Home Ngẫm Tái định vị bản thân trong bình thường mới

Tái định vị bản thân trong bình thường mới

le-nam

Lê Nam

29/12/2020
tái định vị bản thân trong bình thường mới

Có lẽ thế giới sau 2020 sẽ không thể quay trở lại như cũ. Đây là điều hiển nhiên đã được các nhà nghiên cứu và binh luận xã hội nhân định và phân tích. Bình thường mới có thể đến sớm, nhưng cũng có thể mất tới 2-3 năm mới ổn định xong. Vậy bản thân mỗi chúng ta sẽ tìm thấy chỗ đứng mới của mình như thế nào trong bình thường mới?

Trong bài viết này tôi không mong muốn thuyết giảng hay cố gắng thuyết phục bạn đọc phải làm cái gì cả. Nói gì thì nói cuộc sống của chúng ta vốn nhỏ bé trước vũ trụ bao la, và rồi sau vài sự kiện trong cuộc đời: lập gia đình, sinh con, tiễn đưa ông bà, bố mẹ… và nếu may mắn thì có được vài năm ngồi nhìn lại một hành trình mà hình như chẳng ai kịp thở, kịp cảm nhận, kịp hiểu xem rốt cuộc mình đã làm gì thì đã lại xong một kiếp. Tóm lại thời gian là vô tận nên hãy cứ lỗi lầm, sai sót, u mê… rồi cũng có ngày chúng ta thoát ra khỏi cái mớ hỗn độn này thôi. Cho nên chẳng có gì phải thuyết giảng hay khuyên bảo gì ở đây cả. Mỗi người tự định đoạt cách suy nghĩ, cách sống của chính mình.

Vậy bài viết này có mục đích gì? Như tiêu đề của nó: tái định vị bản thân trong bình thường mới, bài viết này viết ra cho những ai cần tới nó. Chỉ đơn giản thế thôi. Nó xuất phát từ những suy tư của chính bản thân tôi trong quá trình gặp gỡ và tương tác với mọi người xung quanh.

HÃY CHO BẢN THÂN THỜI GIAN ĐỂ DỪNG LẠI

Trong số những người mà tôi đã gặp gỡ và tương tác thì tôi rất quan tâm tới mấy cháu của tôi. Một đứa sinh vào năm 2004, một đứa 2006 và một đứa 2008. Tôi vừa yêu quý vừa thấy khó chịu với bọn trẻ. Yêu quý vì ở chúng nó tôi nhìn thấy những nhân cách chưa bị tha hóa bởi các va chạm trong cuộc sống. Chúng có tham lam, sân si nhưng chỉ một chút thôi và không quá vô phương cứu chữa. Khó chịu vì chúng nó vẫn cứ ngơ ngác, sợ hãi hết cái này đến cái kia, dễ dàng bị đe dọa, không có động lực hay mục đích sống. Tôi thích nhìn những cái cây mạnh mẽ, vươn cao thẳng đứng dù mua gió bão bùng có thế nào đi chăng nữa. Tôi chưa nhìn thấy được đứa trẻ nào như vậy.

Cô bé 2004 thì trầm cảm vì quá nhiều học thêm, bài tập cũng như các hoạt động ngoại khóa vô nghĩa như hát hò, diễn xướng. Dù cô bé không thích nhưng vẫn dễ dàng bị lôi kéo bởi bạn bè, bởi nhu cầu tìm vui nhằm cân bằng lại cái sự chán và căng thẳng của việc học. Một cách làm thui chột bọn trẻ con thật thông minh: học hành áp lực thật lớn và sau đó thì cho chúng tham gia vào những chương trình văn nghệ thiếu nền tảng, thấp cấp. Và rồi chúng nó sẽ học chẳng đến nơi, chơi cũng không tới chốn. Tôi khuyên cô bé hãy tận dụng kỳ nghỉ COVID-19 để suy nghĩ lại xem bản thân thích làm gì thực sự. Cô bé rất thích nấu ăn và rất khéo tay. Cô bé hào hứng và muốn thử nghiệm nhưng thật không may, bố mẹ cô bé chẳng hề ủng hộ mà luôn kỳ vọng cô bé học giỏi, đỗ đạt cao. What a cliché!

Đứa 2006 thì thiếu tự tin, lúc nào cũng cần sự công nhận từ bên ngoài. Quá nhạy cảm đối với những lời chê hay đá xoáy. Và cũng chẳng thích làm gì. Tôi nhìn thấy rất nhiều phụ nữ và thiếu nữ giống với đứa 2006 này. Họ đắm mình vào những cái họ cho là đẹp, tìm kiếm sự dễ chịu. Tôi không rõ cái sự khó chịu của họ lớn tới mức nào nhưng có lẽ phải khủng khiếp lắm. Những âm thanh ồn ào, ô nhiễm, những lần đau lưng, đau bụng… hết ngày ngày qua ngày khác. Nhưng biết đâu, họ, với tình yêu cái đẹp của mình, là những bác sĩ tinh thần nhằm chữa lành cho cái xã hội đang quá nhiều đau thương này.

Cô bé 2008 thì chỉ thích chơi thể thao, vui vẻ với bạn bè. Cô bé thường thích tận hưởng thời gian một mình khi không được làm điều mình thích và ít khi thích các hoạt động đòi hỏi kiểu cách, quy tắc loằng ngoằng. Đối với cô bé, được ra sân, hết mình ghi bàn và cười nói với bạn bè là thích thú nhất. Cô bé là hiện thân của những con người tự do quen với không gian rộng lớn của thời cổ đại, nay bị trói mình giữa đô thị chật hẹp và giả dối. Chỉ trong một vài giờ đồng hồ trên sân thể thao, say sưa, kích động, cơ thể tự bơm những nội tiết tố hung phấn giả vờ, giấc mơ tự do của cô bé sẽ dần bị xoa dịu. Bao nhiêu con người yêu thích thể thao, mạo hiểm, du lịch… sẽ giống như cô bé ấy.

Tôi thấy bên trong mỗi đứa là một linh hồn đang vùng vẫy, vừa cố để thích nghi, vừa cố để thoát ra, vừa liên tục rơi vào những cái bẫy khác. Chúng ta đã bước sang thế kỷ XXI, nơi mà tri thức và thông tin thì tràn ngập nhưng khổ đau thì vẫn đầy rẫy. Khổ đau không phải chỉ có ở những người bị ung thư, bị bom mìn sót lại từ hồi chiến tranh làm cho què cụt… mà khổ đau ngay cả với những người ăn trắng mặc trơn, hằng ngày đi làm 8 tiếng, đương đầu với những thủ tục vô hồn và kẹt xe, ô nhiễm môi trường. Do đó, hãy tận dụng những ngày tháng nghỉ ngơi này để tĩnh tại, để chậm lại và suy nghĩ xem mình thực sự muốn gì.

WW1984 VÀ CÁI GIÁ CỦA NHỮNG ĐIỀU ƯỚC

WW1984 – Wonder Woman 1984 là bộ phim đầu tiên tôi đi xem sau Covid-19. Chẳng có gì mới mẻ cả. Sự tham lam, sân si của con người thì vốn đã tồn tại từ rất lâu rồi, có lẽ ngay từ thuở đầu loài người xuất hiện trên trái đất. Thế nhưng tại sao các nhà làm phim lại nhắc lại trong WW1984 thì mới là điều đáng nói. Chúng ta đều biết rằng để tạo ra một cái ô tô thì cần có sắt, thép, lửa để luyện thép, nước để làm mát, oxy để đốt, điện để chạy, nước để tạo ra điện… rất nhiều thứ bị thay đổi mới tạo ra được một cái ô tô cho chúng ta đi. Chúng ta đều biết xây nhà cần nhiều xi-măng, cần nước, cần đào núi để lấy đá vôi, xúc cát dưới sông, cần thợ xây… rất nhiều thứ bị thay đổi mới tạo ra được căn nhà. Mỗi khi chúng ta tiêu dùng một cái gì đó, chúng ta đều phải biết nó được tạo ra từ đâu, tạo ra như thế nào… Mỗi mong muốn, mỗi ước mơ đều có cái giá của nó. Hàng nghìn người mỗi ngày vẫn đến chùa, đền… hay bất cứ một thế lực tâm linh nào đó để cầu xin cái này, cái kia. Nhưng hãy nhớ một điều là chẳng có thần thánh nào có thể tự tạo ra một thứ từ không gì cả để cho chúng ta. Họ lấy của ai đó để cho bạn và tới một lúc nào đó, họ sẽ lấy của bạn để cho một người khác. Và rồi cuối cùng, họ sẽ lấy của tất cả những ai lệ thuộc vào họ. Thật nực cười phải không? Tất cả những suy nghĩ, những ước mơ, những mong muốn tưởng chừng vô hại của chúng ta một ngày nào đó sẽ khiến chúng ta phải trả giá đắt.

Chỉ có lao động chân chính, khai thác một cách bền vững các tài nguyên trong tự nhiên mới cho phép chúng ta có nhiều thời gian hơn để nghỉ ngơi, để cảm nhận cuộc sống thực sự thông qua các giác quan của chúng ta.

Còn những đứa cháu của tôi, chúng mong ước điều gì. Thật mừng là chúng không còn mong ước gì nhiều lắm. Chúng ở trong một trạng thái chán và mệt mỏi với thế giới bên ngoài. Và có lẽ đó là lý do khiến chúng không dễ dàng bị tha hóa theo những vọng tưởng, những miếng mồi. Càng tránh xa những chiếc bẫy, dường như chúng lại càng cô độc. Giây phút hứng thú nhất của chúng có lẽ là ngồi quây quần với đại gia đình của vợ chồng tôi quanh những bữa ăn ngon miệng mà trong đó chẳng có sự khoe mẽ, vọng tưởng hay lễ nghi phù phiếm. Hạnh phúc ngưng đọng trong những khắc giờ ấy thôi.

NHÂN PHẨM TỐT LÀ MỘT ĐIỀU KIỆN KHÔNG THỂ THIẾU VÀ LÀ NHÂN TỐ CHÍNH CỦA HẠNH PHÚC

Đầu năm 2020, trong lúc COVID-19 bùng phát, thì cũng là lúc tôi ngồi đọc lại Luân lý học (NXB Đà Nẵng) của Aristotle để chuẩn bị cho những video Online Review hướng dẫn đọc sách. Mặc dù tôi đã dành cả 2019 để tổ chức dịch và biên tập “Luân Lý học”, nhưng thực sự lúc này mới là lúc tôi đọc cuốn sách, và nhận ra rằng cuốn sách thực sự đã làm thay đổi tôi, làm thay đổi cả cách đánh giá của tôi với những đứa cháu đáng yêu của mình, cách định hướng chúng tới nhân phẩm tốt.

Aristotle phân biệt Hạnh phúc là gì và không là gì.

Tôi xin được mượn tri thức của ông để giúp chúng ta nhận thức được tầm quan trọng của nhân phẩm tốt. Những đoạn luận của Aristotle rất phức tạp và dài dòng, không dễ để trích dẫn như thói “chơi quote” thường thấy trên mạng xã hội, do đó, ở đây tôi sẽ trích những đoạn giới thiệu về cuốn “Luân lý học” mà John Alexandre Smith viết khi ấn bản tiếng Anh được xuất bản tại Anh. Bài giới thiệu của ông đã được chúng tôi dịch và đăng trong cuốn “Luân lý học”.

“Trong Luân lý học, ông đã không đặt bản thân mình vào một cá nhân trừu tượng hoặc cô lập, mà ông luôn luôn nghĩ về cá nhân đó trong hoàn cảnh chính trị và xã hội của ông, với một bản chất cho trước tới từ chủng tộc, sự di truyền và môi trường nhất định. Do quan sát con người cá nhân này, ông đã nghiên cứu bản chất và sự hình thành nhân phẩm của ông – tất cả những điều ông có thể khiến bản thân hoặc được người khác tác động lên mà thành hình.” (Trích Lời giới thiệu của John Alexandre Smith trong cuốn “Luân lý học” – Bản dịch của Book Hunter, NXB Đà Nẵng, 2020, tr.13)

Như vậy, bài học đầu tiên rút ra từ Aristotle đó là chúng ta cần xem xét con người tại chính mảnh đất chúng ta đang sống, lịch sử hình thành và phát triển cụ thể như thế nào, chứ không thể sử dụng một khái niệm mang tính gượng ép. Nếu lịch sử của chúng ta là những người giỏi đi biển, đánh bắt cá thì chúng ta khó có thể lên núi trồng thuốc được. Nếu chúng ta gồm nhiều dân tộc anh em và mỗi dân tộc có một thế mạnh riêng thì mỗi dân tộc đều cần được cất lên tiếng nói, thỏa thuận rõ ràng và bình đẳng với nhau. Chúng ta cũng không thể bê y nguyên mô hình của một quốc gia khác hay một vùng đất khác để áp dụng vào cộng đồng của chúng ta vì chẳng có cơ sở gì để chắc chắn rằng mô hình đó sẽ hiệu quả. Có thể có ích lúc này hay lúc khác nhưng về lâu dài thì khó có thể thành công.

“Chúng ta phải nhớ rằng tạo ra các nhân phẩm tốt không phải là mục đích hành động của cá nhân hay nhà nước: đó là mục đích của mỗi người bởi vì nhân phẩm tốt là một điều kiện không thể thiếu và là nhân tố chính của hạnh phúc, mục đích của mọi hành vi con người. Mục Đích của mọi hành động, cá nhân hay tập thể, đó là hạnh phúc lớn nhất ở số lượng lớn nhất. Aristotle nhấn mạnh rằng không có khác biệt giữa điều tốt của một người và điều tốt của nhiều người hay của tất cả. Sự khác biệt duy nhất đó là về số lượng hay quy mô. Điều này không có nghĩa đơn giản là Nhà nước tồn tại nhằm đảm bảo về mặt mức độ mà các cá nhân đơn lẻ mong muốn, nhưng quá yếu đuối để đạt được mà không cần tới Nhà nước. Ngược lại, nó nhấn mạnh rằng bất cứ điều tốt nào xã hội có thể cho phép một người chắc chắn luôn luôn có được cái giá trị – dù anh ta có nhận thức được hay không – mà, một khi được đảm bảo, anh ta nhận ra là mình đang sở hữu. Cuộc sống hạnh phúc và tốt nhất đối với một cá nhân là một cuộc sống mà Nhà nước có thể mang tới, và rằng nó thực hiện bằng cách hiển lộ cho mỗi cá nhân các đối tượng ham muốn mới và giáo dục anh ta cách trân trọng chúng. Đối với Aristotle hay Plato, Nhà nước là, trên hết, một cơ quan lớn và có tính giáo dục mạnh mẽ để mang tới cho mỗi cá nhân cơ hội tự phát triển và năng lực lớn hơn để tận hưởng cuộc sống. ((Trích Lời giới thiệu của John Alexandre Smith trong cuốn “Luân lý học” – Bản dịch của Book Hunter, NXB Đà Nẵng, 2020, tr.14)

Bài học thứ hai rút ra từ Aristotle đó là mỗi cá nhân dù làm việc cho Nhà nước hay không thì cũng đều lệ thuộc vào cơ chế mà Nhà nước đang thiết lập. Nếu một nhà nước có thể tạo thiệt lập nhằm mang tới cho mỗi cá nhân cơ hội tự phát triển và năng lực lớn hơn để tận hưởng cuộc sống thì người dân ở nước đó sẽ có khả năng có được hạnh phúc. Tất nhiên, một quốc gia hạnh phúc sống bên cạnh những quốc gia bất hạnh là điều nguy hiểm. Đất nước đó cần có những nhân tài ngoại giao biết lo và bảo vệ cho những thành quả mà tập thể người dân đất nước đó đã kiến tạo ra. Theo Aristotle, hệ thống giáo dục đóng vai trò then chốt. Quay lại với câu chuyện của ba đứa cháu của tôi ở trên. Chẳng phải chúng ta chỉ có 3 đứa thôi đúng không? Theo các thống kê chính thức cũng như không chính thức, năm 2020 chúng ta có tới hơn 20 triệu học sinh. Vâng, tôi có thể lo cho 1 cháu, 2 cháu hoặc cùng lắm là 3 cháu, nhưng con số 20 triệu cháu là một áp lực mà không một cá nhân hay tổ chức nào có thể đảm nhận được. Vậy có nên chăng để tự do giáo dục? Theo Aristotle thì giáo dục không thể tự do được. Hệ thống giáo dục phải là một hệ thống công cộng, phi lợi nhuận, giúp các con em chúng ta phát triển một cách tự nhiên. Hãy mang tới cho các con môn Toán, Văn, Sử, Địa, Lý, Hóa, Tin học, Thể dục, Âm nhạc,… nhưng hãy để các con tự lựa chọn và không có xếp hạng hay trách phạt các con. Hệ thống giáo dục của chúng ta có thể làm được như vậy không? Xin thưa rằng rất khó vì dù Nhà nước mong muốn như vậy nhưng ai có đủ năng lực để đào tạo ra đủ số lượng giáo viên biết xử lý các vấn đề tâm lý của trẻ em đang gặp phải. Chúng ta đã tranh luận vấn đề này suốt 10-20 năm nay nhưng chẳng thể đi đến phương án hợp lý dù ai cũng muốn điều tốt đẹp nhất cho con em mình. Đâu có có phương án này, phương án kia nhưng đều đi tới thế hơn thua, vì ngay chính các bậc làm giáo dục cũng sân si thì làm sao có thể dạy các bạn nhỏ được.

TÁI ĐỊNH VỊ BẢN THÂN TRONG BÌNH THƯỜNG MỚI

Cuối cùng, giữa mớ hỗn loạn này chúng ta nên làm gì? Dù phương án thực ra rất dễ nhưng đòi hỏi chúng ta phải có cam kết mới thực hiện được.

Chúng ta không thể đổ lỗi cho cá nhân hay tổ chức nào cho việc học hành của trẻ nhỏ. Hãy cùng đồng hành với con ở trường và cho con cùng đồng hành với bạn ở nơi làm việc. Mỗi người trong chúng ta đều có trách nhiệm và cần nỗ lực để cải thiện xã hội chung của chúng ta.

Nếu bạn là bố, là mẹ thì hãy làm người bố, người mẹ thực sự. Hãy lắng nghe nhu cầu của con mình, hãy hỏi han xem con em mình tới trường gặp phải những vấn đề gì chứ đừng chỉ đặt kỳ vọng vào các con. Nếu con không thể theo học ở trường, hãy để con ở nhà. Nếu không thể làm việc vì con làm phiền, hãy thỏa thuận về thời gian dành cho con, dành cho công việc. Nếu công việc chiếm quá nhiều thời gian của bạn, hãy bỏ việc hoặc xin giảm khối lượng công việc. Nếu con chiếm quá nhiều sức lực của bạn, hãy gửi con cho người khác nuôi. Tất cả những sự chịu đựng, ức chế lẫn nhau chỉ đưa chúng ta tới sân si, oán hận.

Nếu bạn là sếp, hãy quan tâm tới nhân viên của bạn. Những công việc có thể thay thế bằng máy, có chăng nên để máy làm không? Thời gian làm việc quá nhiều, có nên cho nhân viên nghỉ thêm ngày? Phụ nữ vào những ngày hành kinh rất mệt mỏi, có nên cho họ làm việc ở nhà và khối lượng công việc ít hơn? Mới đây Nhà nước đã có chính sách cho nhân viên nữ nghỉ làm ngày hành kinh và điều tương tự có nên áp dụng với các học sinh, sinh viên nữ… bao nhiêu công ty, bao nhiêu tổ chức sẽ thực hiện chính sách ấy?

Nếu bạn là nhân viên, hãy đồng hành cùng sếp trong những giai đoạn khó khăn này. Nếu sếp và bạn không chung chí hướng, hãy tìm việc chỗ khác. Chắc chắn ở đâu đó có công việc phù hợp hơn cho bạn. Hãy thẳng thắn với nhau. Thẳng thắn là bước đầu để giúp cuộc sống của chúng ta dễ chịu hơn.

Nếu bạn đang cảm thấy cần thời gian riêng cho bản thân, hãy nghỉ ngơi. Hãy tìm nơi vắng vẻ, suy nghĩ xem thực mình bản thân muốn gì. Nếu cái ô tô, cái nhà đang khiến bạn tốn quá nhiều tiền, thời gian và công sức, hãy bán nó đi, hoặc cho thuê. Hãy dành nhiều thời gian và công sức cho tinh thần của bạn chứ không phải những vật dụng bên ngoài. 

Hãy cho mình khoảng không và thời gian để nhân phẩm cá nhân được hình thành. Trong bình thường mới, ta hãy là một người dung dị, bình thường, đúng nghĩa con người nhưng đừng là những con người theo nghĩa bị đồng hóa và suy đồi.

Lê Duy Nam

LUÂN LÝ HỌC – CUỐN SÁCH RUNG CHUYỂN THẾ GIỚI CỦA TÔI

Lưu ý: Các khái niệm then chốt được nhắc tới trong bài như Phẩm hạnh, Tương giao, Tiết chế,… sẽ được làm rõ hơn trong cuốn sách Luân lý học. Thế giới của những cuốn sách thật là sâu sắc và kì diệu. Thật tuyệt khi những cuốn sách được viết từ nhiều thế kỷ trước vẫn có thể rọi lên một tia sáng trong tâm trí hiện đại của chúng ta. C.S. Lewis đã từng nói, "Một quy tắc tốt sau khi đọc một cuốn

Tổng thống đã có thể nhìn thấy được điều gì đang tới: Đằng sau sự thất bại của Trump trước COVID-19 – Phần 1

Một cuộc khảo sát cho thấy tổng thống đã được cảnh báo về khả năng xảy ra đại dịch nhưng sự chia rẽ nội bộ, thiếu kế hoạch và tự tin vào bản năng của chính mình đã dẫn đến tình trạng phản ứng chậm trễ. Từ WASHINGTON: “Dù nghĩ theo cách nào thì chuyện này sẽ vẫn tồi tệ”, Tiến sĩ Carter Mecher-  một cố vấn y tế cao cấp của Bộ Cựu Chiến binh Hoa Kỳ đã viết vào đêm 28 tháng 1
le-nam

Lê Nam

17/04/2020

Chuyển đổi hay Khải huyền (tản mạn trong những ngày dịch bệnh COVID-19)

Khải huyền không phải một sự chấm dứt. Khải huyền không phải sự bắt đầu. Đó là cuộc tấn công mang tính cưỡng chế của tự nhiên (hoặc các vị thần, hoặc Thiên Chúa, hoặc bạn thích gọi là cái gì thì nó là cái ấy) với mục đích rõ rệt: Có chuyển đổi đang diễn ra đồng bộ từ tinh thần đến vật chất, và nếu chúng ta cố níu kéo đời sống cũ kỹ đã được mặc định thành truyền thống, thành trật

Làm thế nào để hạnh phúc: 11 chỉ dẫn để có một cuộc sống tốt đẹp của Aristotle

Mọi người thường hòi "Tôi nên làm gì?" khi đối mặt với một vấn đề luân lý. Aristotle thúc giục chúng ta hỏi "Tôi nên trở thành loại người như thế nào?" Các ý quan trọng trong bài: Trong tác phẩm Luân lý học của mình, Aristotle đề xuất rằng con người là động vật lý trí, có tính xã hội luôn tìm cách “sống tốt”. Ông đề xuất một hệ thống luân lý được thiết kế để giúp chúng ta đạt được hạnh phúc

Book Hunter

21/12/2022

Bối cảnh lịch sử của Luân Lý Học – Aristotle

Là một trong những tác phẩm quan trọng của triết học đạo đức trong truyền thống phương Tây, Luân lý học giới thiệu thuật ngữ và các phương pháp để giải quyết một trong những nan đề triết học cơ bản nhất: thế nào là sống một cuộc sống tốt? Hay dùng thuật ngữ của Aristotle, làm thế nào người ta có thể đạt được eudaimonia, một thuật ngữ được hiểu là sự kết hợp của "hạnh phúc", "phúc lành" và chỉ đơn giản là