, “Hãy rời khỏi ta, những kẻ ghê tởm, hãy bước vào ngọn lửa vĩnh cửu đã được chuẩn bị cho kẻ ác độc này và những thiên thần của hắn”.

Tuy nhiên, có một ví dụ đáng chú ý trong phúc âm về địa ngục được mô tả là một nơi mà những kẻ xấu được gửi ngay tới đó sau khi chết để chịu sự tra tấn về những lỗi lầm của mình.  Đó là câu chuyện được tìm thấy ở chương 16 trong Phúc Âm của Luke, về một người đàn ông giàu có và người ăn xin Lazarus.

Trong câu chuyện này, người đàn ông giàu có thì đang tiệc tùng trong khi Lazaus tiếp tục sống bằng những mảnh vụn rơi ra từ bàn ăn của ông ta, những con chó thì đang liếm những vết thương hở của y.  Khi cả hai người đàn ông này chết, Lazarus người ăn xin “được đem đến ở cạnh Abraham” ở thiên đường và người đàn ông giàu có bị gửi đi tới địa ngục.

“Ở Hades, nơi mà ông ta bị tra tấn, [người đàn ông giàu có] nhìn lên và thấy Abraham ở rất xa, với Lazarus ở bên cạnh. Nên ông ta gọi Cha, “Cha Abraham, hãy thương xót lấy con và hãy gửi Lazarus xuống để ngâm đầu ngón tay của anh ta trong nước và làm mát lưỡi của con, bởi vì con đang đau đớn cực độ trong ngọn lửa này”

Nhưng Abraham trả lời “Con trai, hãy nhớ rằng trong lúc còn sống, con đã nhận được những điều tốt đẹp, trong khi Lazarus nhận những điều tồi tệ, nhưng bây giờ anh ta thoải mái ở đây và con đang chịu đựng sự đau đớn tột cùng.”

hell

H2: Trong trí tưởng tượng của hầu hết mọi người, địa ngục thường được hình dung như một nơi chìm trong lửa. Nhưng chúng ta có thực sự biết nó là gì không?

Bản mô tả chân thực đầu tiên bằng hình ảnh minh họa về địa ngục và các tầng hành hình của nó không đến từ Kinh Tân Ước chính thống mà đến từ những văn bản Kinh Kito ngụy tác vào thế kỷ thứ 2 SCN. Một trong những hình ảnh sống động nhất về địa ngục được ghi lại trong Khải huyền của Peter, được biết đến rộng rãi trong giới Kito giáo cùng thời, mặc dù tư liệu đó không được công nhận trong Kinh Thánh chính thống.

Sau khi mô tả thiên đường như một nơi “Ngập tràn ánh sáng rực rỡ…và Trái Đất tự nở rộ những bông hoa không phai tàn và có đủ muông loài và cây cối, tưởng thưởng công bằng và liêm khiết và quả phước” tác giả đi vào những điều thú vị. Mỗi sự trừng phạt ở địa ngục phù hợp với một loại tội ác.

Những kẻ giết người bị “ném vào một nơi chật chội, đầy những con rắn độc và bị trừng phạt bởi những con quái thú này” trong khi những linh hồn bị giết hại có thể chứng kiến với sự hài lòng.   Những kẻ báng bổ và vu khống những người chính trực sẽ bị buộc phải “[gặm] môi của họ…và [nhận] một viên sắt nóng đỏ vào mắt họ.” Những kẻ giàu có từ chối những đứa trẻ mồ côi và góa phụ sẽ bị bắt mặc những bộ đồ “rách nát và bẩn thỉu” và đi bộ không dừng trên “những viên đá cuội sắc hơn bất kỳ thanh kiếm hay bất kỳ cái gì đâm xuyên lên, nóng đỏ.”

Thời kỳ hiện đại, nhiều nhà thần học đã hạ thấp những hình ảnh kinh dị này và nhấn mạnh rằng phần tệ nhất của địa ngục không phải là những con rắn và lửa (thường không theo nghĩa đen) mà là việc bị tách rời khỏi Thượng Đế.

Và Satan thì sao?

Satan không phải lúc nào cũng là con quỷ đỏ lè với sừng, chân móng guốc và cây đinh ba. Khi chúng ta lần đầu tiên gặp nhân vật này trong cuốn Kinh Cựu Ước của Job, ông ta trình diện mình trước Thượng Đế cùng với một vài “người con trai của Người” và có ý tưởng nổi lên trong đầu để kiểm tra lòng tin của Job bằng việc tước đi mọi tài sản của anh ta.  Đối với Hebrew cổ, Satan là một kẻ thù, một kẻ cám dỗ và một người kết tội con người, nhưng không đơn thuần là cái ác, Trumbower nói.

Ông nói, quan điểm sau này về Satan có lẽ được vay mượn từ Zoroastrianism, tôn giáo của Ba Tư, đã cai trị người Do Thái trong 200 năm từ 530 đến 330 trước Công nguyên.

"The Divine Comedy" (La divina commedia) by Dante Alighieri.

Một hình ảnh minh họa từ “Hỏa ngục”, phần đầu trong “Thần Khúc” (La Divina Commedia) soạn bởi Dante Alighieri. Nhiều người đã đóng góp thêm hình ảnh Satan với đôi cánh dơi cho cuốn sách này.

“Tôn giáo Ba Tư mang tính nhị nguyên” – Trumbower chia sẻ, “với một bên là cái tốt tối thượng và một bên là cái xấu tối tượng cứ liên tục đấu tranh với nhau.” Người Ba Tư cũng tin vào một “thời điểm kết thúc” và tai họa lớn cuối cùng.

Vào thời Chúa Jesus, những môn đồ người Do Thái theo Chúa Jesus hẳn đã thấm nhuần phiên bản Satan này của người Ba Tư giống như nguồn cơn của mọi điều xấu xa và là kẻ thù chính của Thiên Chúa. Đối với sừng và móng guốc, dường như những hình ảnh này được vay mượn từ các vị thần ngoại giáo như Moloch và Pan, và những tác giả thời trung cổ như Dante đã cho Satan đôi cánh dơi nhưng trong “Hỏa ngục” của ông

(Chú giải: Inferno tiếng Ý nghĩa là địa ngục – là phần đầu tiên trong bài thơ sử thi Divine Comedy thế kỷ 14 của nhà văn Ý Dante Alighieri)

ĐÂY LÀ THÔNG TIN THÚ VỊ

Năm 1031, Giáo hội Công giáo đã chính thức hóa sự tồn tại của nơi chuộc tội (xuất phát từ tiếng Latin có nghĩa là “thanh tẩy”), đó là một nơi tạm thời để trừng phạt những tội lỗi “có thể cứu rỗi” nhưng chưa biết ăn năn hối cải khi còn sống. Giáo hội chính thống Phương Đông thì không bao giờ chấp nhận khái niệm nơi chuộc tội.

Dịch: Susan – Biên tập: Lê Duy Nam

Nguồn: https://people.howstuffworks.com/hell.htm?

TỬ THƯ – CUỐN SÁCH VỀ CÁI CHẾT CỦA AI CẬP

Định nghĩa Tử Thư Ai Cập là tập hợp các thần chú giúp đỡ những linh hồn đã qua đời định hướng cuộc sống sau cái chết. Chính các học giả phương Tây đã đặt cái tựa đề nổi tiếng cho tài liệu này; tựa đề thực sự của nó có lẽ nên được dịch là “Cuốn sách về Giải thoát trong Ánh sáng” hoặc “Thần chú về Giải thoát trong Ánh sáng” và có một cách dịch dễ hơn sang tiếng Anh có thể

PHÁP SƯ, PHÙ THỦY, THIỀN GIẢ – KHÁC NHAU Ở ĐÂU?

Khi viết bài này, hẳn nhiều người tu tập tâm linh sẽ nói rằng tôi có tâm phân biệt, cứ phiên phiến thôi, vì hình thức tu luyện nào cũng là tốt cả. Những hình thức tu luyện không xấu, nhưng nhập nhằng không phân rõ cái nào vào cái nào thì chỉ là cơ hội cho những đồ giả mạo lên ngôi. Mà giả mạo thì chắc chắn là xấu. Thế nên, tôi sẽ cố gắng phân rõ từng khái niệm. #1. Pháp sư Wizard:

Những sự thật về Halloween

Ngày lễ Halloween có được tổ chức ở nơi bạn sống không? Tại Hoa Kỳ và Canada, Halloween được biết đến rộng rãi và được tổ chức hàng năm vào ngày 31 tháng 10. Dù vậy, phục trang Halloween lại có thể được tìm thấy ở rất nhiều nơi khác trên thế giới. Ở một số nơi, các kỳ nghỉ lễ dù được đặt tên khác nhau nhưng cũng chia sẻ những đề tài tương tự: Sự liên hệ với thế giới linh hồn, bao

Thư Sinh

31/10/2019

Từ thờ cúng nữ thần đến tín ngưỡng thờ Mẫu

Tín ngưỡng thờ nữ thần không phải là một hiện tượng độc đáo trong đời sống tâm linh của người Việt, trái lại, rất phổ biến trên toàn thế giới. Tượng thờ nữ thần cổ xưa nhất được tìm thấy của người Cro-Magnon tại Hohle Fels có niên đại khoảng 35.000 năm với bộ ngực, bụng và âm hộ phóng đại. (1) Ở thời kỳ đồ đá, nữ thần giữ vai trò tối cao – đấng Sáng Thế, Nuôi Dưỡng và Hủy Diệt và luôn

Cúng gà, bói gà, ăn thịt gà trong văn hóa Akha tại Chiang Rai, Thái Lan

Tóm tắt Thần thoại, các đức tin và lễ nghi liên quan đến gà phản ánh thế giới quan của người Akha đối với loài vật này sẽ đem đến một cách hiểu rõ ràng hơn về mối liên kết giữa con người và gà. Những khía cạnh này có thể được xem như một sự kết nối quan trọng đến quá trình thuần hóa. Từ điền dã văn hóa dân gian ở Chiang Rai (Thái Lan), người ta nhận thấy rằng người Akha chia
le-ai

Lê Ái

06/01/2023