Home Đọc SÁCH TIẾNG TRUNG HAY THÁNG 1 NĂM 2022: BẢY BÀI LUẬN VỀ NHÂN GIAN TỪ THOẠI, CỔ CHUYÊN HOA CUNG: LỤC DU VÀ HỌC – NGHỆ THUẬT CỦA THẾ KỶ 19, BỤI BẶM LẮNG XUỐNG…

SÁCH TIẾNG TRUNG HAY THÁNG 1 NĂM 2022: BẢY BÀI LUẬN VỀ NHÂN GIAN TỪ THOẠI, CỔ CHUYÊN HOA CUNG: LỤC DU VÀ HỌC – NGHỆ THUẬT CỦA THẾ KỶ 19, BỤI BẶM LẮNG XUỐNG…

Mở đầu năm 2022, số điểm sách tiếng Trung tháng 1 sẽ cùng bạn khám phá thế giới muôn hình muôn vẻ, tìm hiểu về
sach-tieng-trung-thang-1-2022

Mở đầu năm 2022, số điểm sách tiếng Trung tháng 1 sẽ cùng bạn khám phá thế giới muôn hình muôn vẻ, tìm hiểu về một giai đoạn lịch sử rối ren của người Tạng với “Bụi bặm lắng xuống”, về văn học và nghệ thuật Trung Quốc trong những năm cuối thời Thanh với “Bảy bài luận về Nhân gian từ thoại” và “Cung hoa gạch cổ”, theo dõi những cuộc sống bên lề của những người dân Tân Cương xa xôi trong “Phương xa có mảnh đất hướng dương” hay những cuộc “thế sự biến ảo”, “tình người nóng lạnh” trong thế giới tí hon của “Bên côn trùng”.

1. Bụi bặm lắng xuống (尘埃落定) – A Lai (阿来)

“Bụi bặm lắng xuống” là cuốn trường thiên tiểu thuyết của nhà văn người Tạng A Lai, xuất bản lần đầu năm 1998. Câu chuyện kể về thổ ti của gia tộc Khang Ba hiển hách đất Tạng, sau một bận say rượu đã sinh với người vợ Hán một đứa con trai bị thiểu năng. Cậu bé ai nấy đều nhận định là kẻ ngu ngốc này hoàn toàn không ăn nhập với cuộc sống hiện thực, nhưng chính cậu ta lại có những hành động và dự cảm vượt thời đại, trở thành nhân chứng cho quá trình hưng suy của chế độ thổ ti. Tiểu thuyết ngoạn mục động lòng người, phô bày phong tình dân tộc nồng nàn và chế độ thổ ti lãng mạn thần bí qua ngòi bút đầy cảm xúc và cái nhìn thấu đáo mà bàng quan.

2. Bảy bài luận về Nhân gian từ thoại (人间词话七讲) – Diệp Gia Oánh (叶嘉莹)

“Nhân gian từ thoại” là tác phẩm phê bình văn học của bậc thầy quốc học trứ danh Vương Quốc Duy, đồng thời là một trong những cuốn sách có ảnh hưởng nhất kể từ cuối thời Thanh đến nay. Cuốn sách hành văn tuyệt đẹp, song chẳng dễ đọc hiểu bởi giảng giải theo lối phê bình gợi hình cảm ngộ truyền thống của Trung Quốc. Ở quyển sách này, Diệp Gia Oánh  đã dùng lời văn tao nhã tế nhị, súc tích dễ hiểu để đưa người đọc vào thế giới mỹ cảm tinh hoa trong “Nhân gian từ thoại” của Vương Quốc Duy.

3. Cổ chuyên hoa cung: Lục Du và học – nghệ thuật của thế kỉ 19 (古砖花供: 六舟与19世纪的学术和艺术) – Vương Ngật Phong (王屹峰)

Lục Du là một vị hòa thượng tài hoa trác tuyệt và vô cùng thú vị thời Thanh, có những thành tựu không tầm thường ở các lĩnh vực thư họa, khắc triện, chế tạo nghiên mực, khắc trúc… hơn nữa còn là nhân vật có tính khai sáng với các loại hình nghệ thuật mới như bát phá, toàn hình tháp và cổ chuyên hoa cung (có thể hiểu đây là những kĩ thuật tái dựng văn vật cổ, sao chép chân thực hoa văn, chữ nghĩa khắc trên văn vật ra giấy).

Đây là cuốn sách giới thiệu về cuộc đời và thành tựu học thuật của “Cửu Năng Nho Tăng” Lục Du. Bằng việc dõi theo hành trình của Lục Du, tác giả đã kể lại một cách tỉ mỉ và sinh động các giai đoạn cuộc đời của vị hòa thượng và mối quan hệ giữa ông và các danh nhân văn hóa cùng thời, từ đó chạm đến những trải nghiệm trong tâm thức của Lục Du, tái dựng sự tác động của ông tới sự phát triển của nghệ thuật và học thuật vào cuối triều Thanh. Không chỉ là cuốn tiểu sử về Lục Du, cuốn sách còn cung cấp cho chúng ta rất nhiều sử liệu về quan hệ giao du của giới nghệ thuật Trung Quốc vào thế kỉ 19, cùng ba trăm bức tranh minh họa đặc sắc.

4. Phương xa có mảnh đất hướng dương (遥远的向日葵地) – Lý Quyên (李娟)

“Mảnh đất hướng dương” ở bờ nam sông Ulungur trên thảo nguyên Altay Gobi là một mảnh đất cằn cỗi mà mẹ Lý Quyên nhận khoán trồng trọt nhiều năm trước. Vẫn với bút pháp tinh tế, sáng sủa, Lý Quyên đã ghi lại cuộc sống khác biệt giản dị của những người lao động ở đây: người mẹ cần cù lạc quan của cô, bà ngoại cao tuổi nhiều bệnh, chú chó lớn Sửu Sửu và bé chó nhỏ Trại Hổ, gà vịt ngan ngỗng, cùng chín mươi mẫu đất trồng hoa hướng dương ngày một rực rỡ, bị ngỗng và linh dương phá rồi trồng lại, trồng rồi lại bị phá… Không chỉ khắc họa sự bền bỉ cực nhỏ của mẹ và người dân vùng biên cương mà còn thể hiện sự cố chấp và kì vọng của họ, đồng thời còn là sự lo âu về hoàn cảnh và mối nghi ngại với sinh tồn, phơi bày một thể nghiệm sinh tồn nhỏ bé yếu đuối trong tự nhiên vĩ đại, song cũng ngập tràn vui thú và uy nghiêm.

5. Bên côn trùng (虫子旁) – Chu Thắng Xuân (朱赢椿)

Qua quá trình quan sát lâu dài về các loài côn trùng, tác giả Chu Thắng Xuân đã tái hiện câu chuyện truyền kì về thế giới tí hon qua hình thức một tác phẩm tranh ảnh và thuyết minh.

Thế giới này rất nhỏ, nhỏ đến mức bị chúng ta coi thường, quên lãng, nhưng giống như chúng ta, côn trùng cũng có cuộc sống kinh tâm động phách của chúng. Con kiến bị một cành khô rơi xuống nện gãy eo; mỗi buổi chiều hè, ốc sên đều phải ngủ một giấc thật ngon, nhưng chẳng thể được như mong muốn; cuốn chiếu ngàn chân bị kẹt trong kẽ hở trên đường, dẫu có ngàn cái chân cũng chẳng được tích sự gì…

Trong thế giới côn trùng, một vũng nước cũng là cả đại dương, một chiếc lá là cái ô che đầu, một đóa hoa là một hòn đảo, một hạt gạo cũng đáng để chúng tàn sát lẫn nhau, ai nấy đều ngụy trang, một hòn đá ven đường cũng có thể trở thành chiến trường thây phơi la liệt… Chúng ung dung chăm chỉ, chúng sinh sôi không ngừng.

Cảm ơn các bạn đã theo dõi!

Điểm tin: Mai Hương, Cụt Đuôi

Hẹn gặp lại các bạn vào bài điểm sách tiếng Trung tháng 2 năm 2022. Book Hunter rất mong nhận được ý kiến đóng góp của độc giả về bài viết cũng như rất hoan nghênh các bạn gia nhập nhóm điểm sách tiếng Trung của chúng tôi.

Đọc thêm bản tin sách tiếng Trung tháng trước:

SÁCH TIẾNG TRUNG HAY THÁNG 12 NĂM 2021: HÀNH TRÌNH CỦA VÔ TRI, VIẾT TỐT NĂM TRANG ĐẦU, PHONG CẢNH NƠI ĐÂY, ÔM CHẶT…

Đọc thêm bản tin sách học thuật thế giới tháng này:

SÁCH TIẾNG ANH HỌC THUẬT THÁNG 1 NĂM 2022: NGHIÊN CỨU VỀ LUÂN LÝ HỌC & NHÂN LOẠI, GIẢI PHẪU HỌC CƠN ĐAU, LỊCH SỬ TÌNH DỤC (TẬP 4), NGẪM VỀ LÃNH ĐẠO TRONG GIÁO DỤC NGÔN NGỮ…

Đọc thêm bản tin sách tiếng Hàn tháng này:

SÁCH TIẾNG HÀN HAY THÁNG 1 NĂM 2022: ÁNH MẶT TRỜI ĐEN, NHỮNG VẾT ĐỐM THÂN THƯƠNG, CÁ SẤU THÀNH PHỐ & YEON YI VÀ CÔNG TỬ BEO DUL

Edward Glaeser: Đô thị hay Phát minh vĩ đại nhất của loài người?

Phát minh vĩ đại nhất của loài người? Cuộc trò chuyện trực tiếp với Edward Glaeser, tác giả của cuốn Chiến thắng của đô thị. Không chỉ là một trong những nhà kinh tế đô thị có ảnh hưởng nhất hiện nay, giáo sư Edward Glaeser của Đại học Havard là một nhà quy hoạch đô thị luôn được chào đón, một nhà tư tưởng đầy thách thức có thể khiến bạn phải hoài nghi chính những gì bạn biết về các đô thị. Tại

Ngọc Minh

09/03/2019

Mượn tiểu thuyết “Hồ Quý Ly” của Nguyễn Xuân Khánh để lạm bàn về thất bại mang tính hệ thống

Giới thiệu về tiểu thuyết “Hồ Quý Ly” Tiểu thuyết lịch sử “Hồ Quý Ly” của nhà văn Nguyễn Xuân Khánh làm sống lại thời kì nhà Trần suy tàn – một thời kì sóng gió, đầy bi thương của dân tộc Việt Nam. Cuốn sách có nhiều điểm đặc sắc như hình ảnh danh lam thắng cảnh Đại Việt, chân dung trai tài gái sắc của đất nước, chất thơ trong ngôn từ…. Trong những điểm trên, một điểm đã đưa tiểu thuyết “Hồ

SÁCH TIẾNG ANH HỌC THUẬT THÁNG 2 NĂM 2022: CHỮA LÀNH VỚI ĐẤT SÉT, CÁC NGUYÊN MẪU TRONG TÔN GIÁO VÀ HƠN NỮA, BẢO TỔN DI SẢN LỊCH SỬ VĂN HÓA TRONG KỶ NGUYÊN SỐ…

Một đầu sách mới lạ xuất hiện trong chủ đề Học Thuật tháng này - Đất Sét. Tài nguyên thiên nhiên là chủ đề không mấy xa lạ trong các cuộc nghiên cứu, thế nhưng Đất Sét - đặc biệt là việc ăn Đất Sét - chắc chắn là chủ đề hiếm hoi trong thế giới sách Học Thuật nói riêng, cũng như trong các cuộc bàn luận, nghiên cứu nói chung. Rộng hơn, đây là câu chuyện về sức khỏe bên trong, sức khỏe

Thơ Nguyễn Bính – Say đắm trong ảo mộng

Cái sự thất tình của Nguyễn Bính đẹp man mác như cánh đồng lúc hoàng hôn. Nó không dằn vặt, quằn quại mà khiến người đọc cảm giác như ông đang hưởng thụ sự đơn độc, sự bỏ rơi, sự xa cách. “Hồn anh như hoa cỏ may Một chiều cả gió bám đầy áo em” Đã mang trong mình một tâm hồn Việt, ai chẳng lưu giữ đôi ba câu thơ Nguyễn Bính trong ký ức, nhiều khi chúng ta còn không biết chúng

Vì sao không nên trao giải Nobel Văn chương cho Bob Dylan

Bob Dylan không xứng đáng nhận giải Nobel Văn chương. Ông hoàn toàn xứng đáng nhận các giải Grammy mà ông được trao, bao gồm cả giải thành tựu trọn đời vào năm 1991. Và nghiễm nhiên ông thuộc về Đại sảnh Danh vọng của dòng nhạc Rock & Roll, bên các tên tuổi như The Beatles và Beach Boys. Ông là một nhạc sỹ phi thường, một người viết nhạc đẳng cấp thế giới, và là một gương mặt ảnh hưởng to lớn trong

Lê Thu

14/10/2016