Home Ngẫm NGHỆ THUẬT YÊU – ERICH FROMM (5): YÊU BẢN THÂN

NGHỆ THUẬT YÊU – ERICH FROMM (5): YÊU BẢN THÂN

Vũ Văn Duy

07/07/2018

Mọi người coi khái niệm yêu người khác là việc hiển nhiên, cũng thừa nhận nó, nhưng lại thừa nhận phổ biến rằng yêu người khác là một đức hạnh, ngược lại yêu bản thân lại là xấu. Mọi người cho rằng, không thể yêu người khác giống như yêu bản thân mình, bởi vậy yêu bản thân chính là sự tự tư tự lợi. Trong tư tưởng phương Tây, quan điểm này đã tồn tại lâu đời. Calvin (John Calvin, tác giả của Nguyên lý Cơ đốc giáo), xem việc yêu bản thân là một loại “ôn dịch”, Freud dù cố gắng dùng thuật ngữ bệnh học tinh thần để nói về việc yêu bản thân, nhưng quan điểm của ông cùng của Calvin tương đồng. Đối với ông, yêu bản thân cũng giống như chứng Narciss, là việc dùng libido trên chính bản thân mình. Narciss là giai đoạn đầu phát triển của con người, nhưng một người quay ngược lại giai đoạn này sẽ không có khả năng yêu, nếu những người này phát triển nó đến đỉnh điểm chắc chắn sẽ dẫn đến điên loạn. Freud cho rằng, tình yêu là sự thể hiện của tình dục, libido nếu không là tình yêu dùng trên người khác, thì là người tự yêu bản thân mình dùng trên chính cơ thể mình. Bởi vậy, việc yêu người khác và yêu bản thân bài trừ nhau, đối nghịch nhau, bên này nhiều, bên kia sẽ ít đi. Nếu như nói yêu bản thân là một tật xấu, thì qua đây có thể đưa ra kết luận: hy sinh bản thân là một đức hạnh.
   Ở đây nảy sinh vấn đề: việc quan sát tâm lý liệu có chứng thực được quan điểm tồn tại mâu thuẫn cơ bản giữa việc yêu bản thân và yêu người khác hay không? Yêu bản thân và tư lợi cùng loại hay đối lập nhau? Ngoài ra, lẽ nào việc tư lợi của người hiện đại bao gồm tính khả năng của lý tính và tình cảm của tình yêu bản thân, hay có nhiều cách giải thích khác nhau? Tư lợi hoàn toàn giống yêu bản thân, hay tư lợi là kết quả của việc thiếu tình yêu bản thân đây?
   Trước khi chúng ta dùng quan điểm tâm lý học để phân tích sự tư lợi và việc yêu bản thân, chúng ta đề cập tới cái sai logic trong kết luận về sự bài trừ nhau của yêu bản thân và yêu người khác. Nếu coi việc yêu người khác là một đức hạnh, chứ không phải là điều xấu, thì việc yêu bản thân cũng nên được coi là một đức hạnh, bởi tôi cũng là một con người, tất cả khái niệm liên quan tới con người đều quan hệ tới tôi. Bởi vậy bản chất của quan điểm trên là mâu thuẫn. Theo cách nói trong Thánh kinh: “Hãy yêu người khác như yêu bản thân mình”, đã nói lên sự tôn trọng tính hoàn chỉnh và tính độc đáo của bản thân, yêu bản thân, hiểu mình và việc tôn trọng, yêu và tha thứ người khác không thể tách rời. Việc tôi yêu bản thân tôi cùng với yêu một sinh mệnh khác có mối liên hệ mật thiết.
   Ở đây, chúng ta chạm tới một số điều kiện tiên quyết trong tâm lý dẫn đến việc chúng ta có những kết luận này. Khái quát như sau: đối tượng của tình cảm và thái độ của chúng  ta không chỉ là người khác, cũng bao gồm cả chính bản thân chúng ta. Thái độ đối với người khác và thái độ đối với mình không mâu thuẫn nhau, mà tồn tại song song. Xuất phát từ quan điểm này giải đáp vấn đề của chúng ta, việc yêu người khác và yêu bản thân không phải là việc lựa chọn một trong hai, mà hoàn toàn ngược lại: tất cả những người có khả năng yêu người khác nhất định cũng yêu bản thân mình. Về nguyên tắc, không thể tách biệt việc yêu bản thân và yêu người khác. Tình yêu chân chính là biểu hiện năng lực sáng tạo nội tại, bao gồm nhiều yêu tố như quan tâm, tôn trọng, trách nhiệm và thấu hiểu. Tình yêu không phải là một cảm xúc nông nổi tiêu cực, mà là tích cực theo đuổi sự phát triển và hạnh phúc của người được yêu, cơ sở của sự theo đuổi này là khả năng yêu của con người.
   Trên thực tế, việc yêu một người khác là biểu hiện cụ thể của sức mạnh tình yêu. Sự khẳng định trên nguyên tắc bao hàm trong tình yêu là nhằm vào người yêu, mà người này lại thể hiện tính nhân loại và tính người. Tình yêu đối với một người bao gồm tình yêu với tất cả những người như thế. Hình thức “phân công”: yêu gia đình mình nhưng không yêu người khác, là biểu hiện của việc thiếu khả năng yêu. Tính nhân loại trong tình yêu là điều kiện tiên quyết để yêu một người cụ thể, mặc dù tình yêu đối với nhân loại phát triển thông qua tình yêu với một người cụ thể.
   Từ đó có thể đưa ra kết luận, bản thân tôi cũng là đối tượng yêu của tôi, không có sự khác biệt với người khác. Sự khẳng định đối với cuộc sống, hạnh phúc, trưởng thành và tự do của mình dựa trên cơ sở năng lực yêu, nói như vậy, xem bạn có khả năng quan tâm, tôn trọng, có trách nhiệm và thấu hiểu người khác hay không. Nếu một người có khả năng yêu có tính sáng tạo, nhất định hắn cũng yêu bản thân mình, nhưng nếu hắn chỉ yêu người khác, thì hắn không có khả năng yêu.
   Chúng ta có thể đưa ra giả thuyết: yêu bản thân và yêu người khác tồn tại song song – vậy chúng ta giải thích quan điểm bài trừ tất cả sự tư lợi trong việc quan tâm người khác như thế nào? Người tư lợi chỉ hứng thú với bản thân mình, tất cả do mình sử dụng, bọn họ không hiểu được niềm vui “cho” đi, mà chỉ muốn “nhận” về. Mọi thứ xung quanh, phàm cái gì là có lợi, bọn họ mới cảm thấy hứng thú. Trong mắt kẻ tư lợi chỉ có bản thân mình, luôn dùng tiêu chuẩn có lợi hay không với mình để đánh giá mọi thứ, bao gồm người và vật – việc – hiện tượng, về nguyên tắc họ không có khả năng yêu. Kết luận này chẳng phải chứng minh việc quan tâm bản thân và quan tâm người khác chỉ có thể chọn một trong hai hay sao? Nếu vậy, thì hoàn toàn sai, sai lầm này trong vấn đề yêu bản thân đã dẫn đến nhiều kết luận không chính xác khác. Tư lợi và yêu bản thân không phải là một việc, trên thực tế chúng mâu thuẫn với nhau. Người tư lợi không phải quá yêu mình, mà là không yêu mình. Thiếu tình yêu và sự quan tâm đối với bản thân cho thấy nội tâm người này thiếu sức sống, và sẽ làm cho hắn cảm thấy trống rỗng và thất vọng. Khi cần thiết, kẻ bất hạnh và yếu đuối này sẽ thông qua những sự thỏa mãn khác để bù đắp lại hạnh phúc mất đi của hắn. Thoặt nhìn, hắn có vẻ rất quan tâm đến bản thân, nhưng trên thực tế, hắn chỉ tìm cách thông qua việc quan tâm bản thân để che lấp và bổ sung sự thiếu thốn khả năng yêu của mình. Quan điểm của Freud cho rằng, người tư lợi chính là người yêu bản thân, họ yêu bản thân thông qua việc yêu người khác. Kẻ tư lợi không có khả năng yêu người khác là đúng, nhưng bọn họ cũng không có khả năng yêu chính bản thân mình.
   Nếu như chúng ta dùng sự tư lợi vơi một người mẹ quá ư lo buồn, chúng ta có thể so sánh nó với sự ham muốn chiếm hữu, thì có thể hiểu tư lợi là như thế nào một cách dễ dàng. Một mặt, người mẹ tin rằng bà rất tốt với đứa con của mình, mặt khác, bà cảm thấy đối tượng được bà sủng ái có ý đối địch mà dường như không thể quan sát được. Người mẹ buồn phiền, lo lắng cho đứa trẻ như vậy không phải bởi bà quá yêu nó, mà bởi bà muốn dùng nó để che đậy đi khả năng yêu đứa trẻ của bà.
   Lý luận về bản chất tư lợi này của chúng ta phù hợp với kinh nghiệm thu được khi các nhà phân tâm học điều trị chứng “quên mình”. “Quên mình” là một dấu hiệu của bệnh thần kinh, trên người không ít người bệnh có thể nhận ra biểu hiện này, chỉ là những người này chưa bị giày vò bởi nó, mà bị giày vò bởi những biểu hiện bệnh như chán đời, yếu đuối, mất đi khả năng làm việc và xử lý không tốt vấn đề tình cảm, v.v… Nhưng “quên mình” không giống như một dấu hiệu bệnh như tôi nói ở trên, trong đại đa số trường hợp, “quên mình” được xem là thứ đáng tự hào, đặc điểm tính cách duy nhất làm con người ta vừa ý. Người “quên mình” vô sở cầu, hắn chỉ “sống vì người khác”, và bởi không coi trọng mình nên hắn lấy đó làm tự hào. Nhưng một khi hắn phát hiện, dù hắn có “quên mình” như vậy đi chăng nữa thì hắn vẫn cảm thấy mình bất hạnh, quan hệ của hắn với người khác vẫn không như ý, hắn liền cảm thấy kinh ngạc. Phân tâm học cho thấy, biểu hiện “quên mình” này là một loại dấu hiệu của bệnh, và thường sẽ là một trong những biểu hiện bệnh quan trọng. Người mắc chứng này không có khả năng yêu, cũng không có khả năng làm cho mình vui vẻ, trong hắn có đầy sự thù hằn với cuộc sống, đằng sau sự “quên mình” của hắn tiềm ẩn một tính tư lợi rất lớn mà thông thường bản thân hắn không ý thức được, vì vậy, chỉ khi khắc phục được gốc rễ việc “quên mình” và dấu hiệu bệnh khác hắn mới có thể được chữa trị.
   Bản chất “quên mình” đặc biệt thể hiện ở ảnh hưởng đối với người khác – biểu hiện thường gặp nhất trong văn hóa của chúng ta là  ảnh hưởng “quên mình” của người mẹ đối với đứa trẻ của mình. Người mẹ cho rằng đứa trẻ có thể thông qua việc “quên mình” của bà nhận thức được được yêu là như thế nào, nhận thức và học được thế nào là yêu. Nhưng hệ quả của việc “quên mình” của bà đưa tới luôn trái ngược với sự kỳ vọng của bà ta. Bọn trẻ không thể hiện chúng hạnh phúc, chúng được người khác yêu; chúng nhút nhát, hồi hộp, lo lắng bị người mẹ trách móc và tìm mọi cách thỏa mãn sự kỳ vọng của người mẹ. Thường thì chúng bị tiêm nhiễm bởi sự thù ghét và sợ hãi cuộc sống được ẩn giấu sâu sa bên trong người mẹ, phần nhiều chúng có thể cảm nhận được nhưng không ý thức được điều này. Tóm lại, sự ảnh hưởng của người mẹ “quên mình” không khác mấy ảnh hưởng của kẻ tư lợi, thông thường cái trước thậm chí còn mạnh hơn cái sau, bởi sự “quên mình” của người mẹ sẽ cản trở việc đứa trẻ tự soi mình. Những đứa trẻ sống trong áp lực không để mẹ thất vọng, đằng sau cái mặt nạ của thói đạo đức giả, con người dạy chúng coi thường cuộc sống. Nếu có cơ hội, có thể quan sát ảnh hưởng của một người mẹ biết yêu mình đối với đứa trẻ, từ đó có thể khẳng định, không gì có thể ảnh hưởng tích cực hơn một người mẹ có khả năng yêu bản thân, trong việc trải nghiệm tình yêu, niềm vui và hạnh phúc đối với đứa trẻ.
   Meister Eckhart có một câu châm ngôn diễn tả một cách sâu sắc tư tưởng yêu bản thân như sau: “Nếu bạn yêu mình, thì bạn sẽ yêu tất cả mọi người như yêu mình. Nếu bạn yêu một người ít hơn yêu mình, bạn không thể yêu mình một cách chân chính, nếu bạn yêu tất cả mọi người như nhau bao gồm bản thân bạn, bạn sẽ giống một người nào đó yêu bọn họ, người này chính là Thượng đế và con người. Một người vừa yêu bản thân vừa yêu người khác như yêu bản thân mình là một người như vậy, một người xứng đáng được đánh giá như vậy.”
 

Vũ Văn Duy dịch từ bản tiếng Trung

Tên tiếng Anh của văn bản: The Art of Love – Erich Fromm

NGHỆ THUẬT YÊU (ERICH FROMM) – CHƯƠNG 2: Tình yêu là câu trả lời cho vấn đề sinh tồn của loài người

   Mỗi lý luận về tình yêu đều phải dựa vào lý luận về con người, lấy sự tồn tại của con người làm tiền đề. Cái mà chúng ta có thể nhìn thấy tình yêu của động vật, hay nói một cách chính xác là cái gì đó gần với tình yêu thể hiện ở loài động vật, chủ yếu là một trong những bản năng của chúng. Trên con người, chúng ta chỉ nhìn thấy chút tàn dư của loại bản năng này.

Vũ Văn Duy

08/06/2018

NGHỆ THUẬT YÊU – ERICH FROMM (7): Tình yêu và sự suy vong của nó trong xã hội phương Tây

Nếu như yêu là khả năng của những người có tính sáng tạo và tính cách trưởng thành, ta có thể đưa ra kết luận: Năng lực tình yêu của mỗi người sống trong một xã hội nhất định quyết định bởi sự ảnh hưởng tới tính cách của người đó của xã hội đó. Khi nói tới tình yêu trong xã hội phương Tây, chúng ta cần phải đưa ra một loạt vấn đề, đó là kết cấu xã hội của văn minh phương

Vũ Văn Duy

18/07/2018

NGHỆ THUẬT YÊU – ERICH FROMM (8): Thực tiễn của tình yêu

   Ở trên, chúng ta đã phân tích vấn đề trên phương diện lý luận của nghệ thuật tình yêu, tiếp theo chúng ta đối mặt với vấn đề khó khăn hơn nữa, đó chính là vấn đề thực tiễn của nghệ thuật tình yêu. Ngoài tiến hành thực tiến ra, lẽ nào có thể tìm hiểu vấn đề liên quan thực tiễn của nghệ thuật tình yêu trên giấy hay sao?    Ngày nay, đại bộ phận con người – bao gồm nhiều độc

Vũ Văn Duy

25/07/2018

Erich Fromm và sứ mệnh tâm phân học như “y sĩ của linh hồn”

Tâm phân học (psychoanalysis, thường được dịch là phân tâm học) trong những năm qua đặc biệt được ưa chuộng tại Việt Nam. Lúc đầu, các nhà phê bình văn học thường sử dụng tâm phân học như một con dao mổ sắc nhọn để hé lộ cõi giới của các văn sĩ, thi sĩ, nhạc sĩ, họa sĩ… Khi tâm phân học lan ra đại chúng độc giả Việt, con dao mổ ấy được sử dụng để phanh phui các chứng bệnh xã hội

Nghệ thuật yêu (Erich Fromm) – Chương 1: Tình yêu có phải là một môn nghệ thuật không?

TÌNH YÊU có phải là một môn nghệ thuật không? Nếu phải, cần nắm bắt được kiến thức về nó và nỗ lực. Hoặc, tình yêu chỉ là một cảm xúc ngẫu nhiên sinh ra làm xao động lòng người, và phải chăng “tiếng sét ái tình” là diễm phúc của kẻ may mắn? Cuốn sách nhỏ này lấy giả thuyết thứ nhất làm cơ sở, trong khi ngày nay, số đông tin vào giả thuyết thứ hai không chút do dự. Phần lớn mọi

Vũ Văn Duy

06/06/2018