Home Đọc TÁC GIẢ “HOÀNG TỬ BÉ” ANTOINE DE SAINT-EXUPÉRY NÓI VỀ VIỆC MẤT MỘT NGƯỜI BẠN

TÁC GIẢ “HOÀNG TỬ BÉ” ANTOINE DE SAINT-EXUPÉRY NÓI VỀ VIỆC MẤT MỘT NGƯỜI BẠN

Không thể nào tạo ra những người bạn cũ ngay tức thì. Không gì có thể sánh được với kho báu của những ký ức chung, những thử thách đã cùng nhau chịu đựng, những cuộc cãi vã và làm lành và những cảm xúc khoáng đạt.

“Hãy suy nghĩ kĩ về việc bạn có nên kết bạn với một người hay không,”
Seneca khuyên chúng ta xem xét tình bạn thật và giả, “nhưng khi bạn đã quyết định coi anh ta là bạn, hãy chào đón anh ta bằng cả trái tim và tâm hồn. Mất đi một người bạn đã được tâm hồn bạn chấp nhận một cách hết lòng là một trong những nỗi buồn thảm khốc nhất trong cuộc đời. Dù sự mất mát mang hình thức nào – cái chết, khoảng cách địa lý hay những sự ruồng rẫy lòng trung thành và tình yêu làm rỗng trái tim. Đó cũng là một trong những điều không thể tránh khỏi trong cuộc sống, tất cả chúng ta sẽ mất một người bạn yêu quý lúc này hay lúc khác, vì lý do này hay lý do khác.

Không ai mô tả rõ ràng sự mất phương hướng của điều không thể tránh khỏi đó đẹp hơn tác giả Hoàng tử bé Antoine de Saint-Exupéry (sinh ngày 29 tháng 6 năm 1900, mất ngày 31 tháng 7 năm 1944) trong Wind, Sand and Stars (nguyên tác tiếng Pháp là Terre des Hommes, được dịch ra tiếng Việt là Xứ con người – ND), bộ sưu tập muôn thuở vẫn còn đáng đọc với các bài đoản văn về cuộc đời, các nan đề triết học và suy tư thơ ca về bản chất của sự tồn tại, được xuất bản ngay khi Thế chiến II nổ ra và bốn năm trước khi cuốn sách Hoàng tử bé ra đời, mà Saint-Exupéry sẽ dành tặng cho người bạn thân nhất của mình trong những gì có thể là cuốn sách tặng đẹp nhất từng được viết nên.

Với con mắt nhìn cuộc đời của một người phi công, với một sự ngọt ngào không ủy mị, Saint-Exupéry nghĩ về trải nghiệm mất đi những đồng đội phi công do tai nạn hoặc chiến tranh. Trong một đoạn văn tỏa ra sự sáng suốt bao trùm tác phẩm về sự mất mát của một người bạn dù ở bất cứ hoàn cảnh nào, ông viết:

“Từng chút một, sự thật ấy ngày một rõ rằng chúng ta sẽ không bao giờ nghe thấy tiếng cười của bạn mình nữa, rằng khu vườn tình bạn này mãi mãi sẽ bị khóa. Và tại thời điểm đó sự thương tiếc thực sự của chúng ta bắt đầu, mặc dù nó có thể không phải là đau xé ruột, nhưng lại có phần cay đắng hơn. Bởi chẳng có gì, trong thực tế, có thể thay thế người bạn đồng hành đó. Không thể nào tạo ra những người bạn cũ ngay tức thì. Không gì có thể sánh được với kho báu của những ký ức chung, những thử thách đã cùng nhau chịu đựng, những cuộc cãi vã và làm lành và những cảm xúc khoáng đạt. Thật là lười nhác, khi mới chỉ gieo được một hạt sồi vào buổi sáng, lại mong chờ được ngồi dưới bóng râm của cây sồi vào buổi chiều cùng ngày.

Cuộc sống cứ thế trôi đi. Trong nhiều năm chúng ta gieo hạt giống, chúng ta cảm thấy mình giàu có; và sau đó là những tháng năm khác khi thời gian làm công việc của nó và vườn ươm của chúng ta thưa thớt và mỏng dần. Từng người một, các đồng đội ra đi, bóng mát của chúng ta cũng theo đó mà mất dần. 

Một trong những bức vẽ gốc bằng màu nước của Antoine de Saint-Exupéry cho cuốn sách “Hoàng tử bé”.

Ba năm sau, Saint-Exupéry đã mang đến niềm an ủi thi vị nhất, sự an ủi duy nhất có thể có cho nỗi buồn mang tính hiện sinh này, trong những trang cuối của cuốn Hoàng tử bé – một cuốn sách nói khá nhiều về việc hòa giải giữa món quà tự nguyện tuyệt vời của việc yêu thương một người bạn với sự không thể tránh khỏi của việc mất người bạn đó. Trong cảnh kết thúc, hoàng tử bé, chuẩn bị khởi hành về hành tinh quê nhà, nói với người phi công đau khổ vì không muốn mất cậu và tiếng cười vàng của cậu:

Ai cũng có những ngôi sao… nhưng chúng khác nhau tùy theo từng người. Đối với du khách, các ngôi sao chỉ đường cho họ. Với những người khác, chúng chẳng có gì hơn những ngọn đèn nhỏ trên bầu trời. Với học giả, chúng là vấn đề cần tìm hiểu. Với ông doanh nhân của tôi, chúng là của cải. Nhưng tất cả những ngôi sao này đều im lặng. Ông – chính ông – sẽ có những ngôi sao mà không ai khác có chúng. Tôi sẽ sống trên một trong những ngôi sao đó. Tôi sẽ mỉm cười ở đâu đó trong số chúng. Và khi ấy như thể tất cả các ngôi sao đều đang cười, khi ông nhìn lên bầu trời vào ban đêm… Và khi nỗi buồn của ông dịu đi (thời gian xoa dịu mọi nỗi buồn) ông sẽ vui mừng vì đã từng quen biết tôi. Ông sẽ luôn luôn là bạn của tôi. Ông sẽ muốn cùng cười với tôi. Và đôi khi ông sẽ mở cửa sổ của mình nữa, vì niềm vui đó… Và bạn bè của ông hẳn sẽ rất ngạc nhiên khi thấy ông cười trong lúc nhìn lên bầu trời!

Và nhiều tháng sau, trong nỗi buồn thương của những người bạn của ông và hàng triệu con người xa lạ yêu mến ông qua những cuốn sách ông viết, chính Saint-Exupéry đã trở thành một trong những phi công mất tích, biến mất trên biển Địa Trung Hải trong một nhiệm vụ trinh sát, vậy là những bụi sao của ông đã lặng lẽ trở về những ngôi sao tạo ra ông.

Nguồn: Brainpickings  

Lược dịch bởi El Niño

THIÊN ĐỊA PHONG TRẦN – MỘT “KHÚC CUNG OÁN” GIỮA THỜI LOẠN LẠC

Hồi còn đi học, tôi thường đọc đi đọc lại "Chinh phụ ngâm khúc" của Đặng Trần Côn. Những câu ngâm: “Thiên địa phong trần/ Hồng nhan đa truân/...” đã theo tôi suốt một thời cắp sách đến trường. Hồi đó, tôi chỉ lờ mờ biết được “thuở trời đất nổi cơn gió bụi” là một thời loạn lạc, phân tranh. Lớn hơn một chút, tôi đọc thêm "Cung oán ngâm khúc" của Nguyễn Gia Thiều. Tôi của lúc đó cũng đặt câu hỏi, tại

Thư Sinh

11/09/2019

MUÔN NẺO CÁI HỌC NGOÀI CHÍNH THỐNG

Do những thiếu sót của hệ thống giáo dục chính thống, từ những học sinh – sinh viên cho đến các bậc phụ huynh đều hoang mang tìm đủ các phương pháp học, các trung tâm, các sách hướng dẫn kỹ năng… những mong xây dựng cho mình một tay nghề để có thể vững bước vào đời. Tuy nhiên, khi bước chân ra khỏi hệ thống giáo dục chính thống, một người muốn tìm cho mình một hướng học tập đúng đắn cũng không
le-nam

Lê Nam

13/09/2017

Phỏng vấn John Holt về homeschooling: Ngôi nhà là cơ sở thích hợp cho việc khám phá thế giới mà chúng ta gọi là học tập hoặc giáo dục

Người phỏng vấn: Marlene Bumgarner Năm 1980, Marlene Bumgarner, một phụ huynh đang cho con homeschooling, đã mời John Holt tới nhà của cô khi ông đang ở California để tham gia một tour diễn thuyết. Trong khi ông chơi trong vườn với hai đứa con của cô, John và Dona Ana, cô đã phỏng vấn ông cho tạp chí Mothering ra hai tháng một lần. Hỏi: Triết lý học tập của ông là gì? John Holt: Về cơ bản, con người là một động

Book Hunter

28/05/2023

Mặt trăng – Thợ săn – Những ký ức trong rừng thẳm

“Ta từng buổi bơ vơ tìm bộ lạc” (“Người gái thiên nhiên” – Đinh Hùng) 1. Sâu hun hút giữa đêm trăng, cái mênh mông của ký ức hoang dã trỗi dậy, như một kẻ tâm thần muốn ăn thịt cả nhân loại, nhưng vì không thể, nên chỉ có thể ăn thịt chính mình. Mọi thành phố đều chật hẹp, mọi thành phố đều được cấu trúc bởi những bức tường và những cái lỗ con con chúng ta vẫn gọi là cửa sổ.

Khám phá hệ nội tiết (1) – Tổng quan Hệ nội tiết

Nếu bạn quan tâm đến sức khỏe của mình và muốn thực sự hiểu cơ thể mình, bạn có thể đọc chùm bài KHÁM PHÁ HỆ NỘI TIẾT tại đây: Khám phá hệ nội tiết Archives - Book Hunter Tóm tắt Rất nhiều hormone điều chỉnh nhiều chức năng của cơ thể, bao gồm tăng trưởng và phát triển, chuyển hóa, cân bằng điện giải và sinh sản. Hormone được sản xuất bởi nhiều tuyến trên khắp cơ thể. Vùng dưới đồi sản xuất một