Home Đọc SÁCH HỌC THUẬT TRONG NƯỚC THÁNG 5 NĂM 2022: CUỘC SỐNG VÀ GIÁO DỤC, GIÁM SÁT VÀ TRỪNG PHẠT: NGUỒN GỐC NHÀ TÙ, CÁC LÍ THUYẾT VỀ HỌC TẬP CHO TUỔI THƠ…

SÁCH HỌC THUẬT TRONG NƯỚC THÁNG 5 NĂM 2022: CUỘC SỐNG VÀ GIÁO DỤC, GIÁM SÁT VÀ TRỪNG PHẠT: NGUỒN GỐC NHÀ TÙ, CÁC LÍ THUYẾT VỀ HỌC TẬP CHO TUỔI THƠ…

Trần Cúc

03/06/2022
sach-hoc-thuat-trong-nuoc-thang-5-2022

Thị trường sách học thuật của tháng 5 năm 2022 không quá năng động so với sách phổ thông hay văn học, bù lại, đây đều là những cuốn sách tập trung tìm hiểu, phân tích về giáo dục và nguồn gốc của nhà tù đáng để bạn tìm hiểu. Mời các bạn cùng xem:

1. CUỘC SỐNG VÀ GIÁO DỤC – John Dewey

Nguồn: Fanpage Công ty TNHH Sách Thật

Có bao giờ thầy cô bước vào lớp học “của mình” và tự đặt câu hỏi, “mình đang làm việc với ai đây?”.

Nếu thầy cô xem đây là một câu hỏi tầm thường, thầy cô có thể vẫn là người “dạy giỏi” thật đấy, nhưng là dạy giỏi theo một chương trình nào đó áp đặt cho thầy cô mà thôi.

Đã có lúc nào thầy cô dừng lại và ngẫm nghĩ một điều rằng liệu có phải mỗi cá nhân đứa trẻ nó tư duy, nó có cảm xúc (hoặc tình cảm), nó mơ ước không khác chi với tổ tiên của con người tự ngàn xưa xét như một loài.

Mỗi em bé sinh ra đã mang cả một truyền thống quá khứ, truyền thống của nhân loại xét như một loài và truyền thống của một dân tộc xét như một “cá thể”. Đây thực sự là một gánh nặng!

Nhưng mỗi cá nhân lại sống ở trong hiện tại. Sự sống hiện thực này bị căng kéo giữa truyền thống và tương lai, nó bị kéo lại bởi quá khứ đồng thời bị hút thậm chí bị thúc đẩy do lực của tương lai. Đây cũng thực sự là một gánh nặng!

Việc ta nhìn sự phát triển của khoa học, sự phát triển của kinh tế bằng con mắt “tiến hóa luận” (evolutionist) hay “tiến bộ” (progress) và nhìn bằng con mắt hướng tới sự tiến hóa theo nghĩa “biến hóa” hay “biến đổi” là khác nhau. Cái sau có ích hơn cho công việc dạy học thực tế của các thầy cô.

Rút cục, bộ não có tiến hóa hay không? Đây thực sự là một câu hỏi triết học.

“Người khác với các loài vật bậc thấp bởi vì nó bảo tồn những kinh nghiệm quá khứ. Những gì đã xảy ra trong quá khứ thì được sống trải lại một lần nữa ở trong ký ức. Cả một “đám mây” những tư tưởng đang bay lơ lửng ngày hôm nay về cái ký ức ấy, khi liên quan đến những điều tương tự đã từng xảy ra ở những ngày đã qua không bao giờ trở lại” (John Dewey, Reconstruction in Philosophy).

“Ký ức” theo cách hiểu ở trên chính là sự “di truyền văn hóa” (cultural heredity) theo quan niệm của John Dewey.

Chúng ta đang làm việc với Trẻ em của chúng ta, của Nước-Mình, có phải vậy không các thầy cô?

Dù ai nói ngả nói nghiêng, lòng ta vẫn vững như kiềng ba chân.

Trẻ em nước mình là một cái chân kiềng, Thầy cô là một cái chân kiềng, cái chân kiềng còn lại thì do Thầy cô quyết định lựa chọn bằng một thái độ của sự phản tư hay có phê phán

2. GIÁM SÁT VÀ TRỪNG PHẠT: NGUỒN GỐC NHÀ TÙ – Michel Foucault

Nguồn: NXB Tri thức

Có lẽ ngày nay chúng ta xấu hổ về những nhà tù của mình. Nhưng thế kỉ XIX lại tự hào về những pháo đài được xây dựng ở ngoại ô và đôi khi ở trung tâm các thành phố. Nó đại diện cho cả một công trình chỉnh hình xã hội.

Kẻ trộm, bị bỏ tù; kẻ hiếp dâm, bị bỏ tù; kẻ giết người, cũng thế. Vậy thì thực hành lạ lùng này và dự án kì dị cầm tù để uốn nắn xuất phát từ đâu? Một di sản cũ của các ngục tối thời Trung Đại?  Đúng hơn, là một công nghệ mới: sự điều chỉnh, từ thế kỉ XVI đến thế kỉ XIX, của toàn bộ một tập hợp các quy trình để xác định, kiểm soát, cân nhắc, rèn luyện các cá nhân, khiến họ cùng lúc “dễ bảo và hữu ích”. Giám sát, luyện tập, diễn tập, đánh giá, cấp bậc và chức vụ, phân loại, kiểm tra, đăng kí, toàn bộ cách thức để khuất phục cơ thể, chế ngự các đám đông và thao túng sức lực của họ đã được phát triển dọc theo các thế kỉ cổ điển, trong bệnh viện, trong quân đội, trong các trường tiểu học, trung học hoặc cơ xưởng: đó là kỉ luật.

Suy nghĩ về các mối quan hệ quyền lực ngày nay không thể không tính đến cuốn sách này của Michel Foucault. Nó đã trở nên không thể thiếu trong thời đại chúng ta như Léviathan của Hobbes ở thời sơ kì hiện đại.

Michel Foucault (1926-1984), triết gia Pháp, được bổ nhiệm Giáo sư tại trường Collège de France (Paris) năm 1970.

Khi Giám sát và Trừng phạt – Nguồn gốc nhà tù xuất bản năm 1975, Michel Foucault đã là một trí thức được công nhận, có vị trí nổi tiếng trong giới học thuật cũng như trên các phương tiện truyền thông đại chúng, nơi ý kiến ​​của ông thường xuyên được tìm kiếm và gây tranh cãi.

Kể từ đầu những năm 1970, sự dấn thân chính trị của ông càng rõ nét và ngay từ năm 1972, ông bắt đầu công trình lý thuyết hóa lập trường mà ông dự định chấp nhận ở giao điểm của thế giới đấu tranh, lĩnh vực học thuật và phạm vi công cộng. Năm 1976, công trình này đã dẫn đến việc hình thức hóa ý niệm “trí thức đặc thù”.

Nhà tù là lĩnh vực can thiệp công cộng chủ yếu của ông. Sau những cuộc tuyệt thực của các nhà đấu tranh cánh tả để có được quy chế tù nhân chính trị, năm 1971 ông thành lập “Nhóm Thông tin về Nhà tù”. Hiệp hội này đặt mục tiêu, thông qua việc phát triển một bảng câu hỏi, cho phép tiếng nói của các tù nhân và nhân viên liên quan đến hệ thống nhà tù được tiếp cận với không gian công chúng.

Không phải là một tác phẩm đấu tranh và không hề đề cập trực tiếp đến các vấn đề hiện tại trong các nhà tù của Pháp, Giám sát và Trừng phạt – Nguồn gốc nhà tù đã phù hợp với sự dấn thân của ông ở thời điểm sáng tác. “Những hình phạt nói chung và nhà tù thì bắt nguồn từ một công nghệ chính trị của cơ thể, có lẽ lịch sử đã dạy tôi ít hơn hiện tại”, ông đã có thể khẳng định như vậy trong phần mở đầu.

3. CÁC LÍ THUYẾT VỀ HỌC TẬP CHO TUỔI THƠ – Colette Gray, Sean Macblain

Nguồn: NXB Tri thức

Cuốn sách thực sự cần thiết cho mọi giáo viên, phụ huynh, những người làm công tác giáo dục và cho bất kì ai muốn tìm hiểu con đường học tập của trẻ em, để hiểu trẻ em học tập và suy nghĩ như thế nào.

Cuốn sách cung cấp một cái nhìn tổng thể, toàn diện về việc học của trẻ em thông qua việc giới thiệu triết lí của các triết gia (John Locke, Jean-Jacques Rousseau, John Dewey) và học thuyết của các nhà khoa học như (Pavlov, Watson); các nhà lí thuyết và thực hành giáo dục (Froebel, Maria Montessori, Rudolf Steiner, Rachel và Margaret McMillan, Piaget, Vygotsky, Bandura, Bronfenbrenner, Bruner). 

Các lí thuyết được phân tích, phê phán, so sánh với nhau, vì như lời các tác giả “không có lí thuyết đơn lẻ nào có thể giải thích đầy đủ việc học của trẻ em. Mặt khác, mọi lí thuyết đều có các yếu tố hữu ích và vẫn còn nhiều điều để khám phá”.

Cảm ơn các bạn đã theo dõi bản tin tri thức do nhóm Book Hunter thực hiện.

Điểm tin: Trần Cúc

Do nhân lực có hạn, nên Book Hunter có thể sẽ tổng hợp thiếu sót các tin tức. Chúng tôi rất mong các bạn có thể cùng chia sẻ tin tức về các hoạt động xuất bản, sự kiện học thuật, hoạt động nghiên cứu… trong và ngoài nước, để Bản tin tri thức đa chiều hơn và đầy đủ hơn.

Đọc thêm bản tin sách học thuật trong nước tháng trước:

https://bookhunter.vn/sach-hoc-thuat-trong-nuoc-thang-4-nam-2022-sinh-ton-cua-do-thi-truong-phap-tai-viet-nam-1945-1975-tu-su-mang-khai-hoa-den-ngoai-giao-van-hoa/

Đọc thêm bản tin sách tiếng Anh học thuật tháng trước:

https://bookhunter.vn/sach-tieng-anh-hoc-thuat-thang-4-nam-2022-nhung-hanh-trinh-huong-den-binh-dang-gioi-trong-dao-hoi-khoa-hoc-nang-luong-vi-te-suc-manh-chua-lanh-cua-vat-chat-toi-anh-huong-nguy-hiem-cua-vu-khi-da/

SÁCH HỌC THUẬT TRONG NƯỚC THÁNG 6 NĂM 2022: AN TĨNH XƯA, TÍN NGƯỠNG THÀNH HOÀNG VIỆT NAM, FRIEDRICH NIETZSCHE VÀ NHỮNG SUY NIỆM BÊN KIA THIỆN ÁC…

Sách học thuật tháng 6 năm 2022 đem đến những nghiên cứu về văn học - văn xuôi Bunin, nghiên cứu lịch sử về Nghệ An - Hà Tĩnh xưa, về tĩn ngưỡng thành hoàng và tư tưởng của Nietzsche về thiện - ác. Không có quá nhiều đầu sách được ra mắt trong tháng vừa rồi, tuy nhiên cũng mong đủ để các bạn tham khảo và khai thác được thêm nhiều điều đáng biết. 1. HƠI THỞ NHẸ - Đỗ Thị Hường Nguồn:

Trần Cúc

05/07/2022

SÁCH TIẾNG ANH HỌC THUẬT THÁNG 1 NĂM 2022: NGHIÊN CỨU VỀ LUÂN LÝ HỌC & NHÂN LOẠI, GIẢI PHẪU HỌC CƠN ĐAU, LỊCH SỬ TÌNH DỤC (TẬP 4), NGẪM VỀ LÃNH ĐẠO TRONG GIÁO DỤC NGÔN NGỮ…

“Nếu không có các phát minh ngôn ngữ của họ, Trung Quốc có thể sẽ không bao giờ trở thành một thế lực hùng mạnh như chúng ta biết ngày nay.”   - Kingdom of Characters (Jing Tsu) Còn đối với loài người, nhờ có ngôn ngữ mà chúng ta đã trở thành giống loài thống trị hành tinh này. Khá ngạc nhiên khi một chủ đề thú vị và đáng tìm hiểu như Ngôn Ngữ lại hiếm khi xuất hiện trong các đầu sách văn

SÁCH TIẾNG ANH HAY THÁNG 1 NĂM 2022: NGƯỜI BÁN SÁCH Ở PARIS, VƯƠNG QUỐC NGÔN NGỮ, LỊCH SỬ HY LẠP, CHÚNG TA ĂN NHƯ THẾ NÀO: THẾ GIỚI ĐỒ ĂN THỰC PHẨM MỚI MẺ TÁO BẠO…

Nửa đầu năm 2022, xuất hiện những đầu sách thực sự chất lượng, như báo hiệu một năm mới bình ổn, và đầy đột phá. Lần đầu tiên, một tuyển tập truyện ngắn về đại dịch COVID-19 của các tác giả tên tuổi được ra mắt bạn đọc. Tác giả trẻ Ocean Vương, sau thành công với cuốn tiểu thuyết của mình, tiếp tục ra mắt bạn đọc một tập thơ đầy cảm xúc về tình cảm gia đình. Các cuốn hồi ký kể lại

SÁCH TIẾNG ANH HỌC THUẬT THÁNG 2 NĂM 2022: CHỮA LÀNH VỚI ĐẤT SÉT, CÁC NGUYÊN MẪU TRONG TÔN GIÁO VÀ HƠN NỮA, BẢO TỔN DI SẢN LỊCH SỬ VĂN HÓA TRONG KỶ NGUYÊN SỐ…

Một đầu sách mới lạ xuất hiện trong chủ đề Học Thuật tháng này - Đất Sét. Tài nguyên thiên nhiên là chủ đề không mấy xa lạ trong các cuộc nghiên cứu, thế nhưng Đất Sét - đặc biệt là việc ăn Đất Sét - chắc chắn là chủ đề hiếm hoi trong thế giới sách Học Thuật nói riêng, cũng như trong các cuộc bàn luận, nghiên cứu nói chung. Rộng hơn, đây là câu chuyện về sức khỏe bên trong, sức khỏe

SÁCH TIẾNG ANH HỌC THUẬT THÁNG 6 NĂM 2022: LUẬT PHÁP – PLATO, TÁC PHẨM KINH ĐIỂN TRONG TRIẾT HỌC NGHỆ THUẬT PHƯƠNG TÂY, NHỮNG SỬ GIA HY LẠP LỖI LẠC…

Nghệ thuật đã phát triển như nào từ vị thế gắn liền với xã hội, cho tới vị thế tự trị nghệ thuật vị nghệ thuật của mình? Chúng ta biết những gì về Samurai – những ý tưởng xuất hiện từ thế kỷ thứ 5 cho tới khi bị bãi bỏ vào thế kỷ thứ 19? Một tuyển tập cập nhật về các tác giả lịch sử Hy Lạp cổ đại từ Herodotus đến Plutarch, trải qua hơn 500 năm? Thế giới cổ đại