Home Ngẫm Tại sao Ngọn đuốc Tự Do cần được giữ gìn?

Tại sao Ngọn đuốc Tự Do cần được giữ gìn?

(Tham khảo lịch sử chính trị Hoa Kỳ qua cuốn sách được xuất bản trong năm 2020 Nước Mỹ chuyện chưa kể tại đây)

Chúng ta đã học được một điều rằng Bản tuyên ngôn Độc lập và Hiến Pháp không đủ để duy trì nền tự do. Tự do được duy trì khi một lượng đủ lớn các hành vi của công chúng tuân thủ các nguyên tắc tự do cá nhân bất diệt được trao lại cho chúng ta.

Ngôn từ trong Hiến Pháp mà Eric Metaxas giải thích trong cuốn sách “Nếu bạn có thể giữ nó: Lời hứa bị lãng quên của Tự do Mỹ” “chỉ là hình bóng câm điếc và trì độn của thứ mực đen vô hồn.” “Chúng tôi những người dân”, không phải chính trị gia, được chỉ định trở thành “người gìn giữ ngọn lửa tự do”.

Trong một bức thư năm 1787, Ben Franklin viết:

Chỉ có những người dân có đạo đức mới có khả năng tự do. Khi các quốc gia trở nên tham nhũng và xấu xa hơn, họ có nhu cầu kiểm soát nhiều hơn.

Những Nhà sáng lập nước Mỹ cũng cùng cảm nhận ấy. Madison cảnh báo:

Không có đức hạnh ư? Nếu không có, chúng ta đang ở trong một tình cảnh tồi tệ. Không có cơ chế kiểm tra mang tính lý thuyết, không có bất kỳ mô hình chính phủ nào, có thể khiến chúng ta an toàn. Giả thuyết cho rằng bất kỳ hình thức chính phủ nào cũng sẽ bảo đảm tự do hay hạnh phúc mà không cần đức hạnh của người dân, đều chỉ là không tưởng.

Nước Mỹ là một ý tưởng

Metaxas viết: “Lần đầu tiên, một quốc gia được tạo ra mà không chỉ đơn thuần là một nhóm người tương đồng với nhau về sắc tộc hay bộ lạc. Cũng không phải là một quốc gia gồm các thế lực khác nhau được hợp lại bởi một lãnh đạo quyền uy.”

Những người sáng lập cũng không để lại cho chúng ta một quốc gia nơi đa số thuần hóa người khác bằng thứ bỏ phiếu dân chủ vờ vịt. Thay vì đó, chính phủ của chúng ta tồn tại với những quyền lực đã được giảm thiểu và hạn định mà chức năng chính là bảo vệ các quyền không thể thay đổi.

Đức hạnh cốt lõi của người Mỹ đã biến mất

Đức hạnh khởi nguồn khi chúng ta muốn cùng một sự tự do cho người khác mà chúng ta muốn với chính mình. Nếu chúng ta yêu tự do, chúng ta “có niềm tin rằng mỗi cá nhân được tạo ra đều bình đẳng với người khác và rằng người ấy có quyền bất khả xâm phạm đối với cuộc sống, tự do và đeo đuổi hạnh phúc.”

Có một xác quyết đang ngày càng tăng ở Mỹ rằng chỉ một số người có quyền tự do ngôn luận và không phải tất cả đều có quyền không bị đối xử bạo lực.

Trong các trường đại học, một cuộc khảo sát gần đây cho thấy 46% sinh viên tin rằng những quyền tự do ngôn luận trong Tu chính án I đã bị sử dụng thái quá bởi “nỗ lực thúc đẩy và thực thi một xã hội hòa nhập”.

Không còn nghi ngờ gì nữa, những sinh viên này thấy mình đạo đức hơn người khác, tuy nhiên xác quyết của họ là sự đe dọa với tự do. Họ không hiể rằng quyền tự do ngôn luận của họ chỉ mạnh khi ủng hộ quyền tự do ngôn luận của người khác. Ngày nay, họ cắt giảm lời nói tự do của người khác, và ngày mai không gì có thể ngăn chính phủ cắt giảm quyền của họ.

Gần đây, có một cuộc tấn công của Antifa vào Andy Ngo, “một nhà báo độc lập thường liên đới với ấn phẩm văn hóa Quillette theo tư tưởng tự do.” Ở Portland, Oregon, “Các chiến binh Antifa đã đánh đập và tra tấn Andy Ngo có lẽ vì anh ta đã ở đó nhưng không về phe họ.”

Sau đó đã xảy ra vụ việc một nhân viên quán bar cao cấp nhổ nước bọt và Eric Trump, con trai ngài tổng thống.

Chúng ta có thể tự do từ chối một cách thông minh những quyền tự do mà chúng ta được hưởng, nhưng chúng ta không được tự ý thiết lập tài sản thừa kế của chúng ta. “Thưa Jefferson”, Jon Meacham đã viết như sau trong tác phẩm American Gospel (Phúc âm Mỹ): Thiên Chúa, những Người Sáng Lập, và Sự Tạo Ra một Quốc Gia, đấng “Sáng Thế” đã đầu tư cho các cá nhân những quyền mà không quyền lực con người nào có thể tước bỏ.”

Tầm quan trọng của Hy vọng Tự do

Người Mỹ trong kỷ nguyên Cách mạng, theo như Metaxas đã nói, “đã được thực hành tốt bằng việc sống cùng với những người có niềm tin khác với họ.”

Meacham viết,

Điều tách biệt chúng ta khỏi  Thế giới Cũ là ý tường rằng sách, giáo dục và tự do suy tư và thờ phụng những gì chúng ta mong muốn sẽ tạo ra những công dân có đạo được, biết trân trọng và bảo vệ lý trí, đức tin và tự do.

Về những đam mê không được kiểm sát, John Adams sẽ nói những gì tôi đã nói với các bạn.

Chúng ta không có chính phủ được trang bị với quyền năng tranh đấu với những đam mê của con người không bị hạn chế bởi đạo đức và tôn giáo. Lòng tham, tham vọng, thù oán hay hung bạo có thể phá vỡ các dây trói chắc chắn nhất trong Hiến Pháp như một con cá voi cố thoát khỏi lưới. Hiến Pháp của chúng ta được thiết kế chỉ cho người dân đạo đức vào có đức tin. Nó hoàn toàn không đủ đối với điều khác.

Liệu chúng ta có cần một khóa học khắc phục sự trân trọng và bảo vệ tự do?

Đức hạnh bắt đầu với sự khiêm nhường

Những Người Sáng Lập tin vào Chúa và tôn giáo như một nền tảng của đạo đức, nhưng họ thấy có những con đường khác dẫn đến một cuộc sống đạo đức. Meacham viết:

Phần việc của thiên tài Sáng Lập là tạo ra một nền văn hóa trong đó đàn ông và phụ nữ đều thiện chí, bất kể nguồn gốc của thiện chí ấy, có thể là nỗi sợ Thiên Chúa hay khuôn khổ đạo đức thế tục, đều có thể sống cùng nhau và cùng nhau thịnh vượng.

Họ tự coi mình là một “phần nhỏ bé” của Toàn Thể mà họ không bao giờ có thể nhận thức đầy đủ. John Adams nói rằng:

Tôi ghét thứ chính trị và thần quyền cực đoan. Tôn giáo của tôi được đặt nền móng mởi tình yêu với Chúa và với hàng xóm của tôi; với hi vọng chuộc tội cho hành vi lỗi lầm của mình; dựa trên sự ăn năn, dựa trên trách nhiệm cũng như sự cần thiết của nhẫn nhịn trước những tội tác không thể tránh khỏi của thế gian, trong ý thức trách nhiệm rằng không làm điều gì sai trái, mà tất cả những điều tốt tôi có thể làm, là tạo ra chính tôi như một phần của toàn thể.

Jefferson, Meacham đã viết, “đã cảnh báo chống lại việc mặc định có một kết nối nhân quả giữa niềm tin tốn giáo với hành vi đạo đức.”

Về tín điều tôn giáo, như đã được phân biệt với các nguyên tắc đạo đức, toàn bộ nhân loại, từ khi thế giới bắt đầu cho đến nay, đã tranh cãi nhau, gây chiến, đốt phá và hành hạ kẻ khác, chỉ vì những điều không tưởng mà họ và kẻ thù của họ cũng không thể hiểu được.

Hãy đáng mến

Trong bài viết trên FEE của tôi, “Những điều Adam Smith có thể dạy chúng ta về yêu thương”, tôi đã viết:

“Đáng mến” là khái niệm Adam Smith sử dụng trong cuốn sách “Học thuyết về quan niệm đạo đức” (The Theory of Moral Sentiments) để mô tả nhữn cá nhân xứng đáng được yêu mến vì tính cách của họ.

Trong “Cách Adam Smith có thể thay đổi cuộc sống của bạn”, nhà kinh tế học Russell Roberts đã viết dưa trên Học thuyết về quan niệm đạo đức”. Roberts mô tả vai trò của mỗi người trong chúng ta trong việc tạo ra một xã hội đạo đức. Khi chúng ta sống cuộc sống của mình, chúng ta đang “tạo ra nền văn minh của mình.”

Tôi còn nói thêm, “Một cách cá nhân, chúng ta quyết định điều gì là đức hạnh. Nói chung, khi chúng ta hành động dựa vào các quyết định của chúng ta, chúng ta xác định văn hóa xã hội nơi chúng ta sống”

Nếu sự thiếu khoan dung đối với người khác khác biệt với chúng ta gia tăng, tự do sẽ tiếp tục tan biến. Nếu các chính trị gia hoạt động để hạn chế thương mại và tịch thu tài sản từ người khác, tự do sẽ tiếp tục tan biến. Nếu các nhà tư bản thân hữu tiếp tục đòi trợ cấp, tư do sẽ tiếp tục tan biến. Nếu các trường đại học tiếp tục loại bỏ các nhiên cứu về giá trị cốt lõi của nước Mỹ và văn mình Phương Tây khỏi chương trình giảng dạy, tự do sẽ tiếp tục tan biến.

Hãy tưởng tượng nếu chúng ta có thể khiến an hem nhà Wright sống lại trong một giờ để một nhà phê bình có thể phên phán họ. Ông ta sẽ nói “Lũ ngốc! Hai người các ông đã tạo ra chiếc máy bay ọp ẹp này và thậm chí không cài dây an toàn và bàn khay, chứ đừng nói đến những bộ phim chiếu trong chuyến bay. Các ông thì giỏi gì?!”

Liệu chúng ta có muốn biện minh cho sự thiếu đực hạnh của mình bằng cách chỉ ra sự thiếu hoàn hảo ở người khác không?

Metaxas đặt ra câu hỏi này:

Nếu nước Mỹ thực sự là một quốc gia được tạo ra không phải vì ranh giới sắc tộc hay bộ lạc mà thay vào đó là vì người dân đã tin vào điều ấy, đo đó đã đưa ra một tập hợp các ý tưởng, thì làm sao nước Mỹ có thể tồn tại nếu gần như không ai biết ý tưởng ấy là gì?

Tương lai của chúng ta phụ thuộc vào câu trả lời của chúng ta.

Barry Brownstein

Barry Brownstein là giáo sư danh dự về kinh tế và lãnh đạo tại Đại học Baltimore. Ông là tác giả của “Nội tâm lãnh đạo” (The Inner-Work of Leadership.)

[Bài giảng Kinh tế học đô thị của Edward Glaeser] #6: Ngoại ứng tắc nghẽn và quy mô đô thị

Mời các bạn cùng theo dõi video số 6 của Crash course Kinh tế học đô thị, một khóa học rất ngắn và thú vị về Kinh tế học đô thị ở mức độ cơ bản. Trong video trước, ta đã biết về những lợi thế quần tụ: các tiện ích có được nhờ việc mở rộng quy mô thành phố, nhưng còn những mặt trái của sự gia tăng dân số này thì sao? Giáo sư Edward Glaeser sẽ nói đến chúng trong video

Minh Hùng

07/07/2023

Nghệ thuật yêu (Erich Fromm) – Chương 1: Tình yêu có phải là một môn nghệ thuật không?

TÌNH YÊU có phải là một môn nghệ thuật không? Nếu phải, cần nắm bắt được kiến thức về nó và nỗ lực. Hoặc, tình yêu chỉ là một cảm xúc ngẫu nhiên sinh ra làm xao động lòng người, và phải chăng “tiếng sét ái tình” là diễm phúc của kẻ may mắn? Cuốn sách nhỏ này lấy giả thuyết thứ nhất làm cơ sở, trong khi ngày nay, số đông tin vào giả thuyết thứ hai không chút do dự. Phần lớn mọi

Vũ Văn Duy

06/06/2018

Khái niệm nghệ thuật cơ bản #1 – Chủ nghĩa cổ điển

Chủ nghĩa Cổ Điển không chỉ là một trào lưu nghệ thuật mà còn là biểu tượng của sự tinh tế, hài hòa và cân đối. Khởi nguồn từ nền văn minh Hy Lạp cổ đại và được phát triển mạnh mẽ trong thời kỳ La Mã, Chủ nghĩa Cổ Điển đã tạo nên một chuẩn mực nghệ thuật được ca tụng suốt nhiều thế kỷ. Trong Chủ nghĩa Cổ Điển, sự đơn giản và rõ ràng được coi trọng, phản ánh một quan niệm

Book Hunter

24/01/2024
Xem

JOKER – KHI SIÊU PHẢN DIỆN TRÀN ĐẦY NHÂN TÍNH

JOKER - KHI SIÊU PHẢN DIỆN TRÀN ĐẦY NHÂN TÍNH(Hay một sự thất bại về mặt nội dung của các nhân vật DC) 9.5/10 trên IMDB, 70% trên Metacritic, 77% trên Rotten Tomatoes, hàng trăm đánh giá tích cực khác từ hàng triệu người xem trên thế giới. Với kết quả đánh giá đó, "Joker" thực sự hấp dẫn những khán giả còn đang háo hức đón chờ một siêu phẩm phim về một siêu ác nhân trong lịch sử điện ảnh. Tuy nhiên, không

Chiết xuất allicin từ tỏi: một liệu pháp hô hấp khả thi cho COVID-19?

>> Tìm hiểu thêm về chùm bài nghiên cứu việc sử dụng tỏi để hỗ trợ điều trị COVID-19: tỏi & COVID-19 Archives - Book Hunter Tỏi đã được sử dụng trong nhiều thiên niên kỷ để điều trị nhiều loại bệnh và rối loạn chuyển hóa ở người. Tuy nhiên, một đánh giá của các tài liệu khoa học cho thấy nó cũng có thể có giá trị như một liệu pháp hô hấp trong điều trị nhiễm trùng phổi do nhiễm COVID-19 và