Home Hiểu Thần quỷ ở Hà Nội (1): Phân vùng (Ghi chép ngắn)

Thần quỷ ở Hà Nội (1): Phân vùng (Ghi chép ngắn)

than-quy-o-ha-noi-1-phan-vung-ghi-chep-ngan (1)

Hà Nội là một mảnh đất chứa nhiều bí ẩn, với nhiều tục thờ cúng thần quỷ xa xưa đã được Nho giáo hóa hoặc Phật giáo hóa. Tôi luôn muốn tìm hiểu một cách tổng thể về các thần và quỷ được thờ ở Hà Nội, cũng muốn qua đó hiểu hơn về các sắc dân đã an cư và lập nghiệp tại đây.

Đây là những ghi chép của tôi, có thể có những phần suy luận chưa có đủ căn cứ. Đây chưa phải là bài nghiên cứu hoàn chỉnh và sẽ cập nhật theo thời gian.

Đọc đầy đủ chùm bài THẦN QUỶ Ở HÀ NỘI.


Khoanh vùng địa bàn Hà Nội

Trước đổi mới, Hà Nội có địa vực hẹp hơn, chỉ bao gồm các quận nội thành Hoàn Kiếm, Hai Bà Trưng, Ba Đình, Đống Đa và 4 huyện ngoại thành Đông Anh, Gia Lâm, Thanh Trì, Từ Liêm. Năm 2003, Hà Nội có thêm quận Long Biên. Từ năm 2008, Hà Nội đã sát nhập toàn bộ tỉnh Hà Tây, huyện Mê Linh của tỉnh Vĩnh Phúc và 4 xã thuộc huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình. Tôi chọn địa bàn Hà Nội mới có từ 2008, bởi vì nếu hình dung về một Hà Nội trước thời Lý và nhìn Hà Nội không phải là một bản đồ hành chính mà là bản đồ tín ngưỡng sẽ thấy có một sự hợp lý trong địa bàn mới này. Nguyên do cho nhận định này của tôi, tôi sẽ đề cập ở các ghi chép sau.

Tôi tạm chia Hà Nội thành các khu vực sau:

Các khu vực lớn được giới hạn bởi các con sông. Những con sông đóng vai trò quan trọng trong xã hội cổ xưa tại Việt Nam. Chúng vừa là nơi giao thương, vừa là ranh giới tự nhiên giữa các bộ lạc cổ và sau này là các làng, các phủ trấn.

Các khu vực nhỏ hơn được phân chia theo các nhóm làng cổ, hoặc dân cư quanh các hồ… Sự phân chia khu vực nhỏ rất phức tạp, một phần tội dựa trên các ghi chép tư liệu cổ, một phần dựa trên phỏng đoán của cá nhân. Các tiểu khu vực sẽ được cung cấp chi tiết ở từng ghi chép sau.

1. Trung tâm Hà Nội

Trung tâm Hà Nội là khu vực thành Thăng Long, sau này đến thời Pháp thuộc tiếp tục được duy trì. Trung tâm Hà Nội được xác định trong địa giới sông Tô Lịch – hồ Tây – sông Hồng. Trước thời Nguyễn, có sự tồn tại của sông Thiên Phù ở khu vực Xuân La ngày nay, nhưng trước 1789, con sông này đột ngột biến mất. Tôi sẽ vẫn liệt kê khu vực Xuân La và phía tây hồ Tây vào trung tâm Hà Nội. Trung tâm Hà Nội có một hệ thống thần quỷ phức tạp, tổ hợp của nhiều lớp di dân khác nhau trong suốt dòng lịch sử.

Bản đồ kinh thành Thăng Long thời Lê (kèm chú thích)

2. Huyện Từ Liêm & quận Cầu Giấy

Huyện Từ Liêm và quận Cầu Giấy là một dải đất phía tây kinh thành Thăng Long, nằm bên kia bờ sông Tô Lịch, nằm giữa sông Nhuệ và sông Tô Lịch. Nơi đây ghi dấu nhiều huyền thoại thời Lý và thời Tiền Lý, Triệu Việt Vương.

3. Tỉnh Hà Đông cũ

Tỉnh Hà Đông cũ ghi dấu những truyền thuyết xa xưa hơn, từ thời Hai Bà  Trưng, thời Cao Biền đô hộ Việt Nam… Hà Đông nằm ở phía tây nam trung tâm Hà Nội, giữa sông Nhuệ và sông Đáy. Theo khu vực Hà Đông cũ thì Thanh Trì, Thường Tín, Văn Điển, Phú Xuyên cũng thuộc khu vực này, bên cạnh quận Hà Đông và một phần quận Thanh Xuân ngày nay. Đây là khu vực có nhiều di chỉ khảo cổ thuộc các nền văn hóa xa xưa nhất ở miền Bắc Việt Nam

4. Trấn Sơn Tây cũ

Trấn Sơn Tây hay xưa kia được gọi là Xứ Đoài, là khu vực nằm bên kia sông Đáy và bao gồm ngã ba Việt Trì, hai huyện Thanh Sơn và Thanh Thủy thuộc Phú Thọ, huyện Lương Sơn thuộc tỉnh Hòa Bình. Khảo sát trấn Sơn Tây cũ là một công việc quan trọng, vì núi Ba Vì và những vị thần được thờ tại Ba  Vì đóng một vai trò quan trọng trong chính trị của các triều đại và ngay cả hiện nay.

Tỉnh Sơn Tây thời Pháp thuộc (1925)

5. Huyện Gia Lâm

Gia Lâm là khu vực bên kia sông Hồng, chính đông của trung tâm Hà Nội. Dải đất Gia Lâm nối với một phần của Bắc Ninh và Hưng Yên thành một khu vực nằm giữa sông Hồng và sông Đuống. Những tư liệu về đời sống tín ngưỡng ở Gia Lâm không nhiều, nhưng theo phỏng đoán của tôi thì khu vực này chịu ảnh hưởng của lớp tín ngưỡng Tứ Pháp có từ thế kỷ thứ 2.

6. Huyện Đông Anh & Sóc Sơn

Đông Anh và Sóc Sơn nằm ở chính bắc Hà Nội, tiếp giáp với Vĩnh Phúc. Đây là khu vực có lưu giữ nhiều di chỉ và huyền tích liên quan tới thời đại Hùng Vương và Thục Phán. Những lớp văn hóa cổ xưa này còn có nhiều điểm mờ trong ghi chép sử ở Việt Nam.

Hà Thủy Nguyên

(Còn nữa)

Lễ Pút Tồng của người Dao Đỏ ở xã Tả Phìn, Sa Pa, Lào Cai (Ghi chép điền dã)

Tả Phìn là một xã vùng cao nằm ở phía bắc của huyện Sap Pa, tỉnh Lào Cai, cách thị trấn Sa Pa khoảng 12km. Trong xã có ba dân tộc anh em cùng sinh sống là người Dao, người Hmông và người Kinh. Người Dao ở Tả Phìn thuộc nhóm Dao Đỏ (Miền Xí), là một cộng đồng tương đối đặc biệt, họ còn lưu giữ được khá nhiều nét đặc sắc trong nền văn hoá truyền thống của họ. Trong cuốn “Trang phục

Văn hóa hưởng lạc của nhà Nho tài tử Việt Nam (1): Tài tử và nhà Nho tài tử

Nhắc đến văn hóa hưởng lạc của nhà Nho tài tử thời trung đại, nhiều người sẽ bỡ ngỡ trước khái niệm “nhà Nho tài tử”, và thế nào là lối hưởng lạc của nhóm người này. Trong phần tổng hợp này, chúng tôi đi tìm ý nghĩa cụ thể nhất của hai chữ “tài tử”, từ đó xác định thế nào là “Nhà Nho tài tử”, và sau đó sẽ giới thiệu với bạn đọc về văn hóa hưởng lạc của nhóm người này

“Rumi tinh tuyệt” – Say, quay và bay

Ban đầu, tôi biết đến Rumi qua các bài giảng của nhà huyền môn thế kỷ 20 đầy mê hoặc – Osho (Rumi có một cái tên rất dài, nhưng tôi chỉ muốn gọi ông đơn giản là Rumi). Osho yêu Rumi, không ít lần Osho thốt lên điều ấy. Tình yêu của Rumi cũng chính là trọng tâm trong những lời giảng về con đường chứng ngộ của Osho. Năm 2016, tôi được đọc bản dịch Rumi đầu tiên được xuất bản ở Việt

Yoga không phải lúc nào cũng là về Asana và Vóc dáng

Nhắc đến “yoga” thì có lẽ một loạt các tư thế và asana vặn vẹo ngay lập tức xuất hiện trong tâm trí bạn. Nhưng thật thú vị, sự liên kết giữa yoga với “thực hành tư thế”, trên thực tế, là cách giải thích của thế kỷ 20 về một nền văn hóa có niên đại hơn 3000 năm. Thiền hay dhyana, từng là khía cạnh quan trọng nhất của các thực hành yoga, đã phát triển thành một ngành công nghiệp toàn cầu

Văn hóa hưởng lạc của nhà Nho tài tử Việt Nam (5): “Một mối chung tình tan mấy mảnh”

(*) Tiêu đề trích thơ Phạm Thái b. Tình: Phạm Thái si tình Nói đến “tài tử”, không thể không nhắc đến yếu tố “tình”. Mà người nổi tiếng về “tình” nhất thời kỳ này là Phạm Thái (1777-1813) với mối tình si với nàng Trương Quỳnh Như. Họ Phạm có tài làm thơ nôm và nổi tiếng về thơ tình yêu. Khi Tây Sơn dấy lên, cha là Thạch Trung hầu, vốn đã làm quan với nhà Lê, có dự vào công cuộc cần